Hồi ký - danh nhân

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

diep vien hoan hao x61. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Larry Berman

Download sách Điệp Viên Hoàn Hảo X6 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Với cuốn sách này, mỗi trang giấy được lật giở lại mở ra trong chúng ta những điều mới mẻ: những câu chuyện, những tình tiết và cả những nỗi lòng của một vị tướng tình báo huyền thoại và kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử Việt Nam: Phạm Xuân Ẩn. Khó có thể tin một con người giản dị, mộc mạc như vậy lại là “tác giả” của những chiến công lẫy lừng. Cũng khó có thể tin dẫu sống giữa 2 bên chiến tuyến như vậy, ông vẫn giữ trong mình sự ngay thẳng, trung thực và nghĩa tình với mọi người – dù là Mỹ, Ngụy hay những người Cộng sản. Điều khó tin và cũng khó hiểu nhất ở Phạm Xuân Ẩn ấy là làm sao – trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, bộn bề những hờn căm và tranh đấu – ông lại sớm có một tư tưởng mới mẻ và tiến bộ như vậy – tư tưởng ấy rất lâu sau ta mới nhận ra với cái tên “toàn cầu hóa”. Với tất cả tài năng, trí tuệ và tấm lòng như vậy, ông xứng là cái tên mà chắc chắn trăm năm sau lịch sử vẫn còn nhắc lại. Một vị tướng tình báo kiệt xuất!

Nghe về Phạm Xuân Ẩn không nhiều, cho đến khi ông mất, rồi đọc về X6 mình cứ có cảm giác: phải chăng các nhiều nhà nghiên cứu và tác giả trong nước đã bỏ lỡ một điều gì đó quý giá? Rất nhiều cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam và những chân dung tiêu biểu của người trong cuộc đã được xuất bản ở nước mình, nhưng hầu hết là từ các tác giả trong nước và được cho là mang một phần tư duy của người chiến thắng. Còn tác phẩm này dường như chỉ kể lại cuộc đời của một người lính, khoác áo nhà báo và sống một cuộc đời kì lạ, như bao chiến sĩ tình báo khác, nhưng lại mang đến cho người đọc những ấn tượng và cảm xúc khó tả.

Không có nhiều mĩ từ dành cho nhân vật chính, nhưng có lẽ một từ duy nhất, ngay từ tiêu đề, cũng đã đủ miêu tả nhân vật ấy: HOÀN HẢO. Hoàn hảo đến phút sống cuối cùng và cũng bí ẩn đến giây cuối cùng. Chân thực, nhưng không phải mọi bí mật đều được công bố. Cốt cách của một điệp viên, một người yêu nước vẫn còn đó; một người yêu nước, yêu nước một cách thông minh và tiến bộ. Những việc ông làm có thể đôi lúc khiến nhiều đồng chí của ông nghi ngờ, cũng như các thế hệ sinh sau đôi khi hoài nghi về những gì cha ông đã làm được. Nhưng một ngày, khi luồng thông tin được khơi mở, được trao đổi từ nhiều phía như cuốn sách này thì thế hệ trẻ đã có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về lịch sử dân tộc. Không phải là những bài học thuộc lòng bắt buộc, không cảm xúc mà sẽ là sự khởi đầu cho việc đi sâu nghiên cứu và phát triển ngành sử và tình báo nước nhà.

Có lẽ mỗi độc giả lớn tuổi sau khi đọc xong tác phẩm này sẽ gật gù và suy tư, còn các độc giả trẻ sẽ… mỉm cười… vì tự hào.

Trích dẫn :

Tháng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn.

Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo…

Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9).

Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News – Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả.

Nhà Xuất Bàn Hồng Đức

______________________________

“PHẠM XUÂN ẨN THỰC SỰ LÀ “ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO”

Nhà Chỉ huy Tình báo Chiến lược Trần Quốc Hương

Nguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ huy Mạng lưới Tình báo Chiến lược chống Mỹ, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương

Chỉ sau vài lần gặp gỡ, trò chuyện, tôi và Phạm Xuân Ẩn nhanh chóng thân nhau.

Bức ảnh Ẩn cầm băng-rôn đi đầu trong đám tang học sinh Trần Văn Ơn đã để lại một ấn tượng sâu sắc về một thanh niên nhiệt thành yêu nước trong phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn – Gia Định. Ẩn từng tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong và đã học qua lớp công tác tuyên truyên của Việt Minh. Ẩn từng được giao nhiệm vụ điệp báo và được kết nạp Đảng từ năm 1953. Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn bị chính quyền miền Nam gọi nhập ngũ và được trưng dụng làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp. Nơi đây, Ẩn kết thân với đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), thực chất là chỉ huy CIA ở Đông Dương dưới vỏ bọc trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US. MAAG) tại Sài Gòn. Tôi chọn Phạm Xuân Ẩn cho mục tiêu lâu dài vì hội đủ các yếu tố và điều kiện lý tưởng cho những hoạt động tình báo chiến lược. Tôi thường tới nhà chơi và cha mẹ Ẩn cũng coi tôi như con cái trong gia đình. Sau ba năm thử thách và cân nhắc mọi khả năng, năm 1957, tôi vạch kế hoạch đưa Ẩn sang Mỹ du học. Trước hết, để Ẩn nắm tình hình nước Mỹ, sau là tạo bình phong thuận lợi cho hoạt động tình báo chiến lược về lâu dài này. Đây được xem là bước chuẩn bị để “đón đầu” một cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra với Mỹ. Khi kế hoạch được trình lên, cấp trên có phần nghi ngại khả năng Ẩn ra đi sẽ không trở về. Nhưng tôi rất tin tưởng người thanh niên ấy nên đã quyết báo vệ quan điềm của mình. Cuối cùng, cấp trên đồng ý.

Hoàn cảnh gia đình Phạm Xuân Ẩn lúc đó rất khó khăn. Cha bị bệnh lao, nhà lại đông anh em. Ẩn băn khoăn: “Tình cảnh gia đình em như vậy, tiền đâu mà đi học bên Mỹ”. Tôi động viên: “Cậu cứ đi đi, chuyện kinh phí để tôi lo”. Ngoài kinh phí, thêm một khó khăn nữa phát sinh khi các trường đại học Mỹ yêu cầu du học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học. Ẩn chưa học xong bậc này. Tôi đề nghị Ẩn thử tìm hiểu xem có ngành học nào không cần đến bằng trung học không. Vài hôm sau, Ẩn gặp tôi, cho biết chỉ có ngành báo chí là không cần bằng trung học.Tôi khuyến khích Ẩn theo học ngành này, vì không nghề nào có bình diện giao tiếp rộng như nghề báo, có thể tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, rất thích hợp cho công tác tình báo. Ẩn nghe lời tôi, theo học báo chí. Về sau, vỏ bọc phóng viên hãng thông tấn Reuters, phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn đã giúp Ẩn rất nhiều trong hoạt động tình báo chiến lược.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button