Review

Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30

Thể loại Quản Trị – Kỹ Năng
Tác giả Choi Pyong Hee & Go Deuk Seong & Jeong Seong Jin
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Thái Hà
Số trang 236
Ngày xuất bản 03-2012
Giá bánXem giá bán

Một trong số những mong muốn chung của mọi người là việc sống mà không cần phải lo lắng về tiền. Dù gì đi nữa nếu thiếu tiền hoặc không có tiền thì sẽ có nhiều khi phiền não, đôi khi sẽ trở nên khốn khổ. Nếu trong cuộc sống nhất thiết phải lựa chọn thời kỳ không có tiền thì nên chọn khi nào?

Dù sao thì không có tiền khi còn nhỏ là tốt nhất. Khi còn nhỏ dù mệt nhọc hay thiếu thốn thì cũng còn tốt hơn là giàu có, an nhàn khi có tuổi. Trong quá khứ dù vất vả thì hiện tại giàu có hơn, hiện tại dù có hơi vất vả thì tương lai thoải mái hơn.

“Tuổi già” chính là tương lai đó. Về già khi năng lực tài chính đã mất, đến tiền còn không có thì không phải là quá khốn khổ ư? Vì thế dù chỉ là một ngày thì cũng phải nhanh chóng chuẩn bị cho một tuổi già không phải lo lắng về tiền bạc.

Vậy thì cái thời gian tuổi già mà chúng ta phải chuẩn bị là bao lâu? Như ở đầu đề đã nói đến con số 30 năm có thể có cảm giác là hơi dài. Thực tế nếu bảo dự tính thời gian tuổi già cho mọi người xung quanh (từ sau khi về hưu đến lúc chết), thì đa số mọi người trả lời là 15-20 năm.

Ở đất nước Hàn Quốc, thời gian tuổi già trung bình của người đi làm nam giới là khoảng 17 năm và nếu chỉ nghĩ về nam giới thì thời gian này tương đối chính xác. Nhưng mà nếu suy xét đến vấn đề vợ thường kém chồng trung bình là 3 tuổi và sống lâu hơn 7 năm thì thời gian tuổi già thực tế của 2 vợ chồng là 27 năm. Nếu kéo dài tuổi thọ theo ước tính tiêu chuẩn cuộc sống hiện tại thì cần phải chú ý là thời gian này sẽ tăng thêm từ 3 đến 5 năm.

Nếu thế thời gian tuổi già là trên dưới 30 năm. Bạn có nổi da gà không khi nghe người ta nói trải qua 30 năm làm việc và 30 năm tuổi già? Nếu suy nghĩ đơn giản, trải qua tuổi già, chi tiêu theo tiêu chuẩn hiện tại thì chỉ phải tiết kiệm 1 nửa thu nhập.

Cái đó cũng ngoại trừ những khoản chi phí như mua nhà cửa, nuôi dạy con cái… và là chi phí tích lũy được khi chỉ đơn thuần nghĩ đến tuổi già. Khi đã suy nghĩ 15 năm, việc chuẩn bị cho tuổi già đã biết trước sẽ không bất ngờ tiến đến như 1 bức tường khổng lồ phải không các bạn?

Như vậy là trên thực tế phần lớn mọi người đang nghĩ đến việc bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già từ tuổi 40. Ở trong những bài báo hoặc những cuốn sách phần lớn đều viết hẳn ra là: “sự chuẩn bị cho tuổi già = tuổi tứ tuần”. Tại sao lại như vậy? Không thể hiểu được vì sao lại thế.

Nguyên tắc cơ bản nhất của việc chuẩn bị cho tuổi già là “càng nhanh càng tốt”. Câu này được hiểu ngược lại là “càng muộn càng không tốt”. Nếu vậy thì việc công thức không được ưa chuộng được sử dụng liên tục có lẽ là do việc thỏa hiệp với độc giả. Phải đến độ tuổi 40 mọi người mới quan tâm đến hai từ “tuổi già” vì vậy điều đó được coi là phù hợp với họ.

Trong cuốn sách này các tác giả đã quả quyết phủ nhận sự thỏa hiệp này.

Anh Kim Min Seok là nhân vật chính của cuốn sách này 35 tuổi và là trưởng phòng một doanh nghiệp lớn nhưng ở trong cuốn sách này được viết từ năm 20 tuổi đến đầu những năm 50 tuổi.

Chúng tôi mong rằng những độc giả ở tầm tuổi 20, 30 sẽ đọc và tập trung vào vấn đề “tại sao phải chuẩn bị cho tuổi già ngay từ bây giờ” theo cách nhìn nhận của nhân vật chính. Nếu là độc giả ở tầm tuổi tứ tuần hoặc đầu ngũ tuần thì dù có hơi muộn một chút cũng hãy tập trung vào việc phải lựa chọn những phương pháp nào để bù đắp lại thời gian đã mất.

Cuốn sách này không thể cho bạn mọi đáp án cho mọi vấn đề. Nhưng các tác giả đã biên tập cuốn sách này để truyền đạt hiểu biết cho các độc giả, để các độc giả không bỏ bê tuổi già của mình, nâng cao ý thức về sự chuẩn bị cho tuổi già, và để chỉ ra phương hướng chuẩn bị cho tuổi già của các bạn.

Chúng tôi hi vong cuốn sách này đã trở thành ngọn hải đăng soi sáng đường khi độc giả hướng ra biển lớn cuộc đời.

Cuối cùng chúng tôi muốn yêu cầu độc giả “hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, ngay lúc này!”.

Hãy vận động ngay khi bạn đóng cuốn sách này lại. Cuốn sách này không phải là để nuôi dưỡng tâm hồn hay triết lý sâu sắc mà để chỉ ra hướng đi cho độc giả. Nếu đọc cuốn sách này mà thấy sởn gai ốc hay đầu gật gù thì hãy dù chỉ là một ngày cũng hãy nhanh chóng chuyển theo hướng đó.

Khi biên tập cuốn sách chúng tôi đã rất chú tâm đến những phần như làm sao để độc giả dễ dàng đón nhận câu chuyện về sách chuẩn bị cho tuổi già, làm thế nào để có thể cảm nhận được bằng xúc giác vấn đề tuổi già trong tương lai xa không phải là vấn đề trước mắt, phương hướng thật sự mang lại lợi ích cho độc giả là gì? Thông qua cuốn sách này phải mang lại lợi ích đến đâu? …

Ba tác giả cùng nhau làm việc trong vòng một năm và viết ra những lời này không phải là dễ nhưng chúng tôi thấy tự hào ở chỗ đã thu thập ý kiến, suy nghĩ của rất nhiều nhà chuyên môn chứ không chỉ đơn thuần là suy nghĩ của một cá nhân.

Và chúng tôi rất mong muốn cuộc sống hiện tại và tuổi già của độc giả sẽ trở nên sung túc, tươi đẹp hơn.

[taq_review]

Trích dẫn


30 năm sau, chuyện gì sẽ xảy ra?

Gần đây, anh Kim Min Seok (35 tuổi) khá lo lắng khi vợ anh sắp sinh đứa con thứ hai. So với các bạn cùng trang lứa, với chức vụ trưởng phòng của một công ty tầm cỡ như anh thì cuộc sống của anh có vẻ rất ổn. Tuy nhiên, môi trường công ty anh cực kỳ khắc nghiệt, nên chuyện về hưu non của một hay hai ông giám đốc bộ phận không còn xa lạ. Tuy hai vợ chồng đều đi làm kiếm tiền nhưng sau khi sinh đứa con đầu tiên, cuộc sống đối với vợ chồng anh đã khá chật vật. Giờ đây, khi sắp có đứa con thứ hai thì nỗi lo lắng đó càng đè nặng hơn. Anh là đối tượng ghen tị của những người xung quanh vì chức danh trưởng phòng. Thu nhập một năm của anh và vợ khoảng 80 triệu won(1).

Nếu nhìn bề ngoài, trưởng phòng Kim dường như sống mà không cần phải lo lắng gì nhiều về tiền bạc. Nhưng thực tế không phải như vậy. Vào ngày lĩnh lương hàng tháng, sau khi nộp tiền thuế, tiền trách nhiệm công dân… thì số tiền thực lĩnh của anh sẽ được chuyển vào sổ tiết kiệm. Tiếp đến, anh sẽ phải đóng tiền thẻ, tiền trả lãi khoản vay ngân hàng… Như thế, tiền lương của anh cứ bị chia năm sẻ bảy với đủ các khoản chi tiêu. Anh thường xuyên nghi ngờ tự hỏi: “Không hiểu khoản tiền lớn biến đi đâu mất rồi?”. Nhưng rồi suy nghĩ: “Biết làm thế nào đây!” cứ cuốn anh đi từng ngày từng ngày. Cuộc sống tất bật với số lượng công Won: là đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc. Theo tỉ giá ngày 17/2/2012, việc cao như núi khiến anh không còn chút thời gian để tĩnh tâm suy nghĩ về tương lai. Chỉ cần nghĩ đến đứa con sắp ra đời, các vấn đề từ quan hệ xã hội, rồi việc hoàn trả khoản vay mua nhà… đã làm anh bù đầu. Do đó, việc anh không chú tâm nhìn lại hiện trạng của mình cũng là điều dễ hiểu.

Gần đây, anh được một người em họ gợi ý tham gia bảo hiểm niên kim. Cậu em đó từng làm việc tại công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Trong một dịp vô tình cậu em đó đã hỏi anh: “Anh đã chuẩn bị cho tuổi già và lập kế hoạch sau khi về hưu chưa?”. Rồi cậu ấy chân thành khuyên anh nên chuẩn bị cho tuổi già ngay từ bây giờ bằng bảo hiểm niên kim.

“Chuẩn bị tuổi già? Chuẩn bị về hưu? Dù không có những thứ đó thì thế hệ bố mẹ của chúng ta vẫn sống tốt đấy thôi!”

Khi đó, trong bụng anh nghĩ vậy, nên sau khi chia tay với cậu em, anh liền đi thẳng về nhà. Nhưng thật kỳ lạ, trên đường về nhà thì lời nói cậu em đó lại hiện lên trong đầu anh.

“Thời của bố mẹ chúng ta trong quá khứ khác xa với hiện tại anh ạ. Vì đó là thời kinh tế đang tăng trưởng cao nên mọi người không cần phải lo lắng về tuổi già. Hơn nữa, hiện nay việc con cái phụng dưỡng bố mẹ vẫn là việc hiển nhiên. Nhưng đối với thế hệ sau này thì sao? Liệu chúng còn giữ được điều đó?”

Hiện nay nền kinh tế tuy vẫn tăng trưởng nhưng không thể tránh khỏi khủng hoảng, suy thoái. Còn tuổi thọ trung bình? Số người sống thọ đến cả 100 tuổi không còn là điều hiếm hoi. Hơn nữa, anh có biết một trong những vấn đề mà anh sẽ gặp phải khi có tuổi là gì không? Đó chính là chi phí y tế. Sau 70 tuổi, chi phí y tế sẽ tương đối lớn. Hiện tại, anh đang còn trẻ nên anh chưa nhận thấy, nhưng khi anh có tuổi rồi thì vấn đề khiến anh lo lắng nhất chính là sức khỏe. Tuổi già ốm đau bệnh tật đã khổ, lại không có tiền nữa thì anh sẽ sống thế nào?”

Kim Min Seok lại tiếp tục nhớ đến cuộc nói chuyện với cậu em: “Số tiền anh kiếm được hàng tháng liệu có đảm bảo cuộc sống? Liệu anh có thể an hưởng tuổi già của mình bằng số tiền đó?”. Suy nghĩ của anh cứ bị ám ảnh bởi câu nói đó. Trở về nhà, khác với thường ngày, sau khi nhìn vợ với cái bụng vượt mặt sắp sinh và đứa con gái năm tuổi đang xem tivi, anh mệt mỏi đi vào trong phòng tắm. Anh cứ để nước ấm chảy lên khắp người. Mệt mỏi trên người dường như đã biến mất. Tự nhiên, anh nhắm mắt lại.

Anh lại nghe văng vẳng đâu đó giọng nói mạnh mẽ của cậu em.

“Anh à, anh hãy thử nghĩ đến bộ dạng của mình sau 35 năm nữa, khi anh 70 tuổi mà xem. Anh có đủ tự tin mình sẽ sống hạnh phúc mà không thiếu thốn gì không? Anh có đang chuẩn bị cho tương lai đó không?”

Hình ảnh của tôi sau 35 năm nữa

Anh tỉnh giấc vì tiếng gõ cửa. Anh thấy đầu óc sảng khoái và nhẹ nhõm. Anh đứng dậy vươn vai và đi ra bồn rửa mặt để đánh răng, nhưng chuyện gì xảy ra thế này? Ngay trước mắt anh, hình ảnh trong gương phản chiếu không phải là anh mà là một ông lão với mái đầu đã điểm bạc. Anh quá đỗi ngạc nhiên đưa tay sờ vào gương. Nhưng kỳ lạ thay, không phải ông lão trong gương cũng đang làm hành động tương tự như anh sao? Mắt anh mở to đầy ngạc nhiên, anh đang đối diện với hình ảnh ông lão cũng đang nhìn chằm chằm vào mình.

Cùng với tiếng gõ cửa, anh nghe thấy tiếng gọi của vợ mình: “Ông ơi, ông ra ăn cơm”. Anh nhanh chóng mặc quần áo rồi đi ra khỏi phòng tắm. Nhưng liệu vợ anh có biến thành một bà lão với mái tóc bạc phơ hay không? Dường như vẫn chưa thể tin vào những điều đang xảy ra, anh hỏi vợ:

“Em à, chuyện này là thế nào? Tại sao chúng ta lại già đi chứ? Mà giờ là năm nào? Anh bao nhiêu tuổi?”

Sau khi liên tiếp đặt ra những câu hỏi cho vợ, anh bắt đầu nhìn ngó xung quanh. Anh cũng nhận ra nơi mình đang đứng không phải là ngôi nhà trước kia anh đã từng ở.

“Mà đây là đâu?”

Vợ anh đáp lại lạnh lùng như thể chị thấy anh có gì đó không bình thường:

“Ông này, sao lại ăn nói lung tung thế. Hôm nay là Chủ nhật ngày 25/03/2041. Ông giờ đã 70 tuổi rồi. Ăn nhanh đi rồi còn đi làm. Chúng ta muộn mất. Bắt đầu từ giờ, chúng ta sẽ sống ở đây nên ông phải giữ đúng giờ đấy”.

Bị vợ giục, anh đi về phía nhà ăn. Trong nhà ăn, có nhiều người già đầu tóc đã bạc cũng đang đứng đợi bữa ăn sáng. Chỉ nhẩm tính cũng có khoảng đến gần 100 người.

“Bà nói đây là đâu?”

Người vợ chỉ nhìn vào khay ăn mà không nói lời nào. Chị dường như đang bực mình. Anh bắt đầu ngó xung quanh vì anh nghĩ sẽ khó để nghe câu trả lời mà anh muốn từ vợ mình. Anh tập trung nhìn thực đơn treo trên tường. Phía trên của thực đơn có ghi dòng chữ “Trung tâm dưỡng lão quận Guro”. Đến lúc này, anh mới nhận ra nơi mình đang đứng là viện dưỡng lão. Anh nhìn tờ lịch treo trên tường và anh cũng lờ mờ nhận ra mình đã 70 tuổi, còn vợ anh đã 65 tuổi.

Hơn một nửa nam giới trên 65 tuổi vẫn làm việc

Sau khi lấy đồ ăn và kết thúc bữa sáng, mọi người lần lượt trở về phòng mình thay quần áo. Từng người từng người một lần lượt lên xe buýt đứng đợi ngay trước cửa viện dưỡng lão. Kim Min Seok và vợ anh cũng lên chiếc xe buýt đó. Chiếc xe đi vào trung tâm thành phố, thả vợ chồng anh và một số người khác xuống. Đây là nơi làm việc của họ. Việc quản lý điện tử các hồ sơ khiếu nại các loại tại thị chính là việc mà Kim Min Seok đã từng làm. Trong số những người bạn già đồng hành, anh chú ý đến một gương mặt mà anh thấy khá quen. “À, đúng rồi! Đó chẳng phải là giám đốc Lee Jun sao! Nhưng mà sao ông ấy lại ở đây? Nếu mình tính nhẩm thì ông ấy hơn mình 10 tuổi, tức là năm nay đã 80 rồi.”

“Giám đốc Lee! Sao ông lại đến đây? Trông ông già đi nhiều quá!”

“Ông nhìn lại xem, ông cũng ở đây mà! Vào được đây chắc khó lắm? Ý tôi là cạnh tranh cao… Tôi cũng đã phải đợi nửa năm mới vào được đây đấy. Ở đây rất tốt. Họ còn tạo việc làm cho chúng ta…”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button