ListTheo tác giả

Những cuốn sách của Đặng Phong hay nên đọc

Đặng Phong được biết đến qua những tác phẩm mang đậm dấu ấn dân tộc, viết về hành trình lịch sử của đất nước và con người Việt Nam về đường mòn Hồ Chí Minh cho đến thời kỳ thay hình đổi dạng của đất nước trong những ngày đầu công cuộc đổi mới. Với những cuốn sách của Đặng Phong, người Việt thế hệ mai sau sẽ được biết về một thời đoạn đã qua để thêm tự hào, và hiểu hơn về đất nước Việt Nam.

5 Đường Mòn Hồ Chí Minh

Xem giá bán
Đây là một trong những cuốn sách của Đặng Phong nổi bật nhất, tác phẩm là một công trình vô cùng quý báu, tập hợp nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước để miêu tả và giải thích tầm quan trọng và quan hệ của “5 đường mòn Hồ Chí Minh” trong việc chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam cũng như trong việc giữ liên lạc giữa miền Nam với miền Bắc. Trước đây, khi nói đến chi viện miền Bắc cho chiến trường miền Nam thì người ta chỉ chủ yếu nghĩ đến đuờng Trường Sơn, một phần vì sự tàn khốc ở đây: khoảng một triệu tấn bom đạn Mỹ đã tàn phá dọc đường này, làm cho khoảng hai vạn chiến sĩ miền Bắc đã ngã xuống và khoảng 20.000 người bị tàn phế. Các đường tiếp viện khác, tuy đã đóng góp rất lớn trong việc chi viện cho miền Nam và việc giữ liên lạc giữa hai miền, không được người ta chú ý đến nhiều vì chúng đã được bảo đảm bí mật bởi những người trong cuộc, bởi dân chúng trong nước và những người yêu mến Việt Nam ở nước ngoài.

Cuốn sách này, lần đầu tiên, giúp cho người đọc biết tương đối rõ rệt bức tranh toàn cảnh của việc chỉ viện cho miền Nam cũng như những hoạt động cụ thể của từng con đường tiếp viện và của các nhân vật chủ chốt trong đó. Tiếng nói của các nhân vật chủ chốt được trích trong sách này là một đống góp rất quan trọng và rất sống động mà chưa quyển sách nào hay bài báo nào làm được. Nhiều nhân vật chủ chốt đều cho biết họ sẽ không thể hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó nếu không có sự ủng hộ, sáng tạo và bảo vệ của người dân. Nhưng những nhân vật chủ chốt được trích trong sách này đã không nói rõ là vì sao nhân dân đã hi sinh lớn đến như vậy để giúp thiết lập và bảo vệ “5 đường mòn Hồ Chí Minh” này. Đó là nhờ trong suốt thời gian từ năm 1945 đến năm 1975 Cách mạng đã giành được chính nghĩa. Chính phủ miền Bắc và Mặt trận Giải phóng Miền Nam (Sau đó là Chính phủ Cách mạng Lâm thời) có chính danh vì đã tranh đấu giành độc lập và tự do cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Chính nghĩa và chính danh, chứ không phải chỉ các hoạt động bí mật và sáng tạo, đã giúp cho Cách mạng không những bảo vệ được 5 con đường miêu tả trong sách này mà còn bảo vệ tổ quốc và giành lại độc lập cho toàn dân tộc.

Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 – 1989

Xem giá bán
Cuốn sách của Đặng Phong này còn có cái tên gọi khác giản dị hơn đó là “Nhật Ký Thời Bao Cấp”. Giai đoạn 1975 đến 1989 đánh dấu bước chuyển mình của cả đất nước Việt Nam với tư duy mới, công cuộc cải cách toàn diện đã mang đến diện mạo cho đất nước hình chữ S sự thay đổi và phát triển ngày nay. Những chủ trương chính sách mới đã được thai nghén rồi vào cuộc như thế nào? Bắt đầu từ những ai? Trong những hoàn cảnh nào? Rồi bằng những cách nào cái mới đã “Chín” dần từ người này sang người khác? Phép mầu nào đã làm cho những “huý kỵ” đầy quyền uy đã được hoá giải một cách êm thấm, trong đồng thuận, không đổ vỡ?

Trên con đường đó sẽ thấy được không chỉ có những sản phẩm của đổi mới, những cao cố, nhà máy, đường cao tốc, các tập văn kiện, hồ sơ…, mà còn thấy được những con người mở đường, thì trên những lối đi mới ắt phải gặp những rào cản, những cạm bẩy, những va vấp, những thất bại và cuối cùng là những lối ra rất ngoạn mục, rất Việt Nam.

“Phá Rào” Trong Kinh Tế Vào Đêm Trước Đổi Mới

Xem giá bán
Ở Việt Nam và cả nước ngoài, giới nghiên cứu thường coi năm 1986 với Đại hội Đảng lần thứ VI là thời điểm bắt đầu công cuộc Đổi mới. Trong thực tế, trước đó nhiều năm đã có hàng loạt mũi đột phá can đảm, gian nan, trầy trật, mưu trí, sáng tạo, mà theo cách gọi thời đó là những cuộc “phá rào”. Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc đổi mới.

Mục tiêu của cuốn sách của Đặng Phong này là góp phần dựng lại một bức tranh sống động, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong thời kỳ “phá rào” đó. Nói đến phá rào, trước hết cần trả lời câu hỏi: Hàng rào là những gì? Đó chính là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button