Kinh doanh - đầu tư

Vươn Lên Từ Vực Thẳm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tôn Thất Thông

Download sách Vươn Lên Từ Vực Thẳm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu

Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay có nền kinh tế giàu mạnh số một tại châu Âu, ngày càng chiếm ảnh hưởng to lớn trong nền chính trị thế giới, đó là một thực tế không ai chối cãi. Nếu ta nhớ rằng, cách đây chỉ 70 năm, Đức là một nước bại trận toàn diện, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, bị các nước đồng minh chia nhau chiếm đóng và kiểm soát, toàn thể đất nước bị tàn phá, xã hội ly tán cực độ, thì ai trong chúng ta cũng phải tự hỏi, do đâu mà nước Đức đã vươn lên một cách thần kỳ để trở thành cường quốc trên thế giới?

Tác phẩm mà bạn đọc đang cầm trên tay sẽ trả lời phần lớn câu hỏi đó. Tác giả Tôn Thất Thông, vốn đã sống tại CHLB Đức trên 40 năm, đã trăn trở và quan sát, tìm đọc và ghi chép, tổng kết và hệ thống hóa để viết nên công trình này. Cuốn sách nhằm lý giải cho chính tác giả về những bí ẩn và luận đề liên quan đến lịch sử và sự phát triển của một quốc gia mình đang sống, lại là một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, với lòng thầm mong điều gì đó cho quê hương. Vì lý do đó tác phẩm toát ra một lòng say sưa và tận tụy hiếm có của người viết.

Vươn lên từ vực thẳm – Thần kỳ kinh tế Tây Đức sau 1945 là tác phẩm đề cập đến sự phát triển của cả một quốc gia qua thời gian hơn nửa thế kỷ nên qui mô của nó bao trùm nhiều lĩnh vực. Ta có thể đọc tác phẩm này trong ba hướng chính sau đây:

  • Lịch sử: Tác phẩm này ghi lại dòng chảy của lịch sử nước Đức, từ thời của Bismarck đến cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, đến khi Adolf Hitler lên nắm chính quyền và sự phát khởi của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Sau phần trình bày nước Đức bại trận và đầu hàng vô điều kiện, tác phẩm sẽ nói đến sự thành lập gian nan của quốc gia Tây Đức (CHLB Đức) trong năm 1949. Về sau sự thống nhất kỳ diệu của hai nước Đức năm 1989 cũng nằm trong quá trình lịch sử vô cùng đáng ngạc nhiên của dân tộc Đức.
  • Chính trị: Sau 1945, là một nước bại trận và bị chiếm đóng, nước Đức nằm dưới sự cai trị của “tứ cường” Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp với bốn vùng kiểm soát khác nhau. Cũng từ 1947, cuộc đối đầu mà ta gọi là “chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ – Tây Âu bắt đầu mà địa bàn nóng bỏng nhất chính là nước Đức. Tác phẩm này sẽ cho người đọc những dữ kiện vô cùng thú vị về các chính sách của các cường quốc đối với Đức và đối với nhau, vì ngay giữa Hoa Kỳ, Anh và Pháp cũng có những mâu thuẫn trầm trọng. Lịch sử châu Âu vô cùng oái ăm và hóm hỉnh cho thấy, vì sợ sự lớn mạnh của Liên Xô mà nước Đức sớm được Hoa Kỳ hỗ trợ để trở thành giàu mạnh trong lúc Pháp vì an ninh quốc gia luôn luôn nhìn Đức với cặp mắt nghi kỵ.
  • Kinh tế: Đây chính là trọng tâm của tác phẩm và là nội dung đáng được tham khảo nhất. Xây dựng lại một nền kinh tế dưới cặp mắt nghi ngờ của bốn bên thắng trận, trong sự đổ nát của đất nước và đói rách của dân chúng, trong sự thiếu vắng của thành phần tinh hoa dân tộc, nước Đức phải tìm một lời giải chưa hề có tiền lệ trên thế giới. Thời kỳ sau 1945 cũng là một thời kỳ mà các giải pháp kinh tế khác nhau cạnh tranh khốc liệt để chiếm ảnh hưởng. Người Đức đứng trước nhiều lựa chọn, từ một nền kinh tế kế hoạch xem ra phù hợp với kinh tế hậu chiến đến một nền kinh tế tự do tuyệt đối mà Hoa Kỳ muốn nước Đức rập khuôn. Cuối cùng, các nhà kinh tế của Đức đã tìm ra một chính sách trung dung mà họ gọi là “Kinh tế Thị trường Xã hội”. Giải pháp này đã được hình thành qua muôn vàn gian khổ, cuối cùng đã chứng minh sự đúng đắn mà ngày nay những nền tảng của nó vẫn còn nguyên giá trị, cho nước Đức và có lẽ cho cả một số nước khác.

Ngoài ba khía cạnh chính yếu nói trên, độc giả sẽ tìm thấy những thông tin quí báu về dân tộc tính, về vốn xã hội, về cách suy tư và hành động của người Đức. Chúng cho thấy Đức là một dân tộc khá đặc thù trong các dân tộc khác tại châu Âu.

Đọc tác phẩm này độc giả sẽ tự phát hiện do đâu mà nước Đức vươn lên mạnh mẽ từ vực thẳm của sự hoang tàn đổ nát. Yếu tố này nằm trong tư duy và trí tuệ của họ. Đó là lòng quyết tâm sắt đá xây dựng đất nước, với khả năng khoa học kỹ thuật thiên phú cộng với tập thể của những nhân tài xuất hiện đúng lúc. Đó là những con người vừa khéo léo biết tranh thủ đồng minh Hoa Kỳ, Anh, Pháp vừa một lòng một dạ vì tương lai dân tộc. Từ những con người đó đã hình thành nền Kinh tế Thị trường Xã hội, ngày nay vẫn còn đơm hoa kết trái và đưa nước Đức vượt qua cả các nước thắng trận ngày xưa.

Là người sống tại Đức đã hơn 40 năm, người viết những dòng này hưởng một niềm ngạc nhiên thú vị được đọc tác phẩm của một người bạn Việt Nam. Cuốn sách đã mang lại rất nhiều thông tin mà mình không hề biết, soi sáng nhiều nghi vấn trong quá khứ, lý giải các mối liên hệ hiện nay về ngoại giao và nội bộ nước Đức, cho thấy dòng chảy thông suốt của một nước Đức đầy biến động trong mấy mươi năm qua. Cuối cùng, hiển nhiên thôi, nước Đức vốn có những mối tương đồng với quê hương Việt Nam, nên người đọc sẽ nhận thêm thông tin bổ ích khi suy nghĩ về việc xây dựng xứ sở của mình.

Cuốn sách này là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm về nước Đức và nền chính trị thế giới vì nói cho cùng trước kia cũng như hiện nay, nước Đức hầu như luôn luôn đóng vai trò trung tâm điểm. Cuốn sách này cũng cần thiết cho những ai suy tư về những con đường kinh tế để xây dựng đất nước, những ai tìm hiểu ưu và khuyết điểm của hai giải pháp cực đoan, một bên là nền kinh tế kế hoạch, bên kia là nền kinh tế tự do thả lỏng.

Song song với nội dung bổ ích nói trên, tác giả đã dày công đưa vào sách rất nhiều hình ảnh, phụ lục, bảng trích dẫn, tài liệu tham khảo, mục lục tra cứu… Tác phẩm có nội dung nghiêm túc này được lồng trong một văn phong khúc chiết, điềm tĩnh, xứng đáng được lưu lại trong tủ sách và trí nhớ của độc giả.

ĐỌC THỬ

Chương I 1945 – Lịch sử sang trang

Sau hậu trường cuộc chiến

Ngay trong lúc chiến tranh chưa chấm dứt, Nguyên thủ ba nước Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh và hội nghị cấp cao với mục đích để xử lý nước Đức thua trận, nhưng quan trọng hơn là qua đó họ thỏa thuận với nhau một trật tự mới trên thế giới. Liên quan đến tương lai nước Đức, trong phần này chúng ta sẽ đề cập ba hội nghị chính: hội nghị Đại Tây Dương với bản hiến chương nổi tiếng làm nền tảng cho Hiến chương Liên Hiệp Quốc sau này, hội nghị Casablanca với học thuyết đầu hàng vô điều kiện, sau đó là hội nghị Yalta và sự phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng khác nhau. Hội nghị Potsdam sau khi chiến tranh chấm dứt sẽ được trình bày trong một phần riêng.

Trong Thế chiến thứ hai, Đức là một nước thua trận, điều đó chúng ta đã biết. Trong thời cận đại, xung đột thường được chấm dứt bằng thương thuyết giữa các bên tham chiến để tiến tới một hiệp ước ngưng bắn. Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử, Đức ký giấy đầu hàng vô điều kiện, ngày 7.5.1945 tại Reims và 8.5.1945 tại Berlin. Chỉ một ngày sau đó, quân đội bị giải giáp, tất cả các đảng phái chính trị bị giải thể, mọi hoạt động chính trị bị nghiêm cấm, toàn bộ Nội các bị bắt sau đó một tháng và chính phủ không còn tồn tại. Nước Đức chỉ còn lại những con người không có phương tiện, sống trên mảnh đất do bốn nước thắng trận chia nhau thành vùng kiểm soát. Với cơ chế phức tạp của bốn nước và hai ý thức hệ xung khắc, phe thắng trận không thể có được một chính sách chung trong một sớm một chiều, mà phải qua một quá trình chuẩn bị gay go để có thể thống nhất ý kiến cho một câu hỏi phức tạp: Phải xử lý thế nào với 70 triệu người Đức sau khi chấm dứt chiến tranh?

Nội dung cuốn sách này chủ yếu trình bày sự phát triển kinh tế Tây Đức sau 1945, cho nên có lẽ chúng ta không cần phân tích kỹ về thời kỳ khi chiến tranh còn diễn tiến. Tuy thế, trong bối cảnh nước Đức hoàn toàn mất chủ quyền kể từ 1945, việc phân tích kinh tế hậu chiến không thể tách rời việc tìm hiểu chính sách của các nước đồng minh thắng trận áp đặt lên nước Đức thua trận. Chính sách này là kết quả của một cuộc vận động ráo riết trong năm năm liên tục giữa các Nguyên thủ quốc gia, trong đó Thủ tướng Anh Winston Spencer Churchill là người hăng hái nhất.

Tưởng cũng nên nói thêm một ít về hoạt động ngoại giao của Churchill. Ban đầu, Đức Quốc xã tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng: thắng Ba Lan trong vòng một tháng (tháng 9.1939), thắng ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg trong vòng một tuần (tháng 5.1940), chiếm Paris, Verdun và ép Pháp đầu hàng trong vòng sáu tuần (tháng 6.1940). Trước những sự kiện bất ngờ đó, Churchill hoảng hốt nhận thấy rằng Liên minh châu Âu không thể thắng được nước Đức như đã dự kiến khi tuyên chiến với Đức trước đó một năm. Trước thực tế này, Churchill cho rằng yếu tố duy nhất để thắng Đức là sự tham chiến của Hoa Kỳ, cho nên một loạt hội nghị thượng đỉnh được vận động tổ chức trong bối cảnh đó.

Tháng 8.1941: Hiến chương Đại Tây Dương

Hai nước [Hoa Kỳ và Anh] tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân các nước trong việc chọn lựa thể chế chính trị mà họ mong muốn, và hai nước cũng muốn rằng họ có quyền đòi lại chủ quyền đã mất do nước khác cướp đi.

(Điều 3, Hiến chương Đại Tây Dương)

Nhận thức được tình hình khó khăn của châu Âu, Churchill ráo riết thuyết phục Hoa Kỳ tham chiến. Thực ra thì trước đó Hoa Kỳ cũng đã giúp các nước châu Âu vũ khí, nhiên liệu và nhu yếu phẩm với những điều kiện rất dễ dãi, nhưng Hoa Kỳ chưa hề chính thức tuyên chiến với phe trục Đức, Ý và Nhật. Trong chiến lược toàn cầu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Hoa Kỳ muốn nhân dịp này tìm cách hạn chế số thuộc địa của các nước lớn, chủ yếu là Anh và Pháp, tạo ra một thế quân bình mới trên toàn cầu để chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và nhất là không để cho các nước thuộc địa dần dần rơi vào vòng ảnh hưởng của cộng sản, điều mà Hoa Kỳ tin rằng, chỉ có thể đạt được khi nguyện vọng của các nước nhỏ và các thuộc địa được chú ý đúng mức. Roosevelt tin rằng, trong trật tự mới, với phương tiện giao thông phát triển, với thỏa thuận mới về mậu dịch quốc tế, với qui ước mới về hải quan và với sức mạnh kinh tế của mình, Hoa Kỳ có thể gây được ảnh hưởng rộng lên vùng châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Sự tiếp cận của Churchill đến lúc này cũng là một cơ hội thuận tiện cho Roosevelt để đạt đến một giải pháp tối ưu và lâu dài, một mặt đánh bại phe trục Đức-Ý-Nhật, mặt khác tạo được một trật tự mới có lợi cho Hoa Kỳ trong cộng đồng quốc tế.

Đúng lúc đó một sự kiện bất ngờ xảy ra: Ngày 22.6.1941, Đức Quốc xã mở lệnh tấn công Liên Xô mặc dù trước đó hai nước đã ký “Hiệp ước bất tương xâm”[1]. Chúng ta cũng biết, học thuyết của Hitler đã trở thành cương lĩnh của Đảng Quốc xã Đức từ những năm 1920: Mở rộng “không gian sống” (Lebensraum) cho dân tộc Đức, chủ yếu là sang phía đông đến tận vùng Ural, một vùng rộng lớn mênh mông có đầy đủ tiềm năng về tài nguyên, năng lượng và thực phẩm. Khả năng thua trận của Liên Xô là điều có thể xảy ra và như thế sẽ ảnh hưởng nặng đến mặt trận phía tây. Sức ép này buộc Hoa Kỳ phải hành động trước khi quá muộn. Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về cuộc Thế chiến diễn ra trong bối cảnh lịch sử đó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button