Chuyên ngành

Dạy Con Thế Nào Mới Đúng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đặng Giai An

Download sách Dạy Con Thế Nào Mới Đúng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Bồi dưỡng trẻ thành một người phát triển toàn diện

Chúng ta sống trong một thời đại bùng nổ về tri thức, sự phát triển chóng mặt của mạng Internet khiến chúng ta bị chìm đắm trong một lượng thông tin tư vấn khổng lồ, tốc độ “lão hóa” của những kiến thức mà chúng ta được tiếp thu ở trường mỗi ngày một nhanh. Để thích nghi với sự thay đổi của thời đại, chúng ta phải có sách lược giáo dục cả đời.

Nhìn lại những thay đổi của ngày nay, chúng ta có thể tưởng tượng ra sau này trẻ sẽ phải đối diện với sự thay đổi như thế nào. Trong một biển thông tin rộng lớn, liệu chúng có thể vẫn giữ được mục tiêu chính xác, kiên trì với niềm tin bất biến của mình hay không? Bọn trẻ đang phải vùng vẫy để đối phó với những sự vật ngày càng phức tạp, thường xuyên phải đối mặt với nhiều lựa chọn và cám dỗ. Chúng ta cần phải có một cuộc cải cách giáo dục để đối phó với sự thay đổi hàng ngày này, để giải quyết nỗi lo của những người làm cha làm mẹ. Nhưng rất nhiều vị phụ huynh không thay đổi quan niệm, họ vẫn cho rằng giáo dục là việc của nhà trường, về cơ bản không có liên quan gì tới họ. Cái tư tưởng thâm căn cố đế này giờ không còn hợp thời nữa, nhưng vẫn ngoan cố cắm rễ trong đầu không ít vị phụ huynh.

Trong quá trình giáo dục trẻ, bố mẹ ỷ lại quá mức vào sự giáo dục của nhà trường, tin tưởng tuyệt đối với phương thức giáo dục của thầy cô mà quên mất vai trò và tác dụng của mình trong việc giáo dục trẻ. Họ không biết rằng phương thức giáo dục tiêu chuẩn hóa trong nền giáo dục hiện đại không thể nào đáp ứng được nhu cầu đang ngày một thay đổi của những đứa trẻ.

Cải cách trong chế độ giáo dục lại luôn tiến hành rất chậm chạp, các chuyên gia nói phải mất 30 năm để cải cách nhà trường, nhưng bọn trẻ lại không vì vậy mà ngừng sự phát triển của chúng, chúng ta không thể chờ tới khi một sự việc lớn xảy ra rồi mới bắt tay vào ngăn chặn. Bởi vậy, cải cách giáo dục ngày hôm nay phải bắt đầu từ mỗi gia đình. Ngoài giáo trình, nhà trường và sách vở, còn rất nhiều việc phải làm. “Cha nào con nấy”, tuổi thơ của trẻ nhận được sự ảnh hưởng và giáo dục như thế nào thì chúng sẽ trở thành người như vậy.

Là bố mẹ, trong sự thay đổi mỗi ngày một khác của thời đại, ai ai cũng lo lắng về việc giáo dục con cái, nhưng lo lắng không giải quyết được vấn đề, điều chúng ta cần làm là hành động thực tế. Đạo lý cơ bản của bậc làm cha làm mẹ là đóng một vai trò quan trọng và tích cực tham gia vào việc giáo dục trẻ. Cha mẹ có thể triển khai các hoạt động học tập phong phú cho trẻ ngay trong cuộc sống hàng ngày như: dạy trẻ toán học trong nhà bếp hoặc siêu thị, dạy trẻ cách dùng dao, dĩa, đũa… Coi trọng ý nghĩa của những hoạt động này, đồng thời tích cực dạy trẻ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng: Gia đình cũng trở thành một tổ chức học tập quy mô nhỏ.

Chúng tôi thiết kế một vài phương pháp giáo dục có hệ thống cho trẻ, không quá khó cũng không quá dài, đơn giản và dễ thực hành để các vị phụ huynh và con trẻ cùng hoàn thành kế hoạch giáo dục, cùng trải nghiệm thành công. Những phương pháp này giúp trẻ có thêm nhiều con đường đi tới thành công, giúp chúng có thêm nhiều trải nghiệm mới ngoài những gì làm được ở trường.

Gia đình học tập là một phương thức giáo dục mới, khác với cách giáo dục truyền thống là mời gia sư cho trẻ, tham gia vào hội phụ huynh và giám sát trẻ hoàn thành bài tập, trao toàn bộ trách nhiệm giáo dục trẻ cho thầy cô giáo và nhà trường. Trong giáo dục gia đình, bố mẹ và trẻ đều phải thích nghi với sự thay đổi, học tập mọi lúc mọi nơi: Bố mẹ căn cứ theo phương pháp giáo dục sớm phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ để gợi mở và giáo dục chúng.

Giáo dục trẻ không khi nào là một việc đơn giản và càng ngày lại càng khó khăn hơn. Những ông bố bà mẹ trẻ thường vì công việc bận rộn hoặc phải đi công tác nước ngoài mà giao con mình cho những người lớn tuổi hơn hoặc cho bảo mẫu, thế là họ đã vô tình từ bỏ quyền được đích thân nuôi dạy trẻ. Những ông bố bà mẹ trẻ nên biết rằng: Sự trưởng thành của trẻ cần có người đồng hành, thay vì tới thăm trẻ vào lúc chúng đã ngủ say, hãy cố gắng về sớm để ở bên chúng, chúng đáng để chúng ta hy sinh vì chúng. Tâm lý bức bách trẻ quá đáng, kỳ vọng trẻ thành công thường xuất phát từ những khó khăn mà những ông bố bà mẹ gặp phải trong quá khứ. Cần phải nhắc nhở các vị phụ huynh rằng, bất cứ sự đốc thúc quá đáng và ép buộc nào cũng đều có thể hủy hoại cuộc đời của trẻ.

Sau khi đã hiểu được những điều trên, khi bắt đầu áp dụng giáo dục sớm, bố mẹ nên cân nhắc kỹ một vấn đề quan trọng trong việc nuôi dạy con cái, đó là hy vọng bồi dưỡng con cái mình thành người như thế nào. Bố của Karl Witte nói, lý tưởng giáo dục của ông là bồi dưỡng con trai trở thành một người phát triển toàn diện. Thực ra, đây có lẽ cũng là lý tưởng của mọi ông bố bà mẹ yêu con trên thế giới này.

Bố mẹ không nên chỉ vì muốn “nở mày nở mặt” trước người khác, đáp ứng được ham muốn hư vinh của mình mà nhất định phải dạy con trở thành một thần đồng. Bố mẹ nên phát huy hết khả năng của mình, cố gắng bồi dưỡng trẻ trở thành một thanh niên phát triển toàn diện cả về sức khỏe, trí tuệ và sở thích, để chúng là người hoàn thiện về cả tâm sinh lý, vui vẻ và hạnh phúc. Mọi sự giáo dục dành cho trẻ đều vì một mục đích, để trẻ trở thành người hoàn mĩ, sống một cuộc đời thành công và hạnh phúc. Trẻ em nên phát triển tốt nhất về mọi mặt, là một thiếu niên hoạt bát, khỏe mạnh, thành tích học tập tốt, phẩm chất đạo đức tốt, có sở thích và nhiệt huyết.

Bố mẹ không nên vì muốn con được xuất ngoại mà bắt chúng chỉ học tiếng Anh trong khi quên lãng tiếng mẹ đẻ; cũng không nên bắt chúng vùi đầu trước máy tính rồi trở thành một “con sâu mạng”. Khi trẻ thể hiện khuynh hướng phát triển phiến diện, bố mẹ nên lập tức nghĩ cách để thay đổi. Trẻ không nên chỉ có một cái đầu thông minh mà thiếu đi những trải nghiệm tình cảm phong phú. Bố mẹ không có lý do gì để chiều chuộng con cái, con cái phạm lỗi thì phải được uốn nắn kịp thời. Với tiền đề là tôn trọng nhân cách độc lập của con, bố mẹ cần tiến hành quản thúc đúng mức, dạy chúng về phép lịch sự, nói chuyện phải lễ phép, đối với bố mẹ cũng không ngoại lệ.

Cần kịp thời bồi dưỡng tính tự lập và trách nhiệm cho trẻ, chiều chuộng trẻ quá mức chính là trở ngại lớn nhất trong việc giúp trẻ xây dựng một tính cách độc lập. Bố mẹ nên là người thầy đầu tiên cho trẻ chứ không phải là thiên thần hộ mệnh của chúng. Cố gắng để trẻ học được khả năng độc lập từ những việc nhỏ nhất, để chúng hiểu rằng không thể dựa vào bố mẹ mãi mãi, bất cứ việc gì cũng phải dựa vào sức lực của bản thân. Bồi dưỡng khả năng tự lập cho trẻ mới là dành cho chúng tình yêu chân chính nhất, còn nuông chiều trẻ chỉ khiến chúng phải chịu khổ về sau. Phải giúp trẻ học tôn trọng người khác và tự kiềm chế mình, biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Những đứa trẻ không nhẫn nại sau này sẽ không làm được việc gì. Cho dù trẻ bị tổn thương cũng không nên tỏ ra an ủi và đồng tình thái quá. Thời gian lâu dần, trẻ sẽ hiểu rằng chúng sống trong một môi trường chỉ có thể dựa vào chính mình, cho dù gặp phải khó khăn gì đều không nên chỉ biết trông chờ vào người khác, phải biết chịu đựng, như thế chúng mới kiên cường hơn. Con người hiện đại thường coi con cái là hòn ngọc của mình, thường xuyên đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, đây chính là một sai lầm rất lớn.

Cần cho trẻ học nhiều thứ, đừng bỏ mặc và biến chúng thành những con mọt sách khô khan, lạnh lùng, khó gần. Mục đích của giáo dục là cố gắng hết sức để bồi dưỡng nên một con người hoàn thiện, người có trái tim nhân hậu, biết chia sẻ, biết phân biệt phải trái và khuyết điểm của mình, từ đó quyết tâm giải quyết khó khăn. Những kiến thức mà trẻ học được phải giúp chúng phân biệt được thật giả, thiện ác, nếu không kiến thức sẽ trở thành một thứ vô dụng. Nếu con cái không biết giúp đỡ người khác, không có cống hiến cho xã hội thì bố mẹ là người thất bại. Những con mọt sách không chịu được sóng gió, luôn luôn sợ hãi, rụt rè; thể chất khỏe mạnh nhưng lại thô lỗ, bạo lực… Những đứa trẻ này đều không thể là kỳ vọng của bố mẹ.

Tính cách quyết định sự thành công của một người, người có tính cách phóng khoáng, cởi mở dễ được mọi người chấp nhận, giao tiếp xã hội rộng, có khả năng đi trên mọi con đường; còn người có tính cách lập dị, không hòa đồng, phạm vi giao tiếp hẹp thì làm việc gì cũng gặp khó khăn và dễ bỏ dở giữa chừng. Bởi vậy, bố mẹ nên bắt tay vào từ những thứ rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để bồi dưỡng tính cách cho trẻ. Với tiền đề không làm tổn thương tới lòng tự tôn của trẻ, quan sát trẻ, tìm hiểu nội tâm của chúng và kịp thời giúp đỡ khi trẻ gặp chuyện buồn. Đừng để trẻ giữ lại nỗi buồn trong lòng, hãy nghĩ cách để chúng tâm sự với mọi người, như thế chúng sẽ nhanh chóng vui vẻ trở lại. Khi trẻ nghe lời đánh giá của người khác mà nảy sinh tâm lý tự ti, bố mẹ nên gợi mở cho trẻ, giảm bớt những trở ngại tâm lý của chúng, để chúng tìm lại được tự tin. Để mặc trẻ với những vấn đề của chúng sẽ khiến chúng buồn rầu, ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, một đứa trẻ vốn cởi mở cũng có thể vì vậy mà trở nên cô độc, lạnh lùng.

Quản lý tiền bạc cũng là một “bài học” mà bố mẹ hiện đại không được coi thường, bởi vì hiện nay con đường quản lý tiền bạc đang được đa nguyên hóa, có người rất giỏi trong việc vận dụng và tích lũy tài sản, nhưng có người lại không giỏi trong việc này. Bởi vậy, dạy trẻ có quan niệm quản lý tiền bạc đúng cách từ sớm có thể giúp trẻ có một cuộc đời thành công.

Tóm lại, bố mẹ nào cũng mong con mình phát triển toàn diện, vậy thì hãy hạ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục gian khổ này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button