Kỹ năng mềm

Thuật Xử Thế Của Người Xưa

thuat xu the cua nguoi xua1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thu Giang –  Nguyễn Duy Cần

Download sách Thuật Xử Thế Của Người Xưa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

“Thuật xử thế của người xưa” bao gồm những bài trích dịch từ các điển tích của Trung Quốc về cách ứng xử của người xưa.

“Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở cạn kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng.

Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác”…

Đó chính là những gì mà cuốn sách này muốn gửi đến bạn đọc.

Trích dẫn :

Ăn ở sao cho trải sự đời
Vừa lòng cũng khó há rằng chơi
Nghe như chọc ruột tai làm điếc
Giận dẫu căm gan miệng mỉm cười.

Mấy câu thơ trên là của nhà văn hào Nguyễn Công Trứ (1778-1859). Nguyễn Công Trứ là một người mà cuộc đời đã mấy phen thăng trầm; khi còn là học trò nghèo đã phải làm người ở gánh đồ cho phường hát, khi làm quan có lúc phải giáng xuống làm lính. Nguyễn Công Trứ là người có tài kinh bang tế thế: đánh giặc giỏi, làm kinh tế giỏi, chính ông đã điều hành công việc đắp đê ngăn biển mở rộng đất đai canh tác thêm hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải. Ông cũng là người có phong độ phóng khoáng hào sảng ít ai sánh kịp. Một người lỗi lạc như vậy mà phải thừa nhận: “Ăn ở sao cho trải sự đời – vừa lòng cũng khó há rằng chơi” thì đủ hiểu vấn đề đối nhân xử thế không phải dễ dàng xem thường.

Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần lấy nhan đề cho sách: Thuật xử thế. Nói vậy rất đúng. Xử thế là một kỹ thuật, một nghệ thuật Tác giả vốn là một học giả đọc nhiều hiểu rộng Từ kho sách cổ kim đông tây, học giả chọn lọc những mẩu truyện chứa đựng những tư tưởng, cách ngôn, hành vi đặc sắc và sâu sắc để giúp cho độc giả suy ngẫm về cách xử thế.

Nhân vật trong các mẩu truyện đều là các danh nhân tên tuổi đã được ghi trong lịch sử. Như vậy, những cách xử thế của các vị thật đúng là những bài học có giá trị đối với chúng ta.

Huống nữa, những bài học này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nghĩa là đã chấp nhận sự thử thách của thời gian tức thị không phải tầm thường.

“Ôn cố tri tân” là một việc rất bổ ích.

Tuy nhiên không nên quên quan điểm lịch sử cụ thể và luật tiến hóa.

Cũng là truyện xưa, có câu truyện đánh dấu mạn thuyền tìm gươm: Có một người đang ngồi trên chiếc thuyền ở giữa dòng lỡ tay đánh rớt thanh gươm xuống sông: anh ta vội đánh dấu chỗ mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rớt đặng đến bờ thì cứ chỗ ấy mà lội xuống nước tìm gươm. Tất nhiên không tìm thấy gươm.

Xưa là xưa, nay là nay. Cái gì đúng với xưa vị tất đúng với nay. Cứ khư khư giữ lại cái xưa trong khi hoàn cảnh không gian thời gian đã đổi thay rồi, ấy là giáo điều, bảo thủ, nệ cổ một cách lố bịch, giống như người đánh dấu mạn thuyền tìm gươm nói trên.

Nếu vậy, những bài học của xưa có ích lợi gì cho nay? Giá trị của chúng là ở điểm phương pháp luận. Học xưa không phải là máy móc làm “nguyên xi” như người xưa mà là xem cách xử thế của người xưa trong các trường hợp cụ thể từ đó suy xét, rút kinh nghiệm cho mình trong những tình huống cụ thể mình gặp. Học bao giờ cũng bao hàm sáng tạo.

Đọc cuốn sách này, độc giả có thể trở thành một người gàn dở, lỗi thì, ăn cơm mới nói chuyện cũ, không thích ứng với hiện tại, một quái tượng, một chướng ngại, một trò cười cho những người chung quanh hoặc trở thành một người thông tuệ, khôn ngoan, biết giải quyết tốt đẹp mọi công việc, làm vừa lòng mọi người và tránh cho mình những lúng túng, vụng về, lỗi lầm đáng tiếc.

Trở thành thế này hay thế kia là do nơi độc giả biết hay không biết sử dụng sách. Con ngựa hay nếu vào tay người không biết cưỡi, thanh kiếm sắc nếu vào tay người không biết dùng, cũng trở nên vô dụng thậm chí có hại, ấy cũng là một lời nhận xét, một kinh nghiệm của người xưa để lại cho đời sau.

Giáo sư HOÀNG NHƯ MAI

ĐỌC THỬ

PHI LỘ

CỔ NGẠN nói: “Mặt trời không có, đối với kẻ đui, sấm sét không có, đối với người điếc”.

Văn hào Đức, Hermann de Keyserling, có thuật câu chuyện ngộ nghĩnh nầy: “Một mục sư kia nói với đứa con trai mười lăm tuổi của ông: Từ mười lăm đến hai mươi tuổi, cha cho con có quyền tin tưởng con thông minh hơn cha; – từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, cha cũng cho con có quyền tin tưởng con thông minh bằng cha; – nhưng, từ hai mươi lăm đến ba mươi tuổi thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận cha thông minh hơn con một cách tuyệt đối vậy”.

Chưa kinh nghiệm mà nghe bàn đến cái khôn ngoan do kinh nghiệm mà có kia, làm sao tin được, làm sao không mỉm một nụ cười ngờ vực được.

Tôi đã từng sống qua cái tâm sự của thanh niên, tôi cũng đã từng mỉm một nụ cười ngờ vực.

Nhưng hôm nay, tôi không còn giữ được nụ cười ấy nữa Cái hay của cổ nhân, cũng như cái dở của cổ nhân đều có thể là những bài học thâm trầm cho ta tất cả “Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”.

Bởi vậy tôi phải thắp hương mà đọc lại những gì xưa kia tôi ngờ vực.

Nguyễn Duy Cần

THAY LỜI TỰA

TRANG TỬ nói: “Có lờ là để bắt cá, đặng cá, hãy quên lờ. Có dò là để bắt thỏ, đặng thỏ, hãy quên dò. Có lời là để tỏ ý, đặng ý, hãy quên lời Ta làm sao tìm đặng kẻ biết quên lời để cùng nhau đàm luận”.

Một ngày kia, Phật chỉ trăng, bảo các đệ tử: “Kìa là mặt trăng: cứ ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng, nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng. Những lời ta giảng về Đạo cũng vậy: các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Đạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Đạo”.

Bàn đến cái đạo xử thế hôm nay, đâu có khác nào: chẳng qua là “cái dò săn thỏ” hay “cái ngón chỉ trăng”

Và chỉ có thế thôi

THU GIANG

Cái gì cũng biết, mà cái đạo làm người chưa biết, chưa gọi được là người khôn.

HOÀI NAM TỬ

Ở đời, không có cảnh ngộ nào dễ xử

TĂNG QUỐC PHIÊN

Người ta mà có bỏ được những cái khôn vặt mới có thể khôn lớn được

KHÔN, chết

DẠI chết

BIẾT, sống

TRANG TỬ

CHƯƠNG THỨ NHẤT: LÒNG TỰ ÁI

NGƯỜI XƯA có nói: “Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đoạt được cái chí của kẻ thất phu”.

Kẻ nói câu nầy, thật đã khám phá được cả tâm sự của loài người.

Người ta, dầu là một kẻ tầm thường đến bực nào, bao giờ cũng cho ý kiến mình là quan trọng hơn tất cả. Cái “tôi” có phải là dễ ghét đâu theo như lời của Pascal. Nó là cái chữ dễ yêu nhất trong đời. Nhưng, vì ta đã quá nâng niu chìu chuộng nó mà thành ra cách xử lý tiếp vật trong đời ta gây không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương Và cũng chính vì thế mà Pascal mới thốt ra câu nói chua cay nầy: “Cái tôi rất đáng ghét”.[1]

Nó chẳng những dễ yêu mà thôi, nó lại là trung tâm điểm của vũ trụ là khác. Bao nhiêu sự vật trong đời, chung quy đều quây quần theo cái cốt ấy: Bản ngã.

Bởi thế, muốn đoạt cái chí của một kẻ thất phu, người xưa cho là khó khăn hơn là đoạt soái ấn giữa chốn ba quân.

Dùng cường lực, dùng uy thế mà bức người phải nghe theo mình, không bao giờ làm được; mà dầu có làm được đi nữa thì cũng chỉ là một việc làm có thể được tạm thời thôi.

Ở đời không ai có thể chịu nhận mình là quấy cả. Dầu là tay đại gian, đại ác như Tào Tháo cũng không chịu nhận mình là gian ác. Tào Tháo thường xưng mình là vì dân vì nước, mà Lưu Bị cũng tin mình vì nước vì dân. Godse, người ám sát Gandhi mà thiên hạ phần đông nguyền rủa, vẫn tươi cười trước khi chịu tử hình. Bởi vậy, bàn cãi với người và muốn đem cái lẽ phải của mình ép buộc họ phải nghe theo thì chắc chắn không bao giờ được, lại còn gây thêm lắm điều không hay khác trong tình giao hảo hằng ngày.

Thuở nhỏ, tôi là người thích cãi nhất. Tính hiếu thắng xui tôi bao giờ cũng không chịu nhịn một ai cả, dầu trong một lời nói tầm thường cũng vậy. Trong những cuộc cãi vã, không bao giờ tôi chịu nhượng ai một lời. Rủi mà lời nói mình không được người để ý đến hoặc bị ruồng rẫy, bỏ qua, thì không gì buồn khổ bực tức bằng. Nói thì có hơi quá đáng, nhưng sự thật tâm sự tôi bấy giờ không khác gì tâm sự của Khuất Nguyên, có điều là không đến nỗi đi trầm mình nơi sông Bộc

“Khuất Nguyên, làm quan cho Hoài Vương nước Sở bị sàm báng phải bị đuổi đi. Mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo một ông lão đánh cá trông thấy, hỏi: Có phải ông là Tam Lư đại phu đó chăng? Sao mà đến nỗi khốn khổ thế? Khuất Nguyên nói: Đời đục cả, một mình ta trong, người say cả, một mình ta tỉnh Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi”.

Đâu phải đó là riêng gì tâm sự của Khuất Nguyên, mà là tâm sự chung của mọi người. Tại sao mình muốn cho người ta phải nghe theo mình mà không để cho người ta như mình, nghĩa là theo cái ý nghĩ của người ta?

Tuổi thanh xuân thường vì huyết khí bồng bột nên không chịu coi vào đâu những ý kiến của các bực cao niên đầy kinh nghiệm hơn. Dầu có muốn cho mấy cũng không làm gì tránh khỏi sự xung đột giữa hai thế hệ. Vậy, làm cha mẹ bây giờ, tại sao ta không biết lấy cử chỉ khôn ngoan của nhà mục sư kia đối với đứa con trai mười lăm tuổi của ông mà xử với con mình? Ông mục sư ấy bảo với con ông: “Từ mười lăm tuổi đến hai mươi tuổi, cha cho phép con tin rằng con thông minh hơn cha. Từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, thì con cũng có quyền tin rằng con thông minh bằng cha. Nhưng bắt đầu từ hai mươi lăm tuổi sắp lên, thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận sự thông minh của cha hơn con nhiều một cách tuyệt đối vậy”. Thật, ông cha nầy là một ông cha thông minh và khôn ngoan nhất. Tôi đã từng trải qua những giai đoạn ấy, những lúc mà huyết khí đã đưa tôi lên tận mây xanh của lòng tự phụ, không xem vào đâu sự kinh nghiệm của bậc tiền nhân và đã đưa tôi vào những cuộc phiêu lưu tinh thần không bờ bến Mỗi một ý nghĩ gì chạm đến lòng tự phụ của tôi, thì tôi quyết đánh đổ đến kỳ cùng nhất nguyện không bao giờ chịu để cho ngã lẽ dẫu biết mình là sai lầm. Lắm khi nằm đêm suy nghĩ biết mình quấy nát, thế mà lòng tự ái cấm cản không cho mình đi về đường phải. Ước gì người ta đều biết cư xử với bọn thanh niên của chúng tôi như ông mục sư kia thì biết bao nhiêu thanh niên đã không liều lĩnh đi vào con đường lãng mạn và đầy chông gai của những lý tưởng mù mờ, nhưng khôn ngoan là biết chiều theo lòng thị dục đương buổi của chúng tôi. Thật ông mục sư trên đây là người hiểu rõ tâm sự của thanh niên nhiều lắm.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button