Kỹ năng mềm

40+ Bí Kíp Chinh Phục Khách Hàng Qua Điện Thoại

40 bi kip chinh phuc khach hang qua dien thoai - Alphabooks1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alphabooks biên soạn

Download sách 40+ Bí Kíp Chinh Phục Khách Hàng Qua Điện Thoại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

“Sách lược” chinh phục khách hàng qua điện thoại

Tiếp thị qua điện thoại là hình thức tiếp thị nhanh nhất và đạt hiệu quả cao. Khi tiếp thị qua điện thoại, chắc hẳn bạn đã có lần gặp phải tình huống tương tự như:

Khi điện thoại vừa kết nối, khách hàng trả lời rằng họ không có nhu cầu hoặc hiện giờ đang rất bận.

Khi bạn cố gắng tìm hiểu những thông tin quan trọng, khách hàng tỏ rõ thái độ cảnh giác với bạn hoặc nói rằng vấn đề này họ không rõ lắm, v.v…

Những tình huống như thế khiến bạn cảm thấy rất phiền muộn. Như đại đa số các nhân viên tiếp thị khác, bạn có thể lúng túng bởi không đủ bình tĩnh để tìm hướng giải quyết cho vấn đề này. Nhưng cũng trước những tình huống đó, vẫn có một số nhân viên tiếp thị đủ tỉnh táo để ứng phó một cách khéo léo nhất nhờ những “sách lược” riêng của họ và tất cả những sách lược tuyệt vời đó đều nằm trong cuốn sách nhỏ này.

Với 40+ tình huống bị từ chối đi kèm với các phương pháp đối phó thực tế, được viết ra dựa trên những chia sẻ kinh nghiệm của các nhân viên tiếp thị xuất sắc, qua những khảo sát, phân tích, nghiên cứu về kịch bản đối thoại giữa họ và khách hàng, cuốn sách không chỉ tiết lộ những phương thức tiếp thị thành công mà còn mang đến cho bạn cái nhìn đầy thú vị về quy luật từ chối của khách hàng, kéo dài cuộc nói chuyện và khiến họ hoàn toàn bị bạn hấp dẫn.

Cuốn sách được chia làm bảy chương. Năm chương đầu là những phân tích trực tiếp dựa trên các kịch bản cụ thể để bạn tự nghiệm ra cách dẫn dắt một cuộc tiếp thị điện thoại, đặc biệt là những sách lược đối phó đối với lý do từ chối của khách hàng ở các giai đoạn tiếp thị khác nhau. Chương 6 gồm các phương pháp để tránh những đòn từ chối “phủ đầu” của khách hàng ngay khi nhân viên tiếp thị bắt đầu cuộc trao đổi và cách thức khai thác nhu cầu của họ. Trong khi chương 7 sẽ tổng hợp các phương pháp xử lý tình huống bị từ chối mà bạn thường xuyên gặp phải.

CHƯƠNG 1. Khi khách hàng từ chối ngay từ câu nói đầu tiên !

Tình huống 1

Cô có thể gửi fax hoặc email để tôi tham khảo trước được không?

Câu trả lời thông minh

Cách 1: Không vấn đề gì, thưa ông. Nhưng tài liệu của chúng tôi chủ yếu bằng tiếng Anh và khá dài, vậy nên, ông hãy để tôi tóm tắt và giải thích ngắn gọn luôn và cũng là để tránh làm mất thời gian của ông.

Cách 2: Được chứ. Tuy nhiên, tài liệu về lĩnh vực này của công ty chúng tôi có tới 18 loại. Để giúp ông tìm được loại phù hợp nhanh nhất, tôi xin phép được hỏi ông một, hai câu được không?

Cách 3: Thưa ông, tài liệu của chúng tôi được thiết kế riêng tùy theo nhu cầu thực tế của mỗi khách hàng, giống như việc may áo tùy số vậy. Trước khi gửi email cho ông, tôi xin phép được hỏi ông một, hai câu được không?

Cách 4: Tất nhiên là được. Thế nhưng, bản fax chỉ là tài liệu sơ lược, để giúp ông hiểu rõ hơn, tôi xin được giải thích trước, sau đó sẽ gửi bản fax sau, không biết như vậy có được không?

Nghệ thuật ứng phó

  1. Gửi fax hoặc gửi email là tình huống tiếp thị thường gặp nhất khi tiếp thị qua điện thoại. Nhân viên tiếp thị cần hiểu đây là cách từ chối khéo hay là nhu cầu thật sự muốn tìm hiểu về sản phẩm của khách hàng. Nói chung, khi khách hàng đưa ra yêu cầu này ngay khi cuộc trao đổi vừa mới bắt đầu, điều đó chứng tỏ họ không mấy quan tâm đến sản phẩm của bạn.
  2. Khi gặp tình huống này, trước tiên, nhân viên tiếp thị cần phải đồng ý với yêu cầu gửi fax/email của khách hàng. Các nhân viên tiếp thị không bao giờ nên trực tiếp từ chối yêu cầu của khách hàng.

Sau đó, nhân viên tiếp thị có thể đưa ra điều kiện đối với việc gửi fax/email, ví dụ: “Tài liệu có rất nhiều loại, không biết loại nào phù hợp với ông. Vì thế tôi xin phép hỏi ông một vài điều để làm rõ hơn được không?” Khi khách hàng trả lời “Được!” nhân viên tiếp thị sẽ có lý do để tiếp tục cuộc đối thoại.

  1. Nhiều khi khách hàng đưa ra yêu cầu này để từ chối, vì thế nhân viên tiếp thị nên dùng những lời lẽ ngắn gọn để thuyết phục khách hàng, nhằm khiến họ hứng thú hơn với sản phẩm và dịch vụ đang được tư vấn. Khi nào bạn có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng thì cuộc đối thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ: “Vâng, xin ông đợi một lát. Công ty chúng tôi có hai bản tài liệu, một bản giới thiệu phương pháp giúp ông tiết kiệm 30% nhiên liệu, bản còn lại là giới thiệu phương pháp giúp ông giảm bớt chi phí cho các cuộc gọi đường dài, không biết ông quan tâm đến bản tài liệu nào?” Sau đó, dù khách hàng quyết định lựa chọn bản tài liệu nào, nhân viên tiếp thị cũng có thể đặt thêm câu hỏi, ví dụ như: “Tiện đây tôi muốn hỏi, hiện tại mỗi tháng công ty ông phải bỏ ra bao nhiêu chi phí cho các cuộc gọi ngoại mạng…”

Tình huống đối thoại

Mai Phương là nhân viên tiếp thị qua điện thoại của một công ty đào tạo. Sản phẩm mà cô tiếp thị là vé tham gia hội thảo quản lý nguồn nhân lực do giảng viên của công ty giảng dạy. Đối tượng khách hàng của cô là anh Minh, Trưởng phòng Nhân sự của một doanh nghiệp nọ, người thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại tiếp thị kiểu này, nên ngay từ đầu, anh đã từ chối một cách khéo léo. Cuộc đối thoại diễn ra như sau:

Nhân viên tiếp thị: Xin chào anh Minh. Anh có thể cho tôi xin chút thời gian bây giờ được không ạ?

Khách hàng: Được! Ai vậy?

Nhân viên tiếp thị: Tôi là Mai Phương, phụ trách bộ phận tư vấn quản lý của công ty Minh Tiến. Công ty chúng tôi chuyên đào tạo nhân viên quản lý nguồn nhân lực. Hôm nay tôi gọi điện trân trọng mời anh tham gia buổi hội thảo có liên quan đến Kỹ năng tuyển dụng, được tổ chức tại Khách sạn Kim Liên vào cuối tuần này. Không biết anh có sắp xếp được thời gian tham gia không ạ?

Khách hàng: Ồ, hóa ra là như vậy. Vậy cô có thể gửi bản fax nội dung chương trình hội thảo để tôi tham khảo trước được không? Nếu phù hợp, tôi sẽ gọi lại cho cô.

Nhân viên tiếp thị: Vâng, nhất định rồi. Tuy nhiên, anh có thể cho phép tôi hỏi thêm là trước đây anh đã từng tham gia những buổi hội thảo cùng lĩnh vực này chưa ạ?

Khách hàng: Cũng có vài lần. Như thế này cô Phương ạ, thực sự rất xin lỗi vì giờ tôi đang rất bận.

Nhân viên tiếp thị: À ra vậy! Tôi xin lỗi, chào anh.

Cuộc đối thoại trên được xem như chưa thành công. Chúng ta có thể điều chỉnh theo hướng sau:

Nhân viên tiếp thị: Xin chào anh Minh, bây giờ anh có tiện nói chuyện điện thoại không ạ?

Khách hàng: Được! Ai vậy?

Nhân viên tiếp thị: Tôi là Mai Phương, phụ trách bộ phận tư vấn quản lý của công ty Minh Tiến. Công ty chúng tôi chuyên đào tạo nhân viên quản lý nguồn nhân lực. Hôm nay tôi gọi điện cho anh để trân trọng mời anh tham gia buổi hội thảo có liên quan đến Kỹ năng tuyển dụng, được tổ chức tại Khách sạn Kim Liên vào cuối tuần này. Không biết anh có sắp xếp được thời gian tham gia không?

Khách hàng: Ồ, hóa ra là như vậy. Vậy cô có thể gửi bản fax về nội dung chương trình hội thảo để tôi tham khảo trước được không? Nếu phù hợp thì tôi sẽ gọi lại cho cô.

Nhân viên tiếp thị: Vâng, nhất định rồi, tôi sẽ chuyển ngay cho anh. Nhưng bản fax chỉ là một bản giới thiệu sơ lược, nếu được, anh có thể cho tôi một chút thời gian để tôi giới thiệu rõ hơn về những gì anh đạt được sau buổi hội thảo này thay vì mất thời gian mở mail được không ạ?

Khách hàng: Được, cô nói ngắn gọn xem nào.

Nhân viên tiếp thị: Vâng, trong quá trình tuyển dụng nhân tài chắc hẳn anh thường gặp phải chuyện phiền phức như ứng viên tìm mọi cách để hạn chế tiết lộ về công việc cũ của mình. Chủ đề trọng tâm của buổi hội thảo lần này của chúng tôi cung cấp ý tưởng hoàn toàn mới giúp anh dễ dàng đối phó với vấn đề này.

Khách hàng: Chỉ qua một buổi hội thảo mà có thể làm được điều này ư?

Nhân viên tiếp thị: Vâng thưa anh, tôi đảm bảo sau khi tham gia buổi hội thảo này, anh hoàn toàn có thể thiết kế một buổi phỏng vấn hoàn hảo để đánh giá năng lực thực sự của ứng viên. Có ba yếu tố để chứng minh buổi hội thảo làm được điều này.

Khách hàng: Ba yếu tố gì?

Nhân viên tiếp thị: Đó là ….

Hãy thử phân tích hai đoạn đối thoại trên để tìm ra điểm mấu chốt của tình huống này.

1. Trong cuộc đối thoại đầu, sau khi khách hàng yêu cầu “Gửi fax để tham khảo trước”, nhân viên tiếp thị lại tiếp tục hỏi: “Trước đây anh đã tham gia nhiều buổi hội thảo cùng lĩnh vực này chưa?” Có lẽ nhân viên tiếp thị hy vọng tìm hiểu thêm thông tin của khách hàng để có cơ hội kéo dài cuộc hội thoại nhưng lúc này khách hàng đã bắt đầu sốt ruột. Hơn nữa, khách hàng cũng không có lý do phải trả lời câu hỏi này cho một người lạ, do đó, dĩ nhiên họ sẽ từ chối khéo.

ĐỌC THỬ

2. Ở tình huống sau, cách xử lý của nhân viên tiếp thị có chút khác biệt. Trước tiên, cô ấy nói: “Nếu được thì hãy dành chút thời gian để tôi giới thiệu rõ hơn cho anh về kết quả tiềm năng của buổi hội thảo này thay vì mất thời gian mở mail.” Do câu này liên quan đến lợi ích của khách hàng, nên khách hàng đã đồng ý tiếp tục cuộc nói chuyện. Sau đó, nhân viên tiếp thị tiếp tục đặt đề: “Ứng viên tìm mọi cách để hạn chế tiết lộ về công việc cũ của mình.” Vì bản thân khách hàng đang làm công tác nhân sự nên vấn đề này dễ gây được sự chú ý. Nhờ đó, cuộc hội thoại được tiếp tục một cách thuận lợi.

Tình huống 2
Sao cô có được số điện thoại của tôi?

Câu trả lời thông minh

Cách 1: Chuyện này rất tình cờ!

Cách 2: Bí mật, ông sẽ không trách nếu tôi không nói ra chứ?

Cách 3: Một người thành đạt như ông có rất nhiều người muốn được làm quen, và tất nhiên, tôi cũng là một trong số đó.

Cách 4: Tôi có được thông tin của ông trong danh sách khách hàng VIP của công ty. Nhưng điều quan trọng hơn cả đó là cuộc gọi này sẽ đem lại lợi ích gì cho ông?

Cách 5: Tôi có được số điện thoại qua một người bạn của ông. (Nếu khách hàng nhất quyết muốn biết tên của người giới thiệu đó: Người bạn đó đã dặn tôi không được tiết lộ tên của anh ấy, vì không muốn tạo áp lực cho ông. Anh ấy đã nói vậy thì đương nhiên tôi phải giữ đúng lời hứa rồi, thưa ông.)

Nghệ thuật ứng phó

1. Phương thức ứng phó đơn giản nhất là giả vờ như không nghe thấy câu hỏi: “Sao cô biết số điện thoại của tôi?”. Nếu không, bạn có thể nói: “Ồ, tôi sẽ giải thích cho ông sau, giờ chúng ta cần trao đổi vấn đề quan trọng hơn trước đã” và đi thẳng vào vấn đề: “Thưa ông, trên cơ sở chi phí bảo hiểm không thay đổi, chúng tôi có một phương pháp rất hiệu quả giúp quyền lợi bảo hiểm cho nhân viên nâng lên 20%…”

Sau khi nói xong vấn đề chính, có hai kịch bản có thể xảy ra. Một là, khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn và dĩ nhiên, khách hàng sẽ không hỏi bạn lý do bạn biết số điện thoại của ông ấy. Hai là, khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn, nếu ông ấy đã quan tâm đến sản phẩm thì lý do tại sao bạn có số điện thoại đã không còn quan trọng, hoặc có thể ông ta đã không còn nhớ đến vấn đề này nữa.

2. Nếu muốn trả lời ngay câu hỏi này, tốt nhất là bạn nên dẫn dắt khách hàng chuyển sang một đề tài khác ngay sau khi đưa ra lời giải thích để tránh những câu hỏi không cần thiết. Ví dụ bạn có thể nói: “Giám đốc Nam, vì tình cờ nên tôi có được số điện thoại của ông. Điều quan trọng hơn là, sau cuộc nói chuyện hôm nay chúng tôi có thể giúp ông giảm bớt ít nhất 30% chi phí cho các cuộc gọi đường dài của công ty, v.v…”

3. Nếu bạn có được thông tin của khách hàng thông qua giới thiệu thì quả thật lý tưởng. Nếu được sự đồng ý của người giới thiệu, bạn nên mở đầu câu chuyện bằng cách nhắc đến tên của người đó và có thể nói: “Tôi là bạn của ông A, ông A đã đặc biệt giới thiệu ông với tôi.” Vì có người quen làm cầu nối nên khách hàng sẽ giữ thể diện ít nhiều cho nhân viên tiếp thị.

Ngoài ra nhân viên tiếp thị cũng cần phải nói luôn: “Ông A nói rằng ông là chuyên gia trong lĩnh vực này, thế nên ông ấy đã dặn tôi nhờ ông chỉ dẫn.” Cách nói này có thể giúp đôi bên nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.

4. Khen ngợi luôn là liều thuốc tốt nhất cho cuộc trao đổi. Nếu khách hàng cứ gặng hỏi bằng được, nhân viên tiếp thị có thể trả lời: “Người nổi tiếng như ông chắc chắn sẽ có rất nhiều người biết đến”, hoặc “Giám đốc Nguyễn Quang Minh là người đứng đầu của một công ty đào tạo lớn, vì thế việc tôi biết số điện thoại của ông cũng là chuyện rất bình thường. Và đây quả thật là một may mắn đối với tôi.” Một mặt, nhân viên tiếp thị nên đề cao địa vị của đối phương, đồng thời thể hiện sự khiêm nhường để gây thiện cảm với đối phương.

Tình huống đối thoại

Tình huống dưới đây rất thông dụng. Nhân viên tiếp thị không trả lời câu hỏi của khách hàng mà tìm cách chuyển sang đề tài khác.

Nhân viên tiếp thị: Chào thầy Lưu.

Khách hàng: Xin chào, ai vậy?

Nhân viên tiếp thị: Tôi là Minh Hà, nhân viên tư vấn của công ty Thành Đạt. Không biết ông có tiện nghe điện thoại không ạ?

Khách hàng: Được, nhưng sao cô biết số điện thoại của tôi?

Nhân viên tiếp thị: Dạ, vấn đề này lát nữa tôi sẽ trả lời thầy sau được chứ ạ! Thưa thầy, chuyện là như thế này, thầy chắc hẳn rất có hứng thú với việc đăng bài nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học, thầy có thể dành cho tôi vài phút để giới thiệu sơ chứ ạ?

Khách hàng: Được cô nói thử xem nào.

Nhân viên tiếp thị:……

Khách hàng: …….

Khách hàng: À đúng rồi, suýt nữa tôi quên mất. Sao cô biết số điện thoại của tôi?

(Sau khi nói xong vấn đề chính, khách hàng vẫn nhớ đến câu hỏi này và muốn có được câu trả lời, chứng tỏ ông ấy có quan tâm đến câu chuyện của bạn.)

Nhân viên tiếp thị: Thầy Lưu, do tình cờ mà tôi biết được số điện thoại của thầy. Thầy có thấy tôi may mắn không ạ? Nếu thầy quyết định chọn chúng tôi để đăng bài nghiên cứu, tôi tin rằng may mắn cũng sẽ đến với thầy trong đợt đánh giá thành tích tới đây.

Trong đối thoại thực tế, khi khách hàng hỏi: “Sao cô biết số điện thoại của tôi”, rất nhiều nhân viên tiếp thị trả lời: “Bạn tôi giới thiệu” để đối phó. Tuy nhiên, câu trả lời này có thể khiến nhân viên tiếp thị rơi vào tình huống khó xử vì không dễ để tìm được “người bạn” này, hoặc vì một lý do nào đó không tiện nói ra tên của họ. Đoạn đối thoại dưới đây, nhân viên tiếp thị đã xử lý tình huống rất thành công.

Khách hàng: Sao cô biết số điện thoại của tôi?.

Nhân viên tiếp thị: Ồ, một người bạn của ông giới thiệu cho tôi và đương nhiên, tôi cảm thấy rất may mắn?

Khách hàng: Bạn tôi ư? Ai vậy?

Nhân viên tiếp thị: Là một người rất quý trọng ông. Khi giới thiệu, ông ấy đã đặc biệt dặn tôi không được nhắc đến tên của ông ấy vì không muốn do việc này mà gây áp lực cho ông. Rất mong ông thông cảm bởi tôi đã nhận lời nên tôi phải giữ lời hứa của mình.

Khách hàng: Thôi được rồi.

Còn tình huống dưới đây là trường hợp số điện thoại của khách hàng được lấy từ hệ thống dữ liệu của công ty. Nếu nhân viên tiếp thị nói thật điều này sẽ khiến khách hàng không vui, vì thế cần đưa ra một lý do tạo hứng thú cho khách hàng và tránh đề cập lại vấn đề này.

Khách hàng: Sao cô biết số điện thoại của tôi.

Nhân viên tiếp thị: Tôi nghĩ đây có lẽ là cái duyên. Vào ngày này của 500 năm trước, chúng ta đã hẹn với nhau là hôm nay sẽ gọi điện thoại.

Khách hàng: Ha ha ha, nếu cô không nói rõ thì tôi sẽ cúp máy đấy.

Nhân viên tiếp thị: Trưởng phòng Tuân, qua giọng nói của ông tôi cảm nhận được ông là một người có địa vị, chắc chắn ông sẽ không tùy tiện cúp máy trước một người rất ngưỡng mộ ông. Hơn nữa, ông cần xem cơ duyên này có giúp gì được ông. Ví dụ như làm thế nào để không phải bỏ thêm vốn đầu tư nhưng vẫn có thể làm giảm tỷ lệ hao hụt vốn của bộ phận ông xuống ít nhất 5%.

Khách hàng: Tỷ lệ hao hụt vốn giảm xuống ít nhất 5% ư?

Nhân viên tiếp thị: Đúng vậy, đây chính là lý do mà hôm nay tôi đã chủ ý gọi cho ông.

Khách hàng: Cô nói thử xem nào? Làm thế nào để giảm tỷ lệ hao hụt vốn xuống 5%?

Nhân viên tiếp thị: Là như thế này…

Trong đoạn đối thoại này, khách hàng sẽ chú ý tới hai điểm: Thứ nhất là nhân viên tiếp thị từ đâu có được số điện thoại của họ, thứ hai là làm thế nào mà không cần tăng thêm vốn đầu tư nhưng vẫn giúp cho tỷ lệ hao hụt của bộ phận giảm xuống ít nhất 5%. Trong đó, điểm thứ hai hấp dẫn hơn điểm thứ nhất nên khách hàng cảm thấy rất tò mò và nhân viên tiếp thị, từ đó, đã hóa giải được những thắc mắc của khách hàng.

Tình huống 3
Tôi không có hứng thú.

Câu trả lời thông minh

Cách 1: Tôi rất hiểu suy nghĩ của ông. Ông nói không có hứng thú cũng là việc rất bình thường nhưng theo tôi, ví dụ, việc giá xăng tăng không khiến chúng ta quan tâm nhưng xe mà không có xăng thì lại là chuyện khác. Vậy vấn đề nằm ở nhu cầu của ông. Ông nghĩ sao?

Cách 2: Ông không quan tâm cũng không sao. Quả thực, đối với những thứ mà chúng ta chưa hiểu thì không quan tâm là chuyện hết sức bình thường. Tốt nhất, ông hãy để tôi giới thiệu về những lợi ích mà sản phẩm này có thể đem lại cho ông. Nếu sau khi nghe xong ông vẫn không thấy hứng thú, tôi sẽ không làm phiền ông nữa, được không ạ?

Cách 3: Đại đa số các khách hàng của công ty chúng tôi lúc đầu đều có phản ứng như ông vậy. Nhưng sau khi biết được sản phẩm này có thể giúp họ giải quyết vấn đề đối chiếu sổ sách đau đầu thì họ lại có phản ứng hoàn toàn khác. Tốt nhất, hãy để tôi giới thiệu cho ông về nó, nếu sau khi nghe xong ông vẫn cảm thấy không hứng thú, tôi đảm bảo sẽ không làm phiền ông nữa.

Cách 4: Ý ông là, ông không quan đến phương pháp giúp trang web của công ty ông luôn đứng đầu trong danh mục tìm kiếm của Wada chỉ sau một buổi hội thảo ư?

Cách 5: Ông không quan tâm đến bảo hiểm, nhưng hẳn là ông có quan tâm đến những rủi ro có thể không may xảy ra và gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Vậy, ông có thể dành cho tôi vài phút để chia sẻ về các phương pháp để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra đó, được chứ ạ?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button