Chuyên ngành

Những quần đảo thần tiên

download-sach-nhung-quan-dao-than-tien1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NHỮNG QUẦN ĐẢO THẦN TIÊN

Tác giả : Somerset Maugham

Download sách NHỮNG QUẦN ĐẢO THẦN TIÊN full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ đẹp mê hồn của quần đảo Thái Bình Dương, không bóng dáng khoa học văn minh đã thu hút con người. Miền Nam Hải xảy ra biết bao bi kịch, mà nạn nhân là người da trắng. Tác giả Somerset Maugham một nhà văn nổi tiếng, du lịch gần khắp thế giới, sắc bén và thấu đáo tâm lý con người. Dùng ngòi bút nói lên sự thật cuộc đời, châm biếm và diễu cợt.

Theo các nhà phê bình Âu Mĩ, không kể hai chục vở kịch – mà có hồi bốn vở được diễn cùng một lúc ở New York, đượchoan nghênh ngang với những kịch của Shakespeare; không kểmười truyện dài, trong số đó truyện Kiếp người (Of humanbendage) (*) được liệt vào hàng những truyện mẫu mực, bất hủcủa phương Tây, không kể nhiều tập tùy bút và du kí, chỉ kể khoảng một trăm truyện ngắn của Somerset Maugham thôi thì nhà văn này cũng đủ nổi tiếng là tác giả được đọc nhiều nhất trong tiền bán thế kỉ XX. Maugham có tài kể chuyện, nhận xét rất sắc bén, phân tích thấu đáo tâm lí con người, lại chịu bỏ ra mười năm luyện cây bút trong cảnh đói rét; rồi khi đã thành công “tiền bạc chảy vô như suối”, ông đã đi du lịch gần khắp thế giới trong bốn chục

năm để kiếm tài liệu dựng truyện. Ông biết hết châu Âu, ở khá lâu tại Mĩ, tại miền Nam Hải (South Seas), Trung Hoa, Y-Pha- Nho… Nhờ vậy mà đề tài cốt truyện của ông rất phong phú,

nhân vật gồm đủ các hạng người từ giới văn sĩ, đào kép… ởLondres tới các nhà truyền giáo ở Trung Hoa, có thổ dân ở Hawaii, Tahiti…; bối cảnh rất thay đổi, từ những thủ đô tráng lệ ở châu Âu tới những rừng già bí mật ở Bornéo, những đảo san hô rực rỡ màu sắc giữa Thái Bình Dương xanh như phẩm, xanh đến “chói mắt”. Ông bảo nguyên động lực thúc đẩy ông viết không phải chỉ để có tiền, nhưng một khi đã viết thì phải viết sao cho người ta thích đọc. Ông bố cục rất chặt chẽ, văn ông bình dị, giọng ông châm biếm nhẹ nhàng, và cả trong những chuyện bi thảm, thỉnh

thoảng ông cũng xen vô những lời dí dỏm, thông minh, khiến truyện nào của ông cũng hấp dẫn.

Trong số những truyện ngắn của ông, tôi thích nhất tập truyện ông viết về Nam Hải, tức những quần đảo trên Thái Bình Dương ở gần đường xích đạo: Hawaii, Polynésie, Dominique,

Samoa, Malaisie… Theo tôi thấy, trước ông chưa có nhà văn nào chuyên viết truyện về miền ấy – Pierre Loti chỉ có ít thiên du kí – mà sau ông chắc cũng không có ai viết hơn ông được. Vì những quần đảo ấy ngày nay đã bị văn minh xâm nhập, dân tình thay đổi rồi, không còn nhiều màu sắc địa phương đặc biệt như nửa thế kỉ trước nữa. Cảnh đẹp mê hồn: mây sớm, ráng chiều rực rỡ như xa cừ và biến đổi huyền ảo như trong mộng; những đêm tối trên bờ sông gió mát vuốt ve, hương thơm ngào ngạt, đom đóm lập lòe, hoặc những đêm rằm trên mặt biển, ánh trăng vạch một đường

lấp lánh, nhấp nhô, đưa tới một đảo thần tiên nào ở chân trời; những hàng dừa mảnh mai, bóng bảy, lả lơi soi bóng trên mặt nước; những thiếu nữ hồn nhiên, nhí nhảnh, xõa mớ tóc đen nhánh, bơi lội trong một dòng nước trong veo như những thủy thần…

Từ khi bị người da trắng đặt chân lên thì những “phúc đảo” ấy trở thành sân khấu của biết bao bi kịch. Nạn nhân là người bản xứ chất phác, hiếu khách; họ bị cướp đất, bóc lột, ức hiếp tàn nhẫn có khi khôi hài nữa, vì bất kể một tên chủ quận vô học nghiện ngập nào cũng có thể đặt ra “luật pháp” để cai trị theo ý riêng, y như những bạo chúa thời Trung cổ. Nạn nhân còn chính là người da trắng nữa: bọn thuyền trưởng phiêu lưu, vì đời sống quá dễ dãi – gái tơ và rượu mạnh lúc nào cũng sẵn – nên trụy lạc, mất cả nhân phẩm đã đành rồi, ngay bọn trí thức, giáo sĩ, tỉnh trưởng hoặc kĩ sư cũng không chống nổi sự cám dỗ rồi mắc tội lỗi đến nỗi kẻ phải tự tử, kẻ bị vợ giết, kẻ thì chôn cả cuộc đời của mình tại một nhiệm sở hẻo lánh giữa rừng xanh, bên một người vợ bản xứ và một bầy con lai.

Chính S. Maugham đã bảo: “Đây không phải là truyện mà là một công trình nghiên cứu các tác động của khí hậu miền Nam Hải tới người da trắng”. Ông phân tích tâm lí họ thật tỉ mỉ, ghi từng giai đoạn sa đọa của họ, cho ta thấy từ những thanh niên có nghị lực, đôi khi có lí tưởng nữa, lần lần thành những kẻ vô liêm sỉ, ngày cũng như đêm lúc nào cũng kè kè một ve whisky và một ve soda. Ông không phê phán, không thuyết giáo, nhưng ai đọc những truyện của ông rồi cũng tự rút ra được kết luận này: bọn da trắng tự cho là có sứ mạng khai hóa thổ dân các đảo Thái Bình Dương, thực ra đa số chỉ là những “con heo nhơ nhớp”; chính những thổ dân mà họ định

“khai hóa” đó mới văn minh hơn họ. Tôi đã tìm được trên một chục truyện ngắn của S. Maugham viết về miền Nam Hải. Trong tuyển tập Mưa tôi đã dịch hai truyện: Mưa Cái đầm(1); trong tập này tôi giới thiệu với độc giả thêm năm truyện nữa. Về tiểu sử tác giả, xin độc giả coi cuốn Đời nghệ sĩ (NXB Văn hóa Thông tin) của tôi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button