Review

10 Điều Khác Biệt Nhất Giữa Kẻ Làm Chủ và Người Làm Thuê

Thể loại Kỹ năng – Tâm lý
Tác giả Keith Cameron Smith
NXB NXB Lao Động Xã Hội
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 197
Ngày xuất bản 06-2014
Giá bánXem giá bán

Đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra những khác biệt rất lớn giữa Kẻ làm chủ và Người làm thuê:

– Kẻ làm chủ tự học nhiều hơn tiêu khiển

– Người làm thuê tiêu khiển nhiều hơn tự học

– Kẻ làm giàu nhận trách nhiệm khi thất bại

– Người làm thuê xem thất bại là điều tệ hại

– Kẻ làm chủ tìm kiếm giải pháp lâu dài

– Người làm thuê tìm kiếm vấn đề trước mắt

– Kẻ làm chủ nói : ” Lỗi của tôi ” .

– Người làm thuê nói : ” Không phải tại tôi ”

Và nhiều khác biệt nữa …

[taq_review]

Trích dẫn

kẻ làm chủ tự học nhiều hơn tiêu khiển.
người làm thuê tiêu khiển nhiều hơn tự học.

Kinh nghiệm chính là ngôi trường đào tạo nên những kẻ làm chủ thành công, nó cung cấp một chương trình học không giống bất kỳ hệ thống trường học truyền thống nào. Kinh nghiệm dạy con người cách tự học không ngừng, cách tìm ra những giải pháp, cách biết nhiều thứ, cách khen và sửa sai, cách nhận “lỗi của tôi,” cách xây dựng sự giàu có, cách hướng về tương lai và cách đón nhận rủi ro.

Những giáo viên trong “ngôi trường kinh nghiệm” muốn thấy sinh viên của mình thành công, nên họ không dạy sinh viên những con đường tắt. Vài giáo viên trong “ngôi trường kinh nghiệm” có tên là: Thất bại, Bị từ chối, Thua lỗ, Thái độ, Tư duy, Tha thứ, Kiên trì, Nghèo khổ và Thịnh vượng. Ngôi trường kinh nghiệm sẽ không cho phép sinh viên bỏ cuộc khi mọi thứ trở nên khó khăn. Nếu một sinh viên bỏ cuộc trước khi hoàn thành lớp học, sinh viên đó phải quay trở lại và vượt qua bài kiểm tra mới được tham dự lễ tốt nghiệp có tên gọi Thành công. Mỗi điều khác biệt trong cuốn sách nhỏ này là một trong những bài học quan trọng nhất mà “ngôi trường kinh nghiệm” có thể dạy cho những kẻ làm chủ.

KINH NGHIỆM CHÍNH LÀ TRƯỜNG ĐÀO TẠO NÊN NHỮNG KẺ LÀM CHỦ THÀNH CÔNG

Hệ thống đào tạo truyền thống dạy con người trở thành những người làm thuê chứ không phải kẻ làm chủ. Nó huấn luyện và tạo điều kiện cho con người suy nghĩ về tiền bạc và thành công một cách hạn hẹp. Các trường học truyền thống áp đặt sẵn những kiến thức bạn phải học và buộc bạn phải tuân thủ luật lệ mà không được thắc mắc. Trong ngôi trường kinh nghiệm, kẻ làm chủ được tự do chọn môn học và có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào mà không lo bị quở trách hay kỷ luật. Họ tự hỏi xem mình muốn làm gì với cuộc đời mình và sau đó hỏi những người khác những bí quyết thành công trong lĩnh vực mà họ đã chọn. Hệ thống trường học truyền thống không dạy con người suy nghĩ về việc trở thành một kẻ làm chủ thành công. Chắc chắn các giáo viên tiểu học từng hỏi lũ trẻ chúng muốn trở thành người như thế nào, nhưng câu trả lời đều được dẫn dắt đến việc trở thành người làm thuê. Chúng được dạy rằng phải học đại học nếu chúng muốn có một công việc tốt, nghĩa là trở thành một người làm thuê tốt. Làm thuê cũng chẳng có gì sai nếu đó là thứ bạn chọn, nhưng vẫn còn một lựa chọn khác là trở thành một ông chủ thành đạt. Bạn không thể trở thành một người làm chủ thành đạt từ hệ thống trường học truyền thống.

Trong ngôi trường kinh nghiệm, kẻ làm chủ được tự do chọn môn học.

Có chuyện gì đó đã xảy đến với bọn trẻ. Những năm đầu tiên học ở ngôi trường truyền thống, chúng có vài ý niệm về cái mình muốn, nhưng gần đến những năm cuối, chúng không còn ý niệm đó nữa.

Nếu hỏi các học sinh trung học tại sao chúng học đại học thì hầu hết sẽ trả lời bạn bằng một cái nhìn ngơ ngác. Tại sao rất nhiều thanh niên có ý niệm về cái mình mong muốn khi còn nhỏ nhưng đánh mất sau mười năm? Câu trả lời là chúng đã được tạo điều kiện để tuân theo những chỉ thị. Sau nhiều năm bị áp đặt, chúng không biết phải trả lời về ước mơ của mình ra sao. Bạn không thể trách cứ chúng, rất nhiều học sinh lựa chọn vào đại học, đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để cuối cùng không sử dụng đến kiến thức đã học. Vài người còn nhận ra rằng họ đã phí phạm rất nhiều tiền bạc và thời gian cho việc học đại học. Tôi không học đại học. À, thực ra tôi có đi học hai tuần nhưng sau đó bỏ học và quản lý một cửa hàng thời trang nam tại địa phương. Tôi tin rằng mình có thể học nhiều kiến thức kinh doanh trong một cửa hàng như vậy. Tôi đã đúng! Những bài học tôi có được từ kinh nghiệm rất hiệu quả và có giá trị lâu dài. Tôi không ở đây để chỉ trích hệ thống trường học truyền thống – nơi tôi đã học tập từ mẫu giáo đến lớp 12 và đã tốt nghiệp. Tôi từng học qua một số giáo viên xuất sắc, những người giảng dạy vì đam mê và yêu trẻ nhưng vẫn có không ít giáo viên đi dạy chỉ để nhận lương. Với tôi, không còn gì tệ hơn đi làm chỉ vì tiền. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu làm những công việc có ý nghĩa. Nếu làm một công việc vô nghĩa, nhiều khả năng cuộc sống của bạn chỉ là sự rập khuôn. Công việc là một phần quan trọng của cuộc đời và do đó, chất lượng cuộc sống liên quan trực tiếp đến những chọn lựa công việc của bạn. Có một câu nói: Nếu bạn chuẩn bị leo lên chiếc thang sự nghiệp, hãy chắc rằng nó tựa vào đúng bức tường. Nói cách khác, nếu bạn không thích thú với công việc hiện tại của mình, hãy thay đổi nó.

Hầu hết mọi người sống theo cách mà người khác chỉ bảo. Ban đầu là bố mẹ, tiếp theo là thầy cô giáo, và cứ thế tiếp diễn suốt đời với cấp trên của họ. Đáng buồn thay, rất nhiều người thích được chỉ bảo phải làm gì vì họ được huấn luyện để làm theo mệnh lệnh của người khác.

May thay, bạn dù thế nào vẫn có thể tái thiết lại tư duy của mình. Hãy bắt đầu việc đó bằng cách tự học lĩnh vực bạn thực sự yêu thích. Học những gì bạn yêu thích là chìa khóa để trở nên thành công và mãn nguyện.

Học những gì bạn yêu thích là chìa khóa để trở nên hành công và mãn nguyện.

Từ khi tôi nhận ra việc học là trách nhiệm của bản thân, cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi theo hướng tốt hơn. Khi còn nhỏ mọi người nói tôi phải học cái này cái kia, nhưng giờ tôi chọn lĩnh vực mình sẽ đầu tư thời gian học hành. Nếu cho phép người khác chọn hộ và những lựa chọn đó không đúng với những khao khát của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy thiếu đi mục đích và ý nghĩa của cuộc đời.

Nếu học ở ngôi trường truyền thống, bạn được dạy đóng sách lại khi bước vào phòng thi. Đó là một cách tiếp cận kỳ lạ, cuộc sống là một đề thi mở. Bạn có thể tìm thấy tất cả những đáp án chính xác bằng cách tiếp tục tự học. Thành công không chỉ là chuyện biết cái gì và biết ai, mà còn là những gì bạn lựa chọn. Cái bạn lựa chọn học sẽ chỉ ra danh tính những người bạn cần biết và cho bạn những cơ hội. Hãy bảo đảm rằng bạn tự học nhiều hơn tiêu khiển. Hãy tìm hiểu bản thân và sau đó tìm hiểu sở thích của những người bạn đang làm việc hay muốn làm việc cùng.

Thành công không chỉ là chuyện biết cái gì và biết ai, mà còn là những gì bạn lựa chọn.

Hãy hạn chế tiêu khiển. Hầu hết việc tiêu khiển trên thế giới đều mất thời gian. Dù rằng vài hoạt động tiêu khiển khiến bạn thích thú và giúp bạn giải thoát tạm thời khỏi những áp lực cuộc sống, nhưng nó cũng có thể gây ra căng thẳng. Những gì bạn đang liên tục ghi nhận vào tâm trí sẽ hình thành tương lai bạn.

Tiêu khiển nghĩa là “cản trở việc tham gia,” và hầu hết những trò tiêu khiển thực hiện chính xác điều đó: Nó ngăn cản bạn tham gia vào cuộc sống. Khi tìm kiếm sự tiêu khiển, hãy tìm đến những tiêu khiển tích cực, có khả năng truyền cảm hứng cho bạn. Hãy xem những bộ phim dựa trên những câu chuyện có thật cổ vũ bạn hành động. Hãy hành động để đạt được giấc mơ của mình. Hãy hạn chế tham gia các trò tiêu khiển và đầu tư cho việc tự học. Giấc mơ của bạn xứng đáng được đánh đổi như vậy? Bạn có thể học được rất nhiều điều hữu ích trong mười hai tháng nếu không dành thời gian dán mắt vào truyền hình. Kiến thức mới chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện tiêu chuẩn và chất lượng sống. Hãy nhớ rằng việc học là trách nhiệm của bạn.

Hãy hành động để đạt được giấc mơ của mình.

Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết mọi người không quan tâm đến cái họ thực sự muốn làm trong cuộc đời mình. Tôi viết sách và giảng dạy ở các hội thảo để giúp mọi người tìm ra con đường thành công trong công việc họ yêu thích. Để thiết lập được các mục tiêu, bạn phải hiểu bản thân mình, bạn thích và không thích gì, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì! Tính cách cá nhân của bạn thế nào! Bạn thích làm gì!

Nếu bạn chưa từng làm những bài kiểm tra tính cách cá nhân trước đây, hãy nhanh chóng làm thử – đó là một quá trình thú vị và hữu ích. Nếu đã từng làm những bài kiểm tra như thế, hãy làm thêm lần nữa và lần này, hãy nghiên cứu nó kỹ hơn. Hiện nay, có nhiều bài kiểm tra tính cách khá hiệu quả, nhưng theo tôi bài kiểm tra đơn giản và hiệu quả nhất là dựa trên mô hình DISC. Trong một mô hình DISC, những người D là người chấp nhận rủi ro, quyết đoán, hướng đến kết quả và có tính lấn át. Người I là kiểu người vui tính và truyền cảm hứng, người thích cười và khiến những người khác cười. Người S là người an toàn, chắc chắn, đáng tin, chăm chỉ và là dạng người chân thành mà bạn có thể dựa vào. Người C là người tính toán, tỉ mỉ, chính xác và là con người có kế hoạch rõ ràng.

Dưới đây là ví dụ về từng loại tính cách. Hãy tưởng tượng có một căn nhà cần được tu sửa. Người D sẽ nói: “Được rồi, chúng ta cần phá tường và dẹp những cái ống sang bên kia. Nào, hãy bắt tay vào làm nhé.” Và người I sẽ nói rằng: “Tôi sẽ mua pizza và mở nhạc. Ai sẽ tham gia nào?”, người S sẽ nói: “Bạn cần tôi ở đâu? Hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì” và họ cũng là những người cuối cùng ở lại đến 10 giờ tối với cây đèn pin để sơn nốt góc còn lại của căn phòng. Người C sẽ nói: “Ừm, chúng ta có giấy phép cho tất cả những thứ này không nhỉ?”

Bạn có thể nhận ra mình là kiểu người D, I, S hay C từ ví dụ trên. Từng loại tính cách có mặt yếu và mặt mạnh của nó. Bạn cần biết mình và những người khác thuộc loại tính cách nào để thành công. Tự tìm hiểu về tính cách và những nhu cầu bản thân cho phép bạn chủ động tham gia vào công việc và có cảm giác mãn nguyện hơn. Tìm hiểu tính cách của những người khác giúp bạn hiểu họ hơn. Khi đó, bạn có thể nói được ngôn ngữ của họ và đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn. Khi có thể nói ngôn ngữ của ai đó và đáp ứng nhu cầu của họ, bạn trở thành người lãnh đạo. Người làm chủ là người hiểu bản thân và những người xung quanh. Bạn có biết điều gì là động lực thúc đẩy bản thân bạn không? Kẻ làm chủ biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình. Người không biết điểm mạnh và điểm yếu của mình bị quản lý và làm theo những gì người khác chỉ bảo. Những người phát triển được khả năng bừng ngộ nội tâm, học được cách hiểu và liên kết với người khác có thể trở thành những kẻ làm chủ thành đạt.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button