ListTheo chủ đề

4 quyển sách hay về Bao Thanh Thiên đáng đọc nhất

4 quyển sách hay về Bao Thanh Thiên (Bao Công) giúp bạn đọc hiểu thêm về vị quan thanh liêm, chính trực mà bất kỳ kẻ thủ ác nào cũng phải khuất phục trước tài xử án phân minh của ông.

Bao Công Kỳ Án

Xem giá bán

Bao Công tên thật là Bao Chửng, chữ Chửng trong tiếng Hán có nghĩa là cứu vớt; chứ không phải là chuẩn như nhiều người lầm tưởng. Tên tự của ông là Hy Nhân nhưng người ta không hề nhắc tới, thường gọi nhất là: Bao Công, Bao Thanh Thiên hay Bao Hắc Tử. Truyền thuyết cho rằng ông chính là người Trời. “Ngày xử án dương thế, đêm xử án diêm la”.

Với mưu trí khôn khéo, Bao Công lần lượt đưa ra một loạt kỳ kế để cuối cùng bắt tội nhân phải thú nhận mọi tội lỗi gây ra mà không một lời oán thán mà còn hoàn toàn “tâm phục khẩu phục”.

Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến Trung Hoa, rất nhiều quan lại dựa vào quyền thế tham lam lũng đoạn, bức hiếp dân lành nhưng không ít vị quan nổi tiếng thanh liêm, xét xử các vụ án hết sức công minh và sáng suốt. Trong số những vị quan xử án ấy, nổi tiếng nhất vẫn Bao Công và Tống Từ. Đến đời Minh, Thanh xuất hiện khá nhiều vị quan lại anh minh sáng suốt nhưng xét về số lượng các vụ án ly kỳ oan ức thì không thể bằng được Bao Công và Tống Từ. Thí dụ như Hải Thụy, còn được gọi là Hải Công, cũng rất nổi tiếng vì tính tình chính trực nghiêm minh, không sợ cường quyền nhưng tiếc rằng ông chỉ là một huyện quan ở nơi xa xơi, do vậy tuy rất được người dân địa phương ngưỡng mộ mà chẳng bao giờ được triều đình để mắt tới để cất nhắc lên chức vụ cao hơn.

Thời điểm năm 1023, khi Thái tử Triệu Trinh lên ngôi, lấy hiệu là Tống Nhân tông thì Bao Công đã ngồi ở ghế Tri Phủ được mấy năm, nổi tiếng là thanh liêm, tra án rất tài tình. Vì vậy khi đất nước có thiên tai, Tống nhân tông liền xuống chiếu đại xá thiên hạ, đồng thời phái Bao Công đi các tỉnh xem xét dân tình, cứu tế nếu quả nơi đó dân chúng đang đói khổ. Nhờ chuyến đi này mà Bao Công khám phá ra một vụ án trọng đại. Với mưu trí khôn khéo, Bao Công lần lượt đưa ra một loạt kỳ kế để cuối cùng bắt tội nhân phải thú nhận toàn bộ sư việc trước mặt Hoàng Đế, không ai là không thán phục.

Đó là vụ án duy nhất được ghi vào ngoại sử, gọi là “Linh miêu tráo Chúa” hay “vụ án Quách Hòe” mà người biên soạn sẽ đưa lên làm kỳ án đầu tiên trong cuốn sách này. Có thể nói, tên tuổi của Bao Công đã gắn liền với vụ án Quách Hòe, vừa có tính trọng đại vừa liên quan đến quốc gia vừa bộc lộ được mưu trí kỳ tuyệt của ông, rất đáng cho hậu thế tán thưởng.

Cuộc Đời Li Kì Của Bao Thanh Thiên

Xem giá bán

Bao Tam Hắc từ nhỏ đã thông minh, lanh lợi được thầy giáo vô cùng yêu quý. Thầy đặt tên cho cậu là Bao Chửng, có nghĩa là cậu nhất định sẽ trở thành dường cột trong việc trị an.

Năm 28 tuổi, Bao Chửng đỗ tiến sĩ và bước chân vào con đường làm quan. Ông từng giữ các chức: tri huyện, quan châu, phủ doãn, từng làm sứ giả sang vương quốc Khiết Đan ở Trung – Bắc Á thời đó. Ông cũng nắm những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính, giám sát và làm quan tới chức Tể phụ (quan cố vấn riêng của Hoàng đế).

Bao Chửng làm quan rất công bằng, không bao giờ tư lợi, ông thanh liêm, thẳng thắn, rành mạch, rõ ràng, phá án như thần, yêu thương dân chúng, được mọi người ca ngợi là “Bao Thanh Thiên” (Ông Bao Trời Xanh).

12 Kỳ Án Trung Hoa

Xem giá bán

Với chiều dài lịch sử hơn 5000 năm, các triều đại phong kiến Trung Hoa xưa kia chắc chắn phải đối mặt với muôn vàn vụ án khó khăn, tế nhị và không ít vụ án phán đoán sai lệch, làm cho nhiều người khác bị hàm oan, bởi thiếu rất nhiều lý luận khoa học như ngày nay. Tuy nhiên, cũng không ít các phán quan công minh sáng suốt xuất hiện, giúp cho người dân giải được hàm oan. Nổi bật nhất trong các phán quan là Bao Chửng, được dân gian biết đến qua tên Bao Công ở đời Bắc Tống. Sau đó đến thời Nam Tống, một phán quan khác còn nhiều công lao hơn đó là Tống Từ, không những lấy việc giải oan cho người dân làm niềm đam mê mà còn có tinh thần rất tiến bộ, lấy pháp y học ra làm chứng cứ kết tội hoặc giải oan.

Trong khi Tây phương mãi đến thập niên 17, 18 mới có hai nhà nghiên cứu pháp y học người Italia đứng ra phổ biến thì Tống Từ đã biết đến phương pháp khoa học từ hơn 450 năm trước. Sau khi Tống Từ qua đời vào 1247, tức là vào thập niên thứ 13, ông để lại cuốn “Tẩy oan lục” rất có giá trị, giúp những phán quan đời sau có thêm tư liệu để hoàn thiện phương pháp để xử án.. Trải qua mấy trăm năm nữa, hệ thống dùng Pháp Y học làm chứng cứ xét án đã được phát triển rất mạnh và lên tới tột đỉnh vào các đời nhà Minh, Thanh với rất nhiều phán quan sáng suốt chẳng kém Bao Công

Mục lục:

  • Địch Nhân Kiệt – Huyện quan sáng suốt
  • Bao Công – Đệ nhất phán quan
  • Bao Thanh Thiên – Linh miêu hoán chúa
  • Hà Viên Ngoại – Gian ngoan xảo quyệt
  • Hàn Thụy Long – Được vàng mắc tội
  • Ngô Ngọc – Sát nhân giấu xác
  • Tiêu Sinh – Thảm kịch gia đình
  • Lai Pháp – Người ngay được phúc
  • Tống Từ – Đặt nền tảng pháp y học
  • Lý Trinh Tú – Hàm oan giết chồng
  • Sử Minh – Xét án tỏ tường
  • Bạch Lương Ngọc – Tra thổ thần phá án

Tài Đoán Án Của Bao Công

Xem giá bán

Bao Công được mệnh danh là Thiết Diện. Ông là vị quan thanh liêm, cương trực, rất giỏi về hình sự lại thêm có biệt tài đoán việc như thần.

Tài Đoán Án Của Bao Công là quyển sách tập hợp những vụ phá án tài tình của vị thanh quan này. Sau mỗi câu chuyện là lời bàn của Bao Tử, giúp độc giả có thêm tư liệu so sánh giữa bộ luật nước ta với luật Canh Cải chế độ cũ. Bạn đọc sẽ thấy sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của các bộ luật chế độ mới.

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button