Kỹ năng mềm

Người Lạ Làm Thay Đổi Cuộc Sống Của Chúng Ta

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kio Stark

Download sách Người Lạ Làm Thay Đổi Cuộc Sống Của Chúng Ta ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Quầy bán thực phẩm quá cao, nên muốn gây chú ý cho người đàn ông làm bánh sandwich, tôi phải kiễng chân lên. Tôi đặt bánh, anh ta gật đầu. Khi lùi lại, tôi nghe thấy một giọng nói ở phía trên. “Cô khỏe không?”, người chế biến đồ ăn hỏi tôi từ trên chiếc thang mà anh ta đang đứng. “Không tệ”, tôi nói. “Tôi sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều khi ăn chiếc bánh sandwich đó.” Anh ta cười, và quay trở lại với mấy cái thùng trên giá.

“Còn anh thì sao?”

Anh ấy quay lại.“Tôi á? Cô bước vào, và ngày hôm nay thật tuyệt vời.” Anh ta đùa và cười mỉm. Anh ta hàm ý một lời khen ngợi và tôi quyết định rằng sẽ để mọi chuyện theo hướng đó. “Hôm nay cô được nghỉ làm à?” Tôi ăn vận không giống nhân viên công sở lắm. Nên tôi có thể hiểu vì sao anh ta hỏi vậy.

“À, tôi là một nhà văn, vì thế tôi sẽ chỉ ngồi viết bên máy tính.” Tôi làm động tác đánh máy. Anh ta hỏi tôi đang viết gì.

“Đó là một cuốn sách về việc nói chuyện với những người lạ.”

“Thật ư. Khéo quá.” Anh ta bước xuống thang và nói tiếp. “Cô biết đấy, tôi luôn làm như thế. Ý tôi là ở đây, chắc chắn rồi, đây là công việc của tôi. Nhưng ở những nơi khác cũng vậy thôi” Anh ta khoát tay lên không trung, ý nói cả thành phố này. “Cô thấy đấy, trong thang máy hay ở một nơi tương tự như vậy, không phải là mọi lúc, vì không phải lúc nào nó cũng phù hợp. Nhưng chỉ nói xin chào, hay chào buổi sáng. Ngày nọ khi đang ở trong thang máy, tôi chào hỏi một người phụ nữ đứng cạnh tôi, tôi nhìn bà ấy và chỉ nói, ‘Chào buổi sáng’ và sau đó nhìn về phía cửa. Tôi không muốn bà ấy nghĩ rằng tôi muốn điều gì đó từ bà ấy, không phải như vậy. Vì thế bà ấy quay sang tôi và nói ‘Chào buổi sáng anh bạn.’ Và bà ấy nói ‘Anh biết không, cảm ơn anh nhé. Giờ thì tôi cảm thấy mình giống một con người.’ Tôi chỉ cố làm điều đó. Ý tôi là, tôi ước sao mọi người đều hiểu. Mọi người không cần phải sống như thế, như thể không phải là chúng ta đều đang có mặt ở đây vậy.”

Nói chuyện với người tôi chưa từng gặp là một cuộc phiêu lưu. Đó là niềm yêu thích của tôi, là sự nổi loạn của tôi, là cuộc cách mạng của tôi. Đó là cách mà tôi sống.

Đây là lý do tại sao. Khi bạn nói chuyện với người lạ, bạn đã thực hiện một sự ngưng nghỉ bất ngờ và tuyệt đẹp giữa chừng những hoạt động hàng ngày định sẵn của bản thân. Bạn làm thay đổi cảnh huống. Bạn tạo ra những mối liên hệ có ý nghĩa dù chỉ trong thoáng chốc. Bạn bắt gặp những câu hỏi mà bạn tưởng rằng mình đã biết câu trả lời. Bạn phá bỏ những ý tưởng khiến chúng ta ngờ vực lẫn nhau.

Tôi đã suy nghĩ về điều này trong một thời gian dài. Không chỉ là với tôi, tương tác với những người lạ mang lại những tác động đầy ý nghĩa. Tôi còn rất quan tâm tới cuộc sống của những người khác, với cách thức mọi người trên thế giới nói chuyện với người lạ, tại sao họ làm điều đó và tại sao họ không làm. Trong suốt thập kỷ vừa qua, niềm say mê của tôi mở rộng ra cả thế giới mạng, với đầy rẫy những công nghệ mới mẻ có thể sản sinh ra vô số những cách thức kết nối. Rất nhiều ý tưởng bạn thấy trong cuốn sách này đã được hình thành trong một khóa học do tôi lập ra có tên là Chương trình Truyền thông Tương tác (Interactive Telecommunications Program) tại trường đại học New York, nơi tôi dạy các nhà công nghệ, các lập trình viên cũng như các kỹ sư thiết kế ứng dụng về cách hành xử của những người xa lạ mà họ đang tìm cách kết nối lại với nhau, cùng với những lý giải về hành vi của họ trước mặt những người họ không biết.

Trong những trang tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá tại sao nói chuyện với người lạ lại là một điều tốt cho bạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào mọi người có thể cởi mở với ngay cả những cuộc trò chuyện ngắn gọn nhất với người lạ và những động lực hấp dẫn đằng sau cách họ làm điều đó. Chúng ta sẽ được gì nếu chào hỏi một người lạ khi bạn đi ngang qua họ trên phố? Câu chuyện có thể tiếp tục thế nào? Bạn có xu hướng cởi mở hơn với người lạ ở những nơi nào? Làm sao để kết thúc câu chuyện? Nghe thì tưởng những câu hỏi này có vẻ dễ trả lời. Nhưng bạn sẽ thấy, chuyện này không đơn giản đâu.

Sau đây là một số quy tắc cơ bản.

Đáng lẽ không cần nhắc tới nữa, nhưng đây là cuốn sách về những điều đã trở thành luật bất thành văn, nên để phòng hờ, tôi sẽ vẫn nói:

Khi bàn về việc nói chuyện với người lạ, tôi chỉ nói về những tương tác chân thành, tôn trọng và cởi mở. Không có điều gì bạn đọc được trong sách này thừa nhận hay gợi ý rằng những tiếp xúc bạo lực, không mong đợi – nói cách khác là quấy rầy trên phố – sẽ khiến chúng ta cảm thấy gần gũi hơn, con người hơn. Bàn tán về người lạ là một dạng bạo lực: trêu chọc thô bỉ, lỗ mãng, chế nhạo, bình luận về cơ thể của người khác, nhạo báng, hay đe dọa bằng lời nói và bằng giọng nói. Và không chỉ ngay tại thời điểm đó – khi mọi người thường xuyên gặp phải những hành động này, dần dần họ sẽ không nói chuyện với người lạ nữa. Là một công dân đường phố, bạn phải có hai trách nhiệm. Đầu tiên là phải tử tế và tôn trọng người khác. Trách nhiệm thứ hai là phải lớn tiếng phản đối khi bạn chứng kiến sự tấn công bằng lời nói và hành động trên phố, trừ khi bạn thấy rằng việc nói ra những điều đó sẽ càng khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy bảo vệ khả năng tương tác với người lạ nơi công cộng của tất cả mọi người bằng cách loại bỏ những kẻ gây sự, những kẻ căm ghét đồng loại, những kẻ phá rối. Không làm và cũng đừng tha thứ cho những điều sai trái.

Đây là cuốn sách về trò chuyện, và nó cũng là cuốn sách nhắc nhở bạn hãy ngắm nhìn, lắng nghe và tỉnh thức về thế giới. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy rằng có những mối liên hệ dù trong giây lát lại có thể nên thơ và sâu sắc như thế nào, để mở rộng tầm hiểu biết cũng như làm phong phú thêm những nhận thức của bạn về con người – những người với bạn là xa lạ. Tôi muốn bạn thấy được những cơ chế vô hình và ý nghĩa của việc tương tác trên phố. Tôi muốn chỉ cho bạn một cách mới để yêu thêm thế giới này.

ĐỌC THỬ

a

1AI LÀ NGƯỜI LẠ?

L

àm thế nào bạn chia thế giới ra thành quen và không quen? Người lạ là một từ rất khó nắm bắt – bạn tưởng là mình biết từ đó nghĩa là gì cho đến khi bạn cố giải thích cho chính mình. Nó nêu lên một ý tưởng sẽ kiến tạo nên đời sống hàng ngày của bạn, những gì bạn thấy, những lựa chọn mà bạn thực hiện, cách bạn di chuyển. Liệu bạn đã sẵn sàng để thấy sự khó nắm bắt của khái niệm này chưa? Hãy nói cho tôi biết bạn hiểu thế nào khi nói từ người lạ.

Tôi đặt câu hỏi này với nhiều người, và hầu hết những gì tôi nghe được nằm trong danh sách đầy mâu thuẫn tuyệt diệu dưới đây. [Người lạ là:]

• Ai đó bạn mới gặp một lần.

• Tất cả những người mà bạn chưa từng gặp hay từng biết.

• Tất cả những người bạn không quen nhưng có thể nhận ra, những người bạn có chút nhận biết về một vài phương diện, nhưng chưa từng gặp hoặc tiếp xúc trực tiếp.

• Những người bạn có thông tin cá nhân nhưng chưa từng gặp, như là một người bạn của bạn, hay những người của công chúng.

• Một người không chia sẻ bối cảnh với bạn, dù là về không gian sống hay ý thức hệ.

• Một người mà bạn không có điểm gì chung.

• Ai đó không thuộc bất kỳ một nhóm nào mà bạn tự nhận mình là thành viên.

• Ai đó mà bạn không hiểu nổi.

• Ai đó là một mối đe dọa.

• Ai đó bạn hay gặp nhưng chẳng biết điều gì về họ ngoài những gì bạn quan sát được.

• Ai đó mà bạn chẳng biết tên.

Khi chúng ta kiểm điểm lại những ý niệm của mình về người lạ, thì quan niệm cho rằng một người lạ là ai đó đáng sợ thường là sai lầm, so với những dấu ấn thời thơ ấu khi chúng ta thường được dặn “người lạ nguy hiểm” hay những điều thu lượm trên các phương tiện truyền thông, ngược hẳn lại với những kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta. Người mà chúng ta nghĩ là người lạ là một thực thể riêng biệt. Thực thể đó được định nghĩa bởi văn hóa và lịch sử. Cách chúng ta tương tác với người lạ – và theo đó là những hình dung sơ khởi của chúng ta về họ – có thể thay đổi tùy theo những sự kiện quan trọng. Khi đối mặt với những biến cố lớn trong cuộc sống, như bão, lũ lụt, mất điện kéo dài, biểu tình lớn, chúng ta tạm ngưng những mong đợi thông thường của riêng mình và đặt cảm giác về cộng đồng lên trên nỗi sợ hãi. Những cuộc tấn công khủng bố với tần suất lớn chưa từng thấy của những thành phần đạo Hồi cuồng tín trên toàn thế giới đã trực tiếp làm tăng sự nghi ngờ về những người lạ, châm ngòi cho những giả định thiếu logic và không đúng đắn về kiểu người lạ có thể gây nguy hiểm.

Quan niệm của chúng ta về người lạ và cách chúng ta đối xử với họ thường thay đổi theo hoàn cảnh. Trời đã tối chưa, tôi có đang đi một mình không, tôi đã quen thuộc với thổ nhưỡng vùng này chưa, tôi có đang bị lạc không, tôi có phải là thiểu số ở đây không?

Ai được coi là một người lạ? Ai là người chúng ta chào đón? Ai là người chúng ta sẽ tránh né? Con gái 4 tuổi của tôi buộc tôi phải liên tục đặt ra những câu hỏi này. Gia đình tôi sống ở thành phố, trong một khu vực với những khu dân cư và những con phố buôn bán sầm uất đan cài với nhau. Khi hai mẹ con đi dạo quanh khu nhà của chúng tôi, tôi quan sát cách con gái mình phân loại người lạ.

Tôi chào hỏi hầu hết mọi người, và con bé muốn biết tại sao. Họ có phải là bạn của chúng ta không ạ? Con bé hỏi tôi. “Không, họ chỉ là hàng xóm thôi” có thể là câu trả lời của tôi khi đó là người chúng tôi thường nhìn thấy hay thường hay đi lại quanh khu nhà của chúng tôi. Chúng ta có biết họ không ạ? “Không, chúng ta chưa từng gặp họ.” Tại sao mẹ lại chào họ? “Nên thân thiện với mọi người con ạ.” Tôi phải suy nghĩ kỹ khi trả lời con bé như thế, mặc dù đúng là tôi có ý đó. Và vì là phụ nữ, tôi hiểu rõ rằng những người lạ trên phố không phải lúc nào cũng có sự chú tâm đứng đắn. Thật là tốt khi thân thiện với mọi người, và thật tốt để biết khi nào thì không nên thân thiện. Nhưng những điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải cảm thấy sợ hãi.

Căn hộ của chúng tôi ở gần một nhà điều dưỡng trung chuyển1 và một số người sống ở đó là những trường hợp bệnh nặng, họ có chút “khùng” cách này hay cách khác. Họ có thể mặc những thứ quần áo sờn cũ hoặc không giặt, hay xử sự như thể họ đang rất phấn khích. Lời nói và hành vi của họ đôi khi khiến tôi phải  rất cẩn trọng đề phòng. Tôi thường cảm thấy không thoải mái với bất kỳ tình huống nào kiểu này, và tôi muốn con gái mình thấy rằng tôi đưa ra lựa chọn – và học cách tự đưa ra lựa chọn của chính con bé – về người tôi chào hỏi và cách tôi tránh tiếp xúc với người mà tôi nghĩ là khó lường hoặc khó chịu. Tôi muốn con bé hiểu sự khác biệt cơ bản trong thế giới người lạ, đó là: Sự khó lường và khó chịu không đồng nghĩa với nguy hiểm.

1 Half-way house: nơi các bệnh nhân tâm thần sau điều trị, tù nhân mới ra tù, người mới cai nghiện… lưu lại trước khi tái hòa nhập cộng đồng.

Một buổi sáng, trên đường tôi đưa con tới trường, có một người đàn ông đang đứng ở giữa tòa nhà mà chúng tôi thường đi bộ qua, và anh ta hét toáng lên, dậm chân vung tay loạn xạ. Tôi đã nói với con gái, “Hãy đi đường khác.” Cô bé hỏi, Tại sao chúng ta không thể đi đường này, chú ấy không phải là hàng xóm của chúng ta à? Khi một câu hỏi được đặt ra, thì nó sẽ dẫn tới hàng loạt những câu hỏi khác. Tôi phải tự vấn về những gì khiến tôi không thoải mái và liệu rằng điều đó có dựa trên những bản năng chính xác không, hay chỉ là định kiến mù quáng của tôi. Hôm đó, tôi đã nói, “Ồ, chú ấy đang có vẻ bực bội và mẹ không muốn đi quá gần chú ấy.” Tại sao chú ấy bực bội? con bé hỏi. “Mẹ không biết cái gì đang khiến chú ấy phiền lòng, nhưng mẹ có thể nói rằng cách chú ấy gào thét và cách chú ấy đang thể hiện ra khiến mẹ không muốn tới gần chú ấy bây giờ.” Tôi quan sát cách con bé tiếp nhận lời giải thích của mình. Tôi đã né tránh việc nói thẳng ra rằng: “Chú ấy đang điên,” dù nếu là với người lớn thì tôi sẽ trả lời như vậy. Không phải là tôi cố tình chọn lọc từ ngữ cho tế nhị, mà chủ yếu là tôi tìm cách né tránh hàng tràng những câu hỏi mà tôi không sẵn sàng trả lời ngay tại góc phố đó. Thế nào là điên? Làm sao chú ấy lại bị như thế? Lúc nào chú ấy cũng điên ạ? Làm thế nào để con biết ai đó bị điên?

Điều quan trọng với tôi vào giây phút đó là con bé học được cách nhận thức, không phải học để đặt tên hay là phân loại.

Đó là một chiến trường khó khăn, bởi vì phân loại là một công việc mà trí não con người vẫn thường làm. Chúng ta phân loại con người để thuận tiện cho việc nhận diện về họ. Chúng ta nhìn thấy người trẻ, già, trắng, đen, nam, nữ, lạ, quen, và chúng ta sử dụng thông tin mà mình lưu trữ trong cái hộp đó, cái hộp có tên là Cũ hay Nữ hay Lạ để định nghĩa về họ. Nhiều khi đó là cách tốt nhất chúng ta có thể làm, nhưng nó cũng tạo ra những lỗ hổng chết người trong việc hiểu biết về một ai đó ở mức độ cá nhân.

Sự phân loại và những hệ quả không mấy hay ho của nó, cùng những hình mẫu kiểu như thế, được học ở nhà, ở trường và trên phố. Cách chúng ta nhìn nhận người khác cũng có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử loài người. Những luận điểm thô sơ của một vài nhà khoa học (bị giới truyền thông giản lược hơn nữa) nói rằng chúng ta đã quen với việc phân loại này ngay từ giai đoạn rất sớm của tiến trình phát triển loài người, khi mà cảm nhận sâu sắc về “chúng ta và họ” giúp con người trong môi trường thiếu thốn tài nguyên lựa chọn ai là người nên giúp đỡ và ai thì nên loại trừ để giữ cho nhóm của mình tồn tại. Nói cách khác, nỗi sợ và sự thiên vị đã từng hữu ích cho con người. Sự tồn tại của chúng ta đã từng có thời phụ thuộc vào việc giữ cho nhóm của mình được đóng kín, điều này có thể đúng ở phương diện nào đó. Nhưng hãy đặt nghi vấn cao nhất vào những học thuyết nói rằng con người được gắn kết với nhau vì bất kỳ điều gì. Ai đó có thể sử dụng ý tưởng này như một sự khẳng định chắc nịch, hàm ý của nó là có những điều chúng ta không thể thay đổi được. Sự thật rằng lối suy nghĩ “chúng ta và họ” đã ăn sâu vào đầu óc và lịch sử của con người không có nghĩa là nó là điều tự nhiên, hay có thể chấp nhận được. Nó cũng không có nghĩa là sự thiên vị là bất biến và không đổi dời, hay bản năng sợ hãi và tự vệ sẽ tiếp tục điều khiển chúng ta.

Không có gì phải bàn cãi: Chúng ta phải lựa chọn người mà chúng ta tin cậy. Thế giới đầy rẫy những hiểm nguy, và không ít những mối nguy này xuất hiện dưới dạng một gương mặt xa lạ. Dù sao chúng ta vẫn phải đi qua thế giới này một cách an toàn. Chúng ta có thể thực hiện những lựa chọn này với sự chú tâm và sự khéo léo. Nếu không, chúng ta sẽ thấy bản thân mình trong một thế giới đơn chiều, bị tước đoạt đi những mối quan hệ hữu hảo giữa con người cũng như những sự gián đoạn giúp chúng ta thức tỉnh.

Chẳng có gì trong những điều này là dễ dàng. Để học cách thực sự nhìn nhận ai đó bạn chưa từng gặp là điều khó khăn. Phân loại họ vào các nhóm là một kiểu lười biếng mà chúng ta rất thường vin vào. Dựa vào nhận thức của bạn – để tâm tới những gì cảm nhận của các giác quan đang nói với bạn mà không nhảy xổ tới những kết luận – thì sẽ tốn thời gian và nỗ lực. Nó không phải là một phản xạ tức thì mà là một kỹ năng cần phải học. Bạn có thể thực tập điều đó ở nhiều nơi mà không gặp nhiều rủi ro. Hãy đi dạo trong công viên, trong ngày nắng đẹp, và quan sát những người quanh bạn. Bạn thấy những gì? Điều gì khiến bạn dễ chịu hay khiến bạn khó chịu? Ai được coi là người lạ?

Dù bạn thấy điều gì, và dù bạn nghĩ điều đó xuất phát từ đâu, thì một điều chắc chắn rằng: Vây quanh bạn là những cá nhân, chứ không phải là các hộp phân loại. Ở đây, sẽ có rất nhiều những cuộc phiêu lưu, những hành trình bạn có thể đặt ra cho cuộc sống hàng ngày của mình. Thực sự hiểu cách bạn phân chia thế giới, sử dụng cảm giác của bạn vào việc lựa chọn ai là người mà bạn sẽ làm quen, nói xin chào với một người lạ, những hành động can đảm này có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm xúc cảm của bạn về thế giới ngoài kia. Và bạn có thể chuyển hóa cái thế giới đó cùng với bạn.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button