Chuyên ngành

Giao Tiếp Với Con Trẻ Như Thế Nào ?

download-sach-giao-tiep-voi-con-nhu-the-nao1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK GIAO TIẾP VỚI CON TRẺ NHƯ THẾ NÀO

Tác giả : Julia Bôrixốpna Gippênrâytơ

Download sách GIAO TIẾP VỚI CON TRẺ NHƯ THẾ NÀO full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn “Giao tiếp với con trẻ như thế nào?” được viết trên cơ sở tâm lý học nhân văn – một trong những khám phá tuyệt vời của khoa học tâm lý những thập kỷ gần đây, đặt nhân cách của đối tượng giao tiếp ở trung tâm sự chú ý.

Cũng như thức ăn, sự giao tiếp có thể lành mạnh và cũng có thể độc hại. Đồ ăn tồi đầu độc cơ thể; giao tiếp không đúng “đầu độc” tâm lý trẻ, đe dọa sức khỏe tinh thần của chúng, ảnh hưởng xấu tới phát triển cảm xúc và cuộc đời sau này của con trẻ.

Cuốn sách gồm hai phần. Phần một được trình bày dưới dạng các bài học gồm tư liệu, bài tập, thắc mắc của phụ huynh, lời giải đáp của tác giả và ví dụ minh họa. Phần hai là bức thư của một người bà đã vận dụng kiến thức học được trong Trung tâm Tâm lý Thích nghi Xã hội “Genesis” cho thiếu niên và nhi đồng trong giao tiếp với cậu thiếu niên “nan trị”, đứa cháu ngoại của mình.

Tác giả hy vọng đây sẽ là cuốn sách hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh, các nhà sư phạm, những người trực tiếp dạy dỗ trẻ và cả những ai muốn tự học nghệ thuật giao tiếp với con trẻ.

Vài phần tóm tắt :

PHẦN I. CÁC BÀI HỌC GIAO TIẾP VỚI CON TRẺ

Bài học thứ nhất

Chấp nhận vô điều kiện

Mở đầu một loạt bài học có tính hệ thống, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc một nguyên tắc chung mà nếu không thực hiện thì mọi nỗ lực nhằm chấn chỉnh mối quan hệ với con trẻ đều sẽ không có kết quả. Đây cũng là xuất phát điểm của chúng ta. Nguyên tắc: chấp nhận vô điều kiện.

Chấp nhận vô điều kiện là thế nào?

Chấp nhận đứa trẻ vô điều kiện nghĩa là yêu thương đứa trẻ không vì nó đẹp, thông minh, có năng khiếu, học giỏi, sẵn sàng giúp đỡ mọi người,… mà đơn giản vì nó là đứa trẻ!

Nhiều khi cha mẹ nói với cậu con trai hoặc cô con gái thế này: “Nếu con là đứa trẻ ngoan thì mẹ (bố) sẽ yêu thương con.”

Hoặc: “Đừng có mong mẹ (bố) đối xử tốt nếu con chưa chừa cái thói… (lười nhác, đánh nhau, nói hỗn), nếu chưa… (vâng lời, học tập tốt, giúp đỡ việc nhà).”

Để ý chúng ta sẽ thấy: các câu phát ngôn đó thông báo thẳng cho đứa bé biết rằng nó được chấp nhận là có điều kiện, rằng mọi người yêu nó (hoặc sẽ yêu) “chỉ khi nếu…”. Thái độ định giá, có điều kiện đối với con người nói chung là điểm đặc trưng của nền văn hóa chúng ta. Thái độ như vậy ăn sâu vào tiềm thức của cả con trẻ.

Một học sinh lớp năm ở Mônđôva viết cho chúng tôi: “Vậy yêu quý đứa trẻ vì lẽ gì? Vì lười nhác, bất nhã, không kính trọng người lớn hay sao? Xin lỗi các bác, cháu không thông điểm này! Cháu sẽ chỉ yêu con cái của cháu nếu…”.

Nguyên nhân của thái độ định giá đối với con trẻ đang phổ biến rộng rãi trong niềm tin vững chắc rằng khen thưởng và kỷ luật là các phương tiện giáo dục chủ yếu. Khen con trẻ – nó sẽ làm nhiều việc tốt, phạt nó – sẽ bớt đi điều xấu. Song khốn nỗi: các biện pháp đó đâu phải lúc nào cũng tốt. Ai chẳng biết quy luật sau: đứa bé càng bị mắng mỏ nhiều bao nhiêu thì càng hư bấy nhiêu. Tại sao lại như vậy? Là bởi việc dạy dỗ con trẻ hoàn toàn không phải là công việc luyện tập. Cha mẹ tồn tại không phải để luyện cho con trẻ có các phản xạ có điều kiện.

* * *

Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng nhu cầu được yêu thương là một trong những nhu cầu chủ yếu của con người. Đáp ứng nhu cầu đó là điều kiện cần thiết để con trẻ phát triển bình thường. Nhu cầu này được thỏa mãn nếu bạn cho đứa trẻ biết rằng nó quý hóa, nó cần thiết, nó quan trọng đối với bạn, rằng đơn giản nó ngoan. Các thông báo đó hiện diện trong ánh mắt niềm nở, những cái vuốt ve âu yếm, những lời nói thẳng thắn: “Thật tuyệt vời là bố mẹ đã sinh ra con”, “Mẹ thật vui khi nhìn thấy con”, “Bố yêu con lắm”, “Bà thấy thích khi có cháu ở nhà”, “Ông rất vui khi hai ông cháu mình cùng dọn dẹp…”.

Bác sĩ nội khoa nổi tiếng Vitgunhia Xachi khuyên nên ôm đứa trẻ vào lòng vài lần mỗi ngày, bà nói rằng bốn cái ôm ấp đơn giản là để tồn tại, còn muốn có trạng thái sức khỏe tốt thì một ngày phải ôm ấp đứa trẻ không dưới tám lần! Mà chẳng riêng gì con nít, người lớn cũng cần cái đó.

Đối với đứa trẻ, những dấu hiệu chấp nhận vô điều kiện như vậy đặc biệt cần thiết, tựa như một cơ thể đang lớn được tiếp chất dinh dưỡng. Chúng nuôi dưỡng tình cảm, giúp đứa trẻ phát triển về mặt tâm lý. Nếu đứa trẻ không nhận được những dấu hiệu đó sẽ xuất hiện những trục trặc về xúc cảm, sai trái trong hành vi, thậm chí các bệnh về thần kinh.

Mẹ của một bé gái năm tuổi đã đến gặp bác sĩ vì phát hiện thấy con mình có các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng. Trong một lần trò chuyện, bé hỏi: “Mẹ ơi, trước khi có con, chuyện gì đã làm bố mẹ khó chịu nhất?” “Sao con lại hỏi vậy?” – người mẹ ngạc nhiên. “Vì điều khó chịu nhất với bố mẹ bây giờ là con mà,” – bé gái trả lời.

Chúng ta thử hình dung thế này: trước khi có kết luận đó, không biết bao nhiêu chục lần, nếu không phải là hàng trăm lần, bé nghe thấy những câu như “Mày không được như vậy”, “Mày hư”, “Ai cũng chán ngấy mày”, “Đúng là của nợ”… Và thế là những cảm xúc ấy đọng thành căn bệnh rối loạn thần kinh chức năng.

Không phải lúc nào chúng ta cũng để ý tới cách nói năng của mình với con trẻ. Trong một số Báo giáo viên có đăng bức thư hối hận của một người mẹ mãi sau này mới hiểu ra rằng mình đã gây nên vết thương lòng cho đứa con trai của mình. Chú bé bỏ nhà đi, để lại mấy lời nhắn đừng tìm chú: “Chính mẹ đã nói rằng không có con mẹ thấy thoải mái hơn còn gì.” Thế đấy, chú bé đã hiểu nguyên văn câu nói của người mẹ! Con trẻ chân thật trong tình cảm của chúng và chúng cũng cho mọi lời nói của người lớn là tuyệt đối chân thật. Cha mẹ càng cáu gắt với con nhiều, cấm đoán, phê phán nhiều, con trẻ càng nhanh chóng nhận định rằng: “Bố mẹ không yêu mình”. Các lý lẽ của phụ huynh kiểu: “Đấy là mẹ quan tâm tới con” hoặc “Đấy là vì lợi ích của con” không lọt tai con trẻ. Chính xác hơn, chúng nghe thấy lời nói mà không phải ý nghĩa của câu nói. Chúng có cách tính toán riêng dựa trên xúc cảm của mình. Giọng nói quan trọng hơn lời nói, và nếu giọng nói gay gắt, tức giận hoặc nghiêm nghị thì luôn luôn chỉ có một kết luận: “Bố mẹ không yêu mình, không chấp nhận mình”.

* * *


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button