Hồi ký - danh nhân

Edison – Barbu Apelevianu

edison1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Barbu Apelevianu

Download sách Edison – Barbu Apelevianu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đầu thế kỷ thứ mười chín, một người đàn ông tên là Xa-mu-en Ê-đi-xơn, sau khi lưu lạc qua nhiều vùng ở ven hồ Ê-ri-ê đã định cư tại tỉnh Mi-lan, thuộc bang Ô-hi-ô. Ông là một nhà chính trị lưu vong từ bắc Ca-na-đa đến. Ở đấy, cuộc nổi dậy của tư sản Ca-na-đa, vì không biết dựa vào các chúa đất địa phương và sự liên kết với các nhà tư sản nhỏ bị chèn ép nên đã bị quân đội Anh dập tắt một cách khủng khiếp. Xa-mu-en Ê-đi-xơn cũng tham gia vào cuộc nổi dậy ấy, nên sau khi cuộc nổi dậy bị đàn áp, ông vội vàng trốn đi, sợ nếu bị bắt, tất sẽ phải chịu những hình phạt ghê gớm.

Trên đường lưu lạc, ông đã trải qua biết bao gian lao, nguy hiểm, đã từng nhịn đói, chịu rét; đã từng đi bộ hàng trăm dặm đường. Để trốn thoát sang Hoa Kỳ, ông đã phải lén lút đi vào ban đêm không dám nghỉ, hướng theo các ngôi sao và bóng các ngọn cổ thụ của những cánh rừng già Ca-na-đa. Ông đã phải vất vả lần theo lối mòn của người địa phương và đã có lúc phải liều nhảy trên những tảng băng trôi để vượt sông…

Ở Ca-na-đa, ông còn vợ và hai con. Gia sản của ông đã bị chính phủ Ca-na-đa tịch thu ngay sau lúc cuộc nổi dậy bị đàn áp. Vì thế, Xa-mu-en, dù thế nào chăng nữa, cũng phải tìm chốn sinh cơ lập nghiệp ở nơi khác. Ông dừng lại ở tỉnh lỵ Mi-lan, bên bờ hồ Hu-rôn. Ở đây dân cư hầu hết đều làm nghề chuyên chở ngũ cốc trên hồ từ các miền phì nhiêu về các miền phía đông cằn cỗi. Ngoài ra họ còn sinh sống bằng nghề buôn bán lúa mì và nghề chở đò dọc. Ở Ô-hi-ô hồi ấy chưa có đường sắt hoặc phương tiện giao thông, vận chuyển đường dài nào khác. Dọc theo hồ, có rất nhiều nhà kho chứa ngũ cốc. Các công trường sửa chữa tàu, thuyền cũng mọc lên san sát, dân cư có vẻ trù phù. Lúc đầu, Xa-mu-en Ê-đi-xơn mở một xưởng làm ngói gỗ là thứ ngói thuở ấy ai cũng ưa dùng để lợp nhà. Việc buôn bán của ông rất phát đạt.

Ít lâu sau, cũng trong năm 1839, Xa-mu-en nhờ được một người bạn thân là thuyền trưởng An-va Bơ-rát-lây có tàu chạy trên hồ Ê-ri-ê đưa vợ con ông từ Ca-na-đa sang. Thế rồi ông chuyển sang buôn ngũ cốc. Ông là một người rất minh mẫn, chăm chỉ, lại biết tính toán nên kiếm ra rất nhiều tiền.

Tổ tiên Xa-mu-en vốn gốc người Hà Lan, di cư đến bờ hồ Dui-đéc-dê, một vùng phì nhiêu của châu Mỹ mới. Đây là một mảnh đất ai đến cũng nuôi mộng làm giàu. Ông nội của Xa-mu-en là Giôn, thuộc cánh những người đi khai hoang. Họ ủng hộ vua Anh, chống lại phái cấp tiến. Giôn lao vào hoạt động chống lại cuộc đấu tranh giành độc lập cho Bắc Mỹ. Trong cuộc chiến tranh lừng lẫy này, Giôn Ê-đi-xơn đã là một “to-ri”, nghĩa là một người ủng hộ nhà vua Anh, và thuộc phái bảo thủ. Bị bắt, bị tịch thu toàn bộ gia sản, nhà đại điền chủ Giôn may mắn không phải chịu tử hình. Nhưng sau tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Giôn bị đày đi cùng với nhiều “to-ri” khác. Xa-ra Óc-đen, vợ Giôn, cùng với bảy đứa con cũng theo ông đi. Cả gia đình dừng lại ở miền tây Ca-na-đa và đã chịu đựng mọi gian khổ, thiếu thốn, lao động cật lực để khai phá rừng hoang. Nhờ tính cần cù và lòng quyết tâm không chịu thua số phận, thua mọi khó khăn nên chẳng bao lâu họ đã là chủ nhân của một vùng đất phì nhiêu.

Đứa con đầu lòng của Xa-mu-en đã lập gia đình năm 1792 và có nhiều con. Một trong các trẻ đó, sinh năm 1804, cũng tên là Xa-mu-en. Để khỏi lẫn, người ta gọi chú bé là Xa-mu-en Trẻ. Sau bốn mươi ba năm, chính Xa-mu-en Trẻ này đã trở thành cha đẻ của một nhà phát minh khoa học tiếng tăm lẫy lừng……..


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button