Kỹ năng mềm

Thói Quen Xấu Ơi, Chào Mi

Lời giới thiệu

Một người trông bề ngoài có vẻ hạnh phúc đến đâu đi chăng nữa thì trong sâu thẳm con người ấy ít hay nhiều vẫn có những “thói xấu” mà người khác không nhìn thấy. Đó là sự do dự không quyết đoán, sự so đo tính toán, cảm giác khó chịu khi so bì với người khacsm cảm giác lo lắng sợ người khác nói xấu, hay sự kiêu căng ngạo mạn ( sợ người khác không đánh giá cao mình) v.v…

Khi bị chi phối bởi những “thói xấu” = “tính xấu” ấy tâm trạng, cách nói chuyện , cử chỉ của chúng ta không có sự thoải mái và dễ trở nên bức bối, khó chịu mà chúng ta không hề hay biết.

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tác giả Koike Ryunosuke đã đưa ra rất nhiều “thói xấu” trong cuốn sách ” Thói quen xấu ơi, Chào mi!”. Những “thói xấu” đó không chỉ đơn thuần khiến chính bản thân chúng ta khó chịu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả người khác.

Nếu ta cứ để mặc cho những “thói xấu” đó tự do phát triển thì không chỉ bản thân chúng ta khổ sở đánh mất sức hấp dẫn của bản thân mà còn khiến cho tình cảm giữa con người và con người xa cách hơn.

Nói cách khác, nếu chúng ta rèn luyện để “tạm biệt” được những “thói xấu” = “tính xấu để sống thoải mái hơn thì không chỉ bản thân chúng ta cảm thấy vui sướng mà sức ảnh hưởng của nó lan tỏa ra cả những người xung quanh. Chỉ với điều đơn giản như vậy thôi chúng ta sẽ trở thành người có sức hấp dẫn hơn.

Ebook

File ebook hiện chưa có . Comment tại trang này email của bạn để Downloadsach gửi link ngay khi tìm kiếm được trên Internet. Gợi ý : Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Người có bản tính tốt là người như thế nào?

Khi nghe những khẩu hiệu như “Hãy nuôi dưỡng tính cách tốt”, “Hãy đối tốt với mọi người” không ai phản đối cả. Nhưng thực tế rất khó để thực hiện điều đó. Người ta thường cho rằng “người tốt” “là người luôn cống hiến hết mình vì người khác”, “là người luôn đối xử tốt với người khác” họ không biết làm người tốt thì có lợi gì cho bản thân.

Nói một cách thẳng thắn thì con người hành động vì người khác.

Tuy nhiên, theo đạo Phật “trở thành người có tính cách tốt” không có nghĩa là phải làm một cái gì đó cho người khác hay ban ơn cho ai đó. Thực sự điều đạo Phật muốn hướng đến chính là sự thanh lọc tâm hồn, làm tan biến những ham muốn trần tục dễ khiến người ta bị căng thẳng như “dục, nộ, mê”. Để biết được lợi ích của việc trở thành “người có tính cách tốt” thì chúng ta cần phải biết đến điểm bất lợi khi là “người có tính cách xấu”. Một người khoe khoang, khoác lác sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy ngột ngạt, một người suốt ngày than vãn sẽ khiến người khác phải lo lắng. Hoặc một người luôn so bì, ghen tị với người khác trong thâm tâm sẽ luôn thấy bức bối không yên và điều đó thể hiện lên sắc mặt, biểu cảm, ảnh hưởng đến việc tạo dựng mối quan hệ trong giao tiếp.

“Người có tính cách xấu” trước tiên khiến bản thân chịu thiệt thòi đồng thời cũng mang áp lực, căng thẳng đến cho người khác. Ngược lại “người có tính cách tốt” không những không khiến bản thân thiệt thòi mà cũng không hề gây áp lực, căng thẳng cho người khác. Nhờ vậy sẽ có mối quan hệ xã hội rộng rãi và tốt đẹp.

Cả nể” có phải là tính cách tốt?

Người ta thường hay nói rằng “tốt quá sẽ bị thiệt” hay “người tốt dễ bị lợi dụng”. Trong trường hợp này người ta muốn ám chỉ đối phương là người “cả nể”. Mặc dù họ cũng đang bận rộn với công việc của mình nhưng vẫn không thể từ chối sự nhờ vả của người khác.

Người “cả nể” không phải là “người có tính cách tốt” mà chỉ do họ thiếu dũng cảm để từ chối hay ngại từ chối. Sự ái ngại ấy bắt nguồn từ cảm giác lo sợ “không muốn bị đối phương ghét”, “không muốn bị đối phương bài trừ”.

Phân tích theo đạo Phật thì sự lo sợ ấy chính là một tâm trạng trong “nộ” (giận dữ). Mặc dù có từ chối việc được nhờ vả đi chăng nữa cũng chưa chắc đã bị đối phương ghét nhưng bản thân họ lại lo sợ rằng “nếu mình không làm có lẽ họ sẽ giận”. Chính vì lo ngại cảm giác “giận dữ” của đối phương khiến tâm trạng luôn nặng nề, ủ rũ cho nên Phật giáo mới cho rằng đó là một loại “tính cách xấu”. Có lẽ một trong những lí do khiến người ta không thể từ chối lời yêu cầu của người khác là do người ta xuề xòa. Tương tự như vậy đạo Phật gọi việc không thể phán đoán rõ ràng sự vật sự việc là “vô tri”. Hơn nữa, “vô tri” cũng là trạng thái đánh mất kiểm soát bản thân nên không thể nói rằng đó là “tính cách tốt”.

Thông thường, khi quá bận rộn hoặc có áp lực lớn người ta chấp nhận “tính cách xấu”, ngược lại thì cho rằng đó là “tính cách tốt”, đó là một định kiến sai lầm. “Người có tính cách tốt” có sự minh bạch và điềm đạm sẽ không tạo cơ hội để người khác nghĩ rằng “tôi sẽ lợi dụng anh”. Nếu bản thân thực sự thấy thoải mái khi nhận làm công việc của mọi người thì đó là điều đáng khâm phục. Tuy nhiên, nếu trong lòng không thực sự thấy thoải mái, “nếu không bắt buộc phải làm thì tôi cũng không muốn làm” thì bạn cần có dũng khí để từ chối.

“Do dự” cũng là một loại tính cách xấu

Tôi đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi người bạn thân đi mua đồ mà mãi không quyết định được sẽ mua cái nào. Cô ấy luôn miệng nói những câu như “A… cái váy kia đẹp đấy. Nhưng phần gấu áo hơi rộng nên nhìn có vẻ béo. Ồ… cái này trông cũng được nhưng màu này thì không thích lắm. Nếu không mua gì thì không có cái mặc nhưng quần áo của năm nay thật là… mãi mà chưa chọn được”.

Nếu khi bạn lựa chọn một cái gì đó mà lại nghĩ là “muốn có cái tốt hơn” hoặc “không muốn bị thiệt” sẽ dễ rơi vào ngõ cụt của sự phân vân “do dự”. Sự sốt ruột, bực tức của những người xung quanh đối với những người luôn “do dự” là do bộ cảm ứng của trái tim rất nhạy cảm với “tham vọng”. Con người thường dễ dãi với những “tham vọng” của bản thân nhưng lại khắt khe với “tham vọng” của người khác.

Điều tồi tệ hơn bất cứ điều gì của sự “do dự” chính là nó mang lại sự bất lợi cho chính bản thân người do dự. Nhìn bề ngoài có vẻ như họ phân vân, do dự vì thích vậy nhưng sự phân vân tiêu hao nguồn năng lượng lớn để đắn đo “giữa cái này và cái kia, nên chọn cái nào?” nên trong lòng sẽ không thoải mái, dần dần tạo thành căng thẳng, áp lực mà bản thân người đó không hề hay biết.

Hầu như các trường hợp phân vân là do chưa có cái nào đủ điều kiện để họ đưa ra quyết định. Cũng có nghĩa là cái nào cũng được. Nếu như vậy thì “do dự” mang lại ảnh hưởng xấu. Trước tiên, chúng ta phải sáng suốt đưa ra quyết định là “chọn cái này” hoặc từ bỏ cả hai không lựa chọn cái nào cả.

Hơn nữa, một khi đã quyết định thì hãy cố gắng để không cảm thấy hối hận là “nếu mua cái kia thì tốt hơn” hoặc “giá mà cứ mua thì tốt”. Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù chọn cái nào đi chăng nữa thì rốt cục cũng không khác nhau là mấy.

Lắng nghe người khác than thở không phải là tính cách tốt

Ai cũng có những lúc muốn nói với người khác rằng “này, này nghe tớ này…” để than thở chuyện gì đó. Nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại một câu chuyện hay than thở đến 2, 3 tiếng trên điện thoại thì như thế nào? Người phải nghe những câu chuyện ấy sẽ cảm thấy nhàm chán. Ngay cả người nói cũng vậy, lúc đầu có thể cảm thấy rất dễ chịu vì như trút được gánh nặng trong lòng nhưng nếu cứ than phiền suốt sẽ càng cảm thấy phiền não hơn, làm tăng cảm giác tiêu cực và để lại dư vị không tốt.

Chắc chắn là như vậy. Khi than vãn sự giận dữ chỉ làm khơi gợi cảm giác “buồn chán”. Sự “giận dữ” giống như một loại độc dược khiến cả người nói và người nghe đều mệt mỏi. Hơn nữa, người nghe những than thở ấy sẽ tiếp tục than phiền với một ai đó rằng “tôi thật mệt mỏi khi phải nghe những câu chuyện như vậy” vô hình trung đã làm lan Chắc chắn là như vậy. Khi than vãn sự giận dữ chỉ làm khơi gợi cảm giác “buồn chán”. Sự “giận dữ” giống như một loại độc dược khiến cả người nói và người nghe đều mệt mỏi. Hơn nữa, người nghe những than thở ấy sẽ tiếp tục than phiền với một ai đó rằng “tôi thật mệt mỏi khi phải nghe những câu chuyện như vậy” vô hình trung đã làm lan rộng các tác động xấu.

Để tránh điều đó xảy ra thì bản thân người nghe cũng không cần cố gắng nghe một cách nghiêm túc nếu như những điều đối phương nói khiến mình không thoải mái. Tuy nhiên, nếu nói thẳng ra là “những than phiền của bạn thật vô nghĩa” hay “nếu cứ than thở mãi sẽ bị căng thẳng đấy” thì đối phương sẽ cảm thấy bị từ chối. Cho nên, bí quyết để tránh sự bất đồng là ý thức được việc đối phương chỉ muốn “thay đổi tâm trạng” để lảng tránh câu chuyện. Khi nghe câu chuyện nên sử dụng những cách nói phụ họa qua loa như “à thế à…” hoặc thay đổi chủ đề câu chuyện của đối phương bằng cách đưa ra những gợi ý khác như “nếu vậy tuần này đi xem ca nhạc thì thế nào?” để lôi kéo sự quan tâm của đối phương sang hướng khác. Như vậy, câu chuyện có vẻ sẽ bớt nhàm chán hơn. Nếu là mối quan hệ thân tình hơn thì có thể nói một cách bông đùa như “thôi chuyện đó chán lắm” để giảm nhẹ tâm trạng của đối phương. Nếu làm được như vậy không những không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người mà bạn còn cảm thấy rất thoải mái.

Điều quan trọng là cả hai bên phải nhận thức được rằng việc than thở dài dòng khiến cả hai bên đều cảm thấy không dễ chịu.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button