Chuyên ngành

Dinh Dưỡng Chìa Khóa Vàng Cho Sức Khỏe

Dinh duong chia khoa vang cho suc khoe - Lisa Hark & Darwin Deen1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lisa Hark & Darwin Deen

Download sách Dinh Dưỡng Chìa Khóa Vàng Cho Sức Khỏe ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH CHUYÊN NGÀNH


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thuốc tốt trong tầm tay

Thức lâu mới biết đêm dài. Phải qua thời gian thử lửa mới biết vàng ròng hay không? Nhiều tiến bộ nhảy vọt về kỹ thuật phân tích ngành y trong nhiều thế kỷ qua đã theo đuổi chiến thuật đặt hóa chất tổng hợp vào vị trí tiền đạo trong đội hình phòng chống bệnh tật. Đúng là có hiệu quả khi dùng thuốc đặc hiệu đúng chỉ định; nhưng sau nhiều công trình nghiên cứu đại trà kéo dài hàng chục năm, thầy thuốc bắt đầu vừa phân vân vừa lúng túng vì tác dụng phụ của thuốc hóa chất là vấn đề không thể chối cãi.

Lý do rất đơn giản. Hóa chất tổng hợp cho dù có cấu trúc rập khuôn hoạt chất thiên nhiên vẫn không an toàn khi áp dụng dài lâu nếu so sánh với tác chất từ nguyên liệu thiên nhiên. Sinh tố E tổng hợp đúng là có tác dụng kháng oxy-hóa như mong muốn nhưng vẫn thiếu gì đó khi so sánh với thành phần cũng là E trong rau quả. Ma-giê tổng hợp tuy vẫn có tác dụng chống stress nhưng khi so sánh với Ma-giê trong ngũ cốc thì mười phân chưa vẹn mười.

Không quá khó hiểu để tìm ra nguyên nhân. Sinh tố, khoáng tố hay bất cứ tác chất nào trong thực phẩm, tuy hàm lượng không cao bằng thuốc hóa chất tổng hợp nhưng tác dụng lại tối ưu vì bên cạnh đó bao giờ cũng có sẵn nhiều hoạt chất sinh học khác có tác dụng hỗ tương. Nói cách khác, cho dù khéo cách mấy thì phòng thí nghiệm vẫn chưa thể thiết kế công thức thuốc bổ với tỷ lệ như thành phần trong món ăn. Chính vì thế, nếu không có nhu cầu điều trị cấp bách, áp dụng thực phẩm với tri thức y học như lời dạy của Hippocrates: “Hãy xem thực phẩm như thuốc để dùng thực phẩm như dùng thuốc” là phương án mang ý nghĩa phòng bệnh vừa an toàn vừa tiện dụng, vì không có thuốc nào ngon như món ăn, rẻ như thức uống.

Cũng từ nhận thức đó mà First News – Trí Việt đã đưa loạt sách “Nutrition for Life” đến tay bạn đọc. Với hình thức trình bày trang nhã, với nội dung mạch lạc, bộ sách này chắc chắn là thông tin thực tiễn cho mọi giới độc giả muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh, muốn có bệnh mau lành, muốn mượn hoạt chất thiên nhiên để huy động tiềm năng của sức đề kháng.

Từ quan điểm của nhà điều trị cần hiệu quả lâu dài và nhất là từ nhu cầu thiết thực của người bệnh, chúng tôi ước mong những người làm sách với tâm huyết của First News sẽ tiếp tục chân cứng đá mềm để gieo mầm trước gió qua những ấn phẩm như “Nutrition for Life” vì mỗi trang sách chắc chắn hữu dụng hơn trăm viên thuốc đắng.

Năng Lượng Từ Thức Ăn

Ngoài việc cung cấp dưỡng chất, thức ăn còn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khoảng 1/2 đến 2/3 số năng lượng từ thức ăn được cơ thể dùng để duy trì các chức năng sống cơ bản – các hoạt động được thực hiện một cách vô thức như duy trì nhịp tim, hít thở, điều hòa thân nhiệt… Lượng năng lượng tối thiểu mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng trên là dotỷ lệ chuyển hóa cơ bản (BMR – basal metabolic rate) quyết định. BMR được đo khi cơ thể ở trạng thái không hoạt động thể lực lẫn tinh thần (ngủ sâu).

Ngoài ra, chúng ta cũng sử dụng năng lượng để thực hiện các hoạt động có ý thức, từ trạng thái vận động tại chỗ đến trạng thái vận động tích cực. Toàn bộ nhu cầu năng lượng sẽ được đáp ứng bằng thức ăn hoặc bằng năng lượng dự trữ của cơ thể.

Nhu cầu năng lượng của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tuổi tác, giới tính, hoạt động thể lực, khối lượng cơ bắp, thân nhiệt; ngoài ra còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, thời kỳ mang thai và cho con bú, giai đoạn hành kinh, bệnh tật, tình trạng bị nhiễm trùng, số lượng thức ăn hay thời lượng giấc ngủ và hàm lượng nội tiết tố (hormone).

BMR là một đại lượng đo lường mức năng lượng mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng sống cơ bản. Tốc độ chuyển hóa đạt ở mức cao nhất khi chúng ta còn nhỏ và giảm dần sau 10 tuổi. Do nam giới có khối lượng cơ bắp nhiều hơn nên thường có tốc độ chuyển hóa cao hơn, và vì vậy mà cần nhiều năng lượng hơn phụ nữ. Do khối lượng cơ bắp giảm dần theo tuổi tác nên người già có tốc độ chuyển hóa thấp hơn và cần ít năng lượng hơn.

Sau đây là các ví dụ về nhu cầu năng lượng cho các hoạt động khác nhau ở người trưởng thành:

◈ Người ít vận động: 11,5kcal/ 450g trọng lượng cơ thể/ngày.

◈ Người chỉ vận động nhẹ: 13,5kcal/450g trọng lượng cơ thể/ngày.

◈ Người vận động vừa phải và tập thể dục thường xuyên: 16kcal/450g trọng lượng cơ thể/ngày.

◈ Người vận động nhiều, như các vận động viên thể thao, người lao động chân tay và bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục: 18kcal/450g trọng lượng cơ thể/ngày.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button