Hồi ký - danh nhân

Mắt Bão – Những Năm Tháng Của Tôi Tại Cia

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : George Tenet

Download sách Mắt Bão – Những Năm Tháng Của Tôi Tại Cia ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bình minh thứ tư, ngày 12-9-2001, bắt đầu một ngày cả thế giới trở nên hỗn loạn. Tất cả mọi chuyện đều đã thay đổi. Sáng sớm hôm đó, thức dậy sau một đêm chỉ chợp mắt vài tiếng đồng hồ, tôi chui vào chiếc xe bọc thép Ford Expedition đang đợi sẵn ngoài cổng để đến gặp Tổng thống.

An ninh bên ngoài ngôi nhà của tôi ở vùng ngoại ô Maryland, Washington được thắt chặt hơn bao giờ hết. Khi đến Nhà Trắng, tôi thấy nhân viên Sở Mật vụ có mặt ở mọi nơi, tất cả đều lăm lăm vũ khí. Các máy bay chiến đấu đang tuần tra trên bầu trời. Chưa đầy 24 giờ trước, nước Mỹ đã bị tấn công bởi một lực lượng quân sự nước ngoài vô chính phủ. Hàng nghìn người đã chết ở thành phố New York, ở Lầu Năm góc và trên một cánh đồng ở bang Pennsylvania. Lực lượng CIA chúng tôi có đủ lý do để tin rằng nhiều cuộc tấn công nữa sẽ diễn ra trong vài giờ hay vài ngày tiếp theo và sự kiện 11-9 chỉ là phát súng mở màn của một chuỗi các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ.

Đang miên man với những suy nghĩ này khi đi dưới hàng hiên dẫn đến tòa nhà Cánh Tây, tôi nhìn thấy Richard Perle bước ra từ nơi tôi đang định bước vào. Perle là một trong những người đứng đầu phong trào bảo thủ mới và khi đó là người đứng đầu Ủy ban chính sách quốc phòng, một nhóm tư vấn độc lập cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chúng tôi chưa tiếp xúc nhiều với nhau. Khi những cánh cửa đóng lại sau lưng ông ta, chúng tôi nhìn nhau rồi gật đầu chào. Tôi vừa đến cửa thì Perle bỗng quay về phía tôi và nói: “Iraq sẽ phải trả giá cho những gì xảy ra hôm qua. Họ sẽ phải chịu
trách nhiệm”.

Tôi bất ngờ, nhưng không nói gì cả. Mười tám giờ trước, tôi vừa ngồi rà soát cẩn thận danh sách hành khách của bốn chiếc máy bay không tặc bị nghi là do al-Qa’ida đứng sau. Sau đó, chúng tôi đã kiểm tra rất cẩn thận khả năng có một nhà nước hậu thuẫn cho âm mưu đó. Tuy nhiên, các tin tức tình báo khi đó và cả bây giờ đều cho thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ Iraq đồng loã trong vụ này.

Dừng lại ở trạm kiểm soát an ninh Sở Mật vụ, tôi quay lại nhìn Perle và nghĩ: “Ông ta đang nói về cái quái quỷ gì vậy?” Sau đó, tôi tự hỏi: “Richard Perle gặp ai ở Nhà Trắng vào buổi sớm của một ngày như hôm nay vậy nhỉ?” Nhưng tôi không bao giờ có được đáp án cho câu hỏi này.

Chủ nghĩa khủng bố và Iraq luôn là hai chủ đề xuyên suốt trong bảy năm trên cương vị DCI của tôi. Tính đến khi tôi kết thúc công việc này vào tháng 7-2004, những vấn đề đó dường như lấn át tất cả các hoạt động tình báo khác mà CIA đã thực hiện, cũng như tất cả những vấn đề chúng tôi phải đối mặt trong nhiệm kỳ của mình. Mặc dù khi đó tôi không nhận ra điều này, nhưng tôi vẫn nghĩ cuộc gặp gỡ chóng vánh với Richard Perle là lần đầu tiên hai đề tài chính trong sự nghiệp của tôi được phân biệt rõ ràng.

Là con trai của một người lao động nhập cư, lớn lên ở khu Queens của thành phố New York, tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình có thể ngồi ở vị trí DCI. Tôi khao khát được làm việc trong chính phủ nhưng không hề nghĩ đến một cuộc sống trong thế giới ngầm của hoạt động tình báo. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, trải qua hàng loạt những khúc quanh và ngã rẽ bất ngờ trong công việc, tôi lại lạc vào thế giới tình báo đầy bí mật này.

Trong sự nghiệp của tôi, làm việc trong ngành tình báo là giai đoạn rùng rợn và đầy thất vọng, vì theo như định nghĩa về tình báo, công việc này bao gồm toàn những sự không rõ ràng, những việc không được biết, và những việc hoàn toàn bị che giấu. Các nhân viên tình báo Mỹ phải cố gắng khám phá những gì kẻ thù của nước Mỹ đang cố che đậy. Trong toàn bộ sự nghiệp bản thân, theo đúng đặc tính của ngành tính báo, tôi cố giữ mình ở vị thế không nổi bật, ít bị công chúng nghe ngóng hay nhìn thấy nhất.

Khi không còn làm việc trong Chính phủ, tôi cảm thấy cần phải dừng lại một chút, suy nghĩ trước khi tôi viết hay nói điều gì. Qua thời gian và nhờ những gì tôi đã có, tôi tin mình có nghĩa vụ chia sẻ vài điều tôi được biết trong suốt những năm tháng lãnh đạo giới tình báo Mỹ. Tôi cảm thấy mắc nợ gia đình tôi, các đồng nghiệp cũ của tôi và lịch sử về những sự việc tôi đã được chứng kiến trong suốt thời gian làm việc ở CIA.

Cuốn hồi ký này được viết dựa trên những hồi ức của tôi về thời kỳ đầy hỗn loạn của nước Mỹ. Một công trình như thế này có thể không hoàn toàn khách quan, nhưng tôi đã cố gắng hết sức để nó thật chân thực, không hề tô vẽ. Có rất nhiều điều khiến tôi tự hào về thời gian làm DCI của mình và cũng có nhiều điều mà tôi từng ước là mình có thể được làm lại. Tôi sẽ nói rõ trong cuốn sách những sai lầm mà tôi hoặc cơ quan mà tôi từng lãnh đạo đã mắc phải. Người đọc sẽ thấy những đoạn thú nhận đó không hề bị rút gọn chút nào. Khi tôi nhắc về những dịp chúng tôi thực hiện tốt công việc, tôi cũng hy vọng rằng các đánh giá đó được đưa ra dựa trên những cân nhắc hết sức công bằng. Cuốn sách này thuật lại cách tôi nhìn nhận mọi việc khi tôi đang ở trung tâm của cơn bão.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button