Quà tặng cuộc sống

Cha mẹ muốn níu, con muốn đi

sach-cha-me-muon-niu-con-muon-di1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lưu dung dịch

Download sách Cha mẹ muốn níu, con muốn đi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

con gái đi học về.

Chợt giật mình, hôm nay không phải đợi con. Ngày hôm kia, tôi đã đưa con đến trại hè tập huấn xa nhà hơn 300 dặm.

Đó không hẳn là một trại hè bình thường, mà là “Trường âm nhạc Meadowmount”[1][1] với bề dày 60 năm lịch sử. Hè đến, thanh niên ở khắp thế giới lại đến đây để chịu cuộc huấn luyện khốn khổ. Nhà chơi nhạc hàng đầu thế giới Itzhal Perlman hay Yo-yo Ma và Cho-Liang Lin[2][2] đều từng trải qua Meadowmount.

Trại hè Meadowmount rộng chừng 200 mẫu Anh, kí túc xá lợp mái tôn vốn được cải tạo từ chuồng ngựa. Chuồng ngựa không cao, lại còn được ngăn làm hai tầng nên học sinh chỉ với tay là chạm trần; cửa sổ bé đến kì quái, phòng chật chỉ đủ xoay người- có thể hình dung ở đây nóng thế nào. Nội quy của trại còn đáng sợ hơn nữa: Cứ đúng bảy giờ sáng, giám sát viên “quản ngục” lại gõ cửa phòng, học sinh không thể không ra ngoài. Bảy giờ rưỡi, học sinh tới nhà ăn cách đó mấy trăm feet; đúng tám rưỡi phải quay về phòng luyện đàn.

Giám sát viên tuần tiễu dọc hành lang suốt ngày, phòng nào không có tiếng đàn vọng ra là họ gõ cửa cảnh cáo tiếp tục không thấy động tĩnh gì là đánh dấu. Học sinh nào chỉ bị đánh dấu hai lần là cuối tuần cấm trại.

Tôi thực không hiểu, vì sao cô con gái cưng của tôi cứ nằng nặc đòi đến đó.

Trước ngày nhập trại, tôi hỏi đi hỏi lại, con đã nghĩ kĩ chưa? Hè thì ở nhà nghỉ ngơi, việc gì phải chịu khổ, đúng bảy tuần không được về nhà, không được gặp người thân, không điện thoại, không máy tính, nhớ nhà cũng không được nói ra, thật đáng thương!

Con gái thì chẳng buồn nghĩ ngợi gì, chỉ lắc đầu: “Con phải đi!”.

Lúc chia tay, con gái cứ xua tay bảo vợ chồng tôi về. Tôi lén nhìn xem nó có khóc không, nhưng thậm chí đến một chút buồn con cũng không có, còn phấn khích nữa là khác.

Lên xe, vợ chồng tôi lái chầm chậm rời khỏi trường, tôi còn ngoái lại mãi, nhưng đứa con gái trước nay quấn quýt suốt với cha mẹ,’ giờ vẫn quay lưng.

Thật ra ở Mĩ có rất nhiều “trại hè tập trung”- có trại âm nhạc, trại thể thao, cũng có cả trại văn học, trại khoa học. Dù đến những nơi đây “đánh phải chịu đánh, mắng phải chịu mắng”, thì bao thanh thiếu niên vẫn cố xin vào để chịu “ngược đãi”.

Sau khi con gái đến trại hè, tôi hay nghĩ “con gái lớn phải đi”, cũng như “con trai lớn phải đi”.

Khi xưa, tiễn con trai lớn vào học Harvard, tôi ứa nước mắt, nhưng con cũng có “tiễn bằng ánh mắt” cha nó đâu?

Chúng vô tư bởi niềm sung sướng được rời cha mẹ, cũng còn vì phải đối mặt với quá nhiều thách thức, mà “kẻ chịu khổ không có quyền bi quan”.

Cũng như năm xưa, tôi bỏ lại gia đình để sang Mĩ. Ở sân bay, lưu học sinh đều khóc, riêng tôi không nhỏ lệ, bởi bao gian khổ phía trước sẽ chỉ mình tôi chịu. Những người khác còn quyến luyến gia đình, nhớ nhung cuộc sống êm ả, còn tôi chỉ là kẻ phiêu bạt.

Vì sao người trẻ tuổi nào cũng cần cuộc sống phiêu bạt, đều mộng làm kẻ lữ thứ, cho rằng cô độc là “cool”[3][3], liệu có phải do xung lực bẩm sinh?

Đó là xung lực đã khiến tổ tiên chúng ta rời Châu Phi, bước vào thế giới rộng lớn; đã khiến con người bước chân lên Mặt Trăng, và tin rằng một ngày kia sẽ bước lên Sao Hoả.

Đó là xung lực đã khiến các “hoàng tử”, “công chúa” rời bỏ “vương quốc” của cha mẹ, mặc cha mẹ gọi lại, vẫn lên ngựa phóng đi.

Tôi thường nghĩ: Cha mẹ muốn níu, con cái muốn đi; cha mẹ khuyên nhủ, con cái bỏ ngoài tai. Đó chính là lối suy nghĩ của tuổi trẻ, cũng có thể nói là tuổi trẻ nổi loạn.

ĐỌC THỬ

BÌNH TÂM! BÌNH TÂM!

“Ngày mai thi môn Sinh, con vội lắm.”

Trong bữa tối hôm qua, con đã nhăn mặt nói vậy.

“Cần phải bình tâm.” Cha nói đơn giản, song thêm một câu: “Cha mẹ cũng rất bình tâm, biết ngày mai con thi nên không hỏi han nhiều, sợ làm con căng thẳng, không bình tâm được.”

“Sao lại bình tâm? Con không hiểu” Con nói.

Được rồi! Cha sẽ bình tâm nói chuyện với con về bình tâm nhé!

Hai từ “bình tâm” vừa là “lòng bình thường”, vừa là “giữ bình thường”. Lấy ví dụ, bình thường con ăn sáng một quả trứng, một chiếc bánh bao, đêm ngủ bảy tiếng; đến kì thi, con vẫn ngủ bảy tiếng, sáng dậy ăn một quả trứng, một chiếc bánh bao đó là bình tâm.

Còn người không bình tâm, rất có thể trước kì thi chỉ ngủ năm tiếng, sáng dậy ăn thêm một quả trứng, một chiếc bánh bao, thậm chí thêm một cốc nước quả ép và một quả chuối để có sức. Đến lúc đi thi lại nôn thốc nôn tháo, kết quả thế nào, con cũng đoán ra.

Bởi họ không giữ sinh hoạt bình thường, ngủ không đủ, ăn nhiều quá, thói quen bị phá vỡ, nên bị đau bụng ngay giữa trường thi.

Hồi thi đại học, chính vì không bình tâm mà cha bị nôn; cũng vì không bình tâm mà một hôm dẫn chương trình truyền hình, mặt cha mọc hai cái mụn to tướng.

Vì sao vậy?

Vì trước hôm thi, cha muốn bồi bổ sức khoẻ nên mua mấy chai nước tăng lực, thứ nước đó rất nhiều acid amino, cha không quen nên không chịu nổi. Còn hai cái mụn trong chương trình truyền hình, vì tối hôm trước, cha soi gương nặn trứng cá, nặn không hết nên bị viêm.

Bình thường cha nặn trứng cá vẫn không sao, sao hôm đó lại có chuyện?

Rất đơn giản, vì cha không bình tâm.

Bình thường cha cứ nặn là nặn, có nặn hỏng thì hôm sau cũng chẳng việc gì; còn hôm đó, cha không dám nặn mạnh, chỗ trứng cá nặn sót sưng vù lên.

Vì thế cha mới nói, cần giữ lòng bình thường, thói quen thường ngày thế nào thì khi đi thi vẫn giữ như thế, chắc chắn sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Thậm chí cha mong con đi ngủ như bình thường. Dù muốn thêm thời gian chuẩn bị thì con cũng đừng cố đi ngủ sớm để dậy sớm hơn. Bởi nhiều người tưởng điều đó tốt, nhưng cố đi ngủ sớm với tâm lí căng thẳng, cuối cùng lại mất ngủ.

Tối qua mẹ cũng đã chẳng nói vậy sao?

Hồi mẹ đi học, trước kì thi không gội đầu, ngày thi không đi giày mới, không mặc quần áo mới.

Thời đi học của cha cũng như vậy. Đó chính là biểu hiện giữ thói quen bình thường, bởi nếu con để tâm trí vào quần áo mới, đi đôi giày không quen, hoặc cắt kiểu tóc mới, sự chuyên tâm sẽ giảm; nếu xảy ra chuyện bất ngờ, việc thi cử sẽ bị ảnh hưởng.

Lấy ngay ví dụ: hồi nhỏ cha từng dự một cuộc thi hùng biện toàn Đài Bắc, chỉ vì mặc bộ quần áo mới và đi đôi giày mới mà suýt hỏng việc.

Lúc cúi xuống buộc giày, chiếc quần “xoạt” một tiếng dài, nó toạc mất rồi. Khâu lại xong xuôi, cha vội vàng đi, lúc đó mới nhận ra đôi giày mới rất cứng, xiết vào chân, mỗi bước đi chân lại đau nhức khiến cho cha lúc ở trên bục hết sức khổ sở.

Con nói xem, không giữ lòng bình thường, chẳng phải là “khéo quá hoá vụng” sao?

Đã sống nửa cuộc đời, cha nhận ra, càng trước sự kiện không bình thường, càng phải giữ lòng bình thường.

Vì vậy mà trước hôm mổ sỏi mật, cha vẫn viết, đọc sách, xem ti-vi, đi ngủ như bình thường; trước mỗi lần ra nước ngoài, cha cũng vẫn đi ngủ, thức dậy, chơi bóng như thường.

Cha đã thấy rất nhiều người trước lúc ra nước ngoài vội vội vàng vàng hoàn thành nốt việc công ty; trước hôm lên máy bay lại thù tạc bạn bè, ăn nhiều uống nhiều, rồi sắp xếp hành lí suốt đêm, kết quả là chưa ra sân bay đã bị sụm lưng; lúc lên máy bay thì bị tiêu chảy; hoặc vì lúc ở trong nước nghỉ ngơi không đủ, vừa ra đến nước ngoài đã lăn ra ốm.

Có thể con nói rằng, tất nhiên việc công ty trong nước phải lo xong xuôi, hành lí cũng cần chuẩn bị đầy đủ.

Đúng! Đó chính là điều cha muốn nhấn mạnh.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button