Chứng khoán

Wall Street Một Las Vegas Khác

wall street mot las vegas khac sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK WALL STREET MỘT LAS VEGAS KHÁC

Tác giả : Nicholas Darvas

Download sách WALL STREET MỘT LAS VEGAS KHÁC full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHỨNG KHOÁN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       Xem giá bán

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn sách thực sự của Phố Wall. Được xuất bản lần đầu tiên cách đây hơn 30 năm nhưng những nguyên tắc đầu tư của nó vẫn còn nguyên giá trị, và dự đoán xuất sắc của nó về một thị trường chứng khoán bất ổn hiện nay đang thực sự ứng nghiệm.

Và bây giờ bạn có thể kiếm tiền từ thị trường chứng khoán bằng việc áp dụng phương pháp đầu tư Darvas. Nicolas Darvas sẽ kể cho bạn một câu chuyện thẳng thắn, rõ ràng và dễ hiểu về cách thức mà thị trường chứng khoán thực sự hoạt động. Một khi bạn nắm được cách thức để chơi ván bàn trên sòng bạc Phố Wall, bạn cũng có thể trở thành người chiến thắng.

“Khi đứng sang một bên để quan sát, tôi bắt đầu nhìn Phố Wall đúng với bản chất của nó – một sóng bạc đích thực, một bên là người trao bài, hồ lì và những kẻ mách nước, một bên là người thắng, kẻ thua. Tôi từng là người thắng cuộc và quyết định sẽ duy trì vị trí là kẻ thắng cuộc. Vì vậy, tôi bắt đầu làm quen với các hoạt động cùng những người tham gia, những huyền thoại cũng như tấm màn bí ẩn bao quanh “Las Vegas thứ hai” – nhưng lại lớn hơn cả Las Vegas đích thực. Tôi đã cố gắng tính toán các thiệt hại có thể có là tìm cách giảm thiểu chúng đi, và đây là câu chuyện của tôi” Một con bạc dám chống lại cả sòng bạc lớn nhất thế giới.”.

Vài phần trong sách :

Chương 1. Sòng bạc

 

Câu chuyện diễn ra tại Oak Room – Phòng Cây sồi đông đúc thuộc khách sạn Plaza thời thượng ở New York. Đó là ngày 28 tháng 5 năm 1962, mọi người đang thưởng thức một bữa tiệc cocktail. Bên ngoài, tiếng gót giày gõ ngược xuôi dọc theo công viên trung tâm phía nam. Xe cộ ồn ào. Bên trong, bị bao quanh bởi đám đông đang bàn tán sôi nổi, tôi hoàn toàn im lặng. Tôi ngồi trong cái góc yêu thích của mình, đối diện với cánh cửa ra vào, nhấp từng hớp rượu Planter’s Punch và lẩm nhẩm một phép tính nhỏ.

Bên lề của tờ báo đặt trên bàn, tôi viết lên một con số và bao quanh nó một hình chữ nhật thật vuông vắn với màu mực xanh nhạt:

2.450.000 đô-la

Gần 2.5 triệu đô-la. Thật không thể tin nổi rằng đó chính là số tiền tôi đã kiếm được từ Phố Wall chỉ sau vẻn vẹn có bảy năm ngắn ngủi. Hơn thế nữa, phần lớn số tiền đó, khoảng 2.2 triệu đô-la, tôi đã kiếm được chỉ trong vòng có mười tám tháng. Thật sự không thể tin nổi!

Lẽ ra, tôi đã phải làm quen với ý nghĩ rằng tôi là một triệu phú. Tôi đã hoàn thành một cuốn sách đang bán chạy nhất nước Mỹ viết về những kinh nghiệm đầu tư của mình trên Phố Wall. Tôi còn trở thành chủ đề chính của công chúng và các bài báo trên tạp chí Times uy tín, và trên cả tạp chí Barron’s, chuyên san của Phố Wall. Một vài tạp chí giải trí còn đưa vào những trang báo của mình các tranh hoạt họa về “vũ công thiên tài” trên thị trường chứng khoán. Tác giả của những mẩu chuyện ngộ nghĩnh, hài hước, các nhân viên phụ trách chuyên mục, các nhà bình luận, cũng như doanh số bán ra đáng kinh ngạc của cuốn sách đầu tiên của tôi đã khiến tên tuổi tôi trở nên quen thuộc với độc giả – những người chưa bao giờ chứng kiến các điệu nhảy của tôi tại khu phố Latin ở New York, hay ở Coconut Grove tại Los Angeles.

Đó thực sự là một trò chơi tuyệt vời, vô cùng thú vị và có một vài điểm nhấn vui vẻ. Nó cũng giống như lần tôi nhận thấy mình hết sạch tiền lẻ ở quán bar Reuben’s, và dạy cho Warren, trưởng bộ phận phục vụ quầy bar một mánh nhỏ trên thị trường chứng khoán thay cho số tiền bo là bảy mươi lăm cent mà tôi dự định cho anh ta. Đó là một mánh đầu tư vào cổ phiếu của hãng AUTOMATIC CANTEEN. Anh ta đã nghe theo lời tôi mua cổ phiếu của hãng này với giá là 31 5/8 đô-la, bán ra với giá là 40 đô-la và anh ta kiếm được khoản lợi nhuận là 800 đô-la. Đây thật sự không phải là một mánh đầu tư tồi khi đó!

Tôi đã từng làm dấy lên một cuộc tranh luận về chủ đề đầu tư cổ phiếu. Liệu một người không chuyên như tôi, một vũ công hoàn toàn chẳng biết gì về thị trường chứng khoán như tôi có thể lao vào một nơi mà thậm chí các chuyên gia kinh tế còn ngại ngần khi phải dấn thân và ra về với hơn hai triệu đô-la trong túi. Liệu điều này là có thể?

Không chỉ là có thể, nó đã xảy ra. Và còn nhiều điều khác cũng đã xảy ra. Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ đã phải thay đổi các quy định hoạt động của mình và đình chỉ việc sử dụng các lệnh Stop – loss (Stop loss order: mệnh lệnh này cho phép bạn bán ra các cổ phiếu một cách tự động nếu cổ phiếu rớt giá hơn mức mà bạn chấp nhận được – ND). Có vẻ như đây là một động thái nhằm hạn chế những kẻ đầu cơ định chơi trò “đi theo người mở đường” hay “đi theo các vũ công” trong trường hợp này.

Thế nhưng động thái này cũng chỉ như muối bỏ bể. Hôm nay, khi ngồi tại Phòng cây sồi vào buổi tối một ngày tháng Năm của năm 1962, có một điều đã đánh thức tâm trí hãy còn đang “mơ màng” của tôi. Đó chính là trang đầu tờ tạp chí mà tôi đã viết nguệch ngoạc lên con số ấn tượng về tài sản của mình. Và giờ đây, ý nghĩ duy nhất trong đầu tôi là, “Davas à, mi thật là một anh chàng quá ư may mắn”.

Ý nghĩ đó không chỉ bởi số tiền trong tài khoản của tôi, còn một lý do quan trọng hơn. Bởi lúc này, đập vào mắt tôi là dòng chữ to in đậm trên trang đầu của tờ New York Post:

Thị trường chứng khoán đối mặt với làn sóng bán ra tồi tệ nhất trong vòng ba mươi năm nay.

Có thể coi tiêu đề đó là “tấm bia mộ” kết thúc giai đoạn tăng giá liên tục, dài nhất và cao nhất trong lịch sử Phố Wall. Đối với khoảng 2 triệu nhà đầu tư nhỏ – những người thậm chí còn chẳng hề biết rằng thực ra họ đang chơi đỏ đen, thì từng từ trong dòng tiêu đề đó thực sự là một thảm họa. Hàng nghìn tài khoản bị mất trắng bởi những gì đã xảy ra trong suốt ngày đầu tiên của vụ sụt giá năm 1962, tựa như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929 lại tái diễn một lần nữa (vào năm 1929, giá cổ phiếu sụt giảm liên tục, kéo theo việc các nhà đầu tư đua nhau bán ra các cổ phiếu của mình để giảm thiểu thiệt hại, thị trường cổ phiếu đã sụp đổ nhanh chóng – ND).

Nhưng sự sụp đổ của thị trường vào tháng 5 thậm chí còn gây thiệt hại lớn hơn những gì mà tờ New York Post công bố trên số báo ngay sau khi sàn giao dịch New York bị đóng cửa. Và tôi đã phát hiện ra rằng, khoảng 20.8 tỷ đô-la của cái được gọi là “giá trị trên giấy” đã bị xoá sạch trên Big Board (một tên gọi khác của sàn giao dịch New York – NYSE – ND) chỉ trong vẻn vẹn một ngày ngắn ngủi, và con số này đã là 40 tỷ đô-la chỉ sau một tuần.

Nhưng tất cả mới chỉ là sự khởi đầu. Sau một giai đoạn hồi phục ngắn ngủi, sự sụt giảm lại bắt đầu tăng tốc. Rất nhiều loại cổ phiếu như Blue-chip (cổ phiếu của các công ty lớn, có giá trị ổn định – ND) trị giá 600 đô-la của người khổng lồ IBM thực sự không thể chấm dứt thời kỳ giảm giá cho đến tận tháng 6. Rất nhiều người mà tôi có cơ hội tiếp xúc hiện vẫn chưa thể phục hồi lại sau cú chấn động này.

Và khi cơn sốt bán ra đang làm rung động thị trường cổ phiếu như một vụ lở tuyết trên dãy An-pơ, thậm chí cả các nhà môi giới cũng phải lao đao, thì tôi ngồi đây, thưởng thức món đồ uống mát lạnh và bình thản đọc dòng tiêu đề đó. Bởi vì – yếu tố đặc biệt ở đây là – tôi đã thoát ra khỏi thị trường chứng khoán.

Tôi đã đóng tài khoản môi giới cuối cùng của mình hơn bốn tháng trước!

Có một số điều cần phải suy xét. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Hoàn toàn không phải như vậy. Nhưng mặt khác, tôi không đòi hỏi được ghi nhận như một nhà tiên tri. Không có một quả cầu chiêm tinh. Không có những lá chè bói toán. Không một lời ám chỉ bí truyền nào trong các bảng biểu và sơ đồ, không có sự giúp đỡ nào của những người trong nội bộ sàn giao dịch Phố Wall.

Sự thật chỉ đơn giản là, dù tôi – Nicolas Darvas – một con người bình thường đã dự đoán được vụ sụp đổ Tháng Năm hay không thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tôi hoàn toàn ý thức được khả năng về một vụ “lở tuyết” từ khoảng tháng 12, và tôi đã bắt đầu tự động dừng việc sở hữu cổ phiếu của mình mà tôi không phải nhúng một ngón tay vào việc đó!

Thực sự không mấy khó khăn để đưa ra những quyết định sống còn. Các lệnh Stop – loss của tôi được sắp xếp cẩn thận vào hệ thống lệnh mua mà tôi mới biết sử dụng đã thay tôi đưa ra các quyết định. Nếu tôi khăng khăng đi ngược lại xu hướng, nhất định mua lại và tái gia nhập thị trường sau khi đã bán ra các cổ phiếu của mình, thì khi có dấu hiệu của một vụ dao động bất thường và có chiều hướng đi xuống, các lệnh Stop – loss của tôi sẽ lại tự động tiến hành các điều chỉnh an toàn, và một lần nữa tôi lại thoát ra ngoài an toàn…….

ĐỌC THỬ

Chương 1. Sòng bạc

 

Câu chuyện diễn ra tại Oak Room – Phòng Cây sồi đông đúc thuộc khách sạn Plaza thời thượng ở New York. Đó là ngày 28 tháng 5 năm 1962, mọi người đang thưởng thức một bữa tiệc cocktail. Bên ngoài, tiếng gót giày gõ ngược xuôi dọc theo công viên trung tâm phía nam. Xe cộ ồn ào. Bên trong, bị bao quanh bởi đám đông đang bàn tán sôi nổi, tôi hoàn toàn im lặng. Tôi ngồi trong cái góc yêu thích của mình, đối diện với cánh cửa ra vào, nhấp từng hớp rượu Planter’s Punch và lẩm nhẩm một phép tính nhỏ.

Bên lề của tờ báo đặt trên bàn, tôi viết lên một con số và bao quanh nó một hình chữ nhật thật vuông vắn với màu mực xanh nhạt:

2.450.000 đô-la

Gần 2.5 triệu đô-la. Thật không thể tin nổi rằng đó chính là số tiền tôi đã kiếm được từ Phố Wall chỉ sau vẻn vẹn có bảy năm ngắn ngủi. Hơn thế nữa, phần lớn số tiền đó, khoảng 2.2 triệu đô-la, tôi đã kiếm được chỉ trong vòng có mười tám tháng. Thật sự không thể tin nổi!

Lẽ ra, tôi đã phải làm quen với ý nghĩ rằng tôi là một triệu phú. Tôi đã hoàn thành một cuốn sách đang bán chạy nhất nước Mỹ viết về những kinh nghiệm đầu tư của mình trên Phố Wall. Tôi còn trở thành chủ đề chính của công chúng và các bài báo trên tạp chí Times uy tín, và trên cả tạp chí Barron’s, chuyên san của Phố Wall. Một vài tạp chí giải trí còn đưa vào những trang báo của mình các tranh hoạt họa về “vũ công thiên tài” trên thị trường chứng khoán. Tác giả của những mẩu chuyện ngộ nghĩnh, hài hước, các nhân viên phụ trách chuyên mục, các nhà bình luận, cũng như doanh số bán ra đáng kinh ngạc của cuốn sách đầu tiên của tôi đã khiến tên tuổi tôi trở nên quen thuộc với độc giả – những người chưa bao giờ chứng kiến các điệu nhảy của tôi tại khu phố Latin ở New York, hay ở Coconut Grove tại Los Angeles.

Đó thực sự là một trò chơi tuyệt vời, vô cùng thú vị và có một vài điểm nhấn vui vẻ. Nó cũng giống như lần tôi nhận thấy mình hết sạch tiền lẻ ở quán bar Reuben’s, và dạy cho Warren, trưởng bộ phận phục vụ quầy bar một mánh nhỏ trên thị trường chứng khoán thay cho số tiền bo là bảy mươi lăm cent mà tôi dự định cho anh ta. Đó là một mánh đầu tư vào cổ phiếu của hãng AUTOMATIC CANTEEN. Anh ta đã nghe theo lời tôi mua cổ phiếu của hãng này với giá là 31 5/8 đô-la, bán ra với giá là 40 đô-la và anh ta kiếm được khoản lợi nhuận là 800 đô-la. Đây thật sự không phải là một mánh đầu tư tồi khi đó!

Tôi đã từng làm dấy lên một cuộc tranh luận về chủ đề đầu tư cổ phiếu. Liệu một người không chuyên như tôi, một vũ công hoàn toàn chẳng biết gì về thị trường chứng khoán như tôi có thể lao vào một nơi mà thậm chí các chuyên gia kinh tế còn ngại ngần khi phải dấn thân và ra về với hơn hai triệu đô-la trong túi. Liệu điều này là có thể?

Không chỉ là có thể, nó đã xảy ra. Và còn nhiều điều khác cũng đã xảy ra. Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ đã phải thay đổi các quy định hoạt động của mình và đình chỉ việc sử dụng các lệnh Stop – loss (Stop loss order: mệnh lệnh này cho phép bạn bán ra các cổ phiếu một cách tự động nếu cổ phiếu rớt giá hơn mức mà bạn chấp nhận được – ND). Có vẻ như đây là một động thái nhằm hạn chế những kẻ đầu cơ định chơi trò “đi theo người mở đường” hay “đi theo các vũ công” trong trường hợp này.

Thế nhưng động thái này cũng chỉ như muối bỏ bể. Hôm nay, khi ngồi tại Phòng cây sồi vào buổi tối một ngày tháng Năm của năm 1962, có một điều đã đánh thức tâm trí hãy còn đang “mơ màng” của tôi. Đó chính là trang đầu tờ tạp chí mà tôi đã viết nguệch ngoạc lên con số ấn tượng về tài sản của mình. Và giờ đây, ý nghĩ duy nhất trong đầu tôi là, “Davas à, mi thật là một anh chàng quá ư may mắn”.

Ý nghĩ đó không chỉ bởi số tiền trong tài khoản của tôi, còn một lý do quan trọng hơn. Bởi lúc này, đập vào mắt tôi là dòng chữ to in đậm trên trang đầu của tờ New York Post:

Thị trường chứng khoán đối mặt với làn sóng bán ra tồi tệ nhất trong vòng ba mươi năm nay.

Có thể coi tiêu đề đó là “tấm bia mộ” kết thúc giai đoạn tăng giá liên tục, dài nhất và cao nhất trong lịch sử Phố Wall. Đối với khoảng 2 triệu nhà đầu tư nhỏ – những người thậm chí còn chẳng hề biết rằng thực ra họ đang chơi đỏ đen, thì từng từ trong dòng tiêu đề đó thực sự là một thảm họa. Hàng nghìn tài khoản bị mất trắng bởi những gì đã xảy ra trong suốt ngày đầu tiên của vụ sụt giá năm 1962, tựa như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929 lại tái diễn một lần nữa (vào năm 1929, giá cổ phiếu sụt giảm liên tục, kéo theo việc các nhà đầu tư đua nhau bán ra các cổ phiếu của mình để giảm thiểu thiệt hại, thị trường cổ phiếu đã sụp đổ nhanh chóng – ND).

Nhưng sự sụp đổ của thị trường vào tháng 5 thậm chí còn gây thiệt hại lớn hơn những gì mà tờ New York Post công bố trên số báo ngay sau khi sàn giao dịch New York bị đóng cửa. Và tôi đã phát hiện ra rằng, khoảng 20.8 tỷ đô-la của cái được gọi là “giá trị trên giấy” đã bị xoá sạch trên Big Board (một tên gọi khác của sàn giao dịch New York – NYSE – ND) chỉ trong vẻn vẹn một ngày ngắn ngủi, và con số này đã là 40 tỷ đô-la chỉ sau một tuần.

Nhưng tất cả mới chỉ là sự khởi đầu. Sau một giai đoạn hồi phục ngắn ngủi, sự sụt giảm lại bắt đầu tăng tốc. Rất nhiều loại cổ phiếu như Blue-chip (cổ phiếu của các công ty lớn, có giá trị ổn định – ND) trị giá 600 đô-la của người khổng lồ IBM thực sự không thể chấm dứt thời kỳ giảm giá cho đến tận tháng 6. Rất nhiều người mà tôi có cơ hội tiếp xúc hiện vẫn chưa thể phục hồi lại sau cú chấn động này.

Và khi cơn sốt bán ra đang làm rung động thị trường cổ phiếu như một vụ lở tuyết trên dãy An-pơ, thậm chí cả các nhà môi giới cũng phải lao đao, thì tôi ngồi đây, thưởng thức món đồ uống mát lạnh và bình thản đọc dòng tiêu đề đó. Bởi vì – yếu tố đặc biệt ở đây là – tôi đã thoát ra khỏi thị trường chứng khoán.

Tôi đã đóng tài khoản môi giới cuối cùng của mình hơn bốn tháng trước!

Có một số điều cần phải suy xét. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Hoàn toàn không phải như vậy. Nhưng mặt khác, tôi không đòi hỏi được ghi nhận như một nhà tiên tri. Không có một quả cầu chiêm tinh. Không có những lá chè bói toán. Không một lời ám chỉ bí truyền nào trong các bảng biểu và sơ đồ, không có sự giúp đỡ nào của những người trong nội bộ sàn giao dịch Phố Wall.

Sự thật chỉ đơn giản là, dù tôi – Nicolas Darvas – một con người bình thường đã dự đoán được vụ sụp đổ Tháng Năm hay không thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tôi hoàn toàn ý thức được khả năng về một vụ “lở tuyết” từ khoảng tháng 12, và tôi đã bắt đầu tự động dừng việc sở hữu cổ phiếu của mình mà tôi không phải nhúng một ngón tay vào việc đó!

Thực sự không mấy khó khăn để đưa ra những quyết định sống còn. Các lệnh Stop – loss của tôi được sắp xếp cẩn thận vào hệ thống lệnh mua mà tôi mới biết sử dụng đã thay tôi đưa ra các quyết định. Nếu tôi khăng khăng đi ngược lại xu hướng, nhất định mua lại và tái gia nhập thị trường sau khi đã bán ra các cổ phiếu của mình, thì khi có dấu hiệu của một vụ dao động bất thường và có chiều hướng đi xuống, các lệnh Stop – loss của tôi sẽ lại tự động tiến hành các điều chỉnh an toàn, và một lần nữa tôi lại thoát ra ngoài an toàn.

Và hôm nay, bốn tháng rưỡi sau chuyến phiêu lưu cuối cùng của mình trên Phố Wall, tôi ngồi đây tại chỗ ngồi quen thuộc trong Phòng Cây sồi, đọc tờ New York Post, một lần nữa, bánh xe vĩ đại của Phố Wall lại mắc vào điểm chết. Và một lần nữa, những người trong nội bộ Phố Wall thu về các thẻ đánh bạc với khoản khấu hao rất hời; một lần nữa, rất nhiều người ở Main Street đang phải bỏ chạy trong đau khổ và hoảng loạn với số tài sản ít ỏi sau thảm họa mới nhất trên phố Wall.

Thực sự, tôi không nghĩ rằng tôi không hề có cảm giác tự mãn. Vâng, tôi hạnh phúc. Tôi đã thắng và an toàn rời khỏi chiếu bạc. Trong hoàn cảnh như vậy có ai mà không cảm thấy mình may mắn chứ? Nhưng đồng thời, tôi bắt đầu nhớ đến những người bạn cùng chơi với mình trong Sòng bạc vĩ đại này – sàn giao dịch New York.

Liệu họ có hiểu được chuyện gì đang diễn ra hay không? Liệu họ có biết đó chính là một ván bài đỏ đen không? Một ván bài “được ăn cả, ngã về không”? Đó là trò chơi mà ai tham gia cũng mong giành phần thắng về mình, nhưng vẫn luôn phải chuẩn bị tâm lý đón nhận thất bại. Và liệu họ có biết rằng trò chơi đó hoàn toàn có thể giáng vào nguồn tài chính của họ một đòn chí mạng?

Tôi vẫn luôn phải để tâm đến những câu hỏi đó, không phải chỉ sau khi “giữ một chân” trong thị trường chứng khoán. Và giờ đây, khi nhận thức được tính nghiêm trọng của vụ sụp đổ đối với hàng triệu con người – những người đã tham gia ván bài này nhưng họ sẽ chẳng thể nào gượng dậy nổi nếu thua cuộc – tôi quyết định sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện, bởi lẽ tôi biết rõ câu chuyện đó, và bởi lẽ nó đã xảy ra với tôi. Ý nghĩ nhất thiết phải miêu tả cái sòng bạc lấp lánh ánh hào quang này, cái sòng bạc thậm chí còn lớn hơn cả Monte Carlo, cái sòng bạc đã biến Las Vegas thành một gã lỗi thời, lạc hậu – cứ bám riết lấy tôi. Tôi muốn kể lại câu chuyện về những kinh nghiệm của mình.

Tôi đã quyết định rằng, cuốn sách này sẽ miêu tả Phố Wall đúng với bản chất của nó: một sòng bạc chuyên nghiệp đầy những người thắng, kẻ thua – chính là những nhà đầu tư giao dịch trên thị trường.

Theo thông báo mới nhất của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái, có khoảng 17 triệu chủ sở hữu cổ phiếu tại Mỹ. Con số này còn đôi chút thấp hơn so với thực tế.

Thứ nhất, không phải bất cứ người nào sở hữu cổ phần “trực tiếp” trong một công ty đều trực tiếp tham gia thị trường chứng khoán. Phần lớn trong số họ là không tham gia. Chủ sở hữu cổ phiếu có thể được sắp xếp vào hai nhóm chính: những người tham gia mua bán, giao dịch trên thị trường – giống như tôi, và những người chỉ có mặt trên thị trường chứng khoán thông qua số cổ phiếu mà họ sở hữu – với họ số cổ phiếu đó chính là những khoản tiền dự trữ, nhưng nói chung phần lớn lượng cổ phiếu họ sở hữu thường không lớn. Họ thường là:

Hàng triệu nhân viên của những tập đoàn khổng lồ, như General Electric – những người sở hữu một số cổ phiếu mà họ mua theo nghĩa vụ của công ty mà họ làm việc – thường được bán với chiết khấu đặc biệt. (Có thể coi đây là một biện pháp khá thông minh để thắt chặt mối quan hệ giữa nhân viên với công ty, thế nhưng những cổ phiếu này sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt trên thị trường chứng khoán, rồi bạn sẽ thấy say này).

Trong khi đó, các nhà quản lý cấp cao coi việc tham gia thị trường chứng khoán là một biện pháp để nâng cao thu nhập của mình (thường là sau khi họ về hưu) và cũng là để “qua mặt” các viên chức ngành thuế.

Ngoài ra, còn nhóm những người may mắn được thừa kế những cổ phiếu blue-chip từ những người họ hàng biết lo xa. Và họ thật quá may mắn, hạnh phúc vì có khoản cổ tức định kỳ.

Đó là chưa tính đến thành viên quản trị của các tập đoàn, những người này thường không đầu cơ, tích trữ. Họ hiếm khi mua vào và cũng hiếm khi bán ra trừ trường hợp đặc biệt. Tôi có rất nhiều người quen thuộc về nhóm này, và có thể là chính bạn cũng thuộc về nhóm này.

Chẳng hạn, tôi có biết một người phụ nữ làm đại diện bán hàng cho hãng hàng không PAN AMERICA WORLD AIRWAY. Cô ấy sở hữu khoảng 100 cổ phiếu của hãng này. Hiện nay, có lẽ do có thông tin về vụ sát nhập giữa PAN AMERICA WORLD AIRWAY và hãng hàng không TRANS WORLD AIRLINES, cổ phiếu của hãng này bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ – đây là lần đầu tiên cổ phiếu hãng này tăng giá trong nhiều tháng nay. Cô bạn của tôi, cô X, trước đây đã mua những cổ phiếu đó với giá 20 đô-la/cổ phiếu. Đến tháng 1 năm nay, chúng tăng lên thành 27 đô-la/cổ phiếu. Và đột nhiên, giá cổ phiếu của hãng này tăng mạnh. Khi giá đã lên đến 32 đô-la, tôi hỏi cô rằng, liệu cô có nghĩ đến chuyện bán cổ phiếu đi để kiếm một khoản lời không.

“Ôi, không đâu” – cô ấy nói. “Số cổ phiếu này sẽ thường xuyên mang lại cho tôi một khoản cổ tức nhỏ. Vả lại, nói gì đi nữa thì khi tôi còn làm việc ở PAN AMERICA WORLD AIRWAY thì việc sở hữu một số cổ phần của nó sẽ rất có lợi cho tôi”.

Nhưng tình cảm đôi khi lại quan trọng hơn tiền bạc. Như tôi đã nói lúc đầu, không phải bất cứ ai sở hữu cổ phiếu đều “thực sự tham gia” vào thị trường chứng khoán.

Một người bạn khác đã hỏi ý kiến tôi về một số cổ phiếu mà vợ anh ta được thừa kế từ một người cậu. Đó là cổ phiếu của công ty nào? Đó là cổ phiếu của hãng SIBONEY CORPORATION, một công ty chuyên khai thác dầu và khí đốt ở Cuba, được niêm yết trên sàn giao dịch Hoa Kỳ.

Nhưng thật không may, cổ phần của SIBONEY mà vợ chồng bạn tôi sở hữu được mua vào từ năm 1957, tức là trước cuộc chính biến ở Cuba do Fiden Castro khởi xướng.

Hiện nay, cổ phiếu của hãng này được bán với giá ¼ đô-la, hay 25 cent/cổ phiếu vì rất ít người quan tâm đến nó.

Đây là một ví dụ khác về một chủ sở hữu cổ phiếu – một trong số khoảng 17 triệu người tham gia thị trường cổ phiếu không có mục đích. Nhóm người này chiếm số đông trong tổng số chủ sở hữu cổ phiếu của các công ty ở Mỹ. Họ không mua vào, họ không bán ra, họ cũng chẳng đánh bạc, và với Phố Wall, điều quan trọng nhất ở đây là họ chẳng trả bất kỳ khoản hoa hồng nào cả. Thỉnh thoảng, họ nhận cổ tức của mình, những lúc khác, như trên đây tôi đã đề cập, họ chỉ đơn giản là sở hữu cổ phần của mình mà thôi.

Thế nhưng, chỉ những người thực sự trả phí môi giới, cũng như những người hy vọng sẽ kiếm được tiền trên Phố Wall mới là đối tượng mà cộng đồng môi giới chứng khoán cũng như cuốn sách này nhắm tới – do nhiều lý do khác nhau.

Tôi cũng khám phá ra rằng, thực ra khá kỳ lạ, bởi lẽ các bà quả phụ và những đứa trẻ mồ côi – những người thường bị xem là sống dựa vào khoản lợi tức từ các cổ phiếu blue-chip, lại là những người thực sự có mặt trên thị trường chứng khoán, mặc dù sự góp mặt của họ là thông qua người uỷ nhiệm. Đó là do tài chính của họ thường nằm trong cổ phiếu của các quỹ tương hỗ hoặc nằm trong tay các nhà quản lý quỹ đáng tin cậy – những người sẽ giám sát danh mục vốn đầu tư của khách hàng với những khoản phí nhất định.

Tuy nhiên, luôn có một vài lần điều chỉnh định kỳ đối với “các danh mục đầu tư”, nghĩa là người ta sẽ bán đi một số cổ phiếu đang có và rồi mua lại những cổ phiếu khác để thay thế. Và sau đó, điều cần làm là đánh cuộc rằng loại cổ phiếu nào sẽ hạ giá, và cổ phiếu nào giá sẽ tăng. Như vậy, nói một cách đơn giản nhất thì cùng với rất nhiều người khác, các bà quả phụ, những đứa trẻ mồ côi cũng là những con bạc, dù rằng họ không trực tiếp tham gia đặt cược.

Do bị hấp dẫn bởi mọi khía cạnh của “sòng bạc” này, tôi đã tìm được một vài con số. Tôi nhận ra rằng, số lượng người đánh bạc thực tế trên thị trường luôn thay đổi. Trong đó: (1) Có khoảng hơn 105 nghìn cá nhân mua các cổ phiếu thuộc kế hoạch đầu tư hàng tháng của sàn giao dịch New York với chi phí trung bình một tháng là từ 40 đô-la trở lên. Các cổ phiếu trong Kế hoạch đầu tư hàng tháng này thường dành cho những cá nhân không đủ khả năng đầu tư một khoản lớn vào loại cổ phiếu họ muốn sở hữu. Và trong nhiều trường hợp, những cổ phiếu này thường dành cho những người tin rằng, khi giá tăng lên họ sẽ nhận được những phần lợi tức đáng kể trong việc mua cổ phiếu của các kế hoạch ngắn hạn.

(2) Có khoảng 3 triệu người sở hữu cổ phiếu của các quỹ tương hỗ. Như tôi đã trình bày ở trên, họ thường thuê người đặt cược thay cho mình. Ván bài đó sẽ do các chuyên gia, những người quản lý quỹ chủ trì. Canh bạc duy nhất của một chủ sở hữu cổ phiếu là liệu giá của những cổ phiếu quỹ tương hỗ của anh ta khi cần bán ra có xứng đáng với số tiền mà anh ta đã phải bỏ ta để mua chúng vào hay không?

(3) Đây là nhóm những người được gọi là “cộng đồng lô lẻ”. Họ là những người, vì rất nhiều lý do khác nhau nhưng thường là do hạn chế về nguồn vốn, mua cổ phiếu với số lượng ít hơn 100 cổ phiếu “lô chẵn”.

Thực sự là rất khó để có thể đưa ra con số chính xác về “cộng đồng lô lẻ”.

Một trong số những người bạn làm môi giới của tôi tiết lộ rằng, khoảng 60% số vụ làm ăn môi giới của công ty môi giới nơi anh ta làm việc là các vụ giao dịch với những nhà đầu tư nhỏ với số lượng ít hơn 100 cổ phiếu. Như vậy, trước cuộc khủng hoảng ngày 28 tháng 5, những vụ mua lô lẻ chiếm khoảng 60% lượng giao dịch trên thị trường.

Thậm chí kể cả những nhà đầu tư tầm cỡ không phải lúc nào cũng đủ giàu có, hoặc là đủ tự tin để cùng một lúc mua 100 cổ phiếu, với những cổ phiếu như cổ phiếu của XEROX, hiện được bán với giá 416 đô-la, hoặc cổ phiếu của IBM đang ở mức 510 đô-la. Ai sẽ mua 100 cổ phiếu của SUPERIOR OIL với giá 1.435 đô-la/cổ phiếu?

Ví dụ như vào tháng 12 năm 1962, số lượng các vụ bán lô lẻ vượt qua số lượng các vụ mua lô lẻ hơn 2.659.092 cổ phiếu. Rất nhiều các nhà đầu tư cỡ nhỏ bán đi những cổ phiếu hiện có của mình, và sự kiện này đã lý giải điều mà có thể bạn đang nghĩ đến – chúng ta gọi sự kiện tháng 12, những nhà đầu tư cỡ nhỏ bị mắc kẹt bởi sự sụp đổ của giá cổ phiếu vào tháng 5, hiện đang vùng vẫy tìm cách “thoát khỏi” phố Wall.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button