Kinh doanh - đầu tư

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào


nen-kinh-te-tang-truong-va-sup-do-nhu-the-nao1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Peter D. Schiff

Download sách Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỊCH SỬ KINH TẾ MỸ NHƯ CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN

Cuốn sách được liệt vào hàng kinh điển trong thể loại sách truyền bá Kinh tế học trường phái tự do. Bản thân cha con Peter Schiff đều là những nhà kinh tế lớn của trường phái Áo. Trên thực tế Schiff cha ở tuổi 82 vẫn phải “chăn kiến” vì kịch liệt phản đối những chính sách kinh tế tham lam của chính phủ Mỹ.

Nếu như có giải Nobel cho tư duy kinh tế hài hước, cuốn sách của Peter Schiff sẽ là một ứng cử viên sáng giá… Giống như lưỡi dao mổ của bác sĩ phẫu thuật, nó cắt bỏ một cách lạnh lùng và chính xác những giáo lý sai lệch được viết suốt trong những năm gần đây về các căn bệnh của nền kinh tế thị trường. Xin chào mừng bạn đến với khóa học bổ túc kinh tế dành cho những “kẻ đần thối”. Bằng cách lý giải thú vị với cốt truyện nhẹ nhàng, châm biếm, tác giả đã đưa Kinh tế học ra khỏi tháp ngà đến với tất cả mọi người, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của một nền kinh tế.

Tuyệt đỉnh hài hước

Lần đầu đọc nó tôi tưởng mình chọn nhầm cuốn truyện ngụ ngôn cho trẻ em. Hoàn toàn vắng bóng những con số khô khan, chẳng một biểu đồ rối rắm và vô cùng nhiều hình minh họa vui tươi hài hước. Tôi đảm bảo dù bạn có “ngẫn” đến đâu cũng bỏ túi được vài khái niệm căn bản nhất: Nền kinh tế, giá trị thặng dư là gì? Lãi suất và vai trò của ngân hàng Trung Ương… Tại sao một cốc trà đá nhẩy Lambada từ 500 đồng lên 3000 đồng? hay lương của bạn dù tăng lên 2-3 lần mà vẫn thấy nghèo hơn so với 10 năm trước. Khởi đầu câu chuyện thế này.

Ngày xửa ngày xưa trên một hòn đảo nhỏ mang tên “Chỉ đàn ông mới đem lại hạnh phúc cho nhau”, có ba chàng độc thân cư ngụ. Họ phải dành cả ngày để bắt cá kiếm ăn bằng đôi tay trần, tuyệt nhiên không có một dụng cụ nào khác. Một ngày nọ, một người trong số họ nghĩ ra cách dùng vợt để bắt cá, sau đó là những dụng cụ bắt cá khác (lưới, thuyền), từ đó dân đảo bắt đầu có những khoảng thời gian dôi dư để theo đuổi những công việc khác. Cá trở thành tiền tệ của hòn đảo, rồi một Ngân hàng trung ương mang tên Ngân hàng Dự trữ Cá ra đời. Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn trong một nền kinh tế đảo, với vô vàn hỉ nộ ái ố …

Cuối mỗi chương tác giả đều đưa ra những nhận xét dí dỏm sâu cay, giúp người đọc nhìn rõ hơn từng mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh. Tỉ dụ khi nói về việc kiểm soát lãi suất.

Các quyết định của Fed thường bị ảnh hưởng bởi những xét đoán về chính trị hơn là về kinh tế…Các vị Tổng thống Hoa Kỳ muốn tái đắc cử luôn kêu gọi giảm lãi suất, gây sức ép với Fed để giúp họ làm điều đó. Về phía mình, các nhà làm chính sách tại Fed cũng thích được xã hội nhìn nhận như những người tốt sẵn lòng giúp đỡ nền kinh tế, chứ không phải như những lão Scrooge bủn xỉn keo kiệt, kéo nền kinh tế vào suy thoái.

Những nội dung quan trọng:

– Nền kinh tế tăng trưởng thịnh vượng nhờ những lực lượng sản xuất trực tiếp biết cách cải tiến kỹ thuật – tăng năng suất và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời nó phải dựa trên dự trữ tiết kiệm thực sự của nền kinh tế đó. Chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được chính là chìa khóa cho sự giàu có. Những ngành dịch vụ ăn theo không làm tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) ngay cả khi những “số liệu GDP chính thức” được báo đài ngày đêm ra rả. Cơn sốt bất động sản hay các ngành phụ trợ như trang trí nội thất, xây dựng… chẳng làm đất nước giàu lên. Trong một vài trường hợp, cơn rồ đất đai và chi tiêu công vô độ, nạn tham nhũng sẽ dẫn đến suy thoái tất yếu cho toàn bộ nền kinh tế: Đại khủng hoảng 1929, suy thoái 2008 tại Mỹ và bong bóng nhà đất năm 2011-2012 tại Việt Nam…

– Do một người Mỹ viết nên đương nhiên câu chuyện kể về chính phủ Mỹ, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định bỏ bản vị vàng – Schiff cho rằng chính quyết định này đã dẫn đến việc lạm phát trong suốt 100 năm qua của đồng Đô-la. Chính phủ Mỹ có thể in tiền mà không cần quan tâm dự trữ tiết kiệm trong ngân sách là bao nhiêu. Để bù đắp cho khoản thâm hụt, họ sử dụng chính sách xuất khẩu lạm phát sang các nước, khu vực khác.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG I: MỘT Ý TƯỞNG RA ĐỜI

Ngày xửa ngày xưa, có ba người đàn ông sống trên một hòn đảo nhỏ. Tên họ lần lượt là Able, Baker và Charlie. Hòn đảo này chẳng thể coi là một thiên đường nhiệt đới như người ta thường nói, mà chỉ là một vùng đất khắc nghiệt, không hề có tiện nghi nào cả. Đặc biệt, thức ăn cực kỳ hạn chế: chỉ có một loại thức ăn duy nhất là cá mà thôi!

 

Thật may mắn là xung quanh đảo có rất nhiều cá, hơn nữa chúng chỉ thuộc một loài đồng nhất một cách lạ kỳ, con nào cũng như con nào. Mỗi con cá ở đây vừa đủ lớn để một người có thể dùng trong một ngày. Tuy nhiên, hòn đảo này là một nơi quá cách biệt, nơi đây không hề có bất kỳ kỹ thuật đánh bắt cá hiện đại nào của con người từng xuất hiện. Cách bắt cá duy nhất mà ba chàng trai của chúng ta có thể làm là nhảy ùm xuống biển và cố dùng tay chụp lấy những con cá trơn tuột này.

Với kỹ thuật thô sơ đó, mỗi người trong bọn họ chỉ bắt được một con cá trong một ngày, tức là vừa đủ để sống qua ngày kế tiếp. Hoạt động này chính là toàn bộ nền kinh tế của hòn đảo. Một ngày của cư dân trên đảo bao gồm việc thức dậy, bắt cá, ăn và… đi ngủ. Một cuộc sống chẳng có gì phong phú, nhưng dù sao có còn hơn không!

Và như thế, trong cái xã hội đảo quốc siêu đơn giản và hoàn toàn dựa trên món

Không có tiết kiệm!

Không có tín dụng!

Không có đầu tư!

Mọi thứ sản xuất ra đều được tiêu thụ trọn vẹn! Chẳng có khoản tiết kiệm hay dự phòng nào cho những lúc khó khăn, và cũng chẳng có khoản dư dả nào để cho vay.

Tuy các cư dân trên đảo sống trong một xã hội nguyên sơ như vậy, họ không hề ngu ngốc hay thiếu tham vọng. Như tất cả mọi người trên đời, ba chàng trai Able, Baker và Charlie cũng muốn nâng cao mức độ cuộc sống của mình. Nhưng để làm được điều này, họ phải có khả năng bắt được nhiều hơn một con cá hàng ngày – mức tối thiểu để họ tồn tại. Không may là do bị hạn chế chỉ với đôi tay không, mà lũ cá lại hết sức nhanh lẹ, ba người này chỉ có thể kiếm vừa đủ thức ăn để sống mà thôi.

Một đêm nọ, ngước lên bầu trời đầy sao, chàng Able bắt đầu trầm tư về ý nghĩa cuộc đời: “Không lẽ tất cả chỉ có thế thôi sao? Cuộc đời này phải có gì hơn thế chứ!”.

Able muốn làm một việc gì đó ngoài việc cả đời chỉ dùng tay bắt cá. Anh ta muốn có những bộ quần áo đẹp hơn, thời trang hơn bằng lá cọ để khoác lên người. Anh ta muốn có chỗ ở tốt hơn để tránh những cơn gió mùa, và cuối cùng anh ta còn mơ có ngày sẽ đạo diễn một bộ phim dài nữa kìa! Nhưng nếu cả ngày chỉ hì hục bắt cá kiếm ăn, làm sao những ước mơ đó có thể trở thành hiện thực?

Able bắt đầu suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ… Rồi bất chợt, một ý tưởng về một dụng cụ bắt cá lóe lên trong đầu anh ta. Đây sẽ là một dụng cụ nối dài cánh tay của con người, đồng thời hạn chế tối đa khả năng đào thoát của các chú cá một khi đã bị chụp trúng. Với dụng cụ tinh vi này, có thể bắt được nhiều cá hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Và với khoảng thời gian tiết kiệm được theo cách này, anh ta có thể bắt đầu may quần áo đẹp, làm nhà và hoàn tất kịch bản bộ phim mà mình mơ ước.

Khi hình dáng dụng cụ này bắt đầu hiện ra trong đầu, Able chợt thấy lòng rộn rã. Và anh ta bất chợt hình dung ra một tương lai vui vẻ, thoát khỏi công việc bắt cá bằng tay không vất vả hàng ngày…

Able quyết định gọi dụng cụ vừa phát minh ra là cây vợt bắt cá, và bắt đầu tìm vật liệu để chế tạo cây vợt này.

 

Ngày hôm sau, Baker và Charlie thấy Able không đi bắt cá như thường lệ. Thay vào đó, người bạn của họ đứng trên bờ cát và dùng vỏ cây cọ bện thành những sợi dây. Baker la lên “Ê bồ, làm gì đó? Bộ tính ăn chay hay sao mà không đi bắt cá? Cứ ngồi làm mấy cái đó là đói bụng đó nha”.

Able giải thích “Tôi muốn chế tạo một dụng cụ có thể mở ra vô vàn cơ hội cho khả năng bắt cá. Khi làm xong, tôi sẽ tốn ít thời gian để bắt cá hơn, và sẽ chẳng bao giờ lo đói nữa”.

Charlie trợn tròn mắt và tự hỏi liệu bạn mình có bị điên hay không “Điên khùng, tôi nói với anh đó, điên khùng rồi…Nếu cái dụng cụ của anh không bắt cá được, đừng có đến xin cá của tôi đó. Tôi không điên nên tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho tính dở hơi của anh đâu!”.

Không nản chí, Able tiếp tục đan vợt!

Đến cuối ngày hôm đó, Able đã hoàn thành dụng cụ bắt cá của mình. Nói theo ngôn ngữ kinh tế, anh ta đã tạo ra tư liệu sản xuất qua sự hy sinh (việc bắt cá trong ngày hôm đó – ND) của bản thân!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button