Quà tặng cuộc sống

Những Điều Dạy Về Phật Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Duy Tuệ

Download sách Những Điều Dạy Về Phật Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

I. Thân Thế

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11/11 năm Mậu Ngọ (1258), là con của vua Trần Thánh Tông và Nguyên thánh Hoàng Thái Hậu. Khi mới sinh, màu da toàn thân như vàng ròng, sáng chói. Vua cha đặt tên là Phật Kim. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi: “Được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng ròng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng… Bên tả có một nốt ruồi đen, các nhà tướng số cho rằng, ngày sau sẽ gánh vác việc lớn.”

Từ nhỏ, Nhân Tông đã sùng kính Đạo Phật. Năm 16 tuổi (1274) được vua Thánh Tông phong trưởng tử Khâm làm Hoàng thái tử. Ngài không chịu, muốn nhường cho em nhưng vua cha không chấp nhận. Cũng trong năm này, Nhân Tông đã kết duyên cùng với trưởng nữ của Quốc mẫu Nguyên Từ. Duyên cầm sắt tuy hài hòa nhưng lòng thái tử hình như muốn thoát tục. Vào giờ Tý một đêm, Ngài đã vượt thành ra đi, định lên núi Yên Tử tìm đạo. Khi đến chùa Đông Cứu thì trời vừa hừng sáng, thân thể mệt mỏi, Nhân Tông vào nghỉ trong tháp của chùa. Vị sư thấy người thanh niên tướng mạo khác thường, tỏ lòng ái mộ, bèn dọn cơm thết đãi. Hôm sau, Thái hậu thuật lại ý định vượt thành xuất gia của Đông cung Thái tử. Vua Thánh Tông sai quân thần tìm kiếm. Khi phát hiện thấy ở chùa Đông Cứu, quần thần mời Thái tử về và sau đó Ngài lên ngôi.

II. Sự Nghiệp

1. Tại gia

Năm 20 tuổi (1278), Trần Nhân Tông lên ngôi, lấy hiệu là Thiếu Bảo (22/10 năm Mậu Dần). Khi lên ngôi, dù có của cải, quyền hành nhưng vua vẫn giữ mình thanh tịnh, Thường đêm ngày nghỉ ở chùa Tư Phúc. Một hôm nằm nghỉ trong chùa, vua mộng thấy từ rốn mình mọc lên một hoa sen lớn như bánh xe, trên có Đức Phật vàng. Bên cạnh có người chỉ vào vua hỏi: “Biết Đức Phật này chăng? Đó là Đức Biến Chiếu Thế Tôn.”. Sau khi tỉnh mộng, Ngài bèn thuật lại cho Thượng hoàng Thánh Tông nghe. Thánh Tông cho là chuyện lạ thường. Từ đó vua chay tịnh, long nhan hơi gầy, Thượng hoàng trông thấy bèn hỏi lí do. Vua thưa rõ ý định xuất trần. Thượng hoàng khóc nói: “Cha nay đã già, chỉ trông cậy vào con, nếu con mà như thế thì sự nghiệp của tổ tông sẽ như thế nào?”. Cả hai cha con đều rưng rưng nước mắt!

Vua Nhân Tông sáng suốt, đa tài, hiếu học, thông hiểu kinh sách. Vua thường mời các vị thiền sư vào cung đàm đạo. Nhân Tông nhờ Thượng Sĩ Tuệ Trung mà thâm nhập Phật lí. Với khí tiết hào hùng trong việc trị nước an dân, Ngài là đấng Minh Quân biết thu phục lòng dân trong hai cuộc hội nghị Bình Than và Diên Hồng, tiêu biểu cho khí thế hào hùng của người dân Việt. Hai lần đánh bại đại quân tàn bạo Nguyên Mông xâm lược Đại Việt, tỏ rõ tài thao lược, điều binh khiển tướng vào những năm lịch sử oai hùng sáng chói 1285 và 1289. Ngài đã làm rạng danh các tướng lĩnh như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Khắc Chung, Trần Nhật Duật. Thời ấy, siêu cường Nguyên Mông đã phải chịu thảm bại trong những cuộc xâm lăng Đại Việt. Các sử gia trong và ngoài nước đã nhận định về cuộc chiến thắng của nhân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông như sau:

– Nhà vua anh minh.

– Tướng tá tài giỏi.

– Quân dân một lòng, cả nước ra sức.

– Phát huy truyền thống yêu nước của người Việt.

2. Xuất gia

Nhà vua đã kế thừa được sự nghiệp của các bậc tiền nhân và nhận thấy rõ, chỉ có trí tuệ Phật mới đưa đất nước và con người đến đỉnh cao của hạnh phúc, mới đem đến sự sống an lành cho dân tộc. Nhà vua thấy rõ, chỉ có ánh đạo vàng mới xóa bỏ được bất công và thù hận. Vì thế, năm Quý Tỵ (1293), Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái thượng hoàng.

Năm 1295, Ngài đến chùa Vũ Lâm, huyện Gia Khánh (nay là Hoa Lư – Ninh Bình) tập sự xuất gia. Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ xuất gia cho Ngài. Cảnh sống đạo của Ngài được thể hiện qua bài thơ Trăng:

“Đèn chong chênh chếch, bóng sách đầy giường

Đêm vắng song thu lác đác sương

Thức dậy tiếng chày đâu chẳng biết

Trên cành hoa quế nguyệt lồng gương.”

Tháng 10 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299, 41 tuổi), Ngài vào núi Yên Tử, chính thức tu hạnh Đầu Đà, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Với sự sống an vui, tự tại, Ngài chuyển pháp luân trang trải ánh đạo vàng trên khắp quê hương nước Việt. Ngài thu nhận Đông Kiên Cương làm đệ tử, sau này được đặt hiệu là Pháp Loa nhị tổ. Nhị tổ truyền cho Huyền Quang tam tổ. Về sau được giới Phật tử tôn xưng Trúc Lâm tam tổ.

Những tác phẩm của Ngài gồm có:

– Thiền Lâm Chỉ Ngữ Lục.

– Trúc Lâm Hậu Lục.

– Thạch Thất Mỵ Nữ.

– Đại Hương Hải Ấn Thi Tập…

Những tác phẩm này đã mất mát nhiều, nay chỉ còn 28 bài thơ chữ Hán, một bài kí, hai bài văn Nôm là Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca.

ĐỌC THỬ

Mạn Hứng Ở Sơn Phòng

Ai buộc mà đi giải thoát tìm?

Không phàm sao phải kiếm thần tiên

Vượn mòn, ngựa mỏi ta già phải.

Như cũ am mây một sập thiền

Phải trái tâm theo hoa sớm rơi

Lợi danh lòng lạnh mưa đêm rồi

Hoa tàn, mưa tạnh non im ắng

Một tiếng chim kêu xuân hết thôi.

Ca Ngợi Thượng Sĩ Tuệ Trung

Nhìn lên càng cao

Dùi càng bén cứng

Chợt ở phía sau

Thấy liền trước đứng

Cái đó gọi là

Thiền Thượng sĩ vững.

Đề Chùa Thôn Hương Cổ Châu

Số đời một màn kéo,

Tình người đôi mắt ngân.

Cung ma chật hẹp lắm,

Cõi Phật khôn xiết xuân.

Kệ Thị Tịch

Hết thảy pháp không sinh

Hết thảy pháp không diệt

Nếu hay hiểu như vậy

Chư Phật thường trước mặt

Đến đi sao có đây.

Thân Như

Thân như hơi thở vào ra mũi

Thế tựa gió luồn mây núi xa

Đỗ quyên rền rĩ trăng ngày sáng

Đừng để tầm thường xuân luống qua

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button