Hồi ký - danh nhân

Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam

phong van cac tuong vn1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phan Hoàng

Download sách Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sách tập hợp những bài phỏng vấn của tác giả Phan Hoàng đăng trên chuyên mục “Mỗi kỳ một nhân vật” của báo Kiến Thức Ngày Nay. Trong đó, bạn đọc sẽ có dịp tìm hiểu về con người của các vị tướng với vai trò là một tướng ở trận mạc, đồng thời là người chồng, người cha ở gia đình trong cuộc sống đời thường… Bằng những minh chứng “người thật việc thật “ của các tướng lĩnh: Hoàng Cầm, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Đồng Văn Cống… phần nào tái hiện lại cuộc đấu tranh anh dũng của cả dân tộc cùng với những chiến công lừng lẫy.

01 – Thượng tướng HOÀNG CẦM
02 – Thượng tướng NGUYỄN MINH CHÂU
03 – Trung tướng ĐỒNG VĂN CỐNG
04 – Thiếu tướng TRẦN VĂN DANH
05 – Chuẩn đô đốc NGUYỄN DƯỠNG
06 – Trung tướng LÊ TỰ ĐỒNG
07 – Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
08 – Thiếu tướng PHAN KHẮC HY
09 – Thiếu tướng TÔ KÝ
10 – Thiếu tướng DŨNG MÃ
11 – Thiếu tướng TRẦN ĐẠI NGHĨA
12 – Trung tướng ĐỒNG SĨ NGUYÊN
13 – Trung tướng DƯƠNG CỰ TẨM
14 – Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ
15 – Trung tướng LÊ VĂN TRI
16 – Thượng tướng TRẦN NAM TRUNG
17 – Thiếu tướng BÙI CÁT VŨ
18 – Trung tướng NGUYỄN HỮU XUYẾN

Trích dẫn :

01 – Thượng tướng HOÀNG CẦM

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lang thang rày đây mai đó, phải đi lính khố xanh cho Pháp để kiếm sống, Hoàng Cầm được giác ngộ cách mạng, trở thành một tướng lĩnh nổi tiếng của quân đội, có mặt ở nhiều “điểm nóng” quan trọng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Những đội quân chủ lực thiện chiến do tướng Hoàng Cầm chỉ huy luôn là nỗi kinh hoàng của quân thù. Cuộc đời binh nghiệp gian khổ và kiên cường của ông trải từ chiến khu Việt Bắc ngút ngàn với chiến thắng Điện Biên lẫy lừng đến những cánh rừng của miền Đông đất đỏ, từ đường phố Sài Gòn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đến đường phố Phnôm Pênh giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng. Ông luôn được giao nhiều trọng trách, cả thời chiến lẫn thời bình: sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tư lệnh kiêm chính ủy Quân đoàn 4, phó tư lệnh Đoàn 719, tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 4,… Trước khi trở thành “tướng về hưu”, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội hàm Thượng tướng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Bản lĩnh và kinh nghiệm trận mạc của tướng Hoàng Cầm là tài sản quí giá của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lịch sử quân đội trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc xuất hiện một sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị: có ba người lính cùng mang tên Hoàng Cầm đều rất nổi tiếng. Một Hoàng Cầm nhà thơ, tác giả Bên kia sôngĐuống, Mưa Thuận Thành, Lá diêu bông,… từng là trưởng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Một Hoàng Cầm anh nuôi, sáng chế bếp Hoàng Cầm không khói huyền thoại từ thời kháng chiến chống Pháp. Và một Hoàng Cầm danh tướng, thi thoảng cũng làm thơ… tình dành tặng vợ !

Tướng Hoàng Cầm thường được đồng đội gọi thân mật Năm Thạch, tên thật là Đỗ Văn Cầm, tuổi Thân sinh ngày 30 tháng 4 năm 1920 ở xã Cao Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Theo phong trào trong quân đội, sau Cách mạng tháng Tám nhiều người đã lấy họ Hoàng như Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Hoàng Minh Thảo, Hoàng Mười, Hoàng Điền, Hoàng Kiện, Hoàng Tùng, Hoàng Đan, Hoàng Phương,… và cái tên Hoàng Cầm cũng xuất hiện từ đó. Năm 1960, Hoàng Cầm được phong quân hàm Đại tá. Năm 1974, ông được thăng Thiếu tướng khi đang chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ. Năm 1982, trong lúc chỉ huy bộ đội tình nguyện ở Campuchia, Hoàng Cầm được thăng Trung tướng. Năm 1987, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế từ biên giới Lào – Thái trở về, ông được vinh thăng Thượng tướng, trở thành Tổng thanh tra quân đội và thanh tra Bộ Quốc phòng. Ông còn được bầu làm Ủy viênBan chấp hành Trung ương Đảng khóa V và khóa VI.

Hoàng Cầm là vị chỉ huy rất có duyên với những trận đánh lớn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Lô trực tiếp bắt sống tướng De Castrie. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm là tư lệnh Quân đoàn 4 đánh mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc, tiêu điểm quan trọng nhất, ác liệt nhất trên đường đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn; rồi chịu trách nhiệm tiếp quản dinh Độc Lập cùng nội các Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnôm Pênh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi ách diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary. Chưa hết. Chỉ một thời gian ngắn sau, tướng Hoàng Cầm lại hành quân sang “điểm nóng” tranh chấp ở biên giới Tây Nam Lào, toàn quyền chỉ huy bộ đội tình nguyện giữ yên bờ cõi cho nước bạn suốt năm năm liền.

Một trưa tháng Ba, tôi cùng đồng nghiệp Huỳnh Hiếu của báo Phú Yên đến thăm ông và xin “cái hẹn” cho một cuộc phỏng vấn. Không ngờ, tướng Hoàng Cầm đề nghị làm việc ngay “để khỏi mất công nhà báo” ! Tác phong đầy chất nhà binh của vị tướng già, gây cho chúng tôi sự cảm kích lớn lao.

– Thưa Thượng tướng, trước khi bước vào con đường binh nghiệp, thời niên thiếu của Thượng tướng gắn bó nơi đâu?
– Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tây. Mẹ mất năm tôi bốn tuổi, đến năm mười hai tuổi thì cha mất. Nhà có bốn anh em, do hoàn cảnh như vậy, mỗi người phân tán lưu lạc một nơi. Tôi đi ở đậu cho người ta tới năm năm, dưới hình thức con nuôi, nhưng cách đối xử và công việc chẳng khác đứa ở. Khi làm mộ táng cho cha mẹ tôi, họ đưa ba đồng tiền Đông Dương, đến khi tôi bỏ đi thì họ đòi lại. Tôi ở nhờ làm thuê hết nhà này sang nhà khác, cho đến năm hai mươi tuổi tôi bỏ làng ra đi, lưu lạc từ Hà Đông đến Hà Nội với nhiều nghề lặt vặt kiếm sống.

Cuộc sống vô gia cư của một anh nhà quê không đồng dính túi buộc tôi phải đi lính khố xanh cho Pháp. Hai năm trấn ải ở Lai Châu, chuyển về Hà Nội thì tôi bỏ lính. Nhật đảo chính Pháp, được cán bộ Việt Minh tuyên truyền, tôi tham gia hoạt động cách mạng. Từ Cách mạng tháng Tám tôi vào Cứu quốc quân, Vệ quốc đoàn, Giải phóng quân tham gia mặt trận Sơn La năm 1947. Lúc bấy giờ, tôi vẫn nghĩ chỉ tham gia quân đội một thời gian rồi quay về quê kiếm vốn buôn bán làm ăn…
– Nhưng rồi cuối cùng Thượng tướng đã gắn bó cả đời mình với con đường binh nghiệp. Những ngày đầu tiên gia nhập quân đội cách mạng để lại ấn tượng gì trong tâm khảm Thượng tướng?
-Lớp thanh niên chúng tôi là lớp thanh niên mất nước, được giác ngộ tinh thần dân tộc, đánh đổ thực dân, cứu nước. Họ rất bình dị và trong sáng, sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng. Sau này, chúng tôi mới được giác ngộ giai cấp, kết nạp vào Đảng. Từ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945 cho đến cuối năm 1947, chúng tôi đánh giặc chủ yếu từ vũ khí cướp được của giặc. Ăn uống thì dựa vào nhân dân. Chỉ đến năm 1948 trở đi thì quân ta mới có chế độ về khí tài, lương thực thực phẩm, quân trang quân dụng… Trong đội quân hỗn hợp ấy, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành. Tôi còn nhớ đôi câu đối vui ghép đầy đủ tên chiến sĩ tiểu đội đầu tiên của tôi:

Thám Hữu Đào Lan Cầm Thượng Thuý
Thanh Liêm Miêu Miễn Thưởng Vân Sì.

Hiện nay chỉ còn lại tôi, anh Vân Sì và anh Thưởng, nhưng anh Thưởng thì lâu nay cũng bặt tin.
– Gần nửa thế kỉ chinh chiến, những nhiệm vụ chủ yếu nào Thượng tướng từng đảm trách?

– Từ năm 1946 đến 1949 tôi ở Trung đoàn 1 48 tham gia mặt trận Sơn La, đánh nhau với Quốc dân đảng. Năm 1949 tôi về Trung đoàn Sông Lô (209) làm tiểu đoàn phó, rồi tiểu đoàn trưởng đánh Đông Khê với quân Pháp. Ngày 12 tháng 9 năm 1950 , khi chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên này trong Chiến dịch Cao Bắc Lạng giải phóng biên giới, tôi là tiểu đoàn trưởng duy nhất được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho triệu tập lên sở chỉ huy gặp Bác Hồ. Sau khi nghe tôi báo cáo tình hình chuẩn bị của tiểu đoàn, Bác hỏi:

– Chú có tin trận này quân ta nhất định thắng không?

– Thưa Bác, cháu tin ạ!

Chiến dịch kết thúc thắng lợi, tôi được cử làm trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Lô, tiếp tục chiến đấu trên chiến trường Bắc Bộ. Năm 1954 tham gia Chiến dịch Điện Biên

Phủ, trung đoàn tôi là đơn vị chủ lực, bắt sống tướng De Castrie. Sau chiến thắng Điện Biên, tôi về làm Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, khi anh Lê Trọng Tấn và anh Trần Độ chuyển công tác, tôi lên làm Sư đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ vào cuối 1954.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button