Quà tặng cuộc sống

Mỗi Ngày Trọn Một Niềm Vui

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nansen Osho

Download sách Mỗi Ngày Trọn Một Niềm Vui ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quà tặng cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH]

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

“Tiếng chuông của Vô Thường Đường trong Kỳ Viên Tinh Xá ngân nga nhắc người ta nhớ về sự vô thường của vạn vật trên trần gian. Bốn phương nơi Đức Thế Tôn nhập diệt, hoa hai hàng cây thiêng Sala bạc trắng như muốn nhắn nhủ: Kẻ thịnh tất phải suy, những ai quyền thế ngạo nghễ cũng chỉ được một thời.”

− Đây là hai câu mở đầu của Truyện Heikei (Heikei Monogatari, Kỳ Viên Tinh Xá)

Nguyên văn: “Kỳ Viên Tinh Xá chung thanh, chi hành vô thường chi hưởng. Sala song thụ hoa sắc, thịnh giả tất suy chi lý”.

Đọc đến đây, tôi nghĩ sẽ có nhiều người nói: “Tôi cũng biết hai câu nói này. Trước đây tôi đã từng đọc sách văn cổ rồi”. Nhưng, có lẽ có ít người biết cụm từ “chi hành vô thường” trong nguyên văn là một trong Tứ pháp ấn, gốc rễ của mọi giáo lý trong Phật pháp.

Tứ pháp ấn là ấn chứng cho mọi giáo lý của Thích ca, là từ ngữ được dùng rộng khắp trong giới Phật giáo. Hay nói cách khác, nếu không dựa trên Tứ pháp ấn sẽ không được coi là giáo lý, là lời Đức Phật dạy. Tứ pháp ấn gồm bốn dấu ấn: vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn.

“Nhất thiết hành vô thường ấn

Nhất thiết hành khổ ấn

Nhất thiết hành vô ngã ấn

Niết bàn tịch diệt ấn”

Có lẽ đây là khái niệm khá khó hiểu với những người mà hàng ngày không đụng chạm đến công việc liên quan đến nhà chùa. Vậy nên để tránh có người sẽ lý giải không đúng, tôi xin được giải thích theo cách hiểu của tôi.

Nhất thiết hành vô thường ấn là mọi việc luôn luôn thay đổi.

Nhất thiết hành vô ngã ấn là con người luôn có sự gắn kết với nhau.

Nhất thiết hành khổ ấn là chấp nhận mọi việc theo hướng tích cực.

Niết bàn tịch diệt ấn là mọi người cùng được “hạnh phúc”, dập tắt mọi khổ đau.

Lý tưởng của Phật giáo là tạo ra một thế giới mà ở đó, ai cũng được hạnh phúc, ai cũng có một cuộc sống đầy đủ và trọn vẹn. Vì vậy, dựa trên Tứ pháp ấn, Đức Phật đã gửi gắm mong muốn đó vào rất nhiều giáo lý của Phật giáo.

Thế nhưng, trong thế giới hiện thực thì sao?

Trong cảm nhận của tôi, dường như gần 90% con người cho rằng hạnh phúc là được sống thật lâu. Giới trẻ sống vội vã, tự mình kết liễu mạng sống vì bi quan về cuộc sống, về nhân sinh. Thay vì sống hết mình, họ kết thúc tất cả. Tôi muốn rằng, mỗi một con người, hãy sống thật hết mình, thật vui vẻ cuộc đời của bản thân. Với nỗi trăn trở đó, tôi đã gửi gắm toàn bộ tâm tư của mình vào cuốn sách này.

Tôi là con của sư trụ trì ngôi chùa hơn 780 tuổi tại Chichibu, Saitama, Nhật Bản. Tuổi thơ của tôi vốn gắn liền và quen thuộc với các lời răn Phật giáo. Nhưng, bản thân tôi cũng đã từng có một khoảng thời gian dài không nhận ra được chân lý trong lời răn của Đức Phật bởi có quá nhiều ưu phiền, băn khoăn, đau khổ. Chính vì thế nên trong thâm tâm, tôi nghĩ tôi có thể chia sẻ với mọi người. Và cũng bởi thời gian tôi tiếp xúc với Phật giáo có lẽ dài hơn những con người bình thường nên tôi có thể truyền đạt những lời răn Phật giáo bằng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với mọi người hơn.

Với cuốn sách này, bằng cách giải thích của mình, tôi muốn truyền đạt tới độc giả cách phân chia rõ ràng các Đức. Có tất cả mười Đức và đều xuất hiện trong các bài kinh.

Về Tứ nhiếp pháp, có Bố thí – Ái ngữ – Lợi hành – Đồng sự.

Về Lục ba la mật, có Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tiến – Thiền định – Trí huệ.

Vì Bố thí xuất hiện hai lần nên tổng cộng có chín Đức. Và để thêm vào ý thức làm việc thực tiễn, tôi xin thêm vào Đức Hành.

Trước đây, trong buổi hội thảo của thầy Fukushima Masanobu, người luôn hỗ trợ tôi học tập và giúp tôi nhận ra nhiều điều, thầy có ra một bài tập “Hãy quyết định mười quy tắc của bản thân”. Tôi ngay lập tức nghĩ, “Quy tắc dựa trên tính cách của mình rốt cuộc là cái gì?”.

Là một người con của Phật giáo, từ Tứ nhiếp pháp, Lục ba la mật và những điều mà Đức Phật gửi gắm tới nhân sinh, tôi xin được chia sẻ với bạn đọc ý nghĩa Mười Đức theo cách hiểu cũng như quy tắc của chính tôi.

“Hành” – Không ai làm cả. Nên mình phải làm

“Bố thí” – Hãy cho đi trước khi nhận lại

“Ái ngữ” – Sử dụng từ ngữ tích cực, khuyến khích, hướng về tương lai

“Lợi hành” – Vì mọi người, vì cuộc sống, vì thế giới

“Đồng sự” – Biết cảm thông, đồng cảm, cảm kích

“Trì giới” – Sống tuân theo quy tắc

“Nhẫn nhục” – Cho dù có bị chèn ép, bị cản trở cũng không được chùn bước, bỏ cuộc

“Tinh tiến” – Mỗi ngày lại trưởng thành hơn một chút so với ngày hôm qua

“Thiền định” – Tạo ra một khoảng thời gian yên tĩnh để tĩnh tâm

“Trí huệ” – Trưởng thành tới khi chết đi, ủng hộ tới khi chết đi

Nhìn những gì tôi viết, sẽ có người cho rằng, “Cái gì thế? Đây toàn là những gì mà bình thường chúng ta vẫn làm mà”. Tôi không nói những lời này với tư cách là trụ trì của một ngôi chùa. Tôi cố gắng làm việc vì người khác, tôi luôn trăn trở làm sao để giải thích nội dung cho bạn đọc dễ hiểu nhất, để những gì tôi sắp viết dưới đây đều là những gì mà bạn đọc vẫn thường nghe thấy, thường nhìn thấy trong cuộc sống, cùng tìm hiểu xem rốt cuộc nó được thực hiện như thế nào. Điều đó có nghĩa là, cho dù bạn là ai, học vấn của bạn ra sao, bạn vẫn có thể lý giải và áp dụng lời răn của Đức Phật vào cuộc sống. Chỉ cần nhận ra được điều này, trái tim của bạn cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Với cách nghĩ như vậy, tôi hi vọng bạn có thể sử dụng mười chuẩn mực đạo đức giống như tôi vậy.

Chúng ta, những người được ban tặng sự sống trong thế giới này, nhất định phải có một vai trò nào đó. Và sống có nghĩa là làm sống lại sinh mệnh đã được ban tặng ấy. Hãy sống một cuộc sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, sống hết mình với sinh mệnh của bản thân.

Cho dù có phải bước đi trên con đường đầy chông gai và trắc trở đến đâu đi chăng nữa, đừng ngần ngại mà vui vẻ tiếp nhận. Hãy sống hết mình với sinh mệnh mà cuộc đời ban cho!

− Nansen

ĐỌC THỬ

Chương 1

HÀNH

Chữ “Hành” thường được sử dụng với ý nghĩa tiến hành một việc gì đó như thực hành, hành động. Nhưng trong Phật giáo, “Hành” còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là bằng cách lặp đi lặp lại một việc, con người có thể học hỏi được rất nhiều thứ từ việc làm đó.

Trong chương đầu tiên, tôi muốn mọi người thử suy nghĩ xem, chúng ta nên đón nhận cuộc sống hàng ngày với tâm trạng và tư thế như thế nào để mỗi ngày là một ngày hạnh phúc và trọn vẹn.

Bí kíp 1 – Tạo thói quen suy nghĩ tích cực

Khi làm một việc gì đó, điều con người ta chú ý đến là hành động đó sẽ mang lại kết quả gì. Điều này đặc biệt đúng với những người là nhân viên công ty. Bởi công ty sẽ đánh giá nhân viên dựa trên thành quả công việc nên tôi nghĩ đây không phải vấn đề gì vô lý cả.

Để tạo ra được kết quả tốt, con người luôn suy nghĩ và nỗ lực rất nhiều. Họ sẽ thử nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, từ đó đánh giá cách nào có thể triển khai thuận lợi, cách nào sẽ gặp phải khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, có một nhân tố không thể thiếu và lợi hại hơn bất kỳ phương pháp nào để dẫn tới một thành quả tốt đẹp. Đó chính là “Tâm thế”.

“Tâm thế” là cách suy nghĩ, thiên hướng tâm lý của mỗi người. Khi làm việc, con người có hai cách suy nghĩ, một là tâm thế tích cực, “Công việc này sẽ thú vị đây”, và tâm thế tiêu cực, “Rồi việc này sẽ chẳng đi đến đâu đâu”. Liệu rằng cách nghĩ tiêu cực, chùn bước như “Chắc chắn rồi sẽ thất bại thôi” hay “Nếu mà thất bại thì làm thế nào?” có thể dẫn tới thành quả tốt đẹp được hay không?

Thành quả là phép nhân giữa tâm thế và phương pháp thực hiện. Cho dù có sử dụng phương pháp ưu việt đến đâu đi nữa, mà bạn đón nhận nó bằng một tâm thế không mấy lạc quan thì chắc chắn phép nhân giữa phương pháp và tâm thế ấy cũng chỉ mang lại một kết quả tiêu cực mà thôi. Nguyên tắc này luôn đúng với mọi trường hợp, bất kể việc bạn đang làm mang tầm vĩ mô hay chỉ đơn giản là một việc nhỏ nhặt.

Vậy thì chúng ta nên làm thế nào? Câu trả lời vô cùng đơn giản.

Điều duy nhất bạn cần làm là hãy tạo thói quen suy nghĩ tích cực. Hãy tưởng tượng mọi việc rồi sẽ tiến triển tốt, luôn tâm niệm trong suy nghĩ rằng, “Việc này thật thú vị”. Có thể ban đầu mọi việc sẽ không thuận lợi như bạn mong muốn, nhưng khi bạn cứ lặp đi lặp lại nó nhiều lần, bạn có thể hoàn thành nó, đúng như theo ý muốn của bạn.

Để tạo ra được phép nhân tổng hợp tích cực của con người, điều đầu tiên ta cần làm là nhìn lại tâm thế, cách suy nghĩ của bản thân.

Bí kíp 2 – Chủ động thay đổi cách suy nghĩ

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có từng cố ngủ thêm một chút nữa, mắt vẫn nhắm tịt và lầm bầm “Vẫn còn năm phút nữa…” hay không? Không sao cả, nếu bạn đã từng như vậy thì chứng tỏ bạn là một người rất bình thường. Con người vốn dĩ là một sinh vật lười biếng. Việc con người nghĩ rằng “Tôi muốn một cuộc sống thoải mái” là điều hiển nhiên.

Thế nhưng, nếu chỉ biết đắm chìm trong cái “thoải mái” ấy thì tôi cho rằng thật vô cùng lãng phí. Năm phút đó, nếu bạn thử sử dụng nó cho bản thân mình thay vì cố ngủ tiếp, cuộc đời bạn có thể sẽ trở nên sôi động hơn. Vậy thì, làm thế nào để có thể dậy đúng giờ được?

Nếu bạn có thể tự nhủ, tự ý thức rằng, “Nào, bây giờ thì dậy thôi!”, tự nhiên bạn có thể thức dậy một cách dễ dàng. Khi mà con người buông thả bản thân, họ sẽ có xu hướng thiên về thứ họ thích và cho là thoải mái. Vậy nên điều quan trọng là bạn hãy tự nhủ với bản thân, “Dậy thôi!”, thì bạn sẽ làm hành động đó trong vô thức.

Khi quyết định “Dậy thôi!”, bạn cũng không nên quá ép buộc bản thân là “Mình phải dậy”. Đây là điều khá quan trọng, bởi khi bạn quá ép buộc mình, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái và vui vẻ được.

“Nếu mình dậy sớm năm phút, có việc thú vị này đang chờ mình!”

“Chỉ cần dậy sớm năm phút là mình có thể uống một cốc cà phê ngon lành rồi!”

Hãy thử tự khuyến khích bản thân như vậy, rằng việc phải dậy vào buổi sáng sẽ mang lại cho bạn những điều thú vị. Bạn có nghĩ rằng chỉ bằng cách đó, việc phải chui ra khỏi chăn vào buổi sáng sẽ trở nên thú vị hay không?

Có câu nói: “Thiền định khắp muôn nơi”. Câu nói này có nghĩa là, dù là thời khắc nào đi nữa, nhân vật chính trong cuộc đời ta vẫn luôn là ta mà thôi. Trước tiên, hãy thử quyết tâm, “Mình sẽ dậy!” Sau đó, tưởng tượng đến điều thú vị chờ đón bản thân sau khi thức dậy. Bạn hãy thử chủ động thay đổi cách suy nghĩ bằng cách luyện tập như vậy nhé.

Cách suy nghĩ không tự nhiên mà thay đổi được. Hãy thử làm cả những việc mà vốn chẳng thú vị gì với bạn nhé.

Bí kíp 3 – Tha thứ – Khởi động lại bản thân

Thành thực mà nói, tôi nghĩ rằng trong cuộc đời mỗi con người, không có cái gọi là “Thất bại”. Đã sống trên cuộc đời này, có nhiều việc diễn ra không thuận lợi, không được như ý muốn, đấy là điều đương nhiên. Thế nhưng, chính khi bạn có thể vượt qua được khó khăn và gian nan đó, bạn mới học được và nhận ra nhiều điều từ những gian truân đó.

Xét về phương diện từ ngữ, vì tôi là trụ trì của một ngôi chùa, nên mọi người thường nghĩ rằng tôi luôn luôn thực hiện rất nghiêm ngặt các quy tắc. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, cũng rất nhiều lúc tôi phải thốt lên, “Thôi lại thế nữa rồi!” Có lẽ, vì phần nào tính cách của tôi có chiều hướng hành động nhanh chóng nên so với mọi người, số lần phải thốt lên như vậy thậm chí còn nhiều hơn.

Cũng có khi, mặc dù bạn đã quyết tâm dậy sớm, nhưng lúc thì lỡ ngủ quên, lúc thì vì tối hôm trước uống nhiều rượu quá, say mèm tới tận hôm sau nên cuối cùng lại không thể dậy sớm được. Tuy vậy, bạn không cần phải tự trách hay băn khoăn gì cả. Chỉ cần hãy tự nói với bản thân rằng “Thôi lại thế nữa rồi. Mình vẫn chưa làm được, chưa làm được, chưa làm được”. Nhớ là hãy nói ra thành lời nhé. Sau đó phải thay đổi tâm trạng ngay lập tức và tuyên bố với bản thân, “Nhất định ngày mai mình sẽ dậy sớm!”

Nếu là tôi của trước đây, tôi cũng không làm được điều này. Tôi đã luôn chỉ trích thậm tệ nếu bản thân tôi, hay thậm chí là người khác không hoàn thành công việc được giao cho. Thế nhưng, có trách mắng, chỉ trích mãi thì cũng chẳng có gì tốt đẹp xuất hiện cả. Tôi đã nhận ra điều này sau quãng thời gian dài cắn rứt.

Trong kinh Phật có câu, “Con nay xin được nói lời sám hối”. “Sám hối” ở đây có nghĩa là “hối lỗi, từ nay về sau sẽ thay đổi, sẽ không phạm phải lỗi lầm đó nữa”. Với cá nhân tôi, tôi thích dùng từ “Khởi động lại bản thân” (theo một hướng tốt hơn). Người mà không đúng, người mà không thể làm được, là bản thân mình. Biết chấp nhận lỗi lầm, biết thay đổi bản thân thì chẳng phải là ta có thể khởi động lại bản thân hay sao?

Tập tha thứ khi “Thôi lại thế nữa rồi” và khởi động lại bản thân nhé.

Bí kíp 4 – Không tham lam Không giận dữ Không nói lời ca thán

Trong Phật giáo có lời răn kinh Phật rất ngắn được gọi là “Kệ sám hối”. Bài kệ chỉ vẻn vẹn hai mươi tám từ, nhưng nó bao hàm gợi ý dẫn đường chỉ lối làm sao để sống một cuộc đời hạnh phúc. Nếu giải thích cặn kẽ thì sẽ tốn khá nhiều giấy mực, nhưng chắc chắn đó là bài giảng kinh Phật có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Trước tiên, tôi xin giới thiệu toàn văn.

“Con xưa đã tạo bao ác nghiệp

Đều bởi vô thỉ tham sân si

Từ thân, miệng, ý mà sanh ra

Tất cả con nay xin sám hối.”

Với tôi, hai mươi tám từ này mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Điều quan trọng để có được một cuộc sống hạnh phúc là không tham lam, trấn áp sự giận dữ và không nói lời ca thán. Học cách chấp nhận tất cả mọi chuyện tốt – xấu xảy đến với mình. Học cách hành động, phát ngôn, suy nghĩ tích cực hướng về tương lai. Nhưng nếu mãi không thể thực hiện được thì hãy nhìn lại bản thân mình và coi đó là một bài học khi còn chưa đủ chín chắn. Để rồi sống và hướng tới tương lai với một tâm thế mới.”

Câu “Thôi lại thế nữa rồi” tôi đã đề cập ở phần trước cũng được sáng tạo từ bài “Kệ sám hối”.

Trong bài “Kệ sám hối” có cụm từ “tham sân si” xuất hiện. Phật giáo gọi Tham – Sân – Si là ba thứ độc, hay “Tam độc”. “Tham” là tham lam, ham muốn thái quá, thèm muốn cả thứ thuộc quyền sở hữu của người khác, tham lam chiếm đoạt cả những thứ không cần thiết với mình. “Sân” là cơn giận, sự giận dữ, vì nóng giận mà quên đi bản ngã, hễ gặp rắc rối là máu nóng bốc lên đầu, không thể đưa ra phán đoán thích hợp và sáng suốt. Nếu phó mặc mọi chuyện cho cảm xúc điều khiển, mọi chuyện sẽ không thể tiến triển tốt đẹp được. “Si” là than vãn, phiền muộn. Xã hội bất công, chính quyền thối nát, không ai hiểu cho tôi, không ai làm giúp tôi… “Si” là luôn nói lời bất bình, bất mãn về người khác. Cho dù có than vãn đến đâu đi nữa, tình hình cũng chẳng thay đổi được, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.

Lúc này, lời răn Phật giáo có câu nói, “Hãy dừng tất cả lại đi”. Chẳng hạn, đừng quá bận tâm đến những thứ mà hiện tại mình chưa có, nếu bạn để tâm và tỏ lòng biết ơn với những thứ đang tồn tại xung quanh mình thì sẽ chẳng phải thốt ra những lời than vãn, bất bình, “Tại sao mình không có?”

Một khi bình tĩnh cộng với suy nghĩ tích cực, những người xung quanh bạn cũng sẽ có xu hướng chịu ảnh hưởng như vậy từ bạn, và tất cả mọi người có thể kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Đó là lý do tất cả mọi người có thể cùng trở nên hạnh phúc.

Đích đến cuối cùng, lý tưởng cuối cùng của Phật giáo là khiến cho loài người được hạnh phúc. Để được hạnh phúc, con người phải từ bỏ “Tham – Sân – Si”. Tôi chỉ mới nhận ra được ý nghĩa sâu sắc này trong bài kệ.

Đừng bận tâm đến những thứ ta chưa có.

Hãy biết ơn những thứ đang tồn tại xung quanh mình.

Bí kíp 5 – Chú ý tới ưu điểm của bản thân

Khi còn học cấp II, tôi học Toán rất kém. Lên cấp III, những môn như Hoá học, Vật lý, Sinh vật, tôi hoàn toàn không hiểu gì. Cho dù có cố gắng học thì chỉ cần ngồi vào bàn là tôi sẽ buồn ngủ. Sau đó, ngồi học được chốc lát tôi sẽ tự động bỏ cuộc giữa chừng khi phải học những môn học có liên quan đến con số. Ngược lại, môn học tôi giỏi là chữ quốc ngữ và các môn xã hội. Vì đó đều là những môn học tôi thích nên tôi luôn quyết tâm “Mình sẽ học”. Tôi đã cố gắng học bằng cả phần trí tuệ dành cho các môn học có liên quan đến con số. Kết quả là thành tích của tôi bị mất cân bằng nghiêm trọng. Có sự cách biệt rất lớn giữa môn học tôi học được và môn học tôi không học được. Thế nhưng, nếu đem so sánh điểm số trung bình của tất cả các môn học, điểm của tôi gần như tương đương với những học sinh cùng trang lứa khác. Khi ấy, tôi đã có suy nghĩ rất trẻ con là, “Vì đằng nào điểm trung bình cũng giống nhau, thế nên mình cứ làm những thứ mình thích thôi nhỉ. Chỉ cần cố gắng phát triển ưu điểm của mình là được.”

Trong cơ chế giáo dục hiện nay, cả giáo viên và bố mẹ vẫn luôn có xu hướng tập trung vào điểm yếu của trẻ, bằng cách nào đó nâng cao năng lực của trẻ trong những phần còn yếu kém. Dường như cách suy nghĩ phải bằng mọi người, thậm chí là hơn mọi người đã ăn sâu bám rễ vào lối tư duy của con người. Tôi cũng được nuôi lớn trong môi trường như vậy. Nhưng tôi cho rằng chúng ta nên bỏ lối suy nghĩ đó đi. Tôi nghĩ việc cố gắng rèn luyện, phát triển điểm mạnh của bản thân, những việc mà mình có thể làm được sẽ là sự nỗ lực tuyệt đẹp và đầy thú vị. Tại sao ư? Bởi nếu điểm mạnh được phát triển, điểm yếu cũng sẽ được cải thiện phần nào.

Tại trường chăm sóc và giáo dục trẻ em nơi tôi chịu trách nhiệm quản lý có môn thể dục nhảy cầu. Giáo viên thể dục thường cố gắng hướng dẫn để những đứa trẻ gần nhảy qua có thể nhảy qua được. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ cho chúng dừng lại. Vì tôi thấy rằng, nếu cố gắng nâng cao thực lực của những đứa trẻ có thể nhảy qua thì cuối cùng những đứa trẻ vốn không nhảy qua được cũng sẽ vượt qua được, bằng một cách nào đó.

Khi bạn chú tâm vào điểm mạnh của mình, trong vô thức, khả năng tiềm tàng trong bạn cũng sẽ sống dậy. Bọn trẻ trong trường đã dạy tôi điều đó.

Bí kíp 6 – Tin tưởng vào bản thân “Mình làm được” và tiến về phía trước

Tại trường trẻ em Chichibu, khi tốt nghiệp, tất cả bọn trẻ đều có thể nhảy qua được bục nhảy cấp 8. Đây là độ cao mà đến người lớn còn cảm thấy khó, nhưng bọn trẻ với cơ thể nhỏ bé lại có thể nhẹ nhàng nhảy qua được.

Như tôi đã đề cập ở phần trước, nếu nâng cao năng lực của những trẻ giỏi và có năng khiếu thì những trẻ đã làm không tốt cũng có thể cải thiện được. Tuy nhiên, ở đây phải có một tiền đề vô cùng quan trọng. Tất cả bọn trẻ ở trường mẫu giáo đều tin tưởng rằng, “Tất cả mọi người đều có thể nhảy qua được”.

Trường trẻ em Chichibu được công nhận là nhà trẻ – trường mẫu giáo liên kết giữa nhà trẻ Chichibu và trường mẫu giáo Chichibu. Cạnh trường có một ngôi chùa và trường được phụ huynh gửi học sinh từ 0 tuổi cho tới 6 tuổi. Những đứa trẻ nhiều tuổi hơn học lớp trên luôn là niềm mơ ước của những đứa trẻ học lớp dưới. Tất cả bọn trẻ luôn có sự tin tưởng và không hề có một chút nghi ngờ gì rằng, đến một lúc nào đó, bản thân mình cũng có thể trở thành một người giống như anh, chị học lớp trên. Và môn nhảy cầu cũng vậy, ngay từ đầu bọn trẻ đều nghĩ rằng, “Vì anh chị nhảy được nên mình cũng nhảy qua được”.

Việc tin rằng mình có thể làm được hay không sẽ quyết định điểm xuất phát khi chấp nhận thử thách của bạn. Khi bạn tưởng tượng rằng bạn có thể nhảy qua được thì tự nhiên cơ thể bạn sẽ có cử động sao cho bạn dễ dàng nhảy qua hơn.

Tất nhiên, có những đứa trẻ vẫn không thể nhảy qua được cho dù chúng có tin tưởng vào bản thân mình. Nhưng nếu chúng dở môn nhảy cầu thì chắc chắn chúng sẽ giỏi ở một lĩnh vực khác. Nếu có thể tìm thấy lĩnh vực mà trẻ có năng khiếu và phát triển nó thì những đứa trẻ khác cũng có thể cải thiện năng lực trong lĩnh vực mà mình còn yếu. Nếu có thể tiếp tục phát triển điểm mạnh của từng người, từng cá nhân, thì từ đó bọn trẻ có thể cùng nhau nâng cao năng lực của bản thân.

Thế giới của người lớn cũng như vậy. Việc gì cũng tự tưởng tượng là “Không thể làm được”, vậy thì chắc chắn sẽ không thể làm được. Quan trọng là bạn phải tin tưởng rằng “Mình làm được”, sẵn sàng tiến bước về phía trước, mượn sức mạnh, động lực của những người làm được để thực hiện việc mà bản thân mình vốn còn kém cỏi. Cùng giúp đỡ lẫn nhau – cùng nhau trưởng thành, đó là lý do cho sự tồn tại của bè bạn xung quanh mỗi chúng ta.

Chìa khoá của sự thành công là đừng nghi ngờ gì vào năng lực dẫn dắt bản thân tới thành công của bạn. Hãy mượn sức mạnh của người khác để làm việc mà mình vốn kém cỏi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button