Hồi ký - danh nhân

Quyền Lực Bà Rồng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Monique Brinson Demery

Download sách Quyền Lực Bà Rồng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vào thời điểm tôi bắt đầu tìm hiểu bà Ngô Đình Nhu thì bà đã sống lưu vong hơn bốn chục năm rồi. Năm 1963, ở đỉnh cao danh vọng của bà, tờ New York Times gọi vị Đệ nhất Phu nhân miền Nam Việt Nam ba mươi chín tuổi này là người đàn bà “quyền lực nhất” ở châu Á và so sánh bà với Lucrezia Borgia. Nhưng chính cái tiếng tăm Rồng Cái của bà đã mang đến cho bà sự khác biệt đích thực. Khi các nhà sư tự thiêu trên đường phố Sài Gòn, phản ứng của bà Nhu là tàn bạo không thể tả: “Cứ để họ tự thiêu, rồi chúng ta sẽ vỗ tay”, bà mỉm cười nói. “Nếu các Phật tử muốn có thêm một cuộc nướng thịt, tôi sẽ hân hoan cung cấp dầu xăng và một que diêm”. Vẻ đẹp nguy hiểm, với đôi mắt đen nhanh chóng trở thành biểu tượng của mọi sai lầm cho sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.

Bà Nhu biến dần khỏi đời sống công cộng sau tháng Mười Một năm 1963, khi chồng bà, Ngô Đình Nhu, và anh chồng bà, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, bị giết chết trong một cuộc đảo chính được chính quyền Mỹ bật đèn xanh ủng hộ. Như Tổng thống John F. Kennedy giải thích với người bạn thân của ông, Paul “Red” Fay, Hoa Kỳ phải loại trừ anh em họ Ngô một phần vì bà Nhu. “Con chó cái đó”, ông nói với bạn, “nó gây ra hết… Con chó cái đó chĩa mũi vào và làm mọi thứ ở đó sôi sục lên hết”.

Đã có nhiều cuốn sách mổ xẻ biến cố tháng Mười Một năm 1963 và coi sự lật đổ anh em họ Ngô như yếu tố then chốt dẫn đến việc Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng những nghiên cứu lịch sử về vụ đảo chính phần lớn đã không nhìn ra vai trò của bà Nhu. Làm thế nào mà một người đàn bà thậm chí chưa tới bốn mươi tuổi – và cao chưa tới một mét sáu với giày cao gót – có thể thu hút sự chú ý hoàn toàn của một siêu cường như Mỹ, và lôi kéo nước Mỹ vào một cuộc xung đột sẽ kéo dài thêm một thập kỷ và lấy đi mạng sống của hàng triệu người?

Tôi đã ở Paris để tìm hiểu – mặc dù, tôi phải thừa nhận, tôi hơi lo lắng. Phóng viên hãng tin AP (Associated Press) Malcolm Browne, từng được giải Pulitzer, viết trong hồi ký của ông rằng, từ “kinh nghiệm cá nhân” ông biết bà Nhu “có thể là kẻ thù nguy hiểm nhất mà một người có thể gặp”. Và đó chính là điều gây tò mò. Rồng Cái là hình ảnh tưởng tượng kiểu Tây phương về một người Đông phương – dâm dục, suy đồi, và nguy hiểm. Cái khuôn mẫu độc ác này đã đúc ra những người đàn bà châu Á quyền lực trước bà Nhu, như bà Tống Mỹ Linh, vợ Tưởng Giới Thạch và Từ Hi Thái Hậu. Vụ án phản quốc Tokyo Rose, giọng nói nữ của chương trình phát thanh tuyên truyền Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, vẫn còn in đậm trong ký ức chung ở Mỹ khi bà Nhu buộc tội những người Mỹ ở Việt Nam đã hành động như “những tên lính đánh thuê”. Hậu quả là hình ảnh Rồng Cái mà công chúng thấy ở bà Nhu là một chiều, như một tên vô lại ria xoắn trong một kịch bản Hollywood tồi, mà như vậy thì hơi quá dễ dãi.

Mặc cho bạn nghĩ gì về bà, bà Nhu đã trực tiếp thò tay nhào nặn lịch sử. Nhưng bà đã im lặng trong mấy chục năm. Dù nổi tiếng là bộc trực, bản thân người đàn bà này đã cho thế giới biết rất ít về mình. Bà Nhu đã đuổi phóng viên New York Times cuối cùng tìm cách tiếp cận bà ra khỏi thềm nhà mình ở Ý vì quá ồn ào. Chuyện đó xảy ra vào năm 1986.

Dù gần hai mươi năm đã trôi qua, không có lý do gì cho thấy tôi sẽ có thêm chút may mắn nào, tôi tự nhủ khi nhìn lên tòa nhà bên kia đường. Cách chỉ vài trăm mét sau lưng tôi, tháp Eiffel vươn cao sừng sững. Tôi cố giữ kín đáo khi đếm các tầng của tòa nhà. “Một bà già gan lì”, tôi nghĩ. Theo những gì mà nhiều người biết, trong đó có những người được gợi là chuyên gia mà tôi đã phỏng vấn, bà Nhu đang sống trong một biệt thự xập xệ tường vôi trắng, đâu đó ở ngoại ô Rome. Đã từng có những đồn đoán về việc bà còn sống hay đã chết.

Nhưng tôi có lý do để tin rằng bà ở đây, giữa Paris.

Việc tôi tìm hiểu bà Nhu bắt đầu đơn thuần vì tò mò. Tôi ra đời năm 1976, khoảng mười bảy tháng sau khi kết thúc chiến tranh [Việt Nam]. Như hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong những năm 1980, những hiểu biết đầu tiên của tôi về Việt Nam đến từ phim ảnh; người lớn chắc chắn đã không nói nhiều về nó; nó là một tạp âm của những cánh quạt máy bay trực thăng đập mạnh, những lều tranh bốc cháy, và những cánh rừng nhiệt đới bị bom na-pan tàn phá. Tôi giữ mãi ấn tượng đó cho đến năm thứ hai đại học, khi tôi ghi danh một học kỳ nước ngoài tại Đại học Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội, mà tôi nghĩ chỉ học cho vui. Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo nên tiêm phòng bệnh thương hàn, uốn ván, và bệnh dại, cũng như mang theo thuốc chống muỗi và i-ốt. Cha tôi sửng sốt: “Cha đã trải qua những năm hai mươi tuổi tìm cách thoát ra khỏi Việt Nam, còn bây giờ thì con tìm cách bước vào đó!”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button