Kinh doanh - đầu tư

23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản

23 van de ho khong noi ve chu nghia tu ban sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ha Joon Chang

Download sách 23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khi Liên Xô tan rã và khối Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhiều nhà chính trị kinh tế học của Chủ nghĩa Tư bản reo lên vui mừng, sáng tác ra rất nhiều tác phẩm nhằm ca ngợi chiến thắng của Chủ nghĩa Tư bản và kết luận rằng Chủ nghĩa Tư bản là con đường phát triển duy nhất đúng đắn của nhân loại. Nhưng niềm vui “phút chẳng tày gang”, hệ thống kinh tế tư bản toàn cầu rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng đến nỗi các nhà kinh tế chính trị Tư bản chưa hết cơn vui mừng đã buông tiếng thở dài, hy vọng sang năm 2012 nền kinh tế Tư bản thế giới mới le lói tìm thấy đường ra.

“23 Vấn đề họ không nói với bạn về Chủ nghĩa Tư bản” của nhà kinh tế học Hàn Quốc Ha-Joon Chang vừa là một phản đề vừa là một biện minh cho nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa.

Phản đề, bởi vì tác giả vạch trần sự giả dối trong luận điệu tuyên truyền, sự hoạch định chính sách, sự ca ngợi thị trường tự do… v.v… Ví dụ như khi các nước Tư bản phê phán nền kinh tế có kế hoạch thì chính họ lại gây dựng từ sự kế hoạch hóa chặt chẽ. Khi các nước Tư bản yêu cầu một thị trường tự do toàn cầu thì chính họ lại thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch một cách tinh vi để bảo vệ sản xuất và xuất khẩu của nước mình. Khi kinh tế phát triển, các nhà hoạch định thu nhập cao đã đành, nhưng khi kinh tế suy thoái thì họ kiếm lại lời nhiều hơn…

Biện minh, bởi vì tác giả cũng là nhà kinh tế Chính trị học Tư bản Chủ nghĩa nên tuy phê phán nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa hiện nay thì lại lựa chọn một nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa kiểu khác, mang màu sắc khác theo tư duy của mình.

Đó không là lựa chọn của chúng ta. Khi xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là bất khả kháng, chúng ta chấp nhận bước vào nền kinh tế thị trường. Nhưng nền kinh tế thị trường của chúng ta là nền kinh tế thị trường có điều tiết vì mục đích dân giầu nước mạnh, xã hội phồn vinh nhằm đảm bảo an ninh chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập tự do. Đó là nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Nền kinh tế của chúng ta tuy còn nhiều trở ngại nhưng thực tế chứng minh rằng đã và đang thành công.

Tuy nhiên đây vẫn là một cuốn sách cần đọc để hiểu rõ hơn nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa trong cơn khủng hoảng hiện nay, đồng thời để kiên định đi theo con đường chúng ta lựa chọn.

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Lời cảm ơn

Tôi nhận được sự trợ giúp từ rất nhiều người khi viết cuốn sách này. Người từng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xuất bản cuốn sách trước đây của tôi, Bad Samaritans, cuốn sách tập trung về các nước đang phát triển, Ivan Mulcahy, đại diện văn học của tôi, đã liên tục khuyến khích tôi viết một cuốn sách khác với một phạm vi rộng hơn. Peter Ginna, biên tập viên của tôi tại Bloomsbury Mỹ, không chỉ cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị về mặt biên tập mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên phong cách của cuốn sách, với gợi ý tiêu đề cuốn sách là “23 Things They Don’t Tell You about Capitalismn”, trong khi tôi vẫn đang hình thành ý tưởng cho cuốn sách. William Goodlad, biên tập viên của tôi tại Allen Lane, đã chỉ đạo việc biên tập cuốn sách và đã rất khéo léo khi làm cho tất cả mọi thứ rất hoàn hảo.

Nhiều người đã đọc các chương của cuốn sách và đóng góp những ý kiến hữu ích. Duncan Green đã đọc tất cả các chương sách và cho tôi lời khuyên rất hữu ích, cả về nội dung và hình thức. Geoff Harcourt và Deepak Nayyar đã đọc nhiều chương và cho tôi những lời khuyên sắc sảo. Dirk Bezemer, Chris Cramer, Shailaja Fennell, Patrick Imam, Deborah Johnston, Amy Klatzkin, Barry Lynn, Kenia Parsons, và Bob Rowthorn cũng đọc các chương khác nhau và đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu.

Nếu không có sự giúp đỡ của các trợ lý nghiên cứu có năng lực, tôi không thể có được tất cả các thông tin chi tiết cho cuốn sách này. Tôi xin cám ơn, theo thứ tự bảng chữ cái, Bhargav Adhvaryu, Hassan Akram, Antonio Andreoni, Yurendra Basnett, Muhammad Irfan, Veerayooth Kanchoochat, và Francesca Reinhardt vì những trợ giúp của họ.

Tôi cũng xin cảm ơn Jeong Seung-il và Buhm Lee vì đã cung cấp cho tôi những dữ liệu mà không dễ gì có thể có được.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình tôi. Nếu không có sự ủng hộ và tình yêu của họ, tôi không thể hoàn thành được cuốn sách này. Hee-Jeong, vợ tôi, không chỉ tiếp cho tôi sức mạnh tinh thần mạnh mẽ trong khi tôi viết cuốn sách này mà còn đọc tất cả các chương và giúp tôi xây dựng những lập luận chặt chẽ hơn và dễ hiểu hơn. Tôi đã vô cùng vui mừng nhận thấy rằng khi tôi nêu một số ý tưởng của mình với Yuna, con gái tôi, cô bé đã trả lời bằng một sự trưởng thành về trí tuệ đáng ngạc nhiên của một cô bé 14 tuổi. Jin-Gyu, con trai tôi, đã cho tôi một số ý tưởng rất thú vị cũng như ủng hộ rất nhiều về mặt tinh thần cho cuốn sách. Tôi dành tặng cuốn sách này cho ba người thương yêu đó.

ĐỌC THỬ

Không có cái gọi là thị trường tự do

Những điều họ nói với bạn

Thị trường cần phải được tự do. Một khi chính phủ can thiệp vào và áp đặt những hoạt động mà các đối tượng tham gia thị trường được phép làm và không được phép làm thì các nguồn lực sẽ không thể phát huy tác dụng một cách hữu hiệu nhất. Nếu mọi người không được làm những điều mà họ thấy rằng sẽ đem lại lợi ích cao nhất, họ sẽ mất hết động lực để đầu tư và đổi mới. Do đó, nếu chính phủ áp đặt mức giá trần đối với tiền thuê nhà thì những người chủ nhà sẽ không còn động lực để bảo trì tài sản hoặc xây dựng mới nữa. Hay nếu chính phủ hạn chế các loại hình sản phẩm tài chính được bán ra thì hai bên ký hợp đồng sẽ không thể đạt được những lợi ích tiềm năng của một hợp đồng tự do trong khi lẽ ra cả hai có thể được hưởng lợi từ các giao dịch có tính cách tân, đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Mọi người phải được “tự do lựa chọn”, giống như tiêu đề một cuốn sách nổi tiếng có tầm nhìn xa về thị trường tự do của Milton Friedman.

Những điều họ không nói với bạn

Thị trường tự do không tồn tại. Mọi thị trường đều có một số quy định và giới hạn hạn chế quyền tự do lựa chọn. Thị trường trông có vẻ tự do chỉ bởi vì chúng ta chịu chấp nhận vô điều kiện những hạn định ngầm đến nỗi chúng ta không còn nhận thấy chúng nữa. Thế nào là một thị trường tự do là điều không thể định nghĩa được một cách khách quan. Nó là một định nghĩa mang tính chất chính trị. Lời khẳng định thường nhật của các nhà kinh tế học về thị trường tự do rằng họ đang cố gắng bảo vệ thị trường khỏi sự can thiệp có động cơ chính trị là dối trá. Chính phủ luôn tham gia vào thị trường và những người tham gia vào thị trường tự do kia cũng có động cơ chính trị như bất cứ ai. Chiến thắng được ảo tưởng rằng có cái gọi là “thị trường tự do” theo định nghĩa khách quan là bước đầu tiên để hiểu được chủ nghĩa tư bản.

Lao động phải được tự do

Năm 1819, pháp chế quy định về lao động trẻ em thuộc Đạo luật đối với các Nhà máy Bông đã được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Anh. Quy định được đề xuất là “cú chạm nhẹ” của những chuẩn mực hiện đại. Quy định này cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 9 tuổi. Trẻ em lớn hơn (từ 10 đến 16 tuổi) vẫn được phép làm việc nhưng thời gian làm việc tối đa là 12 tiếng một ngày (vâng, họ đã thực sự đối xử tốt hơn đối với những đứa trẻ này). Những quy định mới chỉ áp dụng cho các nhà máy bông, nơi bị phát hiện là làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động.

Đề xuất này đã gây ra tranh cãi lớn. Những người phản đối cho rằng quy định này sẽ ngầm phá hoại tính thiêng liêng của quyền tự do ký kết hợp đồng và như vậy là phá hoại nền tảng của thị trường tự do. Trong quá trình tranh luận về pháp chế này, một vài Thượng nghị sỹ đã phản đối pháp chế này với lý do rằng “lao động phải được tự do”. Lý lẽ mà họ đưa ra là: trẻ em muốn (và cần) làm việc, và các chủ nhà máy muốn thuê họ; vậy vấn đề là gì?

Ngày nay, ngay cả những người đề xướng nhiệt huyết nhất của thị trường tự do ở Anh hoặc các nước giàu có khác cũng không nghĩ đến việc đưa lao động trẻ em trở lại với tư cách là một phần trong quá trình tự do hóa thị trường dù họ rất muốn. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi những quy định nghiêm túc đầu tiên về lao động trẻ em được áp dụng tại Châu Âu và Bắc Mỹ, rất nhiều người có địa vị xã hội quan trọng đã đánh giá rằng quy định về lao động trẻ em là đi ngược lại các nguyên lý của thị trường tự do.

Chính vì vậy, “tính tự do” của thị trường nên được nhìn nhận theo quan điểm riêng của từng người. Nếu bạn tin rằng quyền không phải làm việc của trẻ em quan trọng hơn quyền của các chủ nhà máy được thuê bất cứ ai mà họ thấy có lợi nhất thì bạn sẽ không thấy việc cấm lao động trẻ em là xâm phạm tính tự do của thị trường lao động. Nếu bạn quạn niệm ngược lại thì bạn sẽ nhìn thấy một thị trường ‘không tự do’, bị trói buộc bởi quy định sai lầm của chính phủ.

Chúng ta không cần phải ngược dòng thời gian hai thế kỷ để xem xét những quy định mà chúng ta cho là hiển nhiên (và chấp nhận nó như là “tạp âm” trong thị trường tự do). Nhưng khi mới được áp dụng, những quy định này đã bị phản đối kịch liệt như là một tác nhân hủy hoại thị trường tự do. Khi các quy định về môi trường (các quy định về khí thải ô tô và khí thải nhà máy) xuất hiện vài thập kỷ trước, chúng đã bị rất nhiều người phản đối vì xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do lựa chọn. Những người phản đối quy định này đã đặt ra câu hỏi: nếu mọi người muốn lái những chiếc ô tô gây ô nhiễm môi trường hơn hoặc các nhà máy thấy các phương pháp sản xuất gây ô nhiễm môi trường hơn mang lại lợi nhuận cao hơn thì tại sao chính phủ lại ngăn cấm họ đưa ra những lựa chọn như vậy? Ngày nay, hầu hết mọi người chấp nhận những quy định này như “một lẽ tự nhiên”. Họ tin rằng những hành động gây hại cho người khác dù không cố ý (như ô nhiễm môi trường) cần phải bị hạn chế. Họ cũng hiểu rằng việc sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái sinh là việc làm rất sáng suốt. Họ có thể tin rằng việc giảm tác động của con người đối với những biến đổi khí hậu là điều vô cùng ý nghĩa.

Nếu những người khác nhau có nhận thức khác nhau về mức độ tự do của cùng một thị trường thì sẽ không có định nghĩa nào thực sự khách quan về mức độ tự do của thị trường. Nói cách khác, thị trường tự do chỉ là ảo tưởng. Một số thị trường có vẻ tự do chỉ bởi vì chúng ta đã hoàn toàn chấp nhận những quy định đang ngày càng khó nhận ra mà các thị trường đó đang dựa vào.

Dây piano và võ sư kungfu

Giống như tất cả mọi người, khi còn bé tôi đã bị cuốn hút bởi những võ sư kungfu bay giữa không trung trong các bộ phim Hồng Kông. Giống như nhiều đứa trẻ khác, tôi nghi ngờ và tôi đã thất vọng khi phát hiện ra sự thật là các võ sư đó đã treo mình trên những chiếc dây đàn piano.

Thị trường tự do cũng gần tương tự như vậy. Chúng ta hoàn toàn chấp nhận tính hợp pháp của các quy định đến mức chúng ta không nhận ra chúng nữa. Xem xét kỹ hơn, ta thấy các thị trường đang dựa vào rất nhiều quy tắc.

Hiện có một loạt các hạn định đối với những thứ được phép buôn bán; và không chỉ cấm những thứ “hiển nhiên phải cấm” như ma túy hay các bộ phận cơ thể người. Trong các nền kinh tế hiện đại, phiếu bầu cử, công việc trong chính phủ và quyết định pháp lý không phải là những thứ có thể mua bán, ít nhất là mua bán công khai, cho dù trong quá khứ điều này đã xảy ra ở hầu hết các nước. Những vị trí trong trường đại học có thể không được mua bán mặc dù ở một vài quốc gia tiền vẫn có thể mua được những vị trí này – hoặc là bằng cách trả tiền (bất hợp pháp) cho những người tuyển chọn hoặc đầu tư tiền (hợp pháp) cho các trường đại học. Nhiều nước cấm buôn bán súng và rượu. Thường thì các loại thuốc phải được cấp phép của chính phủ dựa vào các tiêu chuẩn về độ an toàn trước khi được bán ra thị trường. Tất cả các quy định này đều tiềm ẩm những tranh cãi – giống như lệnh cấm buôn bán người (buôn bán nô lệ) cách đây một thế kỷ rưỡi.

Cũng có những hạn định về đối tượng tham gia thị trường. Quy định về lao động trẻ em hiện nay cấm đưa trẻ em vào thị trường lao động. Các ngành nghề có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người như bác sỹ hay luật sư phải có giấy phép hành nghề (đôi khi giấy phép này do các hiệp hội ngành nghề chứ không phải chính phủ cấp). Nhiều nước chỉ cho phép các công ty với số vốn cao hơn một mức nhất định nào đó mới được thành lập ngân hàng. Ngay cả thị trường chứng khoán mà những quy định lỏng lẻo (underregulations) của nó là một nguyên nhân gây ra cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 cũng có những quy định về đối tượng tham gia. Không phải là bạn cứ có cổ phiếu là có thể đến Sở Giao dịch Chứng khoán New York và bán chúng. Các công ty phải đáp ứng các yêu cầu về niêm yết cổ phiếu, các tiêu chuẩn kiểm toán nghiêm ngặt trong một vài năm trước khi được đem cổ phiếu ra bán. Chỉ những môi giới hoặc những người kinh doanh có giấy phép mới được phép buôn bán cổ phiếu.

Các điều kiện thương mại cũng được quy định cụ thể. Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên khi tôi mới chuyển tới Anh vào giữa thập niên 1980 là người ta có thể yêu cầu hoàn lại toàn bộ số tiền cho một sản phẩm mà họ không thích cho dù sản phẩm đó không bị lỗi. Vào thời điểm đó, điều này là không tưởng ở Hàn Quốc, ngoại trừ ở những cửa hàng sang trọng nhất. Tại Anh, người ta coi quyền được thay đổi quyết định của khách hàng quan trọng hơn quyền của người bán hàng được tránh các tổn thất do việc trả lại các sản phẩm không ưng ý (không phải do bị lỗi) cho nhà sản xuất. Có nhiều quy tắc khác quy định các phương diện khác nhau của quá trình trao đổi: trách nhiệm sản phẩm, không thể giao hàng, nợ quá hạn, vv. Ở nhiều nước cũng có sự cho phép cần thiết đối với vị trí đặt các cửa hàng như các hạn định về việc bán hàng rong trên phố hay luật phân vùng cấm các hoạt động kinh doanh trong khu vực dân cư.

Bên cạnh đó, còn có những quy đinh về giá cả. Ở đây, tôi không chỉ nói đến những hiện tượng dễ nhận thấy như việc kiểm soát tiền thuê nhà hay mức lương tối thiểu mà những nhà kinh tế học về thị trường tự do rất ghét.

Mức lương ở các nước giàu được quyết định bởi việc kiểm soát nhập cư nhiều hơn bất kỳ một yếu tố nào khác bao gồm cả pháp chế về mức lương tối thiểu. Vậy lượng người nhập cư tối đa được quyết định như thế nào? Việc này không được quyết định bởi thị trường lao động “tự do”, thị trường mà nếu được thả nổi thì nó sẽ thay thế khoảng 80-90% công nhân bản địa bằng những người nhập cư với mức lương rẻ hơn và thường làm việc năng suất hơn. Phần lớn việc nhập cư được giải quyết bằng con đường chính trị. Do đó, nếu bạn còn chút nghi ngờ nào về vai trò to lớn của chính phủ đối với thị trường tự do thì hãy dừng lại và suy ngẫm để nhận ra rằng suy cho cùng thì mức lương của chúng ta do yếu tố chính trị quyết định. (xem Vấn đề thứ 3)

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tại nhiều nước giá các khoản vay (nếu bạn có thể vay một khoản hoặc bạn đã có một khoản vay với tỉ lệ lãi suất khả biến) đã trở nên thấp hơn rất nhiều nhờ vào việc liên tục giảm tỷ lệ lãi suất. Liệu điều này có phải là do đột nhiên mọi người không muốn vay và các ngân hàng cần phải hạ thấp giá để giải ngân không? Câu trả lời là không. Đây chính là kết quả của các quyết định chính trị nhằm tăng nhu cầu vay vốn bằng cách giảm tỷ lệ lãi suất. Thậm chí tại những thời điểm bình thường ở hầu hết các nước, tỷ lệ lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra. Điều này có nghĩa là chính trị đã can thiệp vào. Nói cách khác, tỷ lệ lãi suất cũng do chính trị quy định.

Nếu mức lương và tỷ lệ lãi suất (phần lớn) là do chính trị quy định thì tất cả các loại giá khác cũng do chính trị quy định vì chúng ảnh hưởng tới các loại giá khác.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button