Kinh doanh - đầu tư

Xu Hướng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :

Download sách Trending: Xu Hướng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời tựa

Trải nghiệm trong ngành thiết kế sáng tạo tại Việt Nam, có một sự thật, Marketing – Design hay Marketer – Designer, dù “nằm gai nếm mật” cùng nhau nhưng lại sống trong hai thế giới khác biệt. Các Marketer làm việc với góc nhìn kinh doanh, với những chiến lược Marketing và những kế hoạch truyền thông bài bản. Trong khi đó, nghệ thuật, màu sắc, hình ảnh và sự sáng tạo không biên giới là những gì mà Designer theo đuổi.

Tôi và các cộng sự đã bắt tay lên ý tưởng và triển khai dự án GAM7 – tạp chí Marketing và Design với mục đích kết nối hai nhóm cộng đồng. Là tạp chí chuyên ngành xuất bản online ngày 20 hàng tháng với các bài viết chia sẻ kiến thức, GAM7 định hướng mang tới hai nhóm công chúng độc giả trải nghiệm đọc thú vị và không mang nặng tính học thuật các nội dung được biên tập, kết hợp và đan xen giữa thiết kế sáng tạo, mỹ thuật ứng dụng và Marketing, PR, truyền thông, quản trị thương hiệu. Điều này phần nào mang hai thế giới Marketing và Design tới gần nhau một cách tự nhiên nhất. 7 số ra mắt online, 15000 lượt download mỗi số và các phản hồi tích cực mong chờ mỗi số ra mắt là sự tin tưởng của các bạn độc giả dành cho GAM7. Ngoài ra, sự đồng hành của các chuyên gia hàng đầu, các thương hiệu lớn cũng như các trang tin hàng đầu tại Việt Nam là nguồn động lực lớn để chúng tôi biết rằng mình không hề độc hành trên con đường này và đang đi đúng hướng.

Tiếp bước các số tạp chí online, năm 2016 chúng tôi ra mắt GAM7 Book là cuốn sách đầu tiên nằm trong chuỗi sách chuyên ngành GAM7 dự kiến xuất bản trên lộ trình thực hiện sứ mệnh kết nối. Xuất bản với số lượng có hạn dưới dạng trải nghiệm sách in, mỗi cuốn GAM7 Book với một chủ đề khác nhau sẽ là tài liệu chuyên ngành hữu ích mà bạn đọc có thể lưu giữ và chia sẻ. Ở cuốn “Trending- Xu hướng” này, GAM7 Book No. 01 là tập hợp các bài viết mới nhất cập nhật xu hướng, những chia sẻ tâm sự hay lời khuyên đến từ các tác giả là những chuyên gia uy tín trong ngành Marketing và Design. Bạn mong muốn cập nhật các xu hướng thiết kế mới thì không nên bỏ qua bài viết của tác giả chuyên môn Jimmy Tuấn trong chuyên mục Branding, bài phỏng vấn tác giả Leo Dinh trong chuyên mục Communications cũng như bộ thiết kế Bapca với trải nghiệm vượt khỏi khung hình kết hợp ứng dụng công nghệ tương tác AR đến từ RIO Creative và đối tác Taplife. Hay để tìm hiểu thêm về nhận định Marketing, các bài viết về xu hướng của tác giả Hồ Trung Dũng, Nguyễn Thành Long trong chuyên mục Digital Marketing và những lời khuyên của tác giả Huỳnh Vĩnh Sơn, Hồ Công Hoài Phương trong chuyên mục Communications chắc chắn sẽ là những bài viết hữu ích dành cho bạn. Chuyên mục Marketing-Design cũng sẽ mang tới hai nhóm độc giả những bài viết tổng quan và cập nhật về góc nhìn và các xu hướng ứng dụng kết hợp đan xen của hai lĩnh vực. Chúng tôi tin rằng, dù là Designer, Marketer hay là độc giả yêu thích GAM7, mỗi người đều sẽ tìm thấy điều gì đó mới mẻ trong cuốn sách này.

VẬY HAI THẾ GIỚI NÀY TẠI SAO KHÔNG THỬ BƯỚC VÀO NHAU?

Mô hình marketing hình phễu.

Đối với các marketer, quy trình ra quyết định của khách hàng (thường được mô tả dưới dạng hình phễu) đã không còn là điều xa lạ. Những mô hình như AIDA, 5 bước quá trình ra quyết định của khách hàng,… đều có một điểm thống nhất với nhau, đó là người tiêu dùng sẽ bắt đầu từ phía rộng của phễu với nhiều thương hiệu trong tâm trí và dần thu hẹp chúng để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng. Một thời gian dài, marketer đã sử dụng bộ công cụ Marketing truyền thống để tác động tới đối tượng mục tiêu thông qua các touch point (điểm va chạm) được xác định dọc phễu để xây dựng sự nhận biết, thay đổi nhận thức và cuối cùng là truyền cảm hứng mua sắm. Những công cụ truyền thống như sử dụng quảng cáo truyền hình để tạo dựng sự nhận biết hay gửi thư trực tiếp nhấn mạnh vào đặc tính sản phẩm gây ảnh hưởng quá trình cân nhắc của khách hàng,… tất cả đều hướng tới các điểm va chạm với khách hàng dọc phễu.

 

Marketing 3.0 đã thay đổi mọi thứ.

Kỷ nguyên của Internet đã mang tới thời đại của Marketing 3.0. Với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng mới, người tiêu dùng đã gia tăng đột biến các mối liên hệ và tương tác với các thương hiệu. Họ được kết nối với hàng nghìn doanh nghiệp qua các kênh truyền thông mới, nơi thương hiệu và khách hàng liên tục tạo ra các giá trị cho nhau. Các kênh truyền thông này không nhất thiết phải được tạo dựng từ các thương hiệu như trước mà bất cứ một cộng đồng thậm chí phát ngôn của một cá nhân đều có thể trở thành một kênh truyền thông. Thử nhìn lại khủng hoảng của Domino’s Pizza như một ví dụ điển hình. Hai nhân viên thuộc cửa hàng nhượng quyền Domino’s Pizza ở Conover N.C. (Mỹ) đã đăng tải một video lên Youtube, ghi lại những việc làm kinh khủng mà họ làm với chiếc sandwich trước khi nó được giao hàng, ví dụ như nhét bơ vào lỗ mũi của mình trước khi đặt vào bánh sandwich. Có thể hình dung những gì xảy ra tiếp theo: clip được lan truyền nhanh chóng trên Internet, đạt hơn 1 triệu lượt xem chỉ sau 3 ngày và khắp nơi nên mạng Twitter và các forum xôn xao về video đó. 65% khách hàng đã đến Dominos ăn pizza nói rằng họ sẽ không quay trở lại đó lần nào nữa sau khi xem clip này. Đây là cuộc khủng hoảng truyền thông xã hội mà Domino’s Pizza chưa từng nghĩ tới.

Với Marketing 3.0, mô hình phễu đã không còn chính xác khi mô tả sự tương tác giữa người tiêu dùng với thương hiệu trong kỉ nguyên công nghệ số. Đây là thời đại mà việc mua hàng chỉ là khởi đầu của mối quan hệ, chứ không phải điểm kết thúc. Sau khi mua sắm, người tiêu dùng vẫn tiếp tục tương tác một cách năng nổ, ủng hộ công khai hoặc chỉ trích sản phẩm mà họ đã mua. Theo cuộc khảo sát toàn cầu của AC Nielsen năm 2015, 88% người tiêu dùng Đông Nam Á có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè, đặc biệt ở Việt Nam, phương thức quảng cáo truyền miệng đạt mức tăng lớn nhất, tăng tám điểm đến 89%. Trong kỉ nguyên 3.0, khi người tiêu dùng tin tưởng vào một người khác hơn là tin vào doanh nghiệp, một vài dòng review về sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng trên Facebook page cũng có thể dễ dàng tác động mạnh tới sự tồn tại và phát triển thương hiệu. Nói cách khác, sự phát triển của thương hiệu ngày nay có một phần đóng góp không nhỏ của người tiêu dùng – chính là những người tạo dựng nên ý nghĩa thương hiệu.

ĐỌC THỬ

Gam/Marketing – Design

M  arketing và thiết kế sáng tạo là một trong những cặp đôi hoàn hảo của thế giới Marketing hiện đại. “Đẹp mắt đắt hàng” – câu copywriting vỏn vẹn bốn chữ này có lẽ là cách giải thích đơn giản nhất vì sao các chiến lược Marketing và thiết kế khi kết hợp hài hòa với nhau lại có thể tạo ra sự đột phá trong hoạt động tiếp thị.

Chuyên mục Marketing-Design sẽ mang tới những bài viết tổng quan và cập nhật về góc nhìn và các xu hướng ứng dụng kết hợp đan xen của hai lĩnh vực.

Marketing 3.0 đã thay đổi mọi thứ, kể cả khách hàng

 

Bài viết: GAM7 Team/Nguyệt Anh

Thiết kế & minh họa: RIO Agency/Sơn Min

 

Thay đổi cách mà người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu, Internet đã làm chuyển biến cả ngành kinh tế học Marketing, làm cho tư duy, chiến lược và chiến thuật Marketing truyền thống trở nên không còn hoàn toàn phù hợp. Đối với những người làm marketing, lối mòn họ vẫn thường làm đã chậm nhịp so với sự thay đổi của hành vi khách hàng, đã đến lúc marketer phải thay đổi tư duy và cách tiếp cận khách hàng.

 

Mô hình marketing hình phễu.

Đối với các marketer, quy trình ra quyết định của khách hàng (thường được mô tả dưới dạng hình phễu) đã không còn là điều xa lạ. Những mô hình như AIDA, 5 bước quá trình ra quyết định của khách hàng,… đều có một điểm thống nhất với nhau, đó là người tiêu dùng sẽ bắt đầu từ phía rộng của phễu với nhiều thương hiệu trong tâm trí và dần thu hẹp chúng để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng. Một thời gian dài, marketer đã sử dụng bộ công cụ Marketing truyền thống để tác động tới đối tượng mục tiêu thông qua các touch point (điểm va chạm) được xác định dọc phễu để xây dựng sự nhận biết, thay đổi nhận thức và cuối cùng là truyền cảm hứng mua sắm. Những công cụ truyền thống như sử dụng quảng cáo truyền hình để tạo dựng sự nhận biết hay gửi thư trực tiếp nhấn mạnh vào đặc tính sản phẩm gây ảnh hưởng quá trình cân nhắc của khách hàng,… tất cả đều hướng tới các điểm va chạm với khách hàng dọc phễu.

 

Marketing 3.0 đã thay đổi mọi thứ.

Kỷ nguyên của Internet đã mang tới thời đại của Marketing 3.0. Với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng mới, người tiêu dùng đã gia tăng đột biến các mối liên hệ và tương tác với các thương hiệu. Họ được kết nối với hàng nghìn doanh nghiệp qua các kênh truyền thông mới, nơi thương hiệu và khách hàng liên tục tạo ra các giá trị cho nhau. Các kênh truyền thông này không nhất thiết phải được tạo dựng từ các thương hiệu như trước mà bất cứ một cộng đồng thậm chí phát ngôn của một cá nhân đều có thể trở thành một kênh truyền thông. Thử nhìn lại khủng hoảng của Domino’s Pizza như một ví dụ điển hình. Hai nhân viên thuộc cửa hàng nhượng quyền Domino’s Pizza ở Conover N.C. (Mỹ) đã đăng tải một video lên Youtube, ghi lại những việc làm kinh khủng mà họ làm với chiếc sandwich trước khi nó được giao hàng, ví dụ như nhét bơ vào lỗ mũi của mình trước khi đặt vào bánh sandwich. Có thể hình dung những gì xảy ra tiếp theo: clip được lan truyền nhanh chóng trên Internet, đạt hơn 1 triệu lượt xem chỉ sau 3 ngày và khắp nơi nên mạng Twitter và các forum xôn xao về video đó. 65% khách hàng đã đến Dominos ăn pizza nói rằng họ sẽ không quay trở lại đó lần nào nữa sau khi xem clip này. Đây là cuộc khủng hoảng truyền thông xã hội mà Domino’s Pizza chưa từng nghĩ tới.

Với Marketing 3.0, mô hình phễu đã không còn chính xác khi mô tả sự tương tác giữa người tiêu dùng với thương hiệu trong kỉ nguyên công nghệ số. Đây là thời đại mà việc mua hàng chỉ là khởi đầu của mối quan hệ, chứ không phải điểm kết thúc. Sau khi mua sắm, người tiêu dùng vẫn tiếp tục tương tác một cách năng nổ, ủng hộ công khai hoặc chỉ trích sản phẩm mà họ đã mua. Theo cuộc khảo sát toàn cầu của AC Nielsen năm 2015, 88% người tiêu dùng Đông Nam Á có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè, đặc biệt ở Việt Nam, phương thức quảng cáo truyền miệng đạt mức tăng lớn nhất, tăng tám điểm đến 89%. Trong kỉ nguyên 3.0, khi người tiêu dùng tin tưởng vào một người khác hơn là tin vào doanh nghiệp, một vài dòng review về sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng trên Facebook page cũng có thể dễ dàng tác động mạnh tới sự tồn tại và phát triển thương hiệu. Nói cách khác, sự phát triển của thương hiệu ngày nay có một phần đóng góp không nhỏ của người tiêu dùng – chính là những người tạo dựng nên ý nghĩa thương hiệu.

Consumer Journey – Cuộc hành trình của khách hàng
McKinsey đã đưa ra ý tưởng về “consumer journey” thay thế cho phễu mua hàng. Khách hàng đã thay đổi cách họ mua sản phẩm.

Khác với Marketing funnel, mô hình Consumer journey không có điểm cuối mà là một vòng lặp hoặc một vòng xoáy. Giải thích rõ hơn, mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu trong kỉ nguyên số sau khi sử dụng sản phẩm khách hàng không kết thúc ở đó mà tiếp tục nói về thương hiệu với cộng đồng. Như vậy, sự tiếp xúc của thương hiệu với khách hàng không chỉ dừng lại ở giao tiếp một chiều như trước nữa, khách hàng và thương hiệu đang tương tác đa chiều với những câu chuyện về thương hiệu nhưng không phải tất cả đều được phát ngôn từ thương hiệu. Sự thay đổi lớn nhất của hình phễu marketing chính là sự xuất hiện của bước thứ 6 thay vì chỉ 5 bước như trước: Advocacy (Sự ủng hộ).

Có hai lý do chính advocacy trở nên rất quan trọng trong thế giới hiện đại. Lý do thứ nhất, khách hàng tin những gì người khác nói hơn những điều do thương hiệu tự nói ra. Và lý do thứ hai, với sức mạnh của khách hàng đang lớn dần qua tiếng nói của họ trên các mạng xã hội, hãy chắc chắn rằng đa số khách hàng đang vui vẻ nói về thương hiệu của bạn. Khi đã trở thành advocacy, giá trị của khách hàng là vô hạn vì họ sẽ liên tục tạo ra sự lan truyền cho thương hiệu. Rõ ràng, giá trị của khách hàng đang không phải chỉ giới hạn ở sản phẩm họ mua hay giá tiền họ chi ra. Giá trị lớn nhất của họ đó là trở thành người ủng hộ của thương hiệu và biến những người trong mạng lưới của họ cũng trở thành người ủng hộ.

Marketer hãy bắt đầu thay đổi

Về cơ bản, người tiêu dùng vẫn muốn được cung cấp thông tin một cách rõ ràng với các cam kết về giá trị của sản phẩm và dịch vụ. Điều đã thay đổi là các điểm tương tác với người tiêu dùng– nơi họ có thể bị tác động, và cách marketer tương tác với họ tại những điểm đó. Các điểm tương tác có sự thay đổi cả về số lượng và bản chất, bởi vậy cần thiết có sự sắp xếp và điều chỉnh về chiến lược và ngân sách marketing để tác động chính xác hơn tới nơi mà người tiêu dùng bỏ ra thời gian của mình thật sự.

Ngày nay, vai trò của marketing hiện đại không chỉ là thúc đẩy các hành động mua lặp lại (sự trung thành của khách hàng), nó còn có vai trò thúc đẩy sự ủng hộ với thương hiệu và truyền bá thông điệp tích cực của chính thương hiệu. Sự ủng hộ này của khách hàng sẽ tác động tới mạng lưới khách hàng tạo nên một quá trình mới bắt đầu từ đỉnh xuống tới mỗi bước, thể hiện ở các kết quả tìm kiếm trên các trang tìm kiếm như Google, phản hồi về sản phẩm của khách hàng trên trang cá nhân của họ hoặc website, trang của thương hiệu, số lượng like trên Facebook, link, retweets và lan truyền miệng.

Thử thách của marketer ngày nay, bởi vậy, không phải là vứt bỏ đi quy trình hình phễu đã cũ bởi sự phản ánh về tâm lý của mô hình này vẫn hoàn toàn chính xác. Thay vào đó, marketer nên tiếp tục sử dụng các công cụ marketing truyền thông ở các điểm có tương tác với khách hàng hiệu quả, bên cạnh đó, triển khai thêm tương tác thông qua các mối quan hệ của khách hàng như bạn bè, người nổi tiếng, các cộng đồng xã hội như Youtube, Facebook, Twitter hoặc có thể xây dựng cộng đồng những người yêu thích thương hiệu và cung cấp các giá trị cho họ. Từ những hoạt động này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được sự kết nối chặt chẽ, thể hiện sự quan tâm chân thành, truyền tải giá trị đích thực và có được sự yêu mến từ khách hàng.

Khiến khách hàng không chỉ là khách hàng, mà còn là advocacy của thương hiệu.

Đó là vai trò của marketing hiện đại.

Dòng dịch chuyển của thiết kế đồ họa trên thế giới

Bài viết: Ban biên tập RGB.vn/Đài Trang

Biên tập: GAM7 Team

Thiết kế & minh họa: RIO Agency/Việt Đỗ

Thế giới không ngừng chuyển động và ngành thiết kế đồ họa cũng vậy. Xuyên suốt 80 năm lịch sử phát triển đã có rất nhiều phong cách và xu hướng thiết kế được hình thành giúp định hình diện mạo của thế giới. Đặc biệt khi mà thời đại công nghệ bùng nổ với sự phát triển vượt bậc của những thiết bị hỗ trợ, việc thiết kế đồ họa trở nên tối ưu và dễ dàng hơn, các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo mà không bị giới hạn về công nghệ, các xu hướng thiết kế vì vậy được thiết lập và thay đổi nhanh chóng. Là một người làm trong lĩnh vực thiết kế hoặc chỉ đơn giản là đam mê và đang muốn dấn thân vào một thế giới đầy sáng tạo rộng lớn hẳn bạn sẽ cảm thấy mình nhỏ bé khi không thể định hình bản thân giữa dòng chảy của các xu hướng. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại quá trình dịch chuyển của ngành thiết kế đồ họa, các xu hướng đã qua và dự đoán sự phát triển của ngành thiết kế trong tương lai. Qua đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và chọn lọc để không phải là một nhà thiết kế chạy theo xu hướng một cách mù quáng máy móc mà sử dụng nó một cách thông minh hỗ trợ cho công việc sáng tạo của bạn.
Khởi nguồn từ xu hướng đơn giản hóa

Công nghệ in màu được giới thiệu rộng rãi và sự phát triển của ngành quảng cáo đã tạo nên một bước đột phá cho ngành thiết kế. Đó là sự hỗ trợ đáng kể đối với các nhà thiết kế lúc bấy giờ. Khi mà xã hội, kinh tế và phong cách sống đang thay đổi theo chiều hướng phức tạp thì các công ty lại xây dựng bộ nhận diện thương hiệu theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi nhớ và dễ tiếp cận đến nhiều bộ phận khách hàng. Thời điểm bấy giờ, hai bậc thầy của ngành thiết kế – Milton Glaser và Paul Rand – chính là những người đã xây dựng nên một xu hướng thiết kế đơn giản hóa, tinh tế mà hiệu quả, và những nguyên tắc thiết kế này vẫn còn được áp dụng cho ngày nay. Đây cũng là khoảng thời gian các thiết kế sử dụng kiểu chữ có chân (serif) lên ngôi.

Kỷ nguyên chữ không chân (san-serif)

Cảm nhận sự gò bó đến từ kiểu chữ có chân (serif), các nhà thiết kế đã tạo nên kiểu chữ không chân mang hơi hướng của tương lai (san-serif). Sự có mặt của kiểu chữ không chân càng nhấn mạnh thêm tính đơn giản trong thiết kế, khi mà các mẫu thiết kế trở nên gọn gàng, dễ nhìn và tinh tế hơn rất nhiều.

Thập niên của không gian âm trong thiết kế

Không gian âm, theo định nghĩa là những vùng xung quanh và ở giữa các mẫu thiết kế. Nó tạo nên sự tương phản thú vị, cũng như đòi hỏi sự thông minh trong việc vận dụng không gian trong thiết kế. Việc sử dụng không gian âm được ứng dụng nhiều trong thiết kế logo, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Kodak, IBM, Pepsi, VW cũng thay đổi logo của mình theo phong cách này, lúc bấy giờ xu hướng không chỉ đơn thuần là phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu mà nó thực sự làm thay đổi diện mạo của thế giới.

Thời kỳ công nghệ 3D – những năm đầu thế kỷ 21

Cùng với sự phát triển của công nghệ 3D, ngành thiết kế đã có một bước tiến hoàn toàn khác biệt so với những giai đoạn trước đó. Việc áp dụng công nghệ mới mang đến những thiết kế đa dạng, mới mẻ đối vói người dùng. Các xu hướng nổi trội trong thời kì này như việc sử dụng bóng đổ, giả chất liệu, sử dụng hiệu ứng chuyển màu,…. Tuy nhiên các kỹ thuật này bị đánh giá là rườm rà, thiếu sáng tạo do quá chú trọng vào các yếu tố trang trí.

Thiết kế hiện đại, chuyến du hành từ thời kỳ 3D đến tương lai.

Đây là giai đoạn gắn liền với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các thiết bị hỗ trợ cho việc thiết kế được tối ưu hóa giúp các nhà thiết kế phá bỏ mọi rào cản. Nói một cách không quá là biến mọi giấc mơ thành hiện thực. Sức sáng tạo ở giai đoạn này cực kỳ mạnh mẽ, ảnh hưởng ngược lại đến diện mạo thế giới, tạo nên các xu hướng, thúc đẩy ngược lại sự phát triển của công nghệ. Nhiều xu hướng mới được tạo dựng. Việc định hình xu hướng không còn gò bó như trước. Các xu hướng thiết kế cùng tồn tại, giúp cho các thương hiệu có nhiều sự lựa chọn trong việc thể hiện cá tính riêng biệt của mình. Ở giai đoạn đầu của thiết kế hiện đại, các xu hướng tập trung cho việc thể hiện hình ảnh thông qua sự hỗ trợ của công nghệ mới, tạo ra sự thích thú về mặt thị giác. Có thể kể đến những xu hướng nổi trội như sử dụng các icon 3D, sử dụng bóng mờ, hiệu ứng chuyển màu, màu sắc được vận dụng tươi mới sặc sỡ, hình ảnh được thể hiện siêu thực, dễ gây chú ý,… Tuy tạo được ấn tượng tốt do mang đến sự tò mò, những trải nghiệm chưa từng có trước đây, giai đoạn này nhanh chóng bị thay thế theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, phong cách sống. Người dùng ngày càng đòi hỏi những trải nghiệm cao hơn về mặt nội dung của thiết kế.

Thiết kế chú trọng nội dung đang trở thành xu hướng chung, các xu hướng thiết kế ngày nay hướng đến trải nghiệm của người dùng nhưng quan trọng là truyền tải nội dung một cách tốt nhất. Nổi bật trong số này là thiết kế phẳng. Xu hướng này đoạn tuyệt với các hiệu ứng bóng đổ, chuyển màu, ba chiều, đem đến cách nhìn đơn giản, gọn gàng nhưng đầy sáng tạo. Thiết kế phẳng chú trọng tính dễ sử dụng, truyền tải được nội dung một cách nhanh chóng, không rườm rà nhưng đầy màu sắc bằng việc sử dụng màu pastel và các dải màu chuyển tông. Thiết kế phẳng được mở rộng với những phong cách sử dụng hình học (geometric và low-polygon) đem đến sự mới lạ, đa dạng và đa sắc hơn. Bên cạnh thiết kế phẳng, một số xu hướng thiết kế khác đang thịnh hành như là:

Phong cách cổ điển retro, vintage xuất hiện nhiều trong cách thiết kế nhà hàng, quán bar tạo sự hoài niệm giữa không gian hiện đại.

Thiết kế sử dụng Calligraphy và chữ viết tay, mang lại trải nghiệm nội dung thú vị hơn, thể hiện cá tính của thương hiệu, những thiết kế này được thấy nhiều trên các mẫu bao bì, thiệp mời và các thiết kế trang trí tường;

Thiết kế web phong cách cuộn trang (Parallax Scrolling): toàn bộ trang web được hiển thị chỉ bằng cách cuộn trang, mang đến sự tiện lợi nhanh chóng trong việc tìm kiếm thông tin, truyền tải nội dung.

Ở giai đoạn này chúng ta thấy xuất hiện lại nhiều phong cách thiết kế từng tồn tại trước đó, nhưng được cải tiến với sự hỗ trợ của công cụ mới. Bên cạnh những phong cách mới tạo nên một sự đa dạng trong việc thể hiện các ý tưỏng, nhưng không nằm ngoài việc thiết kế hướng đến nội dung. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của các thiết bị di động đang len lỏi vào từng hơi thở của đời sống, ngành thiết kế trong vài năm tới chắc chắn sẽ không nằm ngoài sự hỗ trợ cho xu thế này. Qua đó có thể dự đoán thiết kế phẳng với những ưu điểm vượt trội đảm bảo yêu cầu về hình ảnh, gần gũi, hướng tới nội dung và trải nghiệm người dùng của nó sẽ còn làm mưa làm gió trong thời gian tới.

Kết luận

Có nhiều cách để tạo nên một thiết kế tốt. Ngoài những kỹ năng vốn có của bản thân, việc không ngừng học hỏi và cập nhật xu hướng sẽ mang đến cho bạn những nguồn cảm hứng sáng tạo mới mẻ. Qua bài viết này chúng tôi luôn mong bạn hãy xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, sử dụng các xu hướng thiết kế mới như một công cụ truyền tải cá tính thiết kế của mình hơn là một người thức thời nhưng rồi sẽ bị cuốn trôi đến chóng mặt theo sự thay đổi của thời đại.

Với vốn kiến thức tự thấy còn hạn hẹp so với hơn 80 năm dịch chuyển không ngừng của một ngành đòi hỏi sự thay đổi và sáng tạo cao như ngành thiết kế, chắc hẳn sẽ có nhiều thiếu sót, chúng tôi chỉ mong đóng góp một phần nhỏ những thông tin bổ ích trên giúp cho độc giả có cái nhìn bao quát, tạo nên nguồn cảm hứng mới mẻ trong việc tiếp cận một ngành nghề hết sức thú vị này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button