Chứng khoán

Trên Đỉnh Phố Wall

tren dinh pho wall sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Peter Lynch & John Rothchild

Download sách Trên Đỉnh Phố Wall ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHỨNG KHOÁN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Thật vui khi đây là lần đầu tiên tôi được đọc một quyển sách do chính Peter Lynch mặc dù tôi đã nghe danh của ông từ lâu. Các quyển sách của ông rất nổi tiếng ở Mỹ và được những người trong giới đầu tư săn lùng. Ông thường nói: ” bạn không cần phải sở hữu trí thông minh, chỉ số IQ cao ngất ngưởng để trở thành nhà đầu tư. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì và tuân thủ các nguyên tắc một cách tuyệt đối và phải học xong môn toán lớp năm”. Trong quyển sách này, Peter Lynch đã ghi lại những kinh nghiệm thực tiễn mà ông có được trong những năm làm công việc quản lý tài chính và nhà đầu tư chứng khoán. Quyển sách hoàn toàn xứng đáng để độc giả bỏ thời gian ra đọc và nghiên cứu.”

“Để nhân xét ngắn gọn ý nghĩa của cuốn sách mang lại thì chỉ có thể là : SỰ KHÁC BIỆT. Và “Sự Khác Biệt” ở đây là Quan điểm Đầu Tư: Ông đã chỉ ra Lợi thế và Điểm mạnh của Nhà Đầu Tư cá nhân so với các Tổ chức, Chuyên gia cũng như Broker.  Ý nghĩa và Khác Biệt: Cuốn sách không thể không đọc dành cho các Nhà Đầu Tư cá nhân. Đầu Tư mang lại Hiệu quả nhất chính là Đầu tư kiến thức cho Bản Thân, học hỏi từ những Kinh nghiệm sương máu của Tiền Nhân để lại!”

“Trước khi nhận được cuốn sách này. Tôi đã nghe nhiều về Peter Lynch, một nhà đầu tư rất thông minh, xuất chúng. Ông thường dựa vào những kinh nghiệm, đời sống thường ngày của ông để áp dụng vào mô hình chứng khoán mà ông muốn đầu tư, muốn hướng tới. Với những ví dụ cụ thể, dí dỏm, câu chuyện của ông làm cho người đọc cảm thấy hứng thú, chút ít góp nhặt những kinh nghiệm của ông và áp dụng trong thực tế của chính mình. Và tôi thích nhất đó chính là quy luật Peter Lynch của ông, ông bảo rằng :” Mỗi lần ông có chuyện vui hay những gì đại loại thế thì chỉ số Down Jones sẽ rớt xuống” và ông đưa ra những ví dụ gắn với từng giai đoạn khi ông vui thì y như rằng chỉ số lại rớt xuống tàn bạo :)))) – đó phải chăng theo ông là tâm lý của con người về việc đầu tư thì rất khó lường”

Vài trích dẫn sách :

Thị trường đầu cơ giá lên tiếp tục va phải những “ổ gà” bất thường. Khi cuốn sách Trên đỉnh phố Wall được viết, cổ phiếu chỉ vừa mới hồi phục từ cơn sốt hạ giá 1987. Cơn sụt giá tồi tệ nhất trong 50 năm này xảy ra cùng thời điểm Lynch đang có một kỳ nghỉ đánh gôn ở Ireland. Tôi phải mất thêm 9 hay 10 chuyến đi (tôi đã mua nhà ở Ireland) để có thể thuyết phục mình rằng việc tôi đặt chân đến Ireland sẽ không phải là nguyên nhân gây ra một nỗi lo sợ mới. Tôi cũng cảm thấy không mấy thoải mái khi đến thăm Israel, Indonesia, hay Ấn Độ (India). Đặt chân lên những đất nước có tên bắt đầu bằng chữ “I” luôn khiến tôi cảm thấy lo sợ. Nhưng tôi đã đến Israel hai lần, đến Ấn Độ hai lần, và một lần đến Indonesia mà chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Cho đến nay, trận sụt giá 1987 vẫn chưa lặp lại, nhưng hiện tượng đầu cơ giá xuống lại xuất hiện vào năm 1990, năm tôi từ chức giám đốc quỹ Fidelity Magellan. Trong khi trận sụt giá 1987 khiến vô số người lo sợ (chắc hẳn mức giảm giá 35% trong hai ngày là nguyên nhân gây ra nỗi lo sợ đó), thì giai đoạn năm 1990 còn khiến tôi sợ hãi hơn. Tại sao vậy? Vào năm 1987, nền kinh tế đang sôi nổi trở lại, và các ngân hàng của chúng ta có khả năng thanh toán nợ, điều đó có nghĩa là các yếu tố cơ bản đều khả quan. Nhưng vào năm 1990, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, các ngân hàng lớn nhất của chúng ta ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, “mành chỉ treo chuông”, và chúng ta lại đang chuẩn bị cuộc chiến tranh với Iraq. Rất may là không lâu sau, chiến tranh kết thúc thắng lợi, đất nước vượt qua cơn suy thoái, các ngân hàng bắt đầu hồi phục, và cổ phiếu bắt đầu những bước đi thần tốc nhất trong lịch sử hiện đại. Gần đây hơn, chúng ta đã chứng kiến chỉ số trung bình các cổ phiếu chủ yếu giảm 10% vào mùa xuân năm 1996, mùa hè các năm 1997 và 1998, và mùa thu năm 1999. Vào tháng 8 năm 1998, chỉ số S&P 500 giảm 14.5%, đây là tháng tồi tệ thứ nhì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. 9 tháng sau đó, cổ phiếu lại tăng giá trở lại, và chỉ số S&P 500 tăng đến hơn 500%.

Vậy mục đích của tôi khi liệt kê tất cả những sự việc trên là gì? Thật kỳ diệu nếu chúng ta tránh được những cơn sụt giá, chỉ cần chúng ta có thể bán cổ phiếu ra đúng thời điểm, nhưng chưa từng có ai chỉ ra được làm cách nào để dự đoán trước những cơn sụt giá này. Hơn nữa, nếu bạn bán cổ phiếu và tránh được một trận sụt giá, thì làm thế nào bạn có thể chắc rằng mình sẽ quay lại mua cổ phiếu ở giai đoạn tăng lại sau hạ giá tiếp theo? Sau đây tôi xin phép kể một câu chuyện: Nếu bạn đầu tư 100.000 đô la vào cổ phiếu trong ngày 1/7/1994, và đầu tư toàn bộ liên tục trong 5 năm, 100.000 đô la ban đầu của bạn sẽ tăng lên 341.772 đô la. Nhưng nếu bạn ngừng đầu tư khoảng 30 ngày trong 5 năm đó, và 30 ngày đó lại là khoảng thời gian mà cổ phiếu đem lại lợi nhuận cao nhất – thì 100.000 đô la của bạn sẽ chỉ biến thành con số 153.792 đô la đáng thất vọng. Với việc bám trụ trên thị trường, bạn đã tự nhân đôi phần thưởng của mình.

Như một nhà đầu tư thành công từng nói: “Cuộc tranh luận ồn ào nhất luôn là cuộc tranh luận trí tuệ nhất”. Bạn có thể tìm ra một lý do hợp lý để làm tăng gấp bội tiền vốn của mình trong mỗi tờ báo buổi sáng hay mỗi bản tin phát sóng hàng tối. Khi Trên đỉnh phố Wall trở thành cuốn sách bán chạy nhất thì cũng là lúc cuốn The Great Depression of 1990 (Đại Suy thoái năm 1990) của Ravi Batra đạt được danh hiệu này. Lời cáo phó cho thị trường đầu cơ giá lên này đã được viết vô số lần kể từ năm 1982. Một trong những nguyên nhân khả dĩ là: Nền kinh tế yếu kém của Nhật Bản, thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ so với Trung Quốc và thế giới, sự sụp đổ thị trường trái phiếu năm 1994, sự sụp đổ của thị trường mới nổi năm 1997, hiện tượng nóng lên toàn cầu, thủng tầng ozone, hiện tượng giảm phát, chiến tranh vùng vịnh, những khoản nợ khách hàng, và gần đây nhất là hiện tượng Y2K. Vào ngày thứ hai của năm mới, chúng ta nhận thấy rằng Y2K là nỗi sợ hãi được thổi phồng quá mức, kể từ sau bộ phim cuối cùng về Godzilla.

“Cổ phiếu được định giá quá cao” là điều mà các nhà đầu tư kêu ca suốt mấy năm. Một số người cho rằng giá cổ phiếu năm 1989 quá cao, ở mức Dow 2.600 điểm. Một số khác cho rằng cổ phiếu đắt thái quá vào năm 1992, trên mức Dow 3.000 điểm. Một điệp khúc những lời kêu ca lại lặp lại vào năm 1995, khi giá cổ phiếu cao hơn mức Dow 4.000 điểm. Một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ lại chứng kiến một thị trường đầu cơ giá xuống nghiêm trọng, nhưng ngay cả khi giá cổ phiếu giảm xuống mức kỷ lục 40% thì nó vẫn còn cách xa điểm mà các chuyên gia khác nhau kêu gọi các nhà đầu tư từ bỏ các cổ phiếu của mình. Như tôi đã lưu ý trong các tình huống trước đó: “Tôi không nói rằng không có sự tồn tại của một thị trường được định giá quá cao, song chẳng có ích gì khi lo lắng về điều đó”.

Người ta thường nói rằng một thị trường đầu cơ giá lên phải vượt qua khỏi bức tường lo lắng, nhưng những nỗi lo lắng chẳng bao giờ dừng lại. Gần đây chúng ta lo lắng làm sao để vượt qua những thảm họa không tưởng như: Chiến tranh thế giới lần thứ ba, trận quyết chiến vũ khí sinh học cuối cùng, những cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân với sức công phá khủng khiếp, hiện tượng băng tan ở hai cực, sao băng đâm vào trái đất, v.v… Trong khi đó chúng ta lại chứng kiến vài điều không tưởng có ích như: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản; Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và chính quyền các bang đạt được thặng dư ngân sách; toàn nước Mỹ tạo ra 17 triệu việc làm mới trong những năm 1990, bù đắp cho số lượng biên chế bị cắt giảm tại các công ty công cộng lớn. Việc giảm biên chế đã gây ra không ít sự hoang mang và lo lắng cho các viên chức nhận sự bảo trợ của nhà nước, song nó lại giúp giải phóng hàng triệu công nhân, đưa họ đến với những công việc thú vị và hữu ích hơn ở những công ty nhỏ và tăng trưởng nhanh.

Tuy nhiên, người ta đã không dành sự quan tâm đúng mức cho những công việc mới được tạo ra này. Nước Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong nửa thế kỷ vừa qua, trong khi châu Âu phải đối mặt với tình trạng nhân công nhàn rỗi trên diện rộng. Nhiều công ty lớn ở châu Âu cũng đã tiến hành cắt giảm biên chế, Nhưng châu Âu thiếu những doanh nghiệp nhỏ để những công nhân này có thể chuyển đến làm việc. Họ có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, công dân của họ được giáo dục tốt hơn, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu vẫn cao hơn hai lần so với Hoa Kỳ. Và đây là một sự phát triển đáng kinh ngạc khác: Ở châu Âu, vào thời điểm cuối năm 1999, có nhiều người có việc làm hơn vào thời điểm cuối thập niên trước đó.

Câu chuyện chủ đạo vẫn tỏ ra đơn giản và không hồi kết. Cổ phiếu không phải là những chiếc vé xổ số. Có một công ty gắn liền với mỗi cổ phiếu. Các công ty hoạt động tốt hơn hoặc tồi tệ đi. Nếu một công ty hoạt động tốt hơn, cổ phiếu của công ty đó sẽ tăng giá. Nếu bạn sở hữu những công ty hoạt động tốt hơn và liên tục tăng lợi nhuận, thì công việc của bạn đang tốt đẹp. Lợi nhuận công ty tăng gấp 55 lần kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, và thị trường chứng khoán tăng trưởng gấp 60 lần. 4 cuộc chiến tranh, 9 cuộc suy thoái, 8 nhiệm kỳ tổng thống và một vụ tai tiếng, tất cả không làm thay đổi những kết quả trên.

Trong bảng sau đây, bạn sẽ thấy tên của 20 công ty trong danh sách 100 công ty thành công nhất trên thị trường Hoa Kỳ những năm 1990. Những con số trong cột ngoài cùng bên trái cho biết vị trí xếp hạng của các công ty này dựa trên tổng lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư tính theo đô la. Rất nhiều công ty công nghệ cao (như Helix, Photronics, Siliconix, Theragenics) đứng trong danh sách 100 công ty thành công nhất này nhưng không có tên trong bảng, bởi tôi chỉ muốn nêu ra những cơ hội đáng chú ý mà một người bình thường nào cũng có thể nhận thấy, nghiên cứu và tận dụng. Hãng máy tính Dell là hãng thành công nhất, và có ai lại chưa từng nghe nói về Dell? Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra doanh số khổng lồ của Dell và danh tiếng ngày càng gia tăng của các sản phẩm máy tính Dell. Những người mua cổ phiếu Dell từ sớm đã thu về số tiền khổng lồ, gấp tới 889 lần số vốn ban đầu; tức là 10.000 đô la đầu tư vào cổ phiếu Dell ngay từ đầu sẽ đem lại một tài sản trị giá 8.99 triệu đô la. Bạn không cần phải hiểu biết về máy tính mới có thể nhận ra cơ hội đầy hứa hẹn từ Dell, Microsoft hay Intel (mỗi máy tính mới đều xuất hiện với băng keo in chữ “Intel Inside”). Bạn không nhất thiết phải là một kỹ sư di truyền học mới có thể nhận ra rằng Amgen đã thay đổi từ một phòng thí nghiệm thành một nhà sản xuất dược phẩm với hai loại thuốc bán chạy nhất.

Swab? Hẳn chúng ta không thể không nhắc đến thành công của họ. Home Depot? Hãng này tiếp tục phát triển với một tốc độ chóng mặt, tạo nên danh sách 100 hãng hàng đầu trong thập niên 1990. Harley Davidson? Việc tất cả các luật sư, bác sĩ và nha sĩ của họ đã trở thành các nhân vật của “Easy Riders cuối tuần” là một tin tức tốt lành cho Harley. Lowe’s? Và một lần nữa lại là Home Depot. Ai có thể dự đoán rằng có tới hai loại cổ phiếu kinh điển trong cùng một ngành kinh doanh nhạt nhẽo? Paycheck? Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ ở khắp mọi nơi đã không còn phải đau đầu khi có Paychex quản lý bảng lương giúp họ. Vợ tôi, Carolyn, đã sử dụng dịch vụ của Paychex trong công việc quản lý quỹ của gia đình, còn tôi đã để lỡ cơ hội và đã không mua cổ phiếu này.

Một vài công ty đạt lợi nhuận cao nhất trong thập kỷ qua (cũng như trường hợp trong các thập kỷ trước) xuất phát từ lĩnh vực bán lẻ truyền thống. The Gap, Best Buy, Staples, Dollar General – tất cả các công ty này đều là những công ty được quản lý tốt và có mức tăng giá cổ phiếu lên đến một triệu lần, và hàng triệu khách hàng đã được trực tiếp trải nghiệm. Việc hai ngân hàng nhỏ xuất hiện trong danh sách này một lần nữa chứng tỏ rằng những công ty thành công xuất sắc có thể đến từ bất kỳ ngành nào – thậm chí một ngành tăng trưởng chậm và ì ạch như ngân hàng. Lời khuyên mà tôi muốn gửi đến các bạn trong thập kỷ tới là: Hãy kiên trì quan sát và tìm kiếm những công ty thành công lớn trong tương lai. Có thể bạn sẽ tìm được một công ty như thế.

– PETER LYNCH VÀ 

JOHN ROTHCHILD

ĐỌC THỬ

PHẦN 1

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Trước khi bạn quyết định mua cổ phiếu, bạn nên đưa ra một số quyết định cơ bản về thị trường, về niềm tin của bạn vào nước Mỹ thống nhất, về việc bạn có cần thiết đầu tư vào cổ phiếu hay không và bạn kỳ vọng điều gì sau khi bán những cổ phiếu này, bạn là một nhà đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, và về cách phản ứng của bạn trước những cú rớt giá bất ngờ, ngoài dự kiến và nghiêm trọng. Tốt hơn hết là bạn phải xác định các mục tiêu và làm rõ những quan điểm của mình (tôi có thực sự nghĩ rằng cổ phiếu rủi ro hơn trái phiếu hay không?) ngay từ đầu, bởi nếu bạn không quyết đoán và thiếu sự chắc chắn, thì bạn sẽ là nạn nhân tiềm năng của thị trường, người sẽ từ bỏ mọi hy vọng và lý lẽ vào thời khắc cam go nhất và chấp nhận bán lỗ. Đây là sự chuẩn bị cá nhân, cũng như những kiến thức và sự nghiên cứu, giúp phân biệt những người mua cổ phiếu thành công với những người luôn luôn thất bại. Cuối cùng, cả thị trường chứng khoán lẫn bản thân các công ty đều không thể quyết định số phận của một nhà đầu tư. Người duy nhất có thể làm việc đó chính là bản thân nhà đầu tư.

 

1. Tố chất của một nhà đầu tư

Khả năng đầu tư cổ phiếu không phải là một tố chất mang tính di truyền. Nhiều người, khi thua lỗ, thường đổ tại do họ không có gen chơi chứng khoán, và cho rằng những người khác được sinh ra là để chơi chứng khoán, nhưng bản thân cuộc đời tôi lại bác bỏ quan niệm này. Không có điều kỳ diệu nào xảy ra vào lúc tôi ra đời, và không có một dấu hiệu nào cho thấy tôi được sinh ra là để chơi chứng khoán giống như việc Pelé sinh ra là để trở thành một huyền thoại bóng đá. Theo như tôi được biết, bố tôi chưa bao giờ quan tâm đến giá cổ phiếu General Motors, hay mẹ tôi cũng chưa từng tìm hiểu về cổ tức ATT.

Tôi chỉ có thể kể với một cái nhìn hài hước rằng vào ngày tôi sinh ra, ngày 19 tháng 1 năm 1944 chỉ số bình quân Dow Jones ngành công nghiệp giảm và còn sụt giảm mạnh hơn vào tuần mà tôi phải nhập viện. Mặc dù tôi không thể nghi ngờ điều này, nhưng đây là những dấu hiệu ban đầu của quy luật Lynch. Quy luật Lynch, có liên hệ chặt chẽ với nguyên lý Peter, phát biểu rằng: khi nào Lynch đi lên thì thị trường sẽ đi xuống (bằng chứng gần đây nhất là vào mùa hè năm 1987, khi tôi và bên xuất bản vừa đạt được thỏa thuận xuất bản quyển sách này, một đỉnh cao trong sự nghiệp của tôi, thì thị trường sụt mất 1.000 điểm trong vòng hai tháng. Có lẽ tôi sẽ phải suy nghĩ hai lần trước khi thử bán bản quyền bộ phim này.)

Hầu hết họ hàng của tôi có lý do chính đáng để không tin tưởng vào thị trường chứng khoán. Mẹ tôi là con út trong số bảy anh chị em. Điều này có nghĩa là các bác tôi đã ở tuổi trưởng thành trong thời kỳ Đại Suy Thoái (1931 – 1933), và họ đã từng kinh qua cuộc Đại khủng hoảng phố Wall năm 1929. Xung quanh gia đình tôi, không ai đề cập đến chứng khoán.

Lần mua bán chứng khoán duy nhất mà tôi được biết là khi ông Gene Grifin của tôi mua cổ phiếu của Cities Service. Ông tôi là một nhà đầu tư rất bảo thủ, và ông chọn cổ phiếu của Cities Service bởi vì ông nghĩ rằng đó là một công ty nước sạch. Nhưng trong một chuyến đi đến New York ông phát hiện ra rằng đó là một công ty dầu, và ông bán những cổ phiếu đó ngay lập tức. Sau đó, cổ phiếu của Cities Service đã tăng giá gấp 50 lần.

Trong suốt những năm 1950 cho đến những năm 1960, tâm lý phổ biến của người Mỹ là không tin tưởng vào chứng khoán. Thời gian này thị trường tăng trưởng gấp ba sau đó lại tiếp tục gấp đôi. Thời thơ ấu của tôi, không phải mãi cho đến những năm 1980, đã chứng kiến thị trường lên giá ngoạn mục chưa từng thấy trong lịch sử. Nhưng nếu theo như những lời nghe được từ bác tôi thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi bong bóng trong bể bơi. Mọi người thường cảnh báo nhau rằng: “Đừng bao giờ tham gia vào thị trường đó. Nó quá rủi ro. Bạn sẽ mất sạch cho mà xem”.

Lật lại vấn đề, tôi nhận ra rằng vào những năm 50, mức độ rủi ro bị mất toàn bộ số tiền đầu tiên thấp hơn cả so với những thời kỳ trước và sau đó. Điều này đã dạy cho tôi một bài học đáng giá. Không những việc dự đoán thị trường là bài toán hóc búa mà các nhà đầu tư nhỏ thường có xu hướng lạc quan tếu hoặc bi quan không đúng thời điểm. Bởi vậy, vấn đề cốt yếu ở đây là các nhà đầu tư phải chiến thắng bản thân để quyết tâm đầu tư vào những thị trường tốt và không ngần ngại rời bỏ những thị trường đã xuống cấp.

Cha tôi là một người đàn ông chăm chỉ cần mẫn, trước đây từng là giáo sư giảng dạy môn toán ở trường đại học. Sau đó ông đã rời bỏ ngành giáo dục để trở thành một kiểm toán viên cấp cao trẻ nhất ở John Han-Cock. Ông lâm bệnh vào năm tôi lên bảy tuổi và qua đời vì u não khi tôi mới mười tuổi. Điều bất hạnh xảy ra với gia đình khiến mẹ tôi phải kiếm một công việc (ở nhà máy sản xuất Lud-low, sau này được Tyco Labs mua lại) để có thu nhập. Tôi tự thấy mình cũng phải có trách nhiệm với gia đình nên đã kiếm một công việc bán thời gian. Năm tôi 11 tuổi, người ta thuê tôi làm chân phụ ở sân gôn. Đó là vào ngày 7 tháng 7 năm 1955, cái ngày mà chỉ số Dow Jones giảm từ 467 xuống còn 460 điểm.

Đối với một đứa trẻ 11 tuổi vừa mới tìm hiểu xem thế nào là chơi gôn thì phụ sân gôn là một công việc lý tưởng. Họ trả tiền cho việc tôi chạy quanh sân gôn. Trong một buổi chiều, tôi có thể kiếm được một số tiền tương đương với số tiền những đứa trẻ giao báo nhận được sau bẩy ngày làm việc. Còn điều gì có thể tuyệt vời hơn thế?

Ở trường trung học tôi đã bắt đầu nhận ra những lợi thế tiềm tàng và tầm quan trọng tương đối của công việc phụ sân gôn, đặc biệt ở những câu lạc bộ hạng nhất như Brae Burn, ngoại ô Boston. Khách hàng của tôi là những chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc của những tập đoàn sừng sỏ như: Gillette, Polaroid, và đặc biệt là Fidelity. Trong khi giúp đỡ D.George Sullivan tìm được quả bóng của ông ta, tôi đã tìm được định hướng nghề nghiệp cho chính mình. Tôi không phải là người phụ sân gôn duy nhất đã học được rằng con đường nhanh nhất để tiến thân đến phòng giám đốc là thông qua hành lang của những câu lạc bộ như Brae Burn.

Nếu bạn muốn học về chứng khoán, thì sân gôn là địa điểm lý tưởng nhất mà bạn có thể nghĩ đến thay vì lên sàn giao dịch. Đặc biệt là sau khi các gôn thủ vừa thực hiện một cú đánh xoáy hay một cú gạt nhẹ sang trái, thì họ sẽ say mê miêu tả về lần đầu tư thắng đậm gần đây nhất. Trong một lượt chơi, tôi có thể bật mí cho họ năm bí quyết chơi gôn, và đổi lại tôi thu lượm được năm bí quyết chơi chứng khoán.

Mặc dù tôi không có nhiều tiền để có thể thực hành những bí quyết chứng khoán học hỏi được, nhưng những câu chuyện có hậu mà tôi nghe được trên đường lăn bóng khiến tôi nghi ngờ định kiến bấy lâu của gia đình tôi rằng thị trường chứng khoán không phải là chỗ có thể kiếm tiền. Trên thực tế, rất nhiều khách hàng của tôi đã ăn nên làm ra nhờ thị trường chứng khoán, và rất nhiều những bằng chứng tích cực khác đã thực sự ngấm dần vào đầu óc của tôi.

Một người phụ gôn sẽ nhanh chóng học được cách phân loại những gôn thủ của anh ta, bắt đầu với những bảng phong thần hiếm có (gôn thủ kiệt xuất, con người kiệt xuất, người mách nước kiệt xuất), sau đó dần tụt hạng xuống gôn thủ bậc trung, con người bậc trung và người mách nước bậc trung và cuối cùng là chạm đáy với gôn thủ tồi, con người tồi và người mách nước tồi – những mối liên kết thật tệ hại không thể nào tách rời nhau. Thông thường, tôi sẽ chọn làm phụ gôn cho một gôn thủ bậc trung và người chơi bậc trung. Nhưng đặt tình huống phải lựa chọn giữa một vòng chơi tẻ nhạt với một người mách nước giỏi và một vòng chơi tầm cỡ với một người mách nước tồi, tôi đã học được rằng nên lựa chọn phương án thứ nhất. Làm tốt công việc phụ gôn chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền.

Tôi tiếp tục làm người phụ gôn trong suốt thời gian học ở trường trung học và cao đẳng Boston, nơi tôi đã giành được học bổng Francis Ouimet Caddy giúp tôi trang trải được các khoản chi tiêu. Tại trường cao đẳng, tôi không chọn các môn khoa học, toán hay kế toán – những môn trang bị kiến thức phổ thông cho kinh doanh. Tôi lựa chọn một mảng khác mang nhiều tính nghệ thuật hơn. Bên cạnh lịch sử và tâm lý học, tôi còn chọn học siêu hình học, triết học nhận thức luận, logic, tôn giáo và triết học Hy Lạp cổ đại.

Bây giờ khi nhìn lại vấn đề, tôi thấy rõ ràng học lịch sử và triết học là một sự chuẩn bị tốt hơn để bước vào thị trường chứng khoán so với việc học những môn như thống kê toán học. Đầu tư vào chứng khoán mang tính nghệ thuật chứ không mang tính khoa học. Những người được đào tạo ra để cứng nhắc định lượng mọi thứ thường có nhiều hạn chế. Nếu như có thể định lượng được việc đầu tư chứng khoán thì bạn nên mượn thời gian vào việc ngồi lì bên chiếc máy tính Gray gần nhất và trông chờ thu về bạc tỷ. Nhưng mọi chuyện không bao giờ diễn ra như vậy. Tất cả những kiến thức toán học cần để tham gia thị trường chứng khoán (Chrysler có một tỷ đô la tiền mặt, năm trăm triệu đô la là nợ dài hạn v.v…) thì bạn đã được học từ lớp bốn.

Môn logic giúp tôi rất nhiều trong việc chọn mua cổ phiếu, bởi nó giúp tôi tư duy để nhận ra tính phi logic đặc trưng của Phố Wall. Thực chất lối suy nghĩ của Phố Wall cũng giống như của người Hy Lạp cổ đại. Thời xưa, những người Hy Lạp đã từng ngồi tranh cãi ngày này qua ngày khác xem một con ngựa có bao nhiêu cái răng. Họ cho rằng họ sẽ tìm ra câu trả lời bằng cách ngồi lỳ ở đó thay vì việc đi kiểm tra chính hàm răng của con ngựa. Ngày nay, rất nhiều nhà đầu tư ngồi lại với nhau để thảo luận xem liệu giá một cổ phiếu có tăng hay không, cứ như thể một vị thần sẽ hiện ra và cho họ câu trả lời, thay vì việc đứng lên và đi kiểm tra tình hình làm ăn của công ty đó.

Trong hàng thế kỷ trước, con người nghe thấy tiếng gà gáy vào lúc mặt trời mọc và họ cho rằng tiếng gáy chính là nguyên nhân làm cho mặt trời mọc. Ngày nay điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn. Vậy mà vẫn có nhiều chuyên gia phân tích Phố Wall cũng thường lẫn lộn những nguyên nhân và ảnh hưởng trong việc đưa ra những lý giải mới mẻ cho sự tăng trưởng của thị trường: người Nhật đang bất an, đội tuyển Brazil đã giành được cúp vàng, đảng Cộng Hòa sẽ chiến thắng trong chiến dịch bầu cử, v.v… Khi tôi nghe những lý thuyết như vậy, tôi lại liên tưởng đến chuyện con gà trống gáy.

Vào năm 1963, năm thứ hai ở trường cao đẳng Boston, tôi mua cổ phiếu đầu tiên cho mình – cổ phiếu của Hãng hàng không Flying Tiger với giá 7 đô la. Nhờ có học bổng và tiền lương từ việc làm phụ gôn, tôi trang trải được học phí, sống cùng gia đình giúp tôi tiết kiệm được một số chi phí khác, và tôi vừa tậu một chiếc xe hơi 150 đô la thay cho chiếc 85 đô la cũ kỹ. Phớt lờ mọi cám dỗ khác, cuối cùng tôi cũng đủ dư dả để đầu tư.

Flying Tiger không phải là một sự lựa chọn ngông cuồng. Tôi chọn mua nó dựa trên cơ ở nghiên cứu hàng loạt những thất bại thường thấy. Trong giờ học tình cờ tôi đọc một bài báo bàn về tương lai đầy hứa hẹn của ngành vận tải hàng không, trong đó cũng nói Flying Tiger là một công ty vận tải hàng không. Chính vì vậy tôi mua cổ phiếu này, nhưng đó không phải là lý do làm cho cổ phiếu này tăng giá. Nó tăng giá bởi chúng tôi đã tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam và Flying Tiger đã ăn nên làm ra nhờ việc chuyên chở binh lính và hàng hóa qua lại Thái Bình Dương.

Trong vòng chưa đầy hai năm, cổ phiếu Flying Tiger đạt mức 32,75 đô la, và tôi được lời gấp năm lần. Tôi bán dần nó đi để chi trả học phí cho đến khi tốt nghiệp. Sau đó tôi đến Wharton theo học bổng ưu tiên của Flying Tiger.

Nếu cổ phiếu đầu tiên có ý nghĩa đối với tương lai tài chính của bạn như ý nghĩa của tình yêu đầu tiên đối với tâm hồn lãng mạn của bạn, thì việc lựa chọn Flying Tiger quả là một điềm may mắn với tôi. Nó chứng minh cho tôi thấy tồn tại những mức lợi nhuận lớn hơn, và tôi chắc chắn rằng có nhiều nguồn để tiếp cận được chúng.

Trong năm học cuối tại trường cao đẳng Boston, tôi nộp hồ sơ xin việc làm thêm hè ở Fidelity theo lời khuyên của ông Sullivan, chủ tịch hội đồng quản trị – một tay gôn kém may mắn nhưng là một người thành công trong sự nghiệp. Fidelity là thành viên của New York Yatch, National Augusta, Carnegie Hall và Kentucky Derby. Fidelity có một đại bản doanh hoành tráng trông giống như một tu viện nguy nga thời trung cổ và mọi tu sĩ đều lấy làm hãnh diện. Được tiếp xúc với những bảng cân đối kế toán ở đây quả là một công việc đáng mơ ước. Có đến một trăm hồ sơ đăng ký cho ba vị trí làm việc hè.

Các quỹ đầu tư của Fidelity hoạt động rất thành công, đến nỗi mẹ tôi đã đầu tư 100 đô la một tháng vào quỹ Fidelity Capital. Quỹ này do Gerry Tsai quản lý, là một trong hai quỹ tăng trưởng danh tiếng trong thời đại tăng trưởng này. Quỹ còn lại là Fidelity Trend nằm dưới quyền quản lý của Edward C.Johnson III, còn được biết đến với cái tên Ned. Ned Johnson là con trai của Edward C. Johnson II, hay Mister Johnson, người sáng lập ra công ty.

Quỹ Fidelity của Ned Jonson và quỹ Fidelity Capital của Gerry Tsai là hai quỹ cạnh tranh nhau nhưng cùng hoạt động rất hiệu quả với mức lợi nhuận kếch xù, là niềm ao ước của những đối thủ cùng ngành trong thời kỳ từ 1958 đến 1965. Được đào tạo và ủng hộ bởi hai con người kiệt xuất này, tôi cảm tưởng như mình đã thấu hiểu phần nhiều câu nói của Issac Newton: “nếu tôi có thể nhìn xa hơn, cao hơn… chính là nhờ tôi đã đứng trên vai những người khổng lồ”.

Từ rất lâu, trước khi Ned đạt được những thành công vang dội thì cha của ông, Mister Johnson đã làm thay đổi quan niệm của người Mỹ đối với việc đầu tư chứng khoán. Mister Johnson cho rằng đầu tư vào chứng khoán không phải để bảo toàn vốn mà là để sinh lời. Rồi từ lợi nhuận kiếm được đầu tư vào nhiều cổ phiếu hơn, để thu được nhiều tiền hơn. Mister Johnson nổi tiếng với câu nói: “Những cổ phiếu mà bạn đầu tư, đó chính là những bà vợ mà bạn gắn bó sắt son”. Ông không hề giành được giải thưởng nào của tạp chí Ms.

Tôi rất đỗi vui mừng khi được nhận vào Fidelity và làm việc tại văn phòng trước đây của Tsai, sau khi ông chuyển sang quỹ Manhattan ở New York. Tất nhiên, chỉ số bình quân Dow Jones ngành công nghiệp đang ở mức 925 khi tôi nhận công việc vào tuần đầu tháng 5 năm 1966 đã tụt xuống dưới mức 800 khi tôi tốt nghiệp vào tháng 9, đúng như quy luật Lynch đã dự đoán.

Động thái ngẫu nhiên và nhà máy Maine Sugar

Những thực tập sinh mùa hè như tôi, không chút kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp hay kế toán, được giao nhiệm vụ nghiên cứu công ty và viết báo cáo, như một nhà phân tích thông thường. Tất cả những vấn đề kinh doanh khúc mắc nhất đều được làm sáng tỏ – thậm chí một cử nhân xã hội học cũng có thể phân tích chứng khoán. Công việc của tôi liên quan nhiều đến lĩnh vực giấy tờ và xuất bản. Tôi đi khắp đất nước gặp gỡ các công ty như Sorg Paper và International Textbook. Vì đình công trong ngành hàng không nên tôi đi lại bằng xe buýt. Vào cuối mùa hè thì công ty mà tôi nắm rõ nhất là Greybound.

Sau thời gian thực tập hè tại Fidelity, tôi trở lại Wharton để tiếp tục năm thứ hai đại học, chưa bao giờ tôi hoài nghi vào giá trị của những lý thuyết học thuật về thị trường chứng khoán như lúc này. Dường như tất cả những kiến thức tôi học được ở Wharton, được xem là sẽ giúp tôi thành công trong sự nghiệp đầu tư, thì thực tế chỉ đưa tôi đến thất bại. Tôi học thống kê, toán cao cấp, và phân tích lượng. Nếu theo những kiến thức mà môn phân tích lượng dạy tôi thì tất cả những việc tôi chứng kiến ở Fidelity thực sự sẽ không bao giờ xảy ra.

Tôi cảm thấy rất khó khăn để có thể tích hợp giả thuyết về thị trường hiệu quả (giả thuyết này cho rằng mọi thứ trong thị trường chứng khoán đều “rõ ràng” và giá cả là “hữu tỷ”) với giả thuyết về động thái ngẫu nhiên (cho rằng xu hướng lên xuống của thị trường là vô tỷ và hoàn toàn không thể dự đoán được). Tôi đã quan sát đủ những biến động bất thường để nghi ngờ về tính hữu tỷ, và thành công của những nhà quản lý quỹ Fidelity là rất khó có thể dự đoán.

Một điều rõ ràng là những giáo sư ở Wharton, những người tin vào phân tích lượng và động thái ngẫu nhiên, thậm chí không giỏi bằng những đồng nghiệp mới của tôi tại Fidelity. Do đó giữa lý thuyết và thực tiễn, tôi ủng hộ những người làm việc thực tế. Làm sao mà bạn có thể tán thành lý thuyết học thuật phổ biến cho rằng thị trường là vô tỷ khi mà bạn biết một ai đó vừa mới thu lời gần 20 lần từ cổ phiếu Gà rán Kentucky (Kentucky Fried Chicken – KFC), hoặc thậm chí ai đưa ra những lý giải ban đầu cho việc một cổ phiếu đang tăng giá. Mối nghi ngại của tôi đối với những nhà lập thuyết và những chuyên gia dự đoán vẫn còn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Một số môn học ở Wharton cũng có ích, nhưng thậm chí nếu tất cả các môn đều vô nghĩa thì vẫn còn một thứ đáng giá, đó chính là những trải nghiệm. Bởi vì tại khuôn viên này, tôi đã gặp Carolyn (Chúng tôi cưới nhau khi tôi đang ở trong quân đội, vào ngày 11 tháng 5 năm 1968, một ngày chủ nhật khi thị trường đóng cửa. Và trong khi chúng tôi tận hưởng tuần trăng mật ngọt ngào thì chỉ số Dow Jones sụt 13,93 điểm – lúc đó tôi không hề chú ý đến điều này, mà là sau này khi tôi lục lại trí nhớ của mình.)

Sau khi kết thúc năm học thứ hai tại Wharton, tôi ghi danh vào quân ngũ để phục vụ hai năm theo yêu cầu của chương trình ROCT. Từ năm 1967 đến 1969, tôi là trung úy pháo binh ban đầu ở Texas sau đó là Hàn Quốc, một thay thế đáng cân nhắc. Bởi hầu hết trung úy pháo binh đều bị trọng thương trong chiến tranh Việt Nam. Hạn chế duy nhất của Hàn Quốc là nước này còn quá lạ lẫm đối với giao dịch chứng khoán và theo như tôi được biết, ở Seoul không tồn tại thị trường chứng khoán. Vào thời gian này tôi không được tiếp cận với Phố Wall.

Trong những dịp về phép không thường xuyên, tôi tranh thủ mua những cổ phiếu đang sốt theo lời khuyên của bạn bè và đồng nghiệp để bù đắp lại khoảng thời gian đã mất. Trong khi họ đang mua những chứng chỉ nóng có xu hướng đi lên, thì họ lại gợi ý tôi mua những chứng chỉ ổn định hơn và đang có xu hướng đi xuống. Trên thực tế, tôi thu được chút đỉnh với Ranger Oil, nhưng lại mất nhiều hơn cho Maine Sugar.

Những người ở Maine Sugar đi gặp tất cả những nông dân trồng khoai tây ở Maine để thuyết phục họ trồng củ cải đường trái vụ. Điều này hứa hẹn mang lại vô số lợi nhuận cho Maine Sugar, chưa kể đến những nông dân ở Maine. Người nông dân cùng một lúc sẽ kiếm thêm thu nhập và tái tạo đất nhờ việc trồng xen canh củ cải đường và khoai tây. Hơn nữa, Maine Sugar sẽ thanh toán mọi chi phí cho việc trồng củ cải đường. Tất cả những việc mà người nông dân phải làm là vận chuyển chúng đến nhà máy tinh chế rộng lớn mà Maine Sugar vừa mới xây dựng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button