Kỹ năng mềm

Những Con Đường Đẹp Trong Cuộc Đời

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chân Pháp Đăng

Download sách Những Con Đường Đẹp Trong Cuộc Đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những Con Đường Đẹp Trong Cuộc Đời là một sáng tác của thầy Chân Pháp Đăng. Thầy sinh năm 1964, xuất gia tại Làng Mai (Pháp) vá tu tập theo pháp môn thiền định của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trải qua hơn 20 năm tu tập, thầy Chân Pháp Đăng hiện là một vị Giáo thọ của Đạo tràng Làng Mai. Thầy đã đi nhiều nơi trên thế giới, viết nhiều sách Phật học, chia sẻ kinh nghiệm tu tập với tăng thân và nhất là hướng đến các bạn đọc trẻ.

“Sự thật không ai biết được chuyện ngày mai. Còn bao nhiêu ngày nữa để sống, hay chỉ là một ngày, làm sao bạn biết được? Chỉ có giây phút đáng sống, đó là giây phút này…” (Giây phút này)

“Khi mặt hồ tĩnh lặng, bạn có thể thấy được tất cả sự phản chiếu trong đáy hồ. Cũng thế, khi tâm hồn yên tĩnh, bạn mới có khả năng nhìn tận đáy lòng mình. Bạn thấy tường tận với một tấm lòng thành thật, nhận diện đường nét, màu sắc của yêu thương. Lắng dịu tâm hồn là sự thực tập chánh niệm, là cánh cửa đi vào chân trời yêu thương.” (Các đặc tính của tri giác)

“Con đường đẹp là con đường của trái tim, biết yêu thương để người yêu nhau bước vào vùng trời tự do của tâm hồn.” (Những con đường đẹp trong cuộc đời)

“Cho dù bạn chọn con đường nào đi nữa, thì điều kiện căn bản để thành công là bạn hãy lập chí, kiên trì, hiên ngang đi tới, tới đích, bởi nẻo đi nào cũng có những chông gai, thử thách, hầm hố của nó.” (Con đường nào cho tôi)

ĐỌC THỬ

Con đường đẹp là con đường của trái tim, biết cởi mở, biết tha thứ, biết yêu thương để người yêu nhau bước vào vùng trời bao la, vùng trời tự do của tâm hồn.

………••§••………

“… Tình thương không bao giờ nói rằng đây là lần cuối

Đất là mẹ thương yêu

Thì có bao giờ hết kiên nhẫn chờ trông?

Anh trở về với đất đi

Rồi anh sẽ thấy

Như cây kia

Hoa lá hồn anh rồi sẽ tốt tươi

Một khi anh biết đi vào địa xúc

Con đường vắng đón anh

Con đường thơm ngát cỏ hoa

Con đường lúa thơm

Còn ghi dấu tuổi thơ bàn tay mẹ

Hãy đặt những bước chân chậm rãi

Những bước chân ung dung, nhẹ nhàng…”.

(Địa xúc, Nhất Hạnh)

CON ĐƯỜNG NÀO CHO TÔI

Bạn trẻ thân mến!

Cuộc đời có nhiều nẻo, nhiều đường, vì thế nó thật phức tạp, khó chọn lựa, khó hiểu hết mỗi ngõ ngách, cho nên bạn có sự băn khoăn, lưỡng lự, nghi vấn, có lúc ngờ vực khi phải lựa chọn cho mình một con đường.

Tuổi mới lớn, trong lòng tràn đầy năng lượng, ước mơ, hy vọng, bạn nào cũng muốn chọn cho mình một con đường đẹp, lý tưởng, có ý nghĩa, đem lại hạnh phúc cho mình, cho người thân và cho cuộc đời. Nhưng khi đối mặt, tiếp xúc và va chạm với thực trạng, bạn lưỡng lự không biết nên chọn con đường nào đây.

Con đường nào đẹp nhất, lý tưởng nhất cho bạn? Khó mà trả lời dứt khoát, bởi mỗi người có một ước mơ, một lý tưởng, một con tim rung cảm, một trình độ kiến thức khác nhau ảnh hưởng bởi sự giáo dục, tuổi thơ, môi trường, trao truyền, cách tiếp cận và học hỏi của bạn. Con đường ấy cũng tùy cách sống, cách tư duy, cái nhìn của từng người và một điều đặc biệt quan trọng nữa, là nền tảng động lực từ chiều sâu tâm thức, tiếng nói phát ra từ chính con tim bạn.

Trước khi chọn một con đường, bạn thong thả tự mình học hỏi, nghiên cứu, tìm đến với một con đường để trải nghiệm, thử đi trên con đường ấy mà đừng chỉ nghe ngóng lời đồn đãi, ca ngợi, mời gọi, bắt chước, hoặc bị người ta thuyết phục hay tuyên truyền. Con đường nào đây? Bạn tập ngồi cho lắng yên, thấy rõ động lực từ chiều sâu tâm thức, hay nghe tiếng nói sâu lắng từ tâm hồn. Con đường nào đây? Nghệ thuật, văn chương, hội họa, cách mạng, giáo dục, kinh tế, chính trị, gia đình, xuất gia…

Cho dù bạn chọn con đường nào đi nữa, thì điều kiện căn bản để thành công là bạn hãy lập chí, kiên trì, hiên ngang đi tới, tới đích, bởi nẻo đi nào cũng có những chông gai, thử thách, hầm hố của nó.

Có nhiều bạn đã chọn cho mình một con đường, nhưng sau khi bước đi một thời gian, bạn nhận ra là mình đã chọn lầm đường. Đã lỡ đi rồi, đời đã dính nhiều cát bụi rồi, bạn tiếp tục cúi đầu lầm lũi bước tiếp dù biết con đường ấy không đưa bạn về với lý tưởng, về với cái đẹp mà bạn hằng mơ ước.

Có bạn học hỏi, truy tầm, nghiên cứu và khám phá ra một con đường thật đẹp về mặt triết lý, lý thuyết, mục đích, nguyên tắc, nhưng tới khi đi vào hành động cụ thể, nó hoàn toàn không thực tế, không thể áp dụng được. Kết quả thực nghiệm về con đường ấy, nó không đẹp như triết lý, lý thuyết được ca ngợi, nó đi ngược lại hoàn toàn với lý tưởng đẹp đẽ, cao thượng. Nói cách khác, nó là một con đường sai lầm, có thể gọi là con đường tồi tệ được tô điểm bởi màu sắc đẹp đẽ, cao thượng, tuyệt đỉnh bằng lý thuyết.

Có bạn sau khi tìm hiểu thật kỹ con đường vẫn còn lưỡng lự nên đi hay không. Con đường thì đẹp đấy, không có gì gọi là mơ hồ, nhưng nhiều người đi trên con đường ấy lại không có hạnh phúc, đời sống của họ không tỏa ra hương sắc của cái đẹp. Bạn lưỡng lự là phải lắm.

Theo tôi, con đường đẹp cũng cần được bảo vệ. Nó còn đẹp hay không cũng tùy những người đi trên con đường ấy. Nguyên sơ con đường rừng có thể rất đẹp, thiên nhiên, sạch sẽ, mát trong, nhưng người đi trên con đó không biết thưởng thức và bảo vệ cái đẹp mà vứt rác, đào xới, phá đường, phá rừng, đốn cây… thì con đường hết đẹp.

Tôi chọn con đường xuất gia và tôi đã đi trên đường này hơn một phần tư thế kỷ. Có thể nói với niềm tự tin là tôi chọn đúng con đường lý tưởng. So với chặng đường trước khi xuất gia, đời tôi có nhiều hạnh phúc, an vui, thảnh thơi hơn, dù có lúc tôi đã đi ngang qua nhiều thử thách, lên xuống, tuyệt vọng, mặc cảm…

Mỗi ngày, tôi vẫn thấy rõ đời sống này, con đường này có ý nghĩa, có lợi ích, có sự chuyển hóa, thăng hoa cho tự thân, gia đình, tăng thân và cuộc đời. Nói như thế, tôi không có ý muốn khoe khoang sự thành công của tôi, hoặc muốn ca ngợi con đường này. Đây chỉ là sự chia sẻ với các bạn trẻ đang còn băn khoăn trên đại lộ trăm lối của cuộc đời.

MỤC ĐÍCH TỐI HẬU

Bạn trẻ thân mến!

Mục đích tối hậu, hay điều quan tâm sâu sắc của đời bạn là gì? Bạn chọn đi con đường này để làm gì? (What is ultimate goal or deepest concern of your life? What is your purpose for chosing this path?) Trước khi chọn con đường hay bước trên con đường nào, bạn nên thận trọng hỏi lại chính mình:

– Tôi là ai? Tại sao tôi có mặt trên đời này? Tôi hiện hữu để làm gì? Tôi muốn làm gì trong cuộc đời này? Ước mơ nào sâu sắc nhất đời tôi?

Đó là những câu hỏi hóc búa, giống như những mũi kim nhọn cắm sâu vào trái tim và tâm hồn bạn suốt cả cuộc đời, và đôi lúc nó làm cho bạn cảm thấy thổn thức, trăn trở, bất an đến nhức nhối cả thân tâm. Hãy ươm các câu hỏi này vào mảnh vườn tâm linh của bạn như những hạt giống quý báu, và mỗi ngày bạn hãy chăm sóc, tưới tẩm cho chúng. Bạn tập lắng đọng tâm tư để nhìn sâu vào đất tâm mà tìm cho ra câu trả lời. Sống trong đời ai mà không có mục đích tối hậu, ước mơ sâu sắc.

Không lẽ bạn chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng, chỉ biết ăn rồi ngủ, hưởng thụ vật chất, thỏa mãn dục vọng trần tục hay trốn chạy cuộc đời, sống hững hờ, vô cảm thôi sao! Không lẽ bạn hoàn toàn không biết gì về mối quan tâm tối hậu của đời người hay sao? Như thế thì uổng phí cả một kiếp người quá.

Các câu hỏi trên là những tiếng sấm sét đánh thức các bạn trẻ. Hãy mau tỉnh dậy. Hãy mau thức dậy. Số đông các bạn trẻ đang ngủ mơ, đang lạc lối, đang sống ương ương dở dở hoặc chìm đắm trong các nếp sống vô bổ, tuyệt vọng, chán chường, bất an, ham muốn, nghiện ngập xì ke, ma túy, các trò chơi điện tử, mạng lưới (internet), phim ảnh không lành mạnh… Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) cũng từng có tuổi trẻ như các bạn, một lần thi sĩ đã trăn trở về đời mình:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”.

(Đi thi tự vịnh)

Nguyễn Công Trứ là một cậu học trò giỏi, có tài văn chương, nhưng cuộc thi cử của thi sĩ nhiều bề lận đận, do thế có lúc tuyệt vọng quá, thi sĩ thốt lên như sau:

“Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

(Cây thông)

Đó là mục đích của thi sĩ, tức là phải có danh gì với núi sông, nghĩa là phải được làm quan to, có danh tiếng với cuộc đời.

Còn bạn thì sao? Riêng tôi, tôi đã chọn con đường xuất gia, và tôi đã đi trên con đường này một thời gian khá dài. Tôi đã nói là tôi không ca ngợi con đường xuất gia nhưng nó hợp với đời tôi, nó đáp ứng được ước mơ, lý tưởng, hoài bão của tôi.

image003

………••§••………

Cõi hiện tại chưa bao giờ rời xa bạn.

Nắng ấm luôn gọi mời, sưởi ấm da thịt và tâm hồn bạn.

Trời xanh là bao la của bạn.

………••§••………


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button