Hồi ký - danh nhân

Pháp Du Hành Trình Nhật Ký

phap du hanh trinh nhat ky1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Quỳnh

Download sách Pháp Du Hành Trình Nhật Ký ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mấy năm gần đây, một số du ký và bài báo của Phạm Quỳnh (1892-1945) đã được in lại trong các cuốn sách như Mười ngày ở Huế, Luận giải văn học và triết học. Lần này, chúng tôi xin phép được giới thiệu một khía cạnh khác của ngòi bút tác giả, những trang nhật ký ông viết khi đi Pháp 1922 và được in trong Nam phong, từ số 58, tháng 4/1922, tới số 100, 10-11/1925. Việc giới thiệu Pháp du… là nằm trong chương trình của bộ sách Đi Tàu đi Tây mà Nxb. Hội Nhà văn đã cho in tập đầu vào năm 2002 (bao gồm Đi Tây của Nhất Linh, Một chuyến đi của Nguyễn Tuân và Tôi thầu khoán hay là ba tháng ở Trung Hoa của Lê Văn Trương).

Sinh thời tác giả, cuốn nhật ký này chỉ mới in báo và chưa hề được in thành sách. Việc hình thành bản thảo có phần đóng góp công sức của nhiều người mà trước tiên là những người trong gia đình tác giả. Đại diện của gia đình cũng đã đồng ý để chúng tôi lược bỏ một số đoạn trong văn bản xét ra thấy không cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.

In lại một cuốn sách đã viết từ khoảng tám chục năm trước, một điều cần kíp là phải có được một bản chú giải tường tận để giúp người đọc tiếp cận một cách chính xác và đầy đủ những điều tác giả đã viết. Song đó là một công việc quá lớn, bước đầu người biên soạn chỉ cố gắng tra cứu để giải nghĩa những chỗ khác nhau trong việc vận dụng ngôn ngữ, nhất là những chữ Hán mà con người đầu thế kỷ quen dùng một cách tự nhiên nhưng ngày nay đã trở nên xa lạ. Chỗ dựa chắc chắn của chúng tôi trong việc này là những bộ Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh, Thiều Chửu… Có một số trường hợp chúng tôi phải trở lại với cả Huỳnh Tịnh Của. Trình độ của người chú giải có hạn, cuốn sách chắc không tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc góp cho chúng tôi những ý kiến cần thiết.

Trích dẫn :

Tối ngày mồng 9, ông Bạch Thái Bưởi, ông Nguyễn Hữu Thu, cùng mấy ông thân hào ở Hải Phòng đặt tiệc ở nhà Hôtel de la marine để đãi các phái viên đi Pháp. Tiệc có nhà trò hát, bát âm kèm, vui vẻ lắm.
Trưa ngày mồng 10 lại dự tiệc ở nhà ông Hàn Hinh, là nghị viên Hải Phòng.
2 giờ chiều ngày mồng 10, đem hành lý xuống tàu. Phòng hạng nhì của chúng tôi có 6 giường, hiện đã có ba người đi tự Hương Cảng lại, chiếm mất ba giường, là hai ông cố và một con nít 10 tuổi. Hai cố là cố Robert, phó quản lý Hội Truyền giáo Viễn đông ở Hương Cảng, người danh giá và đạo đức lắm, mới được Chánh phủ Đại Pháp thưởng Bắc đẩu bội tinh, và cố Perreaux, trước giảng đạo ở Bình Định (Trung kỳ), gần đây sang Hương Cảng, nay đổi về Sài Gòn. Đứa con nít là con một nhà kỹ sư ở Hương Cảng, theo cố Robert, về Pháp để sang học bên Bỉ-lợi-thì (Belgique). Đi bể xa khơi, gặp được hai bậc đạo nhân làm bạn, cũng là một sự may.
Kể trong các tàu của công ty Messageries maritimes thời tàu Armand Béhic này là vào bậc trung bình, không được lịch sự như các tàu Porthos, André Lebon hay là Paul Lecat, nhưng cũng không bé nhỏ chật hẹp như nhiều tàu khác. Nói về sức chạy thời có lẽ vào bậc nhất nhì, tốc độ thường là 13 hải lí (noeuds). Nhưng phải một cái tật, là chạy xóc lắm: ra tới bể hễ hơi có sóng gió một chút thời mở cuộc “khiêu vũ” ngay, nào nhẩy, nào múa, nào nghiêng, nào lượn, uốn éo trên mặt sóng, chẳng hay người đứng ngoài trông có đẹp mắt không, chớ người ở trong thời thật là khó chịu. Lần này tôi mới biết say sóng là cái gì. Trước đi Sài Gòn cũng đã từng say sóng mất nửa ngày, nhưng chửa thấm vào đâu với lần này. Tàu ra chưa khỏi Đồ Sơn đã bắt đầu “múa” rồi: bấy giờ thấy đầu lảo đảo, bụng xôn xao, rồi oẹ, rồi nhổ, có gì trong bụng nôn ra hết. Từ Hải Phòng tới Sài Gòn, tàu chạy có ba đêm hai ngày, mà phải mất hai đêm một ngày say sóng, nằm dí trong phòng, không cất đầu lên nổi, và ba bữa không ăn uống một tí gì. Nhưng bệnh say sóng này cũng lạ: đương lúc say thời tưởng không có gì khổ bằng; qua lúc say thấy người tỉnh táo, khoẻ mạnh và ngon miệng muốn ăn ngay; bấy giờ như quên hẳn, không nhớ gì đến những khó chịu lúc trước nữa.
Say sóng dữ nhất là vào quãng ngang Tourane, Quy Nhơn. Gần tới Sài Gòn thời bể yên, tàu vững, người lại bảnh bao như thường.
5 giờ sáng ngày 13, tàu tới Sài Gòn, yết bảng đến 4 giờ sáng ngày 15 chạy về Singapore, đỗ ở Sài Gòn 48 giờ.
Thừa được thời giờ dài rộng như thế, bèn bỏ tàu xuống bộ, dạo chơi thành phố và thăm hỏi bạn bè. Nhưng trước khi đi chơi, anh em rủ nhau vào chào quan Thống đốc Nam kỳ Dr Cognacq, ngài chính là quan đại lý trông coi về việc đấu xảo ở bên Đông Pháp; ngài tiếp tử tế lắm, và chúc cho các phái viên vượt bể được bình yên, mạnh khoẻ. Nhân quan Toàn quyền Long [4] cũng ở Sài Gòn, các phái viên muốn xin vào chào ngài, nhưng bữa ấy ngài bận nhiều khách, không thể tiếp được, có hẹn đến 11 giờ hôm sau là ngày 14 lại. Hôm sau, đúng giờ ấy, các phái viên vào chào ngài, ngài hỏi han và nói chuyện ân cần lắm, nói rằng ngài sẽ gặp các phái viên ở bên Pháp, vì cách vài tuần nữa ngài cũng xuống tàu về Pháp.
Trưa ngày 13, anh em cùng nhau về Chợ Lớn, trước là xem phố phường, sau là thử vào ăn cơm một hiệu cao lâu ở đấy xem cách người Khách ở Nam kỳ tiếp người An Nam thế nào. Cách đó thật là lãnh đạm vô cùng. Người Khách ở Chợ Lớn tựa hồ như không cần gì người An Nam cả; mà những hàng trí thức trong Lục tỉnh ngày nay, đối lại với họ cũng lạnh nhạt như thế. Coi đó thời biết hai giống người ác cảm nhau đã sâu lắm; cái ác cảm ấy có lẽ cũng là một sự hay cho đường kinh tế nước ta sau này.
Chiều ngày 13, các ông Bắc kỳ buôn bán ở Sài Gòn đặt tiệc tại nhà ông Đắc là đại lý của hiệu Đào Huống Mai ở Sài Gòn để đãi các phái viên. Ông Đắc mới ra Hà Nội vắng, nhưng các bạn Bắc kỳ đến dự tiệc cũng đông, thật là tỏ ra cái cảm tình người đồng quận [5] .
Tiệc đoạn ở hiệu Đào Huống Mai, thời các bạn Nam kỳ cho xe hơi đến đón đi xem trò “xiếc” (cirque) của người đồng bào mình mới mở tại Sài Gòn được vài bữa. Bọn xiếc này đặt tên là “xiếc Tân Nam Việt” (cirque du jeune An-nam), tài tử toàn là người An Nam cả, mà đứng chủ là ông André Thận, năm trước đã sung phái bộ ra xem Hội chợ ở Hà Nội. Bọn này mới tập có mấy tháng mà làm trò đã tài lắm, leo dây, múa rối, chẳng kém gì các bọn xiếc của người Mỹ người Ý đã sang làm trò ở bên ta. Có mấy vai tài tử xuất sắc nhất, tưởng sánh với người các nước cũng không thua, nhất là vai thầy Hào và vai cô Mão. Đàn bà An Nam ta mà làm trò xiếc trước nhất: chắc là cô Mão này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button