Những Giá Trị Sống Cho Tuổi Trẻ
Thể loại | Sách kỹ năng sống |
Tác giả | Diane Tillman |
NXB | NXB Tổng hợp TP.HCM |
Công ty phát hành | First News – Trí Việt |
Số trang | 424 |
Ngày tái bản | 02-2012 |
Giá bán | Xem giá bán |
Nội dung
Những giá trị sống cho tuổi trẻ gồm 12 bài học giá trị về các chủ đề Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do và Đòan kết. Các chủ đề được trình bày dễ hiểu với những phân tích, diễn giải rõ ràng theo trình tự logic: mục đích của chủ đề, những hoạt động được tổ chức và cuối cùng là phần thảo luận. Từng chủ đề còn đưa ra các tình huống, các bài tập thiết thực nhằm thực hành và áp dụng.
Ngoài ra, phần cuối của cuốn sách còn có 10 phụ lục về một số chủ đề; mỗi phụ lục là một câu chuyện, một ví dụ minh họa, một trò chơi trắc nghiệm theo các thẻ tình huống sát thực với chủ đề được đề cập hoặc các bài tập thư giãn, tập trung…
[taq_review]
Review
Trích đoạn
Những điểm suy ngẫm về Đoàn kết
Đoàn kết là sự hài hòa ở bên trong mỗi con người và giữa các cá nhân trong cùng một nhóm, đơn vị, tổ chức.
Tình đoàn kết được duy trì nhờ thái độ chấp nhận và trân trọng mỗi con người cùng phần đóng góp của họ.
Tình đoàn kết được vun đắp khi mọi người cùng chia sẻ chung một mục tiêu, một hy vọng và một tầm nhìn.
Đoàn kết khiến những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.
Sự vĩ đại của đoàn kết là ở chỗ mọi người đều được tôn trọng.
Chỉ một biểu hiện thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho tình đoàn kết bị đổ vỡ.
Đoàn kết tạo nên tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình của mọi người đối với công việc và làm cho bầu không khí trở nên tràn đầy sức mạnh.
Đoàn kết khiến mọi người cảm thấy gắn bó và làm gia tăng hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Quân bình giữa yêu thương và kỷ luật
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận ra tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Họ muốn con mình có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và phát triển những thói quen ăn uống tốt. Họ thận trọng trong việc lựa chọn thức ăn cho cả gia đình. Tuy nhiên, “thức ăn” cho tâm trí cũng không kém phần quan trọng.
Chương trình trên truyền hình là “món ăn” ảnh hưởng lớn đến tâm trí và thái độ của trẻ. Nghiên cứu cho rằng xem ti-vi trên 4 giờ mỗi ngày sẽ có hại cho trẻ vì trẻ không thể phát triển tốt cả về mặt thể chất lẫn cách diễn đạt ngôn ngữ, sự sáng tạo hay những kỹ năng xã hội.
Truyền hình có thể gây nghiện và có thể bị xem là “kẻ cướp tâm trí”. Tâm trí trẻ bị ám ảnh bởi những gì trẻ xem được. Những cảm xúc mà ta muốn lờ đi có thể giảm bớt, và ta thấy không cần phải giao tiếp với ai hoặc sử dụng tâm trí mình để tìm ra việc gì đó có ích để làm. Hệ quả là, ngay từ thời thơ ấu, nhiều trẻ không có đủ thời gian cho những hoạt động thiết yếu giữ vai trò quyết định sự phát triển về mặt xã hội, tinh thần, cảm xúc, nhận thức và thể chất. Chơi đùa và tập thể dục, sáng tạo và phát minh, giao tiếp và diễn đạt là những điều rất quan trọng đối với trẻ.
Lắng nghe tích cực
Có lúc cha mẹ không biết phải làm gì khi thấy con mình bực bội với bạn bè đồng trang lứa hay giáo viên ở trường. Lúc đó cha mẹ thường xuýt xoa (tỏ ra thương cảm thái quá!), khiển trách, khuyên bảo hoặc nổi giận vì con đã hỗn láo với một người có thẩm quyền như thế.
Hãy nhớ lại lúc bạn thật sự bực bội với ai đó, rồi một người khác nhảy xổ vào bảo bạn phải làm thế này thế nọ hoặc cho rằng bạn ngớ ngẩn và hỗn láo. Có thể bạn không cảm thấy khá hơn. Nhưng nếu lúc đó bạn có cơ hội giãi bày với người thực sự biết lắng nghe, bạn sẽ tự biết cách giải quyết điều đã xảy ra.
Lắng nghe với sự kiên nhẫn và yêu thương là một món quà vô giá. Việc lặp lại cảm nhận của trẻ cho phép trẻ chấp nhận những cảm xúc của mình. Khi cảm xúc được chấp nhận, chúng sẽ giảm dần cường độ. Ví dụ, khi có người thực sự lắng nghe mình, thông thường cảm xúc giận dữ đối với người có thẩm quyền sẽ giảm cấp thành cảm nhận rằng mình đang bị tổn thương như thế nào.
Việc được lắng nghe giúp trẻ cảm thấy mình vẫn được coi trọng, từ đó trẻ sẽ chấp nhận sự tổn thương này và nhìn bao quát tình huống với sự hiểu biết. Nhờ vậy mà trẻ dễ dàng chấp nhận một lời khuyên nhỏ từ bạn. Hoặc có thể đây là dịp để bạn hỏi trẻ rằng “Con có thể giải quyết việc này bằng cách khác không?”. Khi trẻ được khuyến khích suy nghĩ và tìm hướng giải quyết khác, vào lần tới, trẻ sẽ có khả năng hành động mà không gây đau khổ cho bản thân và cho người khác.
Lắng nghe tích cực là công cụ hữu ích nhất. Nó cho phép bạn phản hồi nội dung và cảm xúc của người nói mà không lặp lại như con vẹt. Để lắng nghe thật sự, có thái độ yêu thương và chấp nhận, bạn cần dành thời gian trọn vẹn cho việc lắng nghe. Vai trò của người lắng nghe là không cắt ngang và đặt câu hỏi. Chẳng hạn như, trẻ đang bực tức vì bị gọi bằng biệt danh, thì cha/mẹ nên nói “À, con cảm thấy bị tổn thương khi bạn gọi con như thế”.