Kinh doanh - đầu tư

Có Một Nước Mỹ Khác

Co mot nuoc My khac - Michael E. Harrington1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Michael Harrington

Download sách Có Một Nước Mỹ Khác ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một trong những điển thú vị nhất trong cuốn sách “có một nước Mỹ khác” là sự nhấn mạnh của Mike rằng đói nghèo không chỉ là một trong những đặc trưng của xã hội mà nó là một trạng thái bao trùm!. Trải nghiệm qua bất cứ khoảng thời gian nào, đói nghèo đều khiến con người cảm thấy “vô vọng và thụ động, tuy nhiên dễ bùng nổ bạo lực: cái nghèo là đơn độc và cô lập. luôn cứng nhắc và không thân thiện. Trở thành nghèo không chỉ đơn giản là bị tước bỏ những thứ vật chất của thế giới này. Nó là việc tham gia vào một vũ trụ phù phiếm và tai hại, một nước Mĩ trong nước Mị với một kinh hồn bị bóp méo”.Ở một điểm khác trong cuốn sách của ông, Mike còn đưa ra một mô tả sinh động hơn về những trạng thái quá khích mà theo đó đói nghèo có thể điều khiển con người.

Nước Mĩ khác (kia) đang dần đông đúc thêm với những người không thuộc về bất cứ ai hay bất cứ thứ gì. Họ không còn là những người tham gia vào nền văn hoá dân tộc xưa kia nữa; họ ít mộ đạo hơn; họ không thuộc các hội hay hiệp đoàn. Họ không được thấu hiểu nên bởi vậy bản thân họ cũng không thể thông hiểu. Chân trời của họ trở nên ngày càng thu hẹp dần; họ gặp rất ít người và điều đó có nghĩa họ thấy rất ít lí do để hi vọng.

Khái niệm người nghèo đang dần thoát ra khỏi kinh nghiệm và hiểu biết thuần tuý của dân tộc. Nếu tầng lớp trung lưu không bao giờ tỏ ra xấu xa và bần cùng thì đó ít nhất là một loại hiểu biết về chúng!. “Bên kia những lối mòn” không phải là con đường quá dài để đi… Ngày nay, thành thị Mĩ đã biến đổi. Người nghèo tuy vẫn sống ở khu vực trung tâm, trong các ngôi nhà tồi tàn, nhưng họ dần bị cô lập trong quan hệ với những người khác.

Ngày 29.8.2005, bão Katrina với sức gió 280km/h và áp suất khí quyển 902mbar  đã đổ bộ vào New Orleans, miền Đông Nam nước Mĩ. Cơn bão gây tai hoạ làm hơn 1.300 người thiệt mạng, hơn một triệu người mất nhà cửa và thiệt hại vật chất ước tính hơn 70 tỉ USD. Trong lịch sử nước Mĩ, đây là một trong những trận thiên tai có mức độ tàn phá ghê gớm nhất. Kể từ sau trận động đất tại San Francisco năm 1906 đến nay, nước Mĩ chưa gặp thiên tai nào khủng khiếp đến thế .

Nhưng đối với người Mĩ và cộng đồng thế giới, bản thân cơn bão chưa phải là điều tệ nhất. Điều tồi tệ hơn lại nằm ở các vấn đề xã hội khó chấp nhận bộc lộ qua cơn bão. Sự ứng phó của Chính phủ chậm chạp và kém hiệu quả. Hệ thống hạ tầng đảm bảo an sinh xã hội yếu kém. Bộ máy quan chức, hệ thống dịch vụ công quan liêu và không chú ý thoả đáng đến đời sống dân chúng. Dân chúng vùng New Orleans hoá ra nghèo đói, chịu nạn phân biệt đối xử, không được bảo vệ trước rủi ro và chịu nhiều vấn nạn xã hội hơn rất nhiều so với những gì mà giới quan chức vẫn nói về nước Mĩ.

Cơn bão đã làm cho bản thân người Mĩ và dân chúng tất cả các nước khác nhìn nước Mĩ rõ hơn. Nếu như gần đây nói đến nước Mĩ, người ta thường hình dung và tin rằng chỉ có một nước Mĩ – nước Mĩ giàu về kinh tế, năng động về xã hội, tiên tiến về khoa học – công nghệ, độc đoán về chính trị, mạnh về quân sự, về đại thể là một nước Mĩ bá quyền toàn cầu, thì nay, người ta khó mà có thể phủ nhận được có hai nước Mĩ, một nước Mĩ giàu và một nước Mĩ nghèo, thậm chí rất nghèo; nói chính xác hơn, một nước Mĩ của người giàu và một nước Mĩ của người nghèo.

Điều thú vị là sự cảm nhận về hai nước Mĩ không phải là chuyện gì mới lạ, mà ngay từ nửa thế kỉ trước, đã có một người đề cập đến sự nhức nhối của vấn đề một cách bài bản và có lí lẽ. Nhưng sau đó, vì những mục đích vụ lợi, bộ máy tuyên truyền của nước Mĩ với sự thổi phồng những thành tựu có thật đã làm cho hình ảnh nước Mĩ trở nên phiến diện trong con mắt của không ít người.

Đó là vào năm 1962, Nhà xuất bản Baltimore-Maryland cho ra mắt cuốn sách Có một nước Mĩ khác (The Other America). Cuốn sách có phụ đề Sự nghèo khó ở Hoa Kì (Poverty in the United State) và ghi rõ tôn chỉ của mình ở trang bìa “Cuốn sách này phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó”. Tác giả cuốn sách này là Michael Harrington. Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách đã gây tiếng vang trong các chính giới ở Mĩ và nhiều nước khác. Từ đó đến nay, cuốn sách được tái bản nhiều lần và vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến các nhà hoạt động xã hội.

Nửa thế kỉ đã trôi qua kể từ khi cuốn sách của Harrington xuất bản lần đầu, xã hội loài người đã có nhiều biến đổi, nền kinh tế thế giới đã tăng sản lượng tuyệt đối lên gấp nhiều lần, nhưng người nghèo vẫn chìm trong văn hoá của người nghèo – tình trạng nghèo khó vẫn không khác trước bao nhiêu, trong khi thế giới người nghèo ngày càng đông đảo hơn, xa cách hơn với thế giới của người giàu và mức độ nghèo khổ tương đối ngày càng trở nên quẫn bách.

Cơn bão Katrina 2005 một lần nữa đánh thức tính nghiêm túc của điều cảnh báo đặt ra trong cuốn sách: nếu có tiến bộ công nghệ mà không có tiến bộ xã hội, thì hầu như tự khắc sự cùng quẫn của con người sẽ tăng lên, sự bần cùng hóa cũng tăng lên (Michael Harrington, phần Phụ lục cuốn sách).

ĐỌC THỬ

Mảnh đất vô hình

Có một nước Mĩ quen thuộc. Nó được ca tụng trong những bài phát biểu và được quảng cáo trên truyền hình và trên các tạp chí. Nó có mức sống chung cao nhất mà thế giới từng biết đến.

Trong những năm 1950, nước Mĩ này đã lo lắng về chính mình, tuy những lo lắng đó cũng chỉ là về sự dư thừa sản phẩm. Tên của một cuốn sách hay đã bị nhiều người hiểu sai và nước Mĩ quen thuộc bắt đầu gọi mình là “xã hội giàu có”. Đã có sự khám xét ở đại lộ Madison; có những sự theo dõi bám sát, nhưng cũng có những tranh luận về nỗi khổ về sự cô độc và thiếu thốn tình cảm diễn ra ở khu vực ngoại ô. Trong tất cả câu chuyện này, có một giả định ngấm ngầm cho rằng những vấn đề cơ bản của tình hình kinh tế gay go ở Mĩ đã được giải quyết. Theo quan điểm này, những vấn đề của quốc gia không còn là những nhu cầu cơ bản của con người về lương thực, nhà ở và quần áo nữa. Ngày nay, người ta chú ý đến chất lượng của chúng, đến việc học cách sống thích hợp trong xa hoa.

Khi điều này được đưa ra tranh luận, vẫn còn tồn tại một nước Mĩ khác . Nó nằm ở đâu đó với khoảng 40 triệu đến 50 triệu công dân của đất nước này. Họ đã nghèo và hiện họ vẫn đang nghèo .

Chắc chắn, nước Mĩ khác kia không bị bần cùng hóa như những nước nghèo với hàng triệu người chịu nhận lấy cái đói như một cách chống lại sự chết đói. Nước này đã thoát khỏi tình trạng cùng cực đó. Điều đó không thay đổi được sự thực rằng tại thời điểm này, hàng chục triệu người Mĩ đang đau đớn về tinh thần và thể xác, tồn tại dưới mức những nhu cầu hợp lí của con người. Nếu những người này không chết đói thì họ đang bị đói, và đôi khi béo lên vì đói bởi chính những đồ ăn rẻ tiền khiến họ như vậy. Họ không có nhà ở và không được học hành cũng như chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

Chính phủ đã có tài liệu chứng minh điều này có ý nghĩa gì đối với sự nghèo khó và các số liệu cũng sẽ được trích dẫn trong cuốn sách này. Nhưng dù tình trạng nghèo khó  này thấp hơn, nó cũng làm thay đổi và bóp méo tinh thần. Người Mĩ nghèo thường bi quan và không hi vọng, họ là nạn nhân của những đau đớn tâm thần đến một mức không hề được biết đến trong cuộc sống vùng ngoại ô. Cuốn sách này miêu tả về thế giới mà những người này sống; nó viết về nước Mĩ khác. Ở đó có những người công nhân không có trình độ, những người lao động di cư trong các trang trại, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số và tất cả những ai đang sống trong cái thế giới kinh tế hạ cấp  của xã hội Mĩ. Trong đó có các số liệu thống kê về tất cả những điều này, và đó là dịp để phát sinh những bất đồng giữa những người trung thực và chân thành. Tôi mong độc giả có phản ứng phê phán đối với mọi nhận định, nhưng không cho phép ngụy chứng về số liệu thống kê nhằm che đậy sự thực to lớn và không thể chấp nhận được về tình trạng nghèo khó ở nước Mĩ. Bởi khi tất cả đã được nói hết, sự thực đó là điều hiển nhiên, dù cho tính chính xác của nó như thế nào và phản ứng thực sự của con người chỉ có thể là cảm giác bất bình. Như W. H. Auden  đã viết:

Đói khát chẳng từ một ai

Dân thường hay cảnh sát

Hãy thương yêu nhau hoặc chúng ta sẽ chết.

Hàng triệu người nghèo ở Mĩ có xu hướng ngày càng trở nên vô hình. Số lượng người này rất đông, nhưng cần phải nỗ lực về trí tuệ và quyết tâm để phát hiện ra họ.

Tôi tự phát hiện ra điều này một cách rất kì lạ. Sau khi tôi viết bài báo đầu tiên về sự nghèo khó ở nước Mĩ, tôi đã có tất cả những con số thống kê đăng trên báo. Trước đây, tôi đã hài lòng khi chứng minh rằng có khoảng 50 triệu người nghèo ở nước này. Tuy nhiên, tôi nhận thấy tôi không tin vào những số liệu của mình. Sự nghèo khó tồn tại trong các báo cáo của Chính phủ; họ là những phần trăm và những con số trong những dãy cột dài và dày đặc, nhưng họ không có trong trải nghiệm của tôi. Tôi có thể chứng minh rằng vẫn tồn tại một nước Mĩ khác, nhưng tôi chưa từng đến đó bao giờ.

Phản ứng của tôi không phải là tình cờ. Nó thực sự là những điều đang xảy ra đối với toàn thể xã hội và nó phản ánh những thay đổi sâu sắc về mặt xã hội ở quốc gia này. Nước Mĩ khác, nước Mĩ của sự nghèo khó, hiện đang bị che giấu theo kiểu trước đây chưa bao giờ có. Hàng triệu người nghèo của nước này về mặt xã hội đều vô hình đối với tất cả chúng ta. Không có gì đáng ngạc nhiên là có nhiều người như vậy đã hiểu sai nhan đề của Galbraith  và cho rằng “xã hội giàu có” nghĩa là mọi người đều có một mức sống đầy đủ. Việc hiểu sai đó là có thật đối với những gì liên quan đến cuộc sống thực hằng ngày của 2/3 dân số đất nước này. Vì vậy, ta cần phải bắt tay vào mô tả một nước Mĩ khác bằng cách tìm hiểu tại sao chúng ta lại không nhận ra nó. Luôn có những lí do thường trực khiến nước Mĩ khác trở thành một vùng đất vô hình.

Sự nghèo khó thường tồn tại cách biệt và không dễ nhận thấy. Lúc nào sự nghèo đói cũng như vậy. Những người du khách bình thường chẳng bao giờ rời bỏ con đường cao tốc  và ngày nay họ vẫn chỉ chạy trên những con đường cao tốc xuyên các bang. Anh ta không đi vào những vùng thung lũng Pennsylvania, nơi các thị trấn trông giống như những cảnh phim về xứ Wales những năm 1930. Anh ta không nhìn thấy những tòa nhà chung cư nối thành dãy, những con đường đầy vết lún (người nghèo luôn phải chịu những con đường xấu bất kể họ sống ở thành phố, thị trấn hay các nông trại), mọi thứ đều đen đúa và bẩn thỉu. Thậm chí nếu có tình cờ đi ngang qua một nơi như vậy, khách du lịch cũng sẽ không gặp những người đàn ông thất nghiệp trong quán bar hay những người phụ nữ đang trở về từ những xí nghiệp bóc lột sức lao động tàn tệ.

Sau đó, vẻ đẹp và những câu chuyện hoang đường cũng luôn là những chiếc mặt nạ của sự nghèo khó. Người khách du lịch đến vùng Appalachia  vào mùa đẹp sẽ nhìn thấy các triền đồi, những dòng suối, những tán lá chứ không phải là người nghèo. Hoặc có lẽ anh ta nhìn ngắm một ngôi nhà bên sườn núi và nhớ đến Rousseau  hơn là nhìn thấy bằng chính mắt mình, khẳng định rằng “những con người đó” thật là may mắn khi sống theo cách họ đang sống và không phải chịu những căng thẳng và bức bối của tầng lớp trung lưu. Vấn đề duy nhất chỉ là “những con người đó”, những người dân kì lạ của những ngọn đồi đó, đều kém giáo dục, ít có đặc quyền, thiếu sự chăm sóc sức khỏe và đang bị buộc phải từ bỏ đất đai bước vào cuộc sống ở thành phố, nơi họ không thích hợp.

Đây là những nguyên nhân thông thường và rõ ràng tạo nên sự vô hình của người nghèo. Chúng diễn ra cách đây một thế hệ; do vậy chúng cũng sẽ thực hiện chức năng của một thế hệ. Điều quan trọng hơn là phải hiểu rằng chính sự phát triển của xã hội Mĩ đang tạo ra một kiểu đui mù mới về tình trạng nghèo khó. Người nghèo ngày càng trượt ra khỏi thực tế và ý thức của đất nước.

Nếu tầng lớp trung lưu không hề ưa thích gì sự xấu xa và nghèo khó thì ít nhất họ đã ý thức được điều đó. “Ngang qua những con hẻm” không phải là đoạn đường quá xa. Đã xảy ra các vụ thâm nhập khu nhà ổ chuột vào thời điểm lễ Giáng sinh; đã có những tổ chức từ thiện đến tiếp xúc với người nghèo. Nhưng hầu hết mọi người chỉ hãn hữu lắm mới đi qua những khu nhà ổ chuột da đen hoặc những khu nhà lều bạt cho thuê khi cần thiết.

Ngày nay thành phố của Mĩ đã thay đổi. Người nghèo vẫn sống ở những khu nhà tồi tàn ở khu vực trung tâm, nhưng họ ngày càng bị cô lập không tiếp xúc, hay không được ai để ý. Những người phụ nữ trung lưu ở ngoại ô ít khi vào trung tâm có thể thoáng nhìn thấy hình ảnh nước Mĩ khác vào một buổi tối trên đường đến rạp hát, nhưng con cái họ thì bị cách li trong các trường học ở ngoại ô. Các doanh nhân hay chuyên gia có thể đi dọc bên ngoài những ngôi nhà ổ chuột trên một chiếc xe hơi hay một chiếc xe bus, nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng đối với anh ta. Những người thất bại, người không có trình độ, người tàn tật, người già và người thiểu số sống ở đó, giữa những con hẻm, và họ vẫn mãi sống ở đó. Ở đó chỉ có họ chứ chẳng ai khác.

Tóm lại, chính sự phát triển đô thị ở Mĩ đã xóa bỏ tình trạng nghèo khó ra khỏi thực tế đời sống và tình cảm của hàng triệu người Mĩ thuộc tầng lớp trung lưu. Thực ra, khi sống ngoài vùng ngoại ô, chúng ta rất dễ cho rằng xã hội của chúng ta là một xã hội giàu có.

Sự tách biệt mới này của tình trạng nghèo khó càng tồi tệ hơn bởi sự bỏ mặc có chủ đích. Nhiều người Mĩ quan tâm và đồng cảm ý thức được là có nhiều tranh luận về việc đổi mới khu vực đô thị. Bỗng nhiên, khi lái xe ngang qua thành phố, họ nhận thấy một khu nhà ổ chuột quen thuộc bị dỡ bỏ và những tòa nhà cao tầng hiện đại thế chỗ những khu nhà chung cư và những dãy nhà ở tồi tàn. Một cảm giác thỏa mãn và tự hào về những gì đang diễn ra: rõ ràng là người nghèo đang được quan tâm.

Thật mỉa mai (như chương viết về nhà ở sẽ chứng minh) là sự thực lại gần như đối lập hoàn toàn với cảm giác. Toàn bộ tác động của rất nhiều chương trình nhà ở ở Mĩ sau chiến tranh đã buộc ngày càng nhiều người vào ở trong những ngôi nhà ổ chuột hiện nay. Những căn hộ hiện đại ở một tòa nhà cao tầng thường cho thuê ở mức 40 đô la một phòng hoặc cao hơn. Trong suốt 15 năm qua, có thêm nhiều trợ cấp về nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thu nhập cao hơn là trợ cấp nhà ở cho người nghèo.

Quần áo cũng khiến những người nghèo trở nên vô hình: nước Mĩ có người nghèo ăn mặc lịch sự nhất thế giới. Vì rất nhiều lí do, lợi nhuận từ sản xuất hàng loạt trong lĩnh vực này phân bố công bằng hơn rất nhiều trong những lĩnh vực khác. Ở Mĩ, để được mặc đẹp dễ hơn nhiều so với được ăn, ở hay được chăm sóc sức khỏe. Ngay cả những người có thu nhập cực thấp trông cũng rất khá giả.

Đây là yếu tố cực kì quan trọng để chúng ta không biết và không thông cảm với tình cảnh nghèo khó. Ở Detroit, sự tồn tại của các giai cấp xã hội trở nên khó nhận thấy hơn nhiều kể từ khi các công ti đặt các tủ quần áo ở các nhà máy. Từ giây phút đó, người ta không còn nhìn thấy những người mặc quần áo lao động trên đường đến nhà máy nữa, mà là những công dân mặc quần Âu và áo sơ mi trắng. Quá trình này đã được mở rộng với người nghèo trên khắp đất nước. Ở các thành phố lớn có hàng chục ngàn người Mĩ đi giày, có lẽ mặc cả complê hoặc chiếc váy kiểu cách, nhưng họ vẫn đói. Mặc dù đó không phải là nằm trong ý đồ, nhưng dường như xã hội giàu có đó đã phân phát quần áo cho người nghèo cốt để họ không làm cho phần còn lại của xã hội khó chịu khi nhìn thấy người ăn mặc rách rưới.

Tiếp đến, khó có thể đoán chính xác tuổi của đa số người nghèo. Một số khá đông trong đó (trên 8 triệu người) là ở độ tuổi 65 hoặc hơn; thậm chí số người dưới 18 tuổi còn nhiều hơn. Những người cao tuổi của nước Mĩ khác thường đau ốm và không thể đi lại được. Một số khác sống trong cô đơn và tâm trạng thất vọng: họ chôn chân trong những phòng trọ, hay ẩn dật trong ngôi nhà tại khu vực lân cận, nơi đã hoàn toàn thay đổi so với trước đây. Quả thực, một trong những vấn đề tồi tệ nhất của nghèo khó đối với người già chính là họ không được quan tâm, bị lãng quên và cô đơn.

Thanh niên có phần dễ nhận thấy hơn, tuy họ cũng chỉ sống gần những khu vực của họ. Thỉnh thoảng họ làm mọi người biết đến sự nghèo khó của họ qua câu chuyện khủng khiếp được đưa tin trên báo về một vụ thanh toán lẫn nhau giữa các băng nhóm. Nhưng nhìn chung, họ không quấy rối những con phố yên tĩnh của tầng lớp trung lưu.

Cuối cùng, người nghèo cũng vô hình về chính trị. Một trong những điều trớ trêu gây đau đớn nhất của đời sống xã hội ở những nước tiến bộ là những người bị tước đoạt ở dưới đáy xã hội không thể lên tiếng bảo vệ cho chính bản thân họ. Người nghèo của một nước Mĩ khác nhìn chung không thuộc về các hiệp hội, các tổ chức ái hữu hay các đảng phái chính trị. Họ không có những nhóm vận động riêng cho mình; họ không đề xuất một chương trình lập pháp nào. Với tư cách là một nhóm, họ bị chia nhỏ ra. Họ không có diện mạo, không có tiếng nói.

Vì vậy, hiện nay, thậm chí không có một động cơ chính trị nào chỉ vì lợi ích của người nghèo giống như trước đây. Bởi những ngôi nhà ổ chuột không còn là trung tâm của các tổ chức chính trị quyền lực nữa, nên các chính trị gia không cần phải thực sự quan tâm đến những cư dân ở đó nữa. Tầng lớp trung lưu không còn thấy những ngôi nhà ổ chuột nữa, nên nhiều chủ trương lí tưởng nhằm đấu tranh cho những người cần giúp đỡ đã chấm dứt. Chỉ có các tổ chức xã hội mới thực sự quan tâm đến một nước Mĩ khác và họ lại là những tổ chức không có quyền lực chính trị lớn.

Trong phạm vi mà người nghèo có được người phát ngôn của mình trong đời sống nước Mĩ thì vai trò đó được thực hiện bởi phong trào lao động. Các hiệp hội có lí tưởng cụ thể riêng, một hệ tư tưởng riêng về vấn đề họ quan tâm. Hơn thế, họ nhận thấy sự tồn tại của nguồn lao động rẻ mạt, không có tổ chức là mối đe dọa cho tiền lương và các điều kiện làm việc trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó, nhiều đề xuất lập pháp của các tổ chức – tăng mức lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội, tổ chức những người lao động di cư ở nông trang – đã nêu rõ những nhu cầu của người nghèo.

Việc người nghèo trở nên vô hình là một trong những vấn đề quan trọng nhất về họ. Họ không chỉ đơn giản là bị bỏ mặc, bị lãng quên như trong lời khoa trương lão luyện về cải cách; tồi tệ hơn nhiều là người ta không nhìn thấy họ.

Người ta có thể nhận thấy vấn đề cơ bản mà cuốn sách này đề cập đến trong cuốn Felix Holt của George Eliot :

“… Không có cuộc sống riêng tư nào không bị định đoạt bởi đời sống chung của xã hội, từ thời kì cô gái vắt sữa nguyên thủy phải lang thang với những chuyến đi lang thang của thị tộc mình, vì con bò mà cô vắt sữa là một con trong đàn bò đã ăn sạch bãi cỏ. Ngay cả trong nhà kính, nơi những chàng Dứa quý phái luyến tiếc những nàng Trà nữ xinh đẹp, cả hai đều không phải lo sợ về những đợt sương mù hay những cơn mưa bên ngoài, vẫn có một hệ thống ống nước nóng phía dưới có nhiệm vụ làm ấm khi những người làm vườn đình công hoặc khi thiếu than.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button