Hồi ký - danh nhân

Nhật ký chiến trường

nhat ky chien truong1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dương Thị Xuân Quý

Download sách Nhật ký chiến trường ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhà văn, nhà báo Dương Thị Xuân Quý sinh ngày 19-4-1941 tại Hà Hội, quê quán thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong một dòng tộc trí thức, nghệ sĩ yêu nước chống thực dân Pháp. Ông nội chị, cụ Dương Trọng Phổ, từ rất sớm đã vận động cho Đông Kinh Nghĩa Thục, bị thực dân Pháp đày ra Côn Lôn. Phụ thân chị, ông Dương Tụ Quán là một nhà giáo sau chuyển sang làm báo, chủ trương tờ Văn Học tạp chí, rồi tạp chí Tri Tân. Bác ruột chị, ông cử Dương Bá Trạc vừa tham gia tích cực trong Đông Kinh Nghĩa Thục vừa viết báo viết văn. Sau khi đàn áp Đông Kinh Nghĩa Thục, thực dân Pháp mời ông làm tri huyện nhưng ông từ chối và tiếp tục hoạt động chống Pháp, bị chúng đày ra đảo Côn Lôn trước cụ Dương Trọng Phổ ít ngày. Một người bác ruột nữa của Dương Thị Xuân Quý là nhà nghiên cứu nổi tiếng Dương Quảng Hàm. Hai người anh con bác ruột của chị là các họa sĩ Dương Bích Liên, Dương Cẩm Chương.
Có năng khiếu và say mê văn chương, cô bé Dương Thị Xuân Quý đã thích ghi nhật ký từ 7 tuổi, khi đang sống với gia đình tại Thái Nguyên thuộc chiến khu Việt Bắc. Sau ngày giải phóng thủ đô, Dương Thị Xuân Quý về Hà Nội học trường phổ thông cấp 2 Trưng Vương, rồi ra Quảng Ninh học trường trung cấp mỏ, sau đó về học khóa báo chí do Ban Tuyên huấn trung ương mở. Tốt nghiệp khóa học, chị về làm phóng viên báo Phụ Nữ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968. Là một phóng viên năng nổ và xông xáo, Dương Thị Xuân Quý đã có mặt ở nhiều vùng nông thôn trên miền Bắc. Mang thai con đến tháng thứ sáu, chị vẫn về Quảng Nạp (Thái Bình), đi cấy đi gặt với bà con xã viên để vừa viết báo vừa viết văn. Khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Dương Thị Xuân Quý đã có mặt ngay tại các vùng trọng điểm tuyến lửa Nghệ An, Hà Tĩnh năm 1965. Cùng năm ấy, chị viết đơn tình nguyện xin được vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tháng 4 năm 1968, chị lên đường vượt Trường Sơn vào miền Nam, khi con gái mới 16 tháng tuổi, và chồng chị, nhà thơ Bùi Minh Quốc thì đã có mặt ở chiến trường từ một năm trước đó. Đêm 8-3-1969, Dương Thị Xuân Quý anh dũng hy sinh tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là Duy Thành) huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn quét ác liệt của giặc Nam Triều Tiên khi chị cùng đồng đội từ dưới hầm bí mật bò lên cố tìm cách thoát ra khỏi vòng càn.

Ngã xuống giữa tuổi 28 phơi phới thanh xuân, Dương Thị Xuân Quý để lại cho đời tác phẩm “Hoa rừng” (gồm các truyện ngắn, bút ký viết trên miền Bắc và trong thời gian ngắn ngủi ở miền Nam) cùng tấm gương ngời sáng của một nhà văn – chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người.

BÙI MINH QUỐC

Trích dẫn :

4g chiều ngày hôm qua, 11-4-68, ô tô chuyển bánh rời trường 105. Thế là cuộc hành quân vĩ đại của mình thực sự bắt đầu, sau những ngày chuẩn bị ráo riết. Nếu không thực sự khoác ba lô thì mình không thể thấm thía một cách sâu sắc những trang bị đầy đủ của Đảng đối với từng người, mà những người như mình thì có là cái gì đâu. Một hạt cát, một gịot nước… Nhưng tất cả đều được chuẩn bị chu đáo hơn cả những người vợ chuẩn bị cho chồng và những người mẹ chuẩn bị cho con. Mình đeo một chiếc ba lô cóc to hơn người. Trong ba lô là đủ thứ đồ dùng cần thiết: quần, áo, khăn rằn, hăng-gô, đường sữa, kẹo, chè, mì chính, ruốc, mắm, muối, thuốc (1kg đủ loại thuốc), phao bơi, vải mưa, tăng vi-ni-lông, võng dù, màn… Tóm lại, từ trong ba lô ấy mình có thể dựng nhà ở và nấu ăn trong lúc đi đường. Đúng là cuộc đời dã chiến, cái cuộc đời mà mình từng ao ước từ trước tới nay. Mình mặc quần bộ đội và áo sơ mi pô-pơ-lin màu cỏ úa. Chiếc áo bộ đội cho Tú rồi. Tú nó thích mà mình thì mặc cái áo ấy có vẻ già hơn mặc sơ mi. Mình làm quen với đôi dép cao su từ một tháng nay. Bây giờ chính thức mang nó lên đường. Lần đầu tiên trong đời, mình có một đôi dép vừa vặn như thế. Tất cả những trang bị cho cuộc đời “xê dịch” đó gây cho mình một cảm giác thú vị. Mình cảm thấy cuộc đời mình đang mở ra một giai đoạn mới. Vì vậy, giây phút lên đường chính là giây phút mình phấn khởi nhất.

14-4-1968, Như Xuân, Thanh Hóa, 3g chiều

Bằng giờ tuần trước mẹ đang tắm cho Ly đấy Ly ơi. Hôm nay là chủ nhật, mẹ và bố chẳng về với Ly được. Ly sẽ phải chịu nhiều chủ nhật vắng mẹ, vắng bố như thế nữa. Nhưng Ly ạ, mẹ tin rằng Ly sẽ khỏe mạnh và sẽ lớn lên như nghị lực của mẹ, sức khỏe và ý chí của mẹ.

Chiều nay mẹ ở nhà sàn, giữa một vùng đồi núi trùng điệp của Thanh Hóa. Bây giờ mẹ lại sắp đi tiếp con ạ. Càng ngày mẹ càng xa con thân yêu. Đêm nay chắc trăng sáng lắm, con có chơi trăng không? Đêm qua mẹ đã đi giữa một biển trăng đẹp. Trăng tỏa bức màn mỏng xuống đường mẹ đi. Ánh trăng không chói lọi như những đêm trăng hè mà trăng đêm qua mỏng manh, dịu lặng như lòng mẹ nhớ mong con. Ông trăng tròn xoe cứ chạy theo mà nhòm vào mắt mẹ. Nhìn trăng, mẹ nhớ Ly biết bao! Xe của mẹ phải dừng lại 2 lần và mẹ phải đi bộ một quãng vì đường lầy và xóc ghê gớm. Mẹ ngồi sau cùng, có lúc bánh xe sụt xuống, mặt mẹ gần sát xuống mặt đường. Nhiều đoạn xe nghiêng đi lắc la lắc lư. Nhưng mẹ vẫn vững vàng… Người ta dọa mẹ:

– Rồi đến lúc đi bộ sẽ thấy nhau.

19-4-1968, xã Hương Xuân, Hương Khê, Hà Tĩnh, 9g45 sáng

Tới trạm 13 từ 1g30 đêm hôm qua. Mình đã vượt được một thử thách đầu tiên để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 27 của mình. Hôm nay ở trong ấy chắc Anh cũng nhớ và nghĩ về em. Anh đã biết tin em vào với Anh chưa? Có thể không cùng công tác với Anh nhưng cũng chung một chiến trường, và như thế là đến gần với anh rồi phải không? Thế là 3 lần sinh nhật rồi em có Anh mà vẫn chẳng có Anh. Bao giờ ở bên anh để được anh tổ chức một ngày kỷ niệm nho nhỏ cho em nhỉ?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button