Kinh doanh - đầu tư

Luận Ngữ Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Luan ngu ung dung trong kinh doanh - Thieu Vu1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thiệu Vũ

Download sách Luận Ngữ Ứng Dụng Trong Kinh Doanh ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn nhấn mạnh nhiều lần về tầm quan trọng của nhân ái, nhưng nhân ái thì có quan hệ gì đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta?

Nhân ái không những rất gần chúng ta, mà còn có quan hệ mật thiết đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta, thậm chí có thể nói rằng, đó là nền tảng căn bản cho sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta.

Một nhân viên đạt tiêu chuẩn thì cần phải có những phẩm chất nào?

Quan tâm và tôn trọng đồng nghiệp, yêu nghề, mạnh dạn đảm nhận trách nhiệm mà không phàn nàn người khác, giúp đỡ và ủng hộ người khác, kiên trì quan điểm đúng đắn, chính xác. Đó là những phẩm chất mà một nhân viên cần có. Tất cả những phẩm chất này chính là yêu cầu mà Luận Ngữ đặt ra đối với nhân ái.

Trong Luận Ngữ, nhân ái bao gồm các mặt sau: “nhân giả ái nhân” (người nhân từ biết yêu thương người khác), “chấp sự kính” (làm việc phải nghiêm túc, cẩn thận), “kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn làm, thì không bắt người khác làm), “thành nhân chi mỹ” (ủng hộ điều tốt đẹp của người khác), “đương nhân bất nhượng” (làm việc nhân đạo thì không phải khiêm nhường),…

Trong hội nghị bình chọn công nhân viên diễn ra cuối năm 2009, Lưu Dương nhận được sự tán thành và ủng hộ cao, được bầu chọn là một trong những nhân viên ưu tú nhất của công ty. Sự thay đổi của Lưu Dương khiến tất cả mọi người đều cảm thấy kinh ngạc. Trong hoạt động bình chọn nhân viên thường niên nửa đầu năm 2009, dù là khả năng giao tiếp, thành tích của cá nhân, hay là cùng tập thể, biểu hiện của Lưu Dương đều rất kém, cấp trên thậm chí còn xếp cô vào danh sách những nhân viên chờ ngày bị sa thải.

Vậy thì, điều gì đã làm Lưu Dương thay đổi thành một nhân viên ưu tú? Đó chính là nhờ đọc Luận Ngữ. Tháng 6 năm 2009, để nâng cao tố chất nhân viên, công ty đã mua một số lượng lớn sách Luận Ngữ về phát cho nhân viên. Rất nhiều người sau khi nhận sách, bỏ ngay vào ngăn kéo bàn làm việc, và chẳng bao giờ ngó ngàng đến nó nữa. Lưu Dương thì lại nghiền ngẫm đọc Luận Ngữ, và viết ra những cảm nhận sau khi đọc, đánh giá lại các vấn đề còn tồn tại của bản thân, đồng thời dựa vào các bài học trong Luận Ngữ để lập ra phương án chấn chỉnh bản thân. Rất nhanh sau đó, các đồng nghiệp đều nhận thấy sự thay đổi của Lưu Dương, không còn thấy Lưu Dương của ngày nào tâm hồn luôn treo ngược cành cây, khi đối mặt với khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, oán trách người khác mà thay vào đó là một Lưu Dương biết quan tâm, giúp đỡ người khác, mạnh dạn nhận trách nhiệm, tận tâm, tận lực thực hiện chức trách.

“… Tôi rất cảm ơn cấp trên đã cho tôi một quyển Luận Ngữ, không có Luận Ngữ, tôi không thể nào hiểu được nhân ái là gì, không thể hiểu được thế nào là yêu nghề, lại càng không có cách nào có thể gần gũi, chan hòa, thân thiện với các đồng nghiệp.” Lưu Dương đã xúc động phát biểu trong lễ nhận khen thưởng.

Bài học:

  1. Nhân ái có quan hệ mật thiết với cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta, là nền tảng căn bản cho sự thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp của chúng ta.
  2. Một người có nhân ái hay không, sẽ quyết định họ có thể trở thành một nhân viên đạt tiêu chuẩn hay không.

Phàn Trì vấn nhân,

Tử viết: “Nhân giả ái nhân”

Phàn Trì hỏi thế nào là nhân, Khổng Tử đáp: “Người nhân từ là biết yêu người khác”.

– Nhan Uyên – Chương 12.22

Phàn Trì là đệ tử của Khổng Tử. Có một lần, Phàn Trì thỉnh giáo Khổng Tử rằng: Thế nào gọi là “nhân”, Khổng Tử trả lời rất ngắn gọn: “Ái nhân” (yêu người). “Yêu người” được chia ra làm hai cấp: trước tiên là tôn trọng người khác; sau đó là quan tâm, yêu mến người khác. Không biết tôn trọng người khác thì không thể nào thực sự quan tâm và yêu mến họ được. Do đó, “yêu người” chính là tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác, người có tấm lòng nhân ái là người biết tôn trọng, quan tâm và yêu mến người khác.

Bất kể khi nào, giao tiếp qua lại giữa con người với con người đều là mối quan hệ tương hỗ. Trong doanh nghiệp, một người biết tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác nhất định sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của người khác. Ngược lại, nếu một người không biết tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác thì họ nhất định sẽ bị người khác bài xích, thậm chí là sẽ bị người khác bỏ rơi.

Tháng 4 năm 2010, Vương Khải bị công ty cho thôi việc với nguyên nhân duy nhất là: Không tôn trọng, quan tâm và yêu mến đồng nghiệp, khiến cho nội bộ ban ngành thiếu cộng tác, không phối hợp ăn ý với đồng nghiệp. Trong khi đó, Vương Khải là một nhân viên kế hoạch rất thông minh, nhưng chính vì quá thông minh nên anh luôn cho rằng, mình ở vị trí cao hơn người khác, bản lĩnh hơn người khác, luôn cười nhạo và công kích ý tưởng của người khác trong các buổi thảo luận sáng kiến ý tưởng mới. Một lần, khi một đồng nghiệp trình bày hết sáng kiến của mình xong, Vương Khải nói: “Đây là một cách nghĩ cực kỳ ngu xuẩn, chỉ có thằng ngốc mới nghĩ ra được như vậy.” Sau đó, bất kể buổi thảo luận nào chỉ cần có Vương Khải tham gia thì mọi người đều giữ im lặng, để tránh bị Vương Khải cười nhạo và phỉ báng. Cuối cùng, toàn thể nhân viên của ban kế hoạch đều gửi một bản báo cáo, trong báo cáo có ghi rõ “nếu Vương Khải còn tiếp tục làm ở bộ phận kế hoạch, thì các nhân viên sẽ xin từ chức tập thể”, kết quả như thế nào chắc ai cũng rõ.

ĐỌC THỬ

No.1NHÂN ÁI

Bạn nhấn mạnh nhiều lần về tầm quan trọng của nhân ái, nhưng nhân ái thì có quan hệ gì đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta?

Nhân ái không những rất gần chúng ta, mà còn có quan hệ mật thiết đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta, thậm chí có thể nói rằng, đó là nền tảng căn bản cho sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta.

Một nhân viên đạt tiêu chuẩn thì cần phải có những phẩm chất nào?

Quan tâm và tôn trọng đồng nghiệp, yêu nghề, mạnh dạn đảm nhận trách nhiệm mà không phàn nàn người khác, giúp đỡ và ủng hộ người khác, kiên trì quan điểm đúng đắn, chính xác. Đó là những phẩm chất mà một nhân viên cần có. Tất cả những phẩm chất này chính là yêu cầu mà Luận Ngữ đặt ra đối với nhân ái.

Trong Luận Ngữ, nhân ái bao gồm các mặt sau: “nhân giả ái nhân” (người nhân từ biết yêu thương người khác), “chấp sự kính” (làm việc phải nghiêm túc, cẩn thận), “kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn làm, thì không bắt người khác làm), “thành nhân chi mỹ” (ủng hộ điều tốt đẹp của người khác), “đương nhân bất nhượng” (làm việc nhân đạo thì không phải khiêm nhường),…

Trong hội nghị bình chọn công nhân viên diễn ra cuối năm 2009, Lưu Dương nhận được sự tán thành và ủng hộ cao, được bầu chọn là một trong những nhân viên ưu tú nhất của công ty. Sự thay đổi của Lưu Dương khiến tất cả mọi người đều cảm thấy kinh ngạc. Trong hoạt động bình chọn nhân viên thường niên nửa đầu năm 2009, dù là khả năng giao tiếp, thành tích của cá nhân, hay là cùng tập thể, biểu hiện của Lưu Dương đều rất kém, cấp trên thậm chí còn xếp cô vào danh sách những nhân viên chờ ngày bị sa thải.

Vậy thì, điều gì đã làm Lưu Dương thay đổi thành một nhân viên ưu tú? Đó chính là nhờ đọc Luận Ngữ. Tháng 6 năm 2009, để nâng cao tố chất nhân viên, công ty đã mua một số lượng lớn sách Luận Ngữ về phát cho nhân viên. Rất nhiều người sau khi nhận sách, bỏ ngay vào ngăn kéo bàn làm việc, và chẳng bao giờ ngó ngàng đến nó nữa. Lưu Dương thì lại nghiền ngẫm đọc Luận Ngữ, và viết ra những cảm nhận sau khi đọc, đánh giá lại các vấn đề còn tồn tại của bản thân, đồng thời dựa vào các bài học trongLuận Ngữ để lập ra phương án chấn chỉnh bản thân. Rất nhanh sau đó, các đồng nghiệp đều nhận thấy sự thay đổi của Lưu Dương, không còn thấy Lưu Dương của ngày nào tâm hồn luôn treo ngược cành cây, khi đối mặt với khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, oán trách người khác mà thay vào đó là một Lưu Dương biết quan tâm, giúp đỡ người khác, mạnh dạn nhận trách nhiệm, tận tâm, tận lực thực hiện chức trách.

“… Tôi rất cảm ơn cấp trên đã cho tôi một quyểnLuận Ngữ, không có Luận Ngữ, tôi không thể nào hiểu được nhân ái là gì, không thể hiểu được thế nào là yêu nghề, lại càng không có cách nào có thể gần gũi, chan hòa, thân thiện với các đồng nghiệp.” Lưu Dương đã xúc động phát biểu trong lễ nhận khen thưởng.

Bài học:

1. Nhân ái có quan hệ mật thiết với cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta, là nền tảng căn bản cho sự thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp của chúng ta.

2. Một người có nhân ái hay không, sẽ quyết định họ có thể trở thành một nhân viên đạt tiêu chuẩn hay không.

Phàn Trì vấn nhân,

Tử viết: “Nhân giả ái nhân”

Phàn Trì hỏi thế nào là nhân, Khổng Tử đáp: “Người nhân từ là biết yêu người khác”.

– Nhan Uyên – Chương 12.22

Phàn Trì là đệ tử của Khổng Tử. Có một lần, Phàn Trì thỉnh giáo Khổng Tử rằng: Thế nào gọi là “nhân”, Khổng Tử trả lời rất ngắn gọn: “Ái nhân” (yêu người). “Yêu người” được chia ra làm hai cấp: trước tiên là tôn trọng người khác; sau đó là quan tâm, yêu mến người khác. Không biết tôn trọng người khác thì không thể nào thực sự quan tâm và yêu mến họ được. Do đó, “yêu người” chính là tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác, người có tấm lòng nhân ái là người biết tôn trọng, quan tâm và yêu mến người khác.

Bất kể khi nào, giao tiếp qua lại giữa con người với con người đều là mối quan hệ tương hỗ. Trong doanh nghiệp, một người biết tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác nhất định sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của người khác. Ngược lại, nếu một người không biết tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác thì họ nhất định sẽ bị người khác bài xích, thậm chí là sẽ bị người khác bỏ rơi.

Tháng 4 năm 2010, Vương Khải bị công ty cho thôi việc với nguyên nhân duy nhất là: Không tôn trọng, quan tâm và yêu mến đồng nghiệp, khiến cho nội bộ ban ngành thiếu cộng tác, không phối hợp ăn ý với đồng nghiệp. Trong khi đó, Vương Khải là một nhân viên kế hoạch rất thông minh, nhưng chính vì quá thông minh nên anh luôn cho rằng, mình ở vị trí cao hơn người khác, bản lĩnh hơn người khác, luôn cười nhạo và công kích ý tưởng của người khác trong các buổi thảo luận sáng kiến ý tưởng mới. Một lần, khi một đồng nghiệp trình bày hết sáng kiến của mình xong, Vương Khải nói: “Đây là một cách nghĩ cực kỳ ngu xuẩn, chỉ có thằng ngốc mới nghĩ ra được như vậy.” Sau đó, bất kể buổi thảo luận nào chỉ cần có Vương Khải tham gia thì mọi người đều giữ im lặng, để tránh bị Vương Khải cười nhạo và phỉ báng. Cuối cùng, toàn thể nhân viên của ban kế hoạch đều gửi một bản báo cáo, trong báo cáo có ghi rõ “nếu Vương Khải còn tiếp tục làm ở bộ phận kế hoạch, thì các nhân viên sẽ xin từ chức tập thể”, kết quả như thế nào chắc ai cũng rõ.

Một người muốn đứng vững trong doanh nghiệp, muốn lập được thành tích xuất sắc, nếu chỉ dựa vào tài trí thông minh và năng lực không thì chưa đủ, mà còn phải có một trái tim “yêu người”.

Bài học:

Trong tập thể, học được cách tôn trọng, quan tâm, yêu mến người khác, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của đồng nghiệp cũng như lãnh đạo.

Nhân thị kính nghiệp

Con người yêu quý nghề nghiệp

Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung

Khi ở nhà, mình giữ gìn dung mạo cho khiêm cung; khi ra làm việc, mình thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, mình giữ dạ trung thành.

– Tử Lộ – Chương 13.19

Khi trả lời câu hỏi “nhân” của Phàn Trì, Khổng Tử đã nêu ra ba cách làm cụ thể: Bình thường khi gặp gỡ phải cung kính; làm việc phải nghiêm túc, cẩn thận; giao tiếp với người khác phải trung thành, giữ chữ tín.

Cũng có thể Phàn Trì muốn hiểu được cách làm cụ thể của “nhân giả ái nhân”, cho nên, ông đã tìm cơ hội, xin thỉnh giáo thầy một lần nữa rằng: “thế nào là ‘nhân’?”

Khổng Tử vẫn nghiêm túc tuân thủ lời hứa “hối nhân bất quyện” (dạy người không biết mệt mỏi), không nề hà mà trả lời rằng: “bình thường khi gặp gỡ phải trang trọng, cẩn thận, xử lý sự việc phải nghiêm túc, tích cực, giao tiếp với người khác phải trung thành, giữ chữ tín. Cho dù có rơi vào hoàn cảnh nào đi nữa cũng phải kiên trì không buông xuôi.”

Đối với Khổng Tử, cả ba việc này đã tạo nên chữ “nhân”, và lần lượt liên quan đến ba phương diện sinh hoạt, công tác và giao tiếp trong đời sống.

Trong đó “chấp sự kính” liên quan đến công việc, khiến cho chúng ta đặc biệt phải chú ý: “Chấp” là xử lý, “sự” là chức trách công tác mà chúng ta phải đảm nhiệm, là nghiêm túc, tích cực. (“chấp sự kính” có nghĩa là khi xử lý công việc phải thực hiện nghiêm túc, tích cực). Trong ba chữ “chấp”, “sự”, “kính” thì chữ “kính” là quan trọng nhất. Bởi ai cũng phải xử lý công việc, nhưng nếu không có “kính”, không có thái độ nghiêm túc, tích cực thì sẽ không bao giờ xử lý tốt được công việc cần phải xử lý và công việc đáng ra phải xử lý tốt sẽ không được xử lý thỏa đáng, như vậy tất sẽ nảy sinh vấn đề.

Người làm việc đạt yêu cầu luôn luôn không bao giờ bỏ quên chữ “kính”, với họ biểu hiện tôn trọng, yêu kính nghề nghiệp quan trọng nhất là nghiêm túc, tích cực xử lý tốt sự việc thuộc phạm vi chức trách của bản thân.

“Chấp sự kính” chính là tôn trọng, yêu quý nghề nghiệp. Rất nhiều người không hoàn thành được công việc trong phạm vi nhiệm vụ của mình không phải là do thiếu năng lực, mà là do thiếu tinh thần trách nhiệm, không đủ nghiêm túc, tích cực đối với công việc.

Tiên nan nhi hậu hoạch

Trước khó sau dễ định ngày lên cao

– Ung Dã – Chương 6.20

Phàn Trì có thể là môn sinh có hứng thú với “nhân” nhất trong số các môn sinh của Khổng Tử, ông đã từng nhiều lần thỉnh giáo thầy thế nào là “nhân”, còn Khổng Tử lại có nhiều đáp án khác nhau với mỗi câu hỏi của môn sinh. Ngoài “ái nhân” (yêu người), “Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung” thì “tiên nan nhi hậu hoạch” cũng là một trong những đáp án của Khổng Tử.

Có một lần, đầu tiên Phàn Trì thỉnh giáo Khổng Tử thế nào là “đức trí”, Khổng Tử đáp: “Chuyên làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỷ thần, nhưng không hay gần, tức là không ưa cầu thỉnh vái van quỷ thần; như vậy có thể gọi là trí.” Tiếp đó, ông lại thỉnh giáo thầy thế nào là “nhân”, Khổng Tử đáp: Người nhân trước phải làm những việc khó, sau thì thâu hoạch cuộc thành tựu của mình.

“Tiên nan nhi hậu hoạch” chính là “trước tiên phải cho đi, sau đó mới thu về thành quả”. Điều mà “tiên nan nhi hậu hoạch” theo đuổi chính là “phải cho đi mới có nhận lại”, tương tự, đây cũng là biểu hiện của kính trọng nghề nghiệp.

Xét về mặt bản chất, trao đổi giữa doanh nghiệp và nhân viên là sự trao đổi ngang giá trị: Nhân viên bỏ ra kiến thức, thời gian và sức lực, còn doanh nghiệp chi trả thù lao tương ứng, tạo môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi người đều phải tuân thủ theo nguyên tắc trao đổi “lao động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít, không lao động thì không được hưởng thành quả”, nếu không sẽ không có cái gọi là công bằng. Biểu hiện không tôn kính nghề nghiệp tương ứng của “có cho đi mới có nhận lại” chính là có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho – không chịu cho đi, nhưng lại mong muốn có được thành quả. Ngày nay, chúng ta có thể gặp rất nhiều kiểu người không thích lao động, ngồi chờ sung rụng, hay ngồi mát ăn bát vàng, họ đã hoàn toàn quên đi đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc nghề nghiệp tối thiểu.

Hân Hân bốn năm liền được bình chọn là nhân viên ưu tú của công ty, cũng giống như trước đây, cô có vẻ xấu hổ, gượng gạo khi đứng trên bục lĩnh thưởng. Khi có người hỏi cô có cảm xúc gì khi lại một lần nữa được bình chọn là nhân viên ưu tú, cô thực thà trả lời: “Kỳ thực, tôi chỉ làm việc nên làm, chỉ cần là việc liên quan đến công ty, thì nhất định là chuyện quan trọng, cũng nhất định phải có người làm. Nếu mọi người đều không tình nguyện làm thì tôi sẽ làm. Tôi không ngờ làm những việc như vậy lại trở thành nhân viên ưu tú. Tôi chỉ hy vọng công sức của tôi có thể xứng đáng với tiền lương mà công ty đã trả cho tôi.” Nếu mỗi một nhân viên đều có thể nghĩ được như Hân Hân thì chắc hiện tượng không tôn kính nghề nghiệp sẽ không còn tồn tại.

Bài học:

1. Nghiêm túc, tích cực xử lý tốt mọi công việc trong phạm vi, nhiệm vụ của bản thân.

2. Trước tiên phải nỗ lực làm việc, sau đó mới thu được thành quả. Không có cho đi, thì sẽ không thể nhận bất cứ thứ gì.

Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân

Điều mình không muốn làm thì đừng làm cho người khác.

Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân

Điều mình không muốn làm thì đừng làm cho người khác.

– Nhan Uyên – Chương 12.2

Ý của câu nói này là: Bản thân mình không muốn thì không làm với người khác.

Dường như tất cả môn sinh đều từng thỉnh giáo Khổng Tử thế nào gọi là “nhân”, câu trả lời của Khổng Tử trước mỗi câu hỏi đều khác nhau. “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” là câu trả lời của Khổng Tử khi Trọng Cung thỉnh giáo thế nào gọi là “nhân”.

Một lần, Trọng Cung thỉnh giáo thầy giáo thế nào là “nhân”, Khổng Tử đáp: “Khi ra khỏi nhà, mình phải giữ cho nghiêm trang, kính cẩn dường như sắp gặp khách quý; Khi sai dân làm việc công, mình thận trọng như thừa hành một cuộc cúng tế lớn. Điều mà mình không muốn làm thì không nên cố bắt người khác làm. Như vậy, trong nước chẳng ai oán mình, ở nhà chẳng ai ghét mình”. Trọng Cung khiêm tốn đáp: Học trò tuy không đủ thông minh, nhưng cũng sẽ cố gắng thực hiện theo câu nói này của thầy.

Liên quan đến “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân”, trước tiên phải trả lời câu hỏi là tại sao phải: “Điều mình không muốn làm, thì không nên bắt người khác làm”?

Muốn trả lời câu hỏi này, trong công việc phải tìm cho ra điều mình không muốn là gì? Xoay quanh câu hỏi này, chúng tôi đã từng làm một cuộc điều tra rộng rãi: Câu trả lời lần lượt là: Thất bại, trách mắng, phê bình…

Mọi người trong chúng ta sẽ không ai xa lạ với hai hiện tượng sau.

Thứ nhất, công ty đã đưa ra một dự án hoàn toàn mới mà không hề có bất cứ cơ sở thị trường nào, khi cần xác định ứng cử viên phụ trách công việc, mọi người sẽ luôn mượn nhiều lý do để chứng thực mình không có thời gian hoặc không có sức lực để đảm đương nhiệm vụ này, nên đổ cho người khác.

Thứ hai, sau khi nảy sinh vấn đề, trong cuộc họp phân tích vấn đề, mọi người luôn than trách và đùn đẩy trách nhiệm, ai cũng muốn chứng minh vấn đề phát sinh không hề liên quan đến mình.

Tại sao lại xuất hiện hai hiện tượng này? Nguyên nhân rất đơn giản: Ai cũng không muốn thất bại, cũng không muốn bị phê bình hay bị quở trách. Nếu đảm đương một dự án khó khăn, tính khả thi của thất bại sẽ rất lớn, vì vậy mỗi người đều hy vọng nhiệm vụ này sẽ được giao cho người khác; Tương tự, thừa nhận vấn đề là bởi vì sai lầm của bản thân gây ra, sẽ phải đối mặt với sự quở trách và phê bình của công ty. Bất kể là thất bại, hay là quở trách và phê bình thì cũng đều là điều mọi người không mong muốn, cho nên đã xuất hiện tình trạng “mình không muốn làm nhưng vẫn bắt người khác phải làm”.

Mục đích của “điều mình không muốn làm nhưng vẫn bắt người khác làm” rất đơn giản: trốn tránh thất bại, quở trách và phê bình. Nhưng, nếu mọi người trong doanh nghiệp, ai ai cũng “điều mình không muốn làm nhưng vẫn bắt người khác làm” thì nhất định sẽ gây ra một số hậu quả đáng tiếc.

Thứ nhất, không có ai gánh trách nhiệm, cuối cùng dẫn đến hiện tượng rất nhiều dự án quan trọng của công ty sẽ không có ai chịu trách nhiệm thực thi, rất nhiều doanh nghiệp do đó đã bỏ lỡ mất cơ hội phát triển.

Thứ hai, trao đổi nội bộ không thông suốt, giữa các bộ phận sẽ đùn đẩy trách nhiệm, các nhân viên oán trách lẫn nhau, kết quả cuối cùng tất nhiên sẽ là nội bộ doanh nghiệp đánh mất sự hài hòa và phối hợp nhịp nhàng, trao đổi nội bộ không thông suốt là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp.

Thứ ba, oán trách và đùn đẩy trách nhiệm sẽ phát triển thành xung đột nội bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp do mâu thuẫn nên đoàn kết nội bộ đã bị tổn thất nghiêm trọng, thậm chí là đánh mất một số lượng lớn nhân viên.

Mắc bất kì hậu quả nào trong ba hậu quả trên đều có thể đi vào con đường thất bại, do đó, là một nhân viên coi trọng sự phát triển của doanh nghiệp, thì phải làm được “điều mình không muốn làm thì không bắt người khác làm”.

Liên quan đến “điều mình không muốn làm thì không bắt người khác làm”, chúng ta cần phải làm rõ hai vấn đề: bản chất của “điều mình không muốn làm thì không bắt người khác làm” là gì?

Bản thân mình không muốn, thì người khác nhất định sẽ không muốn, do đó, không được đùn đẩy cho người khác. Chúng ta có thể rút ra kết luận như thế này: Bản chất của “điều mình không muốn làm thì không bắt người khác làm” là đặt mình vào người khác – nghĩ đến mình cũng phải nghĩ đến người khác. Bản thân mình không muốn thì phải nghĩ cho người khác là bản thân họ cũng giống mình, cũng sẽ không muốn. Như vậy, nói ngược lại, cái mà bản thân hy vọng, mong muốn đạt được thì người khác cũng mong muốn, cũng hy vọng có được.

Kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân

Mình muốn lập thân thì cũng phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành công thì cũng phải giúp người khác thành công.

– Ung Dã – Chương 6.28

Khi bản thân muốn đứng vững thì cũng phải giúp đỡ người khác đứng vững, khi bản thân muốn phát triển thì cũng phải giúp đỡ người khác phát triển. Đây là mặt tích cực có đi có lại, cũng là một trong những nội dung quan trọng của “nhân”.

Tử Cống là một trong những môn sinh thông minh nhất của Khổng Tử rất giỏi về bàn luận.

Một lần, ông hỏi Khổng Tử: “Nếu có người biết chăm sóc, lo lắng cho nhân dân, giúp đỡ mọi người, như vậy có thể gọi là người nhân được không?” Khổng Tử nghe xong liền đáp: “Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Ắt gọi là bậc thánh mới xứng. Cho dù là vua Nghiêu, vua Thuấn cũng khó có thể làm được! Người nhân muốn đứng vững thì cũng giúp đỡ người khác đứng vững, bản thân mình muốn phát triển thì cũng giúp đỡ người khác phát triển. Hễ xử với mình thế nào thì cũng xử với người chung quanh mình thế ấy. Đó là những phương pháp thi hành để trở nên người nhân đức.”

Nếu nói “ái nhân” (yêu người) là khái niệm cơ bản của nhân, thì “kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân” chính là kim chỉ nam hành động của “yêu người” – khi bạn hy vọng thành công, cũng muốn giúp đỡ người khác thành công. Khi bạn hy vọng phát triển, cũng thúc đẩy người khác phát triển.

Thử trắc nghiệm một chút: Ai không mong muốn đứng vững trong công việc đầy sự cạnh tranh khắc nghiệt, ai không mong muốn con đường nghề nghiệp sinh nhai của mình thuận lợi, hanh thông? Nhưng nếu thành công của bạn có được là do sự thất bại của người khác hoặc gây tổn thất đến lợi ích của người khác thì bạn đã đi ngược lại với “nhân ái”.

“Nhân ái” là chỉ khi bạn gặt hái được thành công thì cũng thúc đẩy và giúp đỡ người khác gặt hái được thành công. “Nhân ái” là có đi có lại, là mọi người cùng trưởng thành, cùng nhau đi đến thành công.

Khi Lưu Vĩ mới vào bộ phận khai thác phát triển sản phẩm, bộ phận này có rất nhiều tiêu cực, tâm lý mọi người thì bi quan, tất cả các thành viên đều không quan tâm đến công việc, bộ phận tồn tại như “được ngày nào hay ngày đấy”. Lưu Vĩ là người có mong muốn đạt được thành tích xuất sắc trong lĩnh vực khai thác phát triển sản phẩm, nhưng anh biết rất rõ nếu chỉ dựa vào sức lực của cá nhân thì không thể thực hiện được. Anh hy vọng các đồng sự của cả bộ phận có thể cùng nhau phấn đấu, cùng tham gia khai thác, phát triển sản phẩm. Vì thế, anh bắt đầu áp dụng các phương pháp khơi dậy lòng nhiệt tình của mọi người. Ban đầu, chỉ có vài đồng nghiệp đứng về phía anh, nhưng anh kiên trì không nản lòng, cuối cùng tất cả thành viên của bộ phận đều tham gia vào kế hoạch phát triển sản phẩm mới.

Cho đến nay, sản phẩm mà họ khai thác, phát triển đã được thị trường chấp nhận và đánh giá cao, trở thành một trong những sản phẩm có giá trị nhất của công ty, và Lưu Vĩ cũng được đề bạt lên chức trưởng bộ phận này.

Bài học:

1. Điều bản thân mình không muốn thì không nên ép buộc người khác.

2. Bản chất của “kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” là có đi ắt có lại.

3. “Nhân ái” là khi bạn gặt hái được thành công, thì cũng phải thúc đẩy và giúp đỡ người khác đạt được thành công.

Thành nhân chi mỹ

Ủng hộ cái ác, cái xấu của người khác.

Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác

Người quân tử ủng hộ cái tốt đẹp của người khác, không ủng hộ cái ác, cái xấu của người khác.

– Nhan Uyên – Chương 12.16

So sánh với “kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”, trở thành người có ích cho người khác còn tiến thêm một bước nữa. “Mình muốn thành công thì cũng giúp người khác thành công” là trên cơ sở bản thân mong muốn, giúp đỡ người khác, cùng nhau đi đến thành công; còn “thành nhân chi mỹ” lại chỉ khi người khác cần giúp đỡ, bạn giang tay ra giúp đỡ, để hỗ trợ đối phương thực hiện mục tiêu, kiểu giúp đỡ này cũng có thể không liên quan đến mong muốn của bản thân. “Ủng hộ cái tốt đẹp của người khác” thể hiện được tấm lòng rộng mở, bao dung, là một mỹ đức cao thượng. Ai có thể làm được việc “ủng hộ cái tốt đẹp của người khác”, người đó nhất định sẽ được người khác ca ngợi, thậm chí là được nhiều người ủng hộ, che chở.

Tháng 10 năm 2009, Ngô Kiến Hoa được đề bạt làm giám đốc bộ phận kinh doanh. Đối với anh, đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn bởi chỉ trong vài tháng vào công ty, anh đã chính thức bước vào tầng quản lý nòng cốt của công ty.

Do có năng lực đàm phán nghiệp vụ xuất sắc, nên Ngô Kiến Hoa thường được đồng nghiệp mời cùng đi đàm phán nghiệp vụ, và phần lớn nghiệp vụ mà anh tham gia đàm phán đều thuận lợi ký kết được hợp đồng. Kể từ khi vào bộ phận kinh doanh của công ty cho đến nay, chỉ trong vài tháng, anh đã giúp đỡ được mười mấy đồng nghiệp ký kết thành công gần 20 hợp đồng, thu được khoảng ba triệu Nhân dân tệ đạt doanh thu. Anh coi việc giúp đỡ đồng nghiệp là niềm vui của chính mình, và kiên trì nguyên tắc: Chỉ cần đồng nghiệp cần, nhất định sẽ dốc sức trợ giúp.

Ngô Kiến Hoa phát huy tinh thần làm việc giúp đỡ người khác là nguồn vui, không ngừng giúp đỡ, ủng hộ người khác, dần dần thu hút sự chú ý của lãnh đạo quản lý cấp cao của công ty, và anh cũng được đồng nghiệp trong cùng bộ phận kinh doanh yêu mến, giúp đỡ. Đến tháng 10 năm 2009, tức là chưa tròn nửa năm từ ngày Ngô Kiến Hoa vào làm tại công ty, công ty đã quyết định đề bạt anh làm giám đốc phụ trách bộ phận kinh doanh.

“Nhiệm vụ của giám đốc phụ trách bộ phận kinh doanh không phải là theo đuổi thành tích, nghiệp vụ cá nhân, mà phải giúp đỡ đồng nghiệp giành được thành tích xuất sắc. Ngô Kiến Hoa hoàn toàn có được năng lực và ý thức này…” Đây là đánh giá của tổng giám đốc công ty dành cho Ngô Kiến Hoa.

“Giúp đỡ, ủng hộ người khác” là một thái độ cho đi vô tư, cũng là sự quan tâm, yêu mến chân thành, xuất phát từ tấm lòng đối với người khác. Đương nhiên, sự cho đi và quan tâm, yêu mến cuối cùng nhất định sẽ được đền đáp tương xứng, giống như trường hợp của Ngô Kiến Hoa. Bởi vì, giao tiếp là sự qua lại tương hỗ, một người khi giúp đỡ người khác thì tài nguyên và mặt bằng mà bản thân người đó đang sở hữu cũng không ngừng được tích lũy và gia tăng.

Bài học:

1. Giúp đỡ người khác là một phẩm chất tốt đẹp.

2. Giúp đỡ người khác chính là tích lũy tài nguyên, của cải cho chính bản thân mình.

Cung, khoan, tín, mẫn, huệ

Cung kính, bao dung, giữ lời, cần mẫn, ân huệ

Trong Luận Ngữ, chữ “Nhân” tổng cộng được nhắc tới 109 lần, ngoài “nhân ái”, “yêu quý đồng nghiệp”, “có đi ắt có lại”, “ủng hộ cái tốt đẹp của người khác”…, “nhân” còn bao gồm rất nhiều nội dung khác, nhưng, nếu cần khái quát hành vi của “nhân” một cách cao độ thì nhất định phải dựa vào năm điểm sau:

Cung, khoan, tín, mẫn, huệ

Với người khác phải cung kính, bao dung, giữ chữ tín, làm việc phải cần mẫn, với người khác phải ân huệ.

– Dương Hóa – Chương 17.6

Đây là đáp áp của Khổng Tử khi Tử Trương hỏi về “nhân”. Tử Trương thỉnh giáo Khổng Tử thế nào là “nhân”, Khổng

Tử nói rằng: “Người có thể thực hiện năm loại đức trong thiên hạ thì có thể được gọi là ‘nhân’ rồi.” Tử Trương hỏi tiếp: “Đó là năm loại đức nào?” Khổng Tử đáp: “Thái độ cung kính, đối với người khác phải khoan dung, độ lượng, có uy tín, làm việc phải cần mẫn, đối với người khác phải nhân từ, ân huệ. Thái độ cung kính là không làm nhục người khác, đối xử khoan dung với người khác sẽ được mọi người ủng hộ và che chở, giữ chữ tín với người khác sẽ được trọng dụng, làm việc cần cù, chăm chỉ sẽ có thành tích xuất sắc, với người khác phải nhân từ, ân huệ thì có thể lãnh đạo được người khác.”

Cung, khoan, tín, mẫn, huệ là năm đức của người nhân ái, cũng là năm cách để thực hiện “nhân ái”, và là năm đức mà một nhân viên cần phải có.

Cung, thái độ cung kính. Là một nhân viên, trong công tác trước tiên phải giữ thái độ cung kính, bất kể là với cấp trên, đồng nghiệp, hay là đối với cấp dưới. Cung kính với cấp trên, sẽ không mạo phạm tới cấp trên; Cung kính với đồng nghiệp sẽ tránh được tranh cãi không cần thiết; Cung kính với cấp dưới sẽ khiến cho cấp dưới không cảm thấy bị coi thường và bị sỉ nhục. Ngược lại, nếu một người không có thái độ cung kính với người khác, hành vi cử chỉ sẽ hời hợt, khinh suất, và cũng không được người khác tín nhiệm, ủng hộ.

Khoan là khoan dung, nhân hậu với người khác. Mọi người luôn dễ dãi với sai lầm của bản thân, nhưng lại rất chú tâm, để ý đến sai lầm của người khác. Cho nên, Khổng

Tử đã đưa ra “khoan”: Đối xử khoan dung, nhân hậu với mọi người, độ lượng, bao dung với khuyết điểm của người khác, thông cảm cho sai phạm của người khác. Trong công việc, ai cũng khó tránh khỏi phạm phải sai lầm, là đồng nghiệp hoặc cấp trên, chúng ta phải hướng dẫn nhiều hơn, giúp đỡ nhiều hơn người mắc sai lầm, chứ không phải một mực chỉ trích và trừng phạt. Như vậy, bạn sẽ dần dần được đồng nghiệp, cấp dưới bảo vệ, che chở và kính trọng.

Tín là giữ uy tín với người khác. Chữ tín là một phẩm chất không thể thiếu trong đối nhân xử thế của con người, không ai muốn giao tiếp, qua lại với một người không giữ chữ tín, thiếu uy tín. Tại công sở, uy tín vô cùng quan trọng. Trước tiên, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ không chấp nhận một nhân viên không giữ chữ tín. Tiếp đến, người mà thường xuyên thất hứa với người khác nhất định sẽ giảm uy tín trong mắt cấp trên, lãnh đạo không dám tiếp tục giao công việc quan trọng cho người đó. Đồng thời, một người không có uy tín sẽ không thể nào được đồng nghiệp chấp nhận và kính trọng. Một người muốn có thành công trong nghề nghiệp thì phải lấy chữ tín làm gốc rễ căn bản để đối nhân xử thế, sao cho “nói là phải làm, làm phải có hiệu quả”.

Mẫn là làm việc phải chăm chỉ. Cái gì quyết định sự thành bại của doanh nghiệp? Câu trả lời là: Hiệu suất! Vậy, cái gì quyết định hiệu suất của doanh nghiệp? Tất nhiên là hiệu quả làm việc của nhân viên. Cái mà “mẫn” nhấn mạnh là sức phản ánh và sức hành động, sức phản ứng và sức hành động chính là cơ sở của hiệu quả làm việc. Khi một nhân viên có đầy đủ sức phản ánh và sức hành động xuất sắc thì nhất định sẽ có thành tích, được cấp trên quan tâm, để ý.

Huệ là với người khác phải nhân từ, ân huệ. “Huệ” là tố chất lãnh đạo, muốn lãnh đạo người khác, muốn người khác nghe theo chỉ huy của mình thì phải có “ân huệ”. Tình cảm giữa con người với con người là loại tình cảm tương hỗ lẫn nhau, bạn tốt với đồng nghiệp, với cấp dưới, thì đồng nghiệp và cấp dưới tất nhiên sẽ dùng thái độ phối hợp tích cực và chăm chỉ làm việc để báo đáp lại cho bạn. Đây chính là sức mạnh của “ân huệ”. Khi bạn tập trung hết sức lực, phát huy hết tính tích cực cho tập thể, vắt óc suy nghĩ cho tập thể, chữ “huệ” của Khổng Tử sẽ giải quyết được vấn đề này hết sức nhẹ nhàng.

Bài học:

1. Trong công việc, phải giữ thái độ kính trọng với cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới.

2. Bao dung, độ lượng với sai lầm của người khác.

3. Là người giữ chữ tín, nói là làm, làm phải có hiệu quả.

4. Tích cực chủ động, tự động xử lý tốt công việc và nhiệm vụ thuộc phạm vi, chức trách của mình.

5. Quan tâm, yêu mến , tôn trọng đồng nghiệp và cấp dưới.

Đương nhân bất nhượng

Làm điều nhân thì không nhượng bộ

Có tấm lòng nhân ái, nhưng cũng phải giữ nguyên tắc nhất định – biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm.

Đối với nhân viên mà nói, còn phải đứng trên lập trường của tập thể để suy xét vấn đề, kiên trì quan điểm chính xác, phải đấu tranh có sức thuyết phục khi đối diện với quan điểm và quyết sách sai lầm, kể cả là đối mặt với lãnh đạo cũng cần phải như vậy. Đó chính là “làm việc nhân đạo thì không nên khiêm nhường” mà Khổng Tử nói đến.

Đương nhân, bất nhượng ư sư

Làm điều nhân thì dẫu thầy mình, mình cũng không phải nhường.

– Vệ Linh Công – Chương 15.36

Đây là nguồn gốc của thành ngữ “đương nhân bất nhượng”. “Đương nhân bất nhượng ư sư” là chỉ đối mặt với sự việc phù hợp với đạo nghĩa thì làm ngay, chẳng nhường thầy mình. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: quyền uy không phải là tuyệt đối, chỉ cần những việc chúng ta làm là đúng đắn, phù hợp với đạo đức, đạo nghĩa thì chúng ta phải kiên quyết đến cùng. Vào thời cổ đại, thầy giáo là đại diện cho uy quyền, lời dạy “một ngày là thầy, suốt đời là cha” được lưu truyền hết đời này sang đời khác. Do đó, có thể thấy, tôn sư có lúc thậm chí còn quan trọng hơn trung hiếu. Nhưng, Khổng Tử nói với chúng ta rằng: Làm điều nhân thì dẫu thầy mình, mình cũng không nhường.

Đối với nhân viên, “thấy việc nhân đạo thì không phải nhượng bộ” có nghĩa là kiên trì bảo vệ ý kiến đúng đắn. Phải biết rằng, trong quá trình làm việc thực tế, ai cũng không thể tránh khỏi bất đồng quan điểm, với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Nếu quan điểm hoặc kiến nghị của bạn sai, bạn nên loại bỏ. Nhưng nếu quan điểm hoặc kiến nghị của bạn là đúng đắn, thì nhất định phải, dùng sức mạnh lý lẽ để đấu tranh. Nhưng sự thực, nhiều khi mọi người luôn vì kiêng nể đối phương là cấp trên mà vứt bỏ ý kiến đúng đắn của mình.

Mùa thu năm 2009, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu một doanh nghiệp sữa đang rơi vào khó khăn do chất lượng sản phẩm kém. Chúng tôi gặp một nhân viên và anh ta không ngừng kêu ca, oán thán với chúng tôi rằng: “Lúc đó, ý kiến của tôi là không được đưa lô bột sữa có vấn đề về chất lượng vào thị trường, nhưng cấp trên lại cho rằng việc đó sẽ gây tổn thất vài triệu Nhân dân tệ cho công ty. Bây giờ thì sao? Bởi vì sản phẩm kém chất lượng trị giá chỉ có vài triệu Nhân dân tệ mà chúng tôi bị tổn thất gần 20 triệu Nhân dân tệ.” Giọng điệu của anh này tràn đầy sự oán hận và trách cứ.

Chúng tôi nghiêm túc nói với anh ta rằng: “Sự việc này cho thấy, anh không phải là một nhân viên tận tâm. Một nhân viên đúng nghĩa không bao giờ nhượng bộ khi đứng trước đạo đức và chính nghĩa, phải dùng lý lẽ đúng đắn để đấu tranh, cho đến khi đối phương, dù đó là cấp trên, chấp nhận quan điểm của mình.”

“Đương nhân bất nhượng” là khi cấp trên đưa ra quyết định sai lầm, nhất định phải đấu tranh, kiên trì bảo vệ quan điểm và kiến nghị đúng đắn.

Tại cuộc họp tổng kết tháng 5 năm 2010, Hà Phi của bộ phận kinh doanh nhận được 1000 Nhân dân tệ tiền thưởng và một huân chương “cống hiến đặc biệt”. Khi nhận tiền thưởng và huân chương, anh rất cảm kích, thậm chí còn bày tỏ: “Tôi không ngờ rằng tôi đã phản đối kế hoạch của Tổng giám đốc Dương mà vẫn được thưởng, nói thực, những ngày này tôi luôn cảm thấy bất an, tôi lo lắng sợ rằng mình sẽ bị cho nghỉ việc.”

Đầu tháng 5, công ty quyết định cho thực hiện mô hình tiếp thị hội nghị. Tiếp thị kiểu hội nghị có thể giúp công ty nhanh chóng thực hiện mở rộng và thu lợi nhuận, nhưng, tiếp thị hội nghị lại đi ngược lại với sứ mệnh mà công ty đã theo đuổi một thời gian dài, rất dễ làm mất khách hàng. Đương nhiên, đối với rất nhiều nhân viên, chỉ cần là quyết sách mà cấp trên đã đưa ra, thì sẽ thực hiện đầy đủ. Hà Phi lại cho rằng làm ngơ trước quyết sách sai là một hành vi vô trách nhiệm với công ty và thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp. Do đó, anh đã gửi thư nêu ý kiến phản đối với Tổng giám đốc Dương, miêu tả cụ thể bất lợi mà tiếp thị hội nghị có thể đem đến cho công ty. Những miêu tả này đã làm Tổng giám đốc Dương suy nghĩ, và quyết định trì hoãn thực thi kế hoạch tiếp thị hội nghị.

Không lâu sau, nội bộ công ty cử hành đại hội toàn thể nhân viên liên quan đến việc có cần thực thi tiếp thị hội nghị hay không. Sau hai ngày thảo luận gay gắt, cuối cùng, công ty quyết định từ bỏ mô hình tiếp thị này.

Việc giữ gìn sự chính trực của những người trong công sở gồm hai phương diện: lời nói của mình phải chính trực; và khi gặp những lời nói, cử chỉ không chính trực, quyết không hùa theo.

Bài học:

Kiên trì quan điểm đúng đắn, cho dù đối mặt với cấp trên cũng phải như vậy.

No.2THỦ CHÍNH

Thế nào là “thủ chính”? “Thủ” có nghĩa là tuân thủ, giữ gìn; “chính”, có nghĩa là chính phái, chính đạo.

“Thủ chính” có nghĩa là tuân thủ, giữ gìn đạo lý đúng đắn; không đi vào con đường tà đạo, bất chính, tất cả lời nói, hành vi, cử chỉ đều phải phù hợp với đạo lý đúng đắn.

Đối với nhân viên, thủ chính vô cùng quan trọng. Bất kỳ một nhân viên nào, nếu có lời nói, hành vi đi ngược lại với đạo lý nhất định sẽ không được người khác chấp nhận, bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nghiệp.

“Tôi thực sự rất hối hận về hành vi trước đây của mình” Trương Vĩ vô cùng ăn năn, hối hận giãi bày.

Trương Vĩ vốn phụ trách tuyển chọn nhân tài ở một công ty của Đài Loan. Vào cuối năm ngoái, công ty yêu cầu anh tuyển hai giám sát tiếp thị, sau nhiều lần sàng lọc, tuyển chọn, trong gần hai trăm hồ sơ, cuối cùng anh đã chọn ra được 20 người vào phỏng vấn sơ bộ, xác định được mười ứng cử viên. Mười ứng cử viên sau khi được tổng giám đốc phỏng vấn, còn lại sáu người được xác định tham gia thi viết. Đến giai đoạn này, Trương Vĩ đã có thể được xem là làm đúng chức trách. Nhưng, sau khi xác định nội dung thi viết, Trương Vĩ đã phạm phải một sai lầm là nhận quà của ứng cử viên và tiết lộ nội dung bài thi viết cho người này. Cuối cùng, người này đã trở thành một trong hai giám sát tiếp thị mới của công ty với thành tích thi viết ưu tú.

Nhưng, chuyện tiết lộ nội dung thi viết đã nhanh chóng đến tai các đồng nghiệp, rồi đến tai tổng giám đốc, tổng giám đốc vô cùng tức giận, đầu tiên là cho giám sát tiếp thị đó nghỉ việc, sau đó mới thực hiện thủ tục cách chức Trương Vĩ.

Sau khi bị cách chức, Trương Vĩ đã xin việc ở vài doanh nghiệp cùng ngành, nhưng khi đối phương biết chuyện thì đều từ chối Trương Vĩ. Cho đến nay, anh vẫn là người thất nghiệp.

“Thủ chính” bao gồm hai mặt: ngôn ngữ và hành vi của bản thân. Khi đối diện với hành vi và lời nói không đúng đắn, tuyệt đối không được hùa theo.

Trước tiên, “thủ chính” đại diện cho tất cả hành vi đều phù hợp với “nghĩa”. Mà thế nào là “nghĩa”? Theo như lời của Mạnh Tử, “nghĩa” chính là đạo lý đúng đắn của nhân sinh, chính là chuẩn tắc hành vi mà mỗi người chúng ta ai cũng đều phải tuân thủ. Đương nhiên, với Khổng Tử, “nghĩa” không chỉ là đạo lý đúng đắn của nhân sinh, mà còn đại diện cho cái “thiện”, bao gồm việc thiện, hành thiện và con người từ thiện, “thủ chính” là làm việc thiện, làm người lương thiện.

Thứ hai, “thủ chính” còn đại diện cho việc không đi cửa sau, không tham cái lợi nhỏ mọn.

Thứ ba, “thủ chính” có nghĩa là không lôi bè kéo cánh, không mượn việc công để tư lợi riêng.

Cuối cùng, “thủ chính” còn có nghĩa là đối xử công bằng với người khác, không vì tình cảm cá nhân mà làm mất đi sự công bằng.

Bài học:

1. Bất kỳ một nhân viên nào cũng phải “thủ chính” (giữ gìn đạo lý đúng đắn).

2. “Thủ chính” của nhân viên bao gồm hai phương diện: lời nói và hành vi của bản thân; tuyệt đối không được đồng lõa, hùa theo người không ngay thẳng.

Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi

Người quân tử chỉ biết đến việc nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ ham cái lợi.

– Lý Nhân – Chương 4.16

Theo Khổng Tử, hành vi phù hợp “nghĩa” là căn bản của đối nhân xử thế. Ông đã từng nói: “Quân tử không có phương thức cố định và cũng không có mô thức cố định để đối xử với chuyện trong thiên hạ, chỉ mong là phù hợp với nghĩa mà thôi.”

“Lợi” là lợi ích, nói một cách khách quan, trong thiên hạ không có người nào là không thích chữ “lợi”. Tư Mã Thiên đã nói trong Sử ký – Hóa Thực liệt truyện: “Thiên hạ hy hy, giai vi lợi giai, thiên hạ nhưỡng nhưỡng, giai vi lợi vãng.” (Thiên hạ hớn hở đều vì lợi đưa đến, thiên hạ nháo nhác đều vì lợi mất đi). Cho dù là như vậy, nhưng tại sao Khổng Tử lại nói “người quân tử chỉ biết đến việc nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ ham cái lợi ích”? Rất nhiều người cho rằng, đối với Khổng Tử, “nghĩa” và “lợi” xung đột với nhau. Cách nghĩ này đúng là sai lầm.

Bởi vì, Khổng Tử chưa từng phủ định phú quý, ngược lại, Khổng Tử cho rằng nếu có thể cầu được phú quý, cho dù là làm một người đánh xe ngựa, ông cũng cam lòng. Hơn nữa, Khổng Tử cũng từng thừa nhận phú quý là điều ai cũng mong muốn. Nhưng, một người cho dù hy vọng đạt được phú quý đến đâu cũng nên ghi nhớ: không được đi ngược lại với đạo lý.

Trong tư tưởng của Khổng Tử, “nghĩa” và “lợi” không xung đột với nhau. Khi đối mặt với lợi ích, trước tiên phải suy tính xem “lợi” trước mắt có phù hợp với “nghĩa” không, nếu phù hợp với “nghĩa” thì cố mà giành được; còn nếu trái với “nghĩa” thì phải cự tuyệt không chút do dự. Đây chính là “thấy cái lợi phải nghĩ đến điều nghĩa”.

Nhưng trong thực tế có rất nhiều người không thể ngăn nổi sự cám dỗ của lợi ích, cho dù là biết rất rõ lợi ích trước mắt trái với đạo nghĩa cũng thản nhiên tiếp nhận, trở thành kẻ tiểu nhân “chỉ biết đến cái lợi”.

Lưu Phong đảm nhận chức phụ trách nhập nguyên liệu trong một doanh nghiệp chế tạo. Anh ta mới bị khai trừ do nhận tiền hoa hồng của nhà cung cấp. Khi vụ việc vỡ lở, anh không những không ý thức được sai phạm của bản thân, mà còn rất hùng hổ nói rằng: “Tôi nói cho các anh biết, thứ nhất, ở vị trí của tôi không có ai là không lấy tiền hoa hồng, tôi chẳng qua là không may mắn, bị các anh phát hiện. Thứ hai, bản thân là nhân viên nhập nguyên liệu, nhà cung cấp trả hoa hồng cho anh, anh mà không nhận thì quả là thằng ngốc, tôi không phải là thằng ngốc. Thứ ba, thế nào gọi là đạo nghĩa? Đạo nghĩa chính là lấy tiền hoa hồng của nhà cung cấp, cố gắng để họ cũng kiếm được tiền.”

Khi “lợi” và “nghĩa” xảy ra xung đột cũng chính là lúc kiểm tra xem cá nhân có giữ gìn sự chính trực hay không. Rất nhiều người không thể nào vượt qua cám dỗ này, đứng trước lợi ích, họ không nghĩ gì đến đạo nghĩa. Cũng giống như Lưu Phong trong ví dụ này, họ cho rằng chỉ cần là lợi ích thì phải lấy, nếu không sẽ là “thằng ngốc”. Số người có tư tưởng này quả thực không phải là ít.

Ngược lại, người chính trực có thể trải qua sát hạch kiểu này, họ coi phú quý bất nghĩa như phù du, khi lợi ích xung đột với đạo nghĩa, sẽ không do dự lựa chọn đạo nghĩa mà vứt bỏ lợi ích. Đây chính là điều mà Khổng Tử đề xướng. Ông đã từng nói:

“Cho dù là ăn cơm thừa canh cạn, đêm kê tay làm gối thì niềm vui của cuộc sống con người cũng là ở đó. Những người dùng cách không có đạo nghĩa để đạt được phú quý, đối với ta mà nói cũng giống như những tảng mây trôi vậy.”

Cho dù là ăn cơm thừa canh cạn, đêm kê tay làm gối, cũng không thèm quan tâm đến sự “phú quý bất nghĩa”.

Đây là thái độ chính trực.

Bài học:

1. “Nghĩa” và “lợi” không đối lập với nhau, càng không xung đột với nhau.

2. Khi “nghĩa” và “lợi” xảy ra xung đột, hãy lựa chọn “nghĩa”.

Đạo bất đồng, bất tương vi mưu

Người không cùng một đạo lý thì không thể ngồi bàn luận công việc cùng nhau được.

– Vệ Linh Công – Chương 15.40

Giữa tháng 11 năm 2009, sau gần hai tuần suy nghĩ, Khương Phong đã trình báo cáo từ chức cho cấp trên.

Khương Phong là một nhân tài công nghệ xuất sắc. Anh làm quản lý nghiên cứu khai thác cho một doanh nghiệp game online (trò chơi trực tuyến). Tháng 10 năm 2009, tôi nhận lời mời đến làm khách của chương trình “Kích thích trí tuệ”, chủ đề của kỳ này là “Việc nghiện game online từ đâu mà ra và hậu quả là gì?” Khi bàn đến ảnh hưởng của Internet đối với trẻ nhỏ, tôi đã nói đến “tội ác” của ngành công nghiệp game online. Điều này đã khiến Khương Phong chú ý cao độ – Lúc đó anh đang ngồi ở hàng ghế khán giả của trường quay. Sau khi kết thúc buổi ghi hình, tôi vội đi ra phía hội trường, lúc đó, Khương Phong chặn tôi lại.

Ngày hôm đó, chúng tôi đã bàn luận rất nhiều về vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp game online: Khương Phong đã nhận thức được rất nhiều tác hại nghiêm trọng của game online đối với trẻ nhỏ. Đương nhiên, chúng tôi cũng thảo luận một vài phương án giải quyết, ví dụ như dùng trò chơi “tam tự kinh”, “đệ tử quy” với chủ đề nhân ái, chính trực, hiếu học để thay thế cho các trò chơi sặc mùi giết chóc, ái tình như hiện nay. Khương Phong cho thấy nhiệt huyết muốn khai thác những trò chơi kiểu mới này, nhưng tôi biết ngành công nghiệp game online với mục đích lợi nhuận duy nhất như hiện nay thì ý tưởng của anh có phần hơi ngây thơ và đơn giản. Quả nhiên không ngoài dự đoán, kiến nghị của anh đã vấp phải sự phản đối của cấp trên: “Phải biết rằng, chúng ta là doanh nghiệp, lợi nhuận là mục đích duy nhất, những việc có giá trị xã hội đó hãy để các nhà từ thiện làm đi!”

Khi kiến nghị của mình bị từ chối, Khương Phong đã gọi điện thoại cho tôi, nêu ra ý tưởng của mình: “… Suy nghĩ không giống nhau, khó mà cùng làm việc với nhau được. Tôi cảm thấy tôi không thể nào tiếp tục làm việc ở công ty này nữa, tôi quyết định xin thôi việc!” Cho dù ủng hộ cách nghĩ của anh, nhưng tôi vẫn khuyên anh hãy suy nghĩ cẩn trọng thêm.

Tôi rất tán đồng và tôn trọng lựa chọn của Khương Phong, nếu tôi là anh, tôi cũng làm như vậy. Khổng Tử cũng đã từng có hành động tương tự như vậy, người nước Tề đã gửi một đoàn ca nữ tặng cho thượng khanh cầm quyền lúc bấy giờ của nước Lỗ là Lý Hằng Tử. Sau khi nhận đoàn ca nữ này, Lý Hằng Tử chìm đắm trong hoan lạc, ba ngày liền không lên triều. Khổng Tử không thể chấp nhận được việc này, nên đã từ chức.

Đây đúng là “đạo bất đồng, bất tương vi mưu”.

Đương nhiên, để làm được “không cùng suy nghĩ, chí hướng thì khó mà cùng làm việc” là vô cùng khó khăn. Nhiều khi phải trả một cái giá rất đắt, thậm chí là sẽ bị mất việc, bất kể là Khương Phong thời nay, hay là Khổng Tử thời xưa đều đã chứng minh được điều này.

Trái với “đạo bất đồng, bất tương vi mưu” là “đạo tương đồng nhi tương vi mưu” – Khi quan niệm giá trị thống nhất mới có thể cùng nhau mưu sự. Điều này có nghĩa là chúng ta phải phục vụ cho doanh nghiệp có cùng giá trị quan với chúng ta, làm việc mà bản thân yêu thích và am hiểu, đây chính là mấu chốt của việc đạt được thành tựu to lớn.

Bài học:

Là nhân viên, cần phải lựa chọn công việc và sự nghiệp mà bản thân mình yêu thích, phục vụ cho tổ chức và doanh nghiệp có cùng quan niệm giá trị với mình.

Bất tẩu tiệp kính

Không đi đường tắt

Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi.

Dục tốc, tắc bất đạt; kiến tiểu lợi, tắc đại sự bất thành.

Chớ vội vàng, đừng tham lợi nhỏ. Muốn nhanh thì không đến đích, tham lợi nhỏ thì bỏ mất việc lớn.

– Tử Lộ – Chương 13.17

Tử Hạ làm quan phụ mẫu ở một địa phương, thỉnh giáo Khổng Tử về việc làm thế nào mới có được thành tích trong sự nghiệp. Khổng Tử biết Tử Hạ làm việc hay nóng vội, nên đã nói với Tử Hạ rằng: Chớ vội vàng, đừng tham lợi nhỏ. Muốn nhanh thì không đến đích, tham lợi nhỏ thì bỏ mất việc lớn.

Một số người thường phạm phải tật nóng vội, đều hy vọng có thể tìm được phương pháp xử lý tốt công việc sao cho nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và sức lực nhất, nên chỉ chú tâm suy nghĩ tìm con đường tắt để đi cho nhanh. Nhưng, đường tắt chỉ được phát hiện sau khi đã tốn tương đối thời gian và sức lực. Thực tế, làm việc theo thứ tự là phương pháp tiết kiệm sức lực nhất.

Cùng với sự mở rộng không ngừng của quy mô công ty, các bộ phận cũng nhiều thêm, chế độ quản lý và quy tắc quản lý cũ đã không còn thích hợp. Thế là, chúng tôi quyết định lập ra quy trình quản lý hoàn thiện phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty. Nhiệm vụ này giao cho bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự đã tiến hành tìm hiểu nhiệm vụ này, cuối cùng phát hiện ra rằng đây là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, khó khăn, cho nên họ đã nghĩ ra phương pháp “nhanh, hiệu quả cao” – tức là chỉ thị cho các bộ phận tự tiến hành lập ra quy trình quản lý của riêng mình, sau đó bộ phận nhân sự sẽ tập hợp và chỉnh lý lại.

Bộ phận nhân sự tự cho rằng đây là một biện pháp hết sức tuyệt vời, nhưng, thực tế lại trái với kế hoạch Thời gian định sẽ phải xong trong hai tháng, cuối cùng kéo dài đến nửa năm cũng chưa hoàn thành. Các bộ phận viện lý do công việc bận rộn nên đùn đẩy thời gian bàn giao công việc. Sau khi đốc thúc nhiều lần, cuối cùng các bộ phận đã bàn giao quy trình cho cấp trên, nhưng lúc này nhân viên của bộ phận nhân sự mới tá hỏa rằng: Những quy trình này căn bản không thể áp dụng được, tất cả các quy trình mà bộ phận nhân sự được bàn giao dường như đều là nội dung sao chép từ trên các trang web về, những quy trình này không hề phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Do đó, bộ phận nhân sự đã triệu tập những người phụ trách của tất cả các bộ phận và mở cuộc họp, hy vọng các bộ phận có thể tiến hành cải tiến quy trình cho thiết thực với tình hình thực tế. Nhưng cuộc họp này đã thất bại hoàn toàn, kiến nghị của bộ phận nhân sự đã vấp phải sự phản đối của tất cả mọi người, ý kiến của mọi người đều thống nhất: Lập ra quy trình quản lý vốn là chức trách và nhiệm vụ của bộ phận nhân sự, dựa vào cái gì mà chiếm dụng thời gian làm việc của chúng tôi? Cho dù là chúng tôi đồng ý phối hợp, thì cũng chỉ là đưa ra một vài ý tưởng góp ý.

Trong công việc, rất nhiều người luôn thích giở thói khôn vặt, tự cho rằng bản thân mình đã tìm ra được lối đi tắt, tiết kiệm được thời gian và sức lực. Nhưng đến cuối cùng, lại phát hiện rằng không phải là lối đi tắt, cái gọi là “lối đi tắt” luôn yêu cầu phải bỏ ra nhiều thời gian, sức lực. Cũng giống như bộ phận nhân sự của công ty chúng tôi, tự cho rằng mình đã tìm được phương pháp “thông minh”, có thể ngồi mát để hưởng kết quả, cuối cùng đã lãng phí gấp ba thời gian mà không đạt được mục đích.

Bài học:

1. Dục tốc bất đạt.

2. Trong thực tế, không hề có lối đi tắt.

Quần nhi bất đảng

Hòa hợp với người nhưng không kết bè phái

Trong Luận Ngữ đã phân biệt rất nhiều lần quân tử và tiểu nhân: “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu” (Quân tử đoàn kết rộng rãi mọi người chứ không kéo bè cánh. Tiểu nhân kéo bè kết cánh mà không đoàn kết). “Quân tử cầu giả kỷ, tiểu nhân cầu giả nhân” (quân tử mọi thứ đều dựa vào mình, tiểu nhân đều dựa tất cả vào người khác), “quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa” (Quân tử hòa hợp nhưng không về hùa với ai, tiểu nhân thì về hùa với mọi người mà không hòa hợp với ai) v.v…

“Chu nhi bất tỉ, hòa nhi bất đồng” nhấn mạnh hài hòa, đoàn kết, hiệp đồng nhưng không câu kết, không kết bè kết đảng. Đối với doanh nghiệp, nhân viên có thể làm được “Chu nhi bất tỉ, hòa nhi bất đồng” hay không là rất quan trọng. Rất nhiều doanh nghiệp còn tồn tại cạnh tranh bè phái, có một vài cạnh tranh thậm chí tạo ra tiêu hao nội bộ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất và phát triển của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp thực phẩm của Đông Bắc đã từng bị lao đao vì nhân viên trong nội bộ cạnh tranh với nhau. Từ vị trí đi đầu tạo ra thị hiếu trong thị trường, doanh nghiệp này trở thành kẻ chạy theo thị trường. Trong doanh nghiệp này, từ chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, tổng giám đốc đều có thân tín và trợ thủ riêng, những thân tín và trợ thủ này bỏ lơ chỉ thị của người khác nên rất nhiều quyết sách có lợi cho phát triển của doanh nghiệp đến tay họ đều bị biến thành đống giấy lộn, căn bản không thể thực thi, do đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thị trường của doanh nghiệp này. Cuối cùng, cạnh tranh nội bộ của doanh nghiệp này đã phát triển thành đấu tranh nội bộ. Qua gần nửa năm tranh đoạt quyền lực, chủ tịch và tổng giám đốc công ty đã bị đẩy lui khỏi cục diện, nhưng, họ đã mang theo thân tín, nhanh chóng thành lập ra một doanh nghiệp thực phẩm mới. Còn doanh nghiệp kia do đấu tranh một thời gian dài sức mạnh đã bị suy yếu, nên đến nay vẫn chưa thể hồi phục được quy mô thị trường ban đầu.

Hiện tượng này không hề hiếm gặp trong doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp mong muốn được phát triển liên tục và lâu dài, thì phải tránh không để xảy ra cạnh tranh đảng phái nội bộ. Điều này không chỉ quyết định bởi phẩm chất và tố chất của người quản lý, mà còn được quyết định bởi các nhân viên có thể có tác phong quân tử – có thể làm được “đoàn kết rộng rãi với mọi người chứ không kéo bè kéo cánh” hay không.

Hòa mình vào tập thể có nghĩa là có thể đối xử hài hòa với người khác, đây là một trong những tố chất mà một nhân viên phải có. Nhưng nếu hòa mình vào tập thể phát triển để kéo bè kết đảng thì sẽ trở thành tai họa của doanh nghiệp. Do đó, là nhân viên, cần phải coi lợi ích của doanh nghiệp là kim chỉ nam, đối xử, phối hợp hài hòa với cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới; chứ không được kết bè kết đảng.

Bài học:

Đối xử hài hòa với người khác, không lôi bè kéo cánh.

Dĩ trực báo oán

Lấy ngay thẳng báo oán

Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức.

Lấy chính trực mà đáp lại sự oán nghịch, dùng ân đức để báo đáp ân đức.

– Hiến Vấn – Chương 14.34

Có người hỏi Khổng Tử: “Lấy ân đức để báo đáp oán hận, như vậy có nên chăng?” Khổng Tử đáp: “Vậy, lấy gì để báo đáp ân đức? Cần phải lấy công bằng, ngay thẳng để báo đáp oán hận, dùng ân đức để báo đáp ân đức.”

Khi mọi người khen ngợi một người có tấm lòng lương thiện, thường nói: “Người này có thể lấy đức báo oán.” Ngược lại, đối với một người vong ân phụ nghĩa, thì mọi người sẽ nói: “Người này khẩu phật tâm xà, chắc chắn sẽ lấy oán trả ơn, là lấy oán báo đức”.

“Lấy đức báo oán” nghe thì rất hay, nhưng làm thì vô cùng khó khăn, thậm chí có thể nói là phi hiện thực. Một người làm tổn thương bạn, làm cho bạn oán hận, bạn còn lấy ân đức để đối xử với người đó, khó có thể chấp nhận điều này. Cho nên, Khổng Tử đã không đề xướng “lấy đức báo oán”, do đó, ông đã dùng ngữ khí phản vấn để phủ định quan điểm của người đặt ra câu hỏi: “Vậy, lấy gì để báo đáp ân đức?”

Khổng Tử không đề xướng “lấy đức báo oán”, là bởi vì ông biết làm được điều này rất khó, đồng thời, một khi “lấy đức báo oán” thì dùng cái gì để báo đáp ân đức của người khác? Vậy, cần phải dùng cái gì để đáp trả lại oán hận? Câu trả lời của Khổng Tử là: “trực”.

“Trực” có nghĩa là công bằng, ngay thẳng. Tại sao phải “lấy trực báo oán”? Điều này cần phải kết hợp với hiện thực để phân tích: Khi chúng ta bị người khác chỉ trích và phê bình trong công việc và cuộc sống, thâm tâm nhất định sẽ tạo ra tâm lý bất mãn. Lúc này sẽ có tâm lý không tốt “lấy oán báo oán”: nhất định phải tìm cơ hội để đáp trả đối phương. Như vậy, sẽ làm mất đi đánh giá công bằng, công chính liêm minh với đối phương. Sự việc như thế này không hề hiếm gặp.

Trước mùa xuân, Lưu Khải bị công ty khai trừ với lí do rất đơn giản: Ngụy tạo sự thực để phỉ báng đồng nghiệp. Hóa ra, trong một cuộc họp, một đồng nghiệp đã xảy ra tranh chấp với Lưu Khải, lần tranh chấp này đã làm cho Lưu Khải mất mặt với mọi người, cho nên Lưu Khải đã tìm cơ hội để trả thù người đồng nghiệp này. Nhưng, mãi anh ta không tìm ra cơ hội, nên anh ta đã tạo ra một tội danh là người đồng nghiệp này nhận hối lộ của công ty quảng cáo, rồi phát tán cho các đồng nghiệp khác biết. Thời gian sau đó, người đồng nghiệp này bị mọi người chỉ trích, Lưu Khải rất thoải mái vì được trút cơn giận. Nhưng, rất nhanh sau đó sự việc được bộ phận nhân sự điều tra làm rõ.

Nếu Lưu Khải hiểu được “lấy trực báo oán” thì có thể tránh được rủi ro bị khai trừ.

Trong quá trình công tác, xảy ra xung đột với đồng nghiệp là điều không thể tránh khỏi, mấu chốt của vấn đề là: Sau khi xảy ra xung đột, có thể tiếp tục giữ thái độ khách quan với đối phương hay không. Thực tế, trong cuộc sống rất nhiều người do mâu thuẫn oán hận nảy sinh, mong muốn tìm được cơ hội trả thù đối phương, giống như Lưu Khải ở trong ví dụ trên.

“Lấy trực báo oán” nói cho chúng ta biết rằng cần phải dựa vào sự việc, chứ không được tham gia vào thiên kiến và tình cảm của bất kỳ một người nào, phải coi sự thực là căn cứ, đối xử với đối phương công bằng, khách quan.

Chỉ có như vậy mới là một nhân viên đúng nghĩa.

Bài học:

Bất kể bạn có ân oán gì với đối phương, cũng đều phải đối xử công bằng, khách quan với họ.

No.3TUÂN LỄ

Lễ không chỉ bao gồm lời nói, hành vi, cử chỉ, mà còn bao gồm quan niệm giá trị và nguyên tắc đối nhân xử thế… Tuân thủ lễ nghĩa chính là quy phạm xã hội. Không ai công nhận một người ngoài mặt, lời nói, hành vi, cử chỉ rất lễ nghĩa nhưng lại tàn bạo, độc ác là người “hiểu lễ nghĩa”.

Vậy tại sao “lễ” lại quan trọng đến như vậy? Bởi vì “lễ” là biểu thị của “nhân”. Hành vi của một người phù hợp với “lễ”, có thể chứng minh người đó là người có tấm lòng nhân ái. Ngược lại, một người thiếu tấm lòng nhân ái, thì lời nói, cử chỉ, hành vi của người đó sẽ không tuân thủ “lễ”. “Lễ” và “nhân” cùng song song tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau, “lễ” là bề nổi bên ngoài, còn “nhân” là ẩn sâu bên trong.

Đồng thời, chúng ta sống trong phạm vi lễ nghĩa, một người không hiểu “lễ” thì không thể tồn tại trong phạm vi đó được.

Đối với xã hội, “lễ” là quy phạm, chế độ, quan niệm giá trị và nguyên tắc xử thế mà mọi người phải tuân thủ;

Đối với tổ chức doanh nghiệp, “lễ” là chế độ điều lệ doanh nghiệp, quan niệm giá trị, khái niệm kinh doanh mà nhân viên phải tuân thủ.

“Lễ” trong doanh nghiệp bao gồm: lời nói, hành vi, cử chỉ; giá trị quan và khái niệm kinh doanh. Đối với một nhân viên, lời nói, cử chỉ, hành vi phải phù hợp với chế độ và quy phạm doanh nghiệp, nếu không thể tuân thủ giá trị quan của doanh nghiệp thì không thể trở thành một nhân viên tốt.

Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Trung Đại, khi bàn về đánh giá nhân tài của doanh nghiệp đã dựa vào “phương pháp phân chia bốn loại nhân viên” của Jack Welch[1].

Loại thứ nhất: Nhân viên có thể thực hiện mục tiêu theo thời gian dự tính, đồng thời có thể chấp nhận và tuân thủ các giá trị quan của công ty. Loại nhân viên này rất được cấp trên chào đón, và không ngừng cho thăng chức, cũng như tạo môi trường để phát triển.

Loại thứ hai: Nhân viên không có năng lực thực hiện mục tiêu theo thời gian dự tính, đồng thời cũng không chấp nhận và tiếp nhận giá trị quan của công ty. Kết cục của những nhân viên này rất rõ ràng: bị đuổi việc.

Loại thứ ba: Nhân viên không có năng lực thực hiện mục tiêu kế hoạch, nhưng có thể chấp nhận và thực hiện nghiêm túc giá trị quan của công ty. Đối với loại nhân viên này, công ty thường tạo cơ hội bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho họ.

Loại thứ tư: Những nhân viên hay làm cho cấp trên đau đầu nhất: Họ có thể thực hiện mục tiêu đúng kỳ hạn, có thành tích kinh doanh xuất sắc, nhưng lại không chấp nhận hoặc phản đối giá trị quan của công ty. Ban đầu, lựa chọn của vị chủ tịch này cũng giống với lựa chọn của Jack Welch: nhẫn nhịn những kiểu nhân viên này, nhưng sau đó lại phát hiện những người đó có hại cho công ty nhiều hơn là cống hiến mà họ đạt được. Cho nên, ông quyết định không do dự khai trừ họ.

Một nhân viên “tuân thủ lễ nghĩa” không chỉ tuân thủ chế độ quy tắc của doanh nghiệp về mặt lời nói, hành vi, cử chỉ, mà còn phải thống nhất với doanh nghiệp về quan niệm giá trị.

Bài học:

1. Lễ và nhân là hai biểu hiện bề mặt và chiều sâu, lễ là biểu hiện bên ngoài, còn nhân là biểu hiện bên trong.

2. Một nhân viên đúng nghĩa không những phải tuân thủ chế độ quy tắc của doanh nghiệp trên phương diện lời nói, hành vi, cử chỉ mà còn thống nhất với doanh nghiệp trên phương diện quan niệm giá trị.

Nhân vị bản, lễ vị biểu

Nhân là gốc, lễ là biểu hiện bề mặt

Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động.

Việc trái lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm.

– Nhan Uyên – Chương 12.1

Tổng quan toàn bộ Luận Ngữ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, với Khổng Tử, “nhân” là gốc, là căn bản, còn “lễ” là bề mặt bên ngoài, ông cho rằng không có “nhân”, thì không thể nói đến “lễ”. Vì vậy, ông mới nói: “Nếu một người không có nhân ái thì làm sao có thể hiểu thế nào là lễ?”

Trong một lần nói chuyện, Khổng Tử đã trực tiếp nói với các môn sinh rằng: “Lễ là cương lĩnh hành động của nhân”.

Nhan Uyên là môn sinh kiệt xuất nhất, hiếu học nhất của Khổng Tử, cũng là đệ tử được Khổng Tử yêu mến nhất. Khi Nhan Uyên mất, Khổng Tử vô cùng thương tiếc, than rằng: “Ôi! Ông trời muốn lấy tính mạng của ta sao! Ông trời muốn lấy tính mạng của ta sao!” Khi có người hỏi Khổng Tử các môn sinh của ông ai hiếu học nhất, ông luôn trả lời rằng: “Là Nhan Uyên”. Thậm chí, trong một lần nói chuyện với Tử Cung, Khổng Tử đã thừa nhận rằng bản thân mình không bằng Nhan Uyên.

Nhưng có một lần Nhan Uyên thỉnh giáo Khổng Tử thế nào là “nhân”, Khổng Tử đáp: “Làm nhân là khắc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình và theo về lễ tiết. Ngày nào mà tất cả mọi người đều có thể ràng buộc bản thân để mình phù hợp với lễ, thì ngày đó toàn thiên hạ đều đã làm được ‘nhân’ rồi. Làm điều nhân ái hoàn toàn dựa vào bản thân, lẽ nào lại dựa vào người khác sao?” Nhan Uyên hỏi tiếp: “Xin hỏi cương lĩnh hành động cụ thể?” Khổng Tử đáp: “không phù hợp với lễ không xem, không phù hợp lễ không nghe, không phù hợp lễ không nói, không phù hợp lễ không làm.” Sau khi nghe xong, Nhan Uyên khiêm tốn nói: “Con tuy không thông minh, nhưng nhất định sẽ làm theo lời thầy.”

“Bốn điều phi lễ” đã ràng buộc chúng ta trên bốn phương diện là nhìn, nghe, nói, làm. Bốn phương diện này là bốn loại hành vi quan trọng nhất trong quá trình công tác hàng ngày của nhân viên. Muốn “tuân thủ lễ nghĩa” thì phải bắt tay từ bốn phương diện này, không xem cái không nên xem, không nghe điều không nên nghe, không nói điều không nên nói và không làm việc không nên làm.

Nhưng, trên thực tế, khi chúng ta đi sâu điều tra nghiên cứu một vài doanh nghiệp mới phát hiện ra rằng rất nhiều nhân viên doanh nghiệp đều xem nội dung không nên xem, nghe lời nói bàn luận không nên nghe, nói những lời không nên nói và làm việc không nên làm. Họ không để tâm đến chế độ quy tắc và giá trị quan của doanh nghiệp, ở họ không thể tìm được bất kỳ tinh thần và khí chất cần có nào của một nhân viên.

Phương Minh là nhân viên kỹ thuật công nghệ. Ở công ty, anh được đồng nghiệp gọi là “túi thông tin”. Anh thích “dò hỏi” tình hình nội bộ công ty, ví dụ như lúc công ty phát lương, anh tìm cách để biết được thông tin lương và đãi ngộ của người khác. Khi có được một vài thông tin thì rêu rao khắp công ty, trên thực tế, rất nhiều thông tin mà anh loan truyền không hề đúng với sự thực. Anh cũng không quan tâm đến công việc của mình, làm việc tùy tiện, hễ có thời gian là lên mạng chat, chơi điện tử.

Tháng 3 năm ngoái, cấp trên của Phương Minh đã tìm tôi, nói về tình hình của Phương Minh, hỏi tôi phải xử lý như thế nào. Tôi kiến nghị để Phương Minh đọcLuận Ngữ, xem “Bốn điều phi lễ” của Khổng Tử, “nếu anh ta vẫn không cải thiện được thì chỉ còn cách cho nghỉ việc.”

Kiểu nhân viên như Phương Minh không hề hiếm, họ vẫn tồn tại trong rất nhiều doanh nghiệp. Họ hoàn toàn vi phạm “bốn điều phi lễ”: xem cái không nên xem, nghe điều không nên nghe, nói điều không nên nói và làm chuyện không nên làm. Nhân viên như vậy làm sao có thể được doanh nghiệp chào đón?

Bài học:

Mỗi người đều phải đào sâu suy nghĩ, hành vi của bản thân: Xem bản thân mình đã từng xem nội dung không nên xem? Nghe lời bàn tán không nên nghe? Nói lời không nên nói? Làm việc không nên làm hay không? Nếu có thì phải kịp thời sửa chữa ngay.

Bất tri lễ, vô dĩ lập

Không biết lễ thì không thể lập thân

Chúng ta sống trong một vòng tròn lễ nghĩa, đây là điều may mắn của chúng ta, nhưng đồng thời, điều đó cũng đặt ra yêu cầu với chúng ta: Đó là, mỗi lời nói, hành vi của chúng ta đều phải tuân thủ “lễ”, không có “lễ” thì không thể nào đứng vững trong xã hội được. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã nhấn mạnh nhiều lần điều này.

Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc.

Thơ có thể gây cảm hứng làm điều tốt, lễ giúp ta lập thân, âm nhạc giúp ta tu dưỡng, hoàn thành nhân cách.

– Thái Bá – Chương 8.8

Bất tri lễ, vô dĩ lập dã.

Không biết lễ thì không thể lập thân.

– Nghiêu Viết – Chương 20.3

Câu nói thứ nhất có nghĩa là thơ ca làm cho con người ta khởi phát, còn lễ nghĩa làm cho con người ta đứng vững, âm nhạc làm cho con người ta trở nên trưởng thành, chín chắn.

Câu nói thứ hai trích từ chương cuối cùng của Luận Ngữ, có nghĩa là một người không hiểu “lễ” thì không thể nào đứng vững trong xã hội.

Bất kể là, lễ giúp ta lập thân hay không biết lễ thì không thể lập thân đều nhấn mạnh tầm quan trọng của “lễ”. Nếu một người ngay cả lễ nghĩa tối thiểu nhất cũng không hiểu thì làm sao có thể cư xử và chung sống với người khác?

Chí Phong là nhân viên kỹ thuật IT vô cùng thông minh và có tư duy sáng tạo. Cấp trên đánh giá anh rất cao: “Anh ta là một nhân viên kỹ thuật có tài năng thiên phú”. Nhưng anh lại suýt bị công ty khai trừ. Nguyên nhân là do Chí Phong thiếu tu dưỡng lễ nghĩa, có lời nói, hành vi không đúng mực trong rất nhiều tình huống, thỉnh thoảng lại tranh cãi với cấp trên và đồng nghiệp.

Một lần, trong cuộc họp khai thác và phát triển sản phẩm, anh ta đã mâu thuẫn với phó tổng giám đốc kỹ thuật.

Anh không những phủ định đề nghị của phó tổng giám đốc kỹ thuật, mà còn đập bàn lớn tiếng chỉ trích: “Đề nghị này anh đưa ra căn bản không hề có giá trị, là phó tổng giám đốc kỹ thuật của công ty, anh phải đề xuất những kiến nghị thiết thực, có hiệu quả thúc đẩy công ty phát triển, tại sao lại có thể đưa ra kiến nghị như thế này?” Lời nói của anh có ý rất rõ: “Anh căn bản không làm nổi chức phó tổng giám đốc kỹ thuật của công ty!” Chỉ trích này đã làm cho phó tổng không nói được lời nào, lúc đó, không khí cuộc họp trùng xuống. Còn Chí Phong lại không thèm quan sát mọi người, vẫn cao giọng nói về ý tưởng của mình…

Cấp trên của Chí Phong vì muốn giữ lại “thiên tài kỹ thuật”, nên sau khi kết thúc cuộc họp, đã không ngớt lời xin lỗi phó tổng giám đốc kỹ thuật, sau đó mời một chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm về hướng dẫn cho Chí Phong. Sau khóa học đó, Chí Phong đã nhận thức được vấn đề của bản thân, đã công khai xin lỗi phó tổng giám đốc, và viết một bài viết tự kiểm điểm đăng lên mạng nội bộ của công ty. Trong bài viết này, Chí Phong đã nêu suy nghĩ về hành vi vô lễ của mình, và khẩn khoản xin các đồng nghiệp khác hãy giám sát anh, giúp anh tự sửa chữa.

Nếu Chí Phong không kịp thời sửa chữa, ai cũng sẽ đoán ra được kết cục của anh ở công ty như thế nào.

Đến nay, dường như các doanh nghiệp đều coi lễ nghĩa là một trong những tố chất cần có của nhân viên. Bất kể là nội bộ doanh nghiệp, hay là trong quá trình trao đổi với khách hàng, lễ nghĩa đều đã trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá xem một nhân viên có đạt tiêu chuẩn hay không.

Bài học:

1. Một người không hiểu thế nào là “lễ” thì không thể đứng vững và tồn tại trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp.

2. Lễ nghĩa đã trở thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá xem nhân viên có đạt yêu cầu đạo đức nghề nghiệp hay không.

Động dung mạo, chính nhan sắc, xuất từ khí

Cử chỉ khoan thai điềm đạm, sắc mặt đoan trang, cất lời nói thì chú ý giọng điệu tránh thô bỉ, sai sót.

Động dung mạo, tư viễn bạo mạn hĩ; Chính nhan sắc, tư cận tín hĩ; Xuất từ khí, tư viễn bỉ bội hĩ.

Cử chỉ dung mạo nên tránh lối bạo ngược, khinh hờn; Dáng mặt nên sửa cho thành tín, ngay thật; Lời nói ra nên tránh lối thô bỉ, bội nghịch.

– Thái Bá – Chương 8.4

Lăng Tử lâm trọng bệnh, Mạnh Kính Tử đi thăm. Tăng Tử bảo với ông rằng:

“Con chim khi sắp chết sẽ kêu tiếng rất bi thương; Người khi sắp chết, những lời nói ra nhất định sẽ rất thực.

Lễ nghĩa mà người quân tử coi trọng có ba điều: Cử chỉ nên khoan thai điềm đạm, ắt sẽ tránh được sự thô bạo và ngạo mạn của người khác; Khi nói chuyện chú ý đến ngôn từ và thanh điệu thì có thể tránh được thất thố và sai sót. Liên quan đến các chi tiết khác, sẽ có người chuyên phụ trách.”

Để Mạnh Kính Tử có thể thực sự lắng nghe lời của mình, trước tiên, Tăng Tử nhấn mạnh những lời mình nói là tổng kết kinh nghiệm cả đời; là di ngôn. Trong đó, “Cử chỉ khoan thai, điềm đạm”, “Sắc mặt đoan trang”, “nói chuyện chú ý đến ngôn từ và thanh điệu” chính là “động dung mạo”, “chính nhan sắc”, “xuất từ khí”.

“Bốn điều phi lễ” nhấn mạnh nhìn, nghe, nói, hành động đều phải tuân thủ lễ tiết, là cương lĩnh hành động. Còn “động dung mạo”, “chính nhan sắc”, “xuất từ khí” lại nói cho chúng ta biết cách làm cụ thể. Ba cách làm này có liên quan mật thiết đến cuộc sống và công việc của chúng ta.

Tại sao mọi người lại thô lỗ, lãnh đạm thậm chí là xem thường bạn? Đây tuyệt đối không phải sai lầm của người khác, mà là do bản thân không đủ nghiêm túc, trang trọng. Nếu bạn có thể làm cho cử chỉ khoan thai, điềm đạm, sắc mặt đoan trang, người khác sẽ không thô lỗ, lãnh đạm với bạn, tất sẽ không thể coi thường bạn.

Tại sao người khác lại không tin lời bạn, luôn nghi ngờ bạn? Bởi vì thái độ của bạn chưa đủ đứng đắn, hãy thử suy nghĩ một chút: ai sẽ tin một người có thái độ tùy tiện, lời nói hoa mỹ, xảo quyệt? Nếu bạn mong muốn mọi người tín nhiệm bạn thì trước tiên phải chỉnh đốn thái độ bản thân cho trang trọng, đứng đắn.

Tại sao bạn lại luôn làm cho người khác ghét bỏ, hoặc thường phạm phải một vài sai sót không đáng có? Bởi vì khi nói, bạn không chú ý đến ngôn từ và thanh điệu của bản thân, lời nói tùy tiện, gặp đâu nói đấy tự nhiên sẽ làm cho người khác ghét, thanh điệu không đúng tự nhiên sẽ xúc phạm người khác, gây ra sai phạm không đáng có. Vì vậy, khi nói chuyện, nhất định phải chú ý ngôn từ và thanh điệu của bản thân.

“Động dung mạo”, “chính nhan sắc”, “xuất từ khí”, là ba điều luôn phải chú ý nếu muốn trở thành một nhân viên đúng nghĩa. Nên biết rằng đây là tổng kết cả đời của Tăng Tử.

Bài học:

1. Cử chỉ khoan thai, điềm đạm.

2. Sắc mặt đoan trang.

3. Khi nói phải chú ý đến lời nói và ngữ điệu.

Lễ chi dụng, hòa vi quý

Giữ lễ mà đạt được niềm hòa khí là quý.

– Học Nhi – Chương 1.12

Câu nói này có nghĩa là vận dụng lễ nghĩa, coi cái vừa khéo là đáng quý. Hữu Tử là một trong những đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, ông đã từng đưa ra quan niệm “hiếu đệ là căn bản của nhân ái”, có ảnh hưởng rất lớn với hậu thế. Ông nói rằng:

“Vận dụng lễ nghĩa sao cho vừa khéo là quý. Đạo của những vị vua xưa rất tốt ở chỗ đó, từ những việc lớn cho chí những việc nhỏ, các ngài dùng niềm hòa khí mà phổ cập vào lễ. Nhưng, nếu mọi việc cứ dùng lấy hòa khí chớ chả dùng lễ mà kiềm chế cũng không được.”

Câu nói này của Hữu Tử nhấn mạnh hai điều.

Thứ nhất, vận dụng lễ nghĩa, nhất định phải làm sao cho vừa khéo, không được quá đà, cũng không được hời hợt quá.

Mã Lộ không ngừng oán thán với chúng tôi rằng: “Không biết tại sao, tôi không thể nào làm vừa ý lãnh đạo. Tôn trọng lãnh đạo, thì lãnh đạo nói tôi nghiêm túc quá; đùa cợt với lãnh đạo, thì lãnh đạo lại nói tôi không đứng đắn. Các anh nói xem, tôi phải làm thế nào?”

Cùng nói chuyện lâu, chúng tôi rút ra kết luận rằng: Mã Lộ nghiêm túc quá, ví dụ như khi cô nhìn thấy lãnh đạo thì cung kính quá mức, thái độ biểu lộ không tự nhiên, khi báo cáo với cấp trên lại phải gõ cửa ba lần mới dám bước vào phòng lãnh đạo; Lúc đừa cợt thì lại đùa cợt quá, trong cuộc họp lại gọi lãnh đạo là “này”, “helo”. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cô thay đổi, tích cực học lễ nghĩa ở nơi làm việc. Không lâu sau, cô ấy vui vẻ thông báo với chúng tôi rằng: “Bây giờ, quan hệ giữa cô với lãnh đạo đã hòa hợp hơn rất nhiều.”

Thứ hai, không nên cố tình tìm kiếm hòa khí, nhiều khi, vì muốn hòa hợp với người khác nên mọi người đã xem nhẹ lễ nghĩa. Ví dụ rất nhiều người vì muốn làm cấp trên vui, nên đã nghĩ cách để người đó vừa lòng, nhưng lại trái với lễ nghĩa thông thường.

Một lần, tôi về quê, gặp một người anh họ, hành vi cử chỉ của anh ấy làm tôi rất kinh ngạc: Bất kể là với ai, anh cũng đều thích kề vai bá cổ, ăn nói tùy tiện, lời nói rất khoa trương, tự cao tự đại…

Tôi đã bớt chút ít thời gian để nói chuyện với anh ấy, được biết anh ấy trở nên như vậy là do cấp trên. Cấp trên của anh ấy là một người tính tình tùy tiện, không để ý đến quy tắc, chế độ của công ty, anh họ tôi rất ngưỡng mộ cấp trên của mình.

Bài học:

1. Đối xử với đồng nghiệp, nhất định phải chú ý lễ nghĩa, nhưng không nên quá cầu kỳ, và cũng không nên quá tùy tiện.

2. Không nên đi trái với lễ nghĩa nghề nghiệp chỉ vì mục đích để hòa hợp với cấp trên.

Tự trọng

Quân tử bất trọng, tắc bất uy, học tắc bất cố.

Quân tử thiếu thái độ trang trọng thì không uy nghiêm; sự học cũng không được kiên cố.

– Học Nhi – Chương 1.8

Ý của câu này nghĩa là, người quân tử không tự trọng thì không oai nghiêm, sẽ không củng cố được tri thức đã học được.

Đối với tôi, bất kể là “động dung mạo”, “chính nhan sắc”, “xuất từ khí”, đều là biểu hiện của lòng tự trọng. Muốn biết một người có tuân thủ lễ nghĩa hay không, phương pháp phán đoán tốt nhất chính là xem người đó có tự trọng hay không. Một người không tự trọng thì nhất định là người không tuân thủ lễ nghĩa.

Tự trọng, đối với bất kỳ người nào trong chúng ta cũng đều rất quan trọng. Chỉ có tự trọng, chúng ta mới có thể được người khác tôn trọng; Chỉ có tự trọng, nghiệp học của chúng ta mới có thành tựu, mới được củng cố; Cũng chỉ có tự trọng, chúng ta mới có thể gạt bỏ khó khăn trên con đường sự nghiệp, dũng cảm tiến lên phía trước…

Vậy, tự trọng từ đâu đến? Câu trả lời là: Tự trọng chính là từ “lễ” mà đến.

Khi lời nói, hành vi của chúng ta phù hợp với chế độ, quy định của doanh nghiệp, khi giá trị quan thống nhất với văn hóa doanh nghiệp, chúng ta sẽ có được tự trọng, sẽ có công việc và sự nghiệp, sẽ được đồng nghiệp và người khác tôn trọng.

Khi chúng ta đối xử với người khác theo yêu cầu của lễ nghĩa thì tự nhiên có thể sẽ tránh không bị người khác coi thường, giống như Hữu Tử đã nói: cung kính người khác phù hợp lễ nghĩa sẽ tránh không bị làm nhục.”

Tương tự, khi chúng ta dùng lễ nghĩa để ràng buộc bản thân, chúng ta có thể tự lập, không đi ngược với bất kỳ đạo lý nào. Khổng Tử nói: “Người quân tử học văn hóa, dùng lễ nghĩa để ràng buộc bản thân, như vậy có thể không làm trái với bất kỳ đạo lý nào”. Một khi như vậy, chúng ta tự nhiên sẽ có tự trọng.

Đồng Lỗi vào công ty nhờ có sự giới thiệu của một người bạn. Lúc đó, người bạn này nói với chúng tôi rằng:

“Đồng Lỗi là một người hướng nội, rất ít bộc lộ cảm xúc, thái độ nên cô ấy thích hợp làm công việc máy móc”. Nhưng trong quá trình tiếp xúc với Đồng Lỗi, chúng tôi phát hiện thấy cô ấy không phải là “sống hướng nội, không biết cách biểu đạt”, mà căn bản cô ấy là một người sống khép kín hoàn toàn, không những vậy, cô ấy còn không tự tin, thậm chí còn cảm thấy mình là một người vô dụng.

Nhưng chúng tôi cũng có một phát hiện bất ngờ khác: Cô ấy rất có khả năng viết văn, cũng có thể đời sống hướng nội đã khiến cô ấy có thói quen biểu đạt tình cảm trên giấy. Chúng tôi cho rằng cô ấy không thích hợp với công việc có tính máy móc, mà cô ấy rất phù hợp với công việc có tính sáng tạo.

Vấn đề cốt lõi hiện tại trước mắt chúng tôi là: Làm thế nào để Đồng Lỗi trở thành một người tự trọng? Thế là chúng tôi tiến hành quan sát Đồng Lỗi, cuối cùng phát hiện ra rằng: Trước mặt ai cô ấy cũng thu mình, cẩn thận, thậm chí là không dám nhìn thẳng vào mắt đồng nghiệp. Rất nhanh, chúng tôi đã có đáp án: Phải để Đồng Lỗi tự lập, tự trọng thì sẽ làm cho cô ấy học được lễ nghĩa nghề nghiệp, để cô ấy hiểu được phải giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào trong công việc. Thế là, chúng tôi bố trí một chuyên gia đến phụ đạo cho cô ấy, đồng thời nhấn mạnh mỗi một đồng nghiệp phải dùng “lễ” để đối xử với Đồng Lỗi.

Quả nhiên, khi đã nắm được lễ nghĩa, Đồng Lỗi biểu hiện rất xuất sắc, hoàn thành rất tốt công việc…

“Lễ” có thể giúp chúng ta tự lập, tự trọng ở chốn công sở, khi chúng ta dùng “lễ” để đối đãi với người khác, tự nhiên sẽ được người khác dùng lễ để đáp lại, mọi người sẽ độc lập và tôn trọng nhau.

Bài học:

1. Tự trọng là tiền đề để người khác tôn trọng chúng ta.

2. “Lễ” có thể giúp cho chúng ta tự lập, tự trọng ở chốn công sở.

Bất khả vô lễ

Không được vô lễ.

Cung nhi vô lễ, tắc lao, thận nhi vô lễ, tắc tỉ, dũng nhi vô lễ, tắc loạn, trực nhi vô lễ, tắc giảo.

Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc, cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan, dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch, ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách.

– Thái Bá – Chương 8.2

Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của “lễ” ở chốn công sở, vậy nếu không hiểu được “lễ” thì sẽ ra sao? Đây chính là vấn đề cần thảo luận.

Không hiểu “lễ” thì nhất định sẽ xảy ra bốn tình huống sau:

Cung kính mà không hiểu “lễ” thì sẽ mệt mỏi không thể chịu nổi, cẩn trọng nhưng không hiểu “lễ” sẽ cho thấy sự nhu nhược; Dũng cảm nhưng không hiểu “lễ” sẽ gây hỗn loạn; Thẳng thắn mà không hiểu “lễ” sẽ làm tổn thương người khác.

Đối với một người, cung kính, cẩn trọng, dũng mãnh, thẳng thắn đều là ưu điểm, nhưng, một khi họ không hiểu “lễ”, không thực hiện “lễ” thì bốn điểm này đều biến thành khuyết điểm.

Mỗi lần gặp mặt, Tiêu Cường luôn mệt mỏi nhìn như thiếu ngủ, điều này khiến cho các bạn không thể lý giải được. “Mọi người có biết tôi rất mệt không? Trong công ty không thể đắc tội với ai được, ai tôi cũng phải cung kính, tôi có thân phận rất nhỏ bé” Tiêu Cường luôn miệng giải thích như vậy.

Mỗi lần công ty có cuộc họp, Tinh Tinh đều giữ im lặng, mỗi khi người khác hỏi ý kiến của cô, cô đều đỏ mặt, căng thẳng trả lời: “Tôi, tôi… không có ý kiến gì.” Trên thực tế, Tinh Tinh có nhiều ý tưởng rất xuất sắc, nhưng cô chỉ nói cho vui với đồng nghiệp. Có một lần, khi nói chuyện, đồng nghiệp hỏi Tinh Tinh: “Sao cậu có ý tưởng xuất sắc như vậy lại không nói ra trong cuộc họp?” Tinh Tinh trả lời: “Tớ không dám nói, tớ sợ nói ra không tốt lại bị mọi người cười.”

Tổng giám đốc Vương tức giận đứng bật dậy, quay ngoắt người đi ra cửa, tất cả nhân viên có mặt đều ngẩn người ra một lúc, rồi cùng lúc hướng tầm nhìn về phía Chu Hiển. Hóa ra là, Tổng giám đốc Vương triệu tập mọi người mở cuộc họp, muốn thảo luận kế hoạch phát triển tiếp theo của công ty, đồng thời đưa ra ý tưởng của bản thân. Ai ngờ đang lúc Tổng giám đốc Vương nói thì Chu Hiển lại ngắt lời nói: “Tổng giám đốc Vương, tôi thấy ý tưởng của anh không có ý nghĩa thực chất gì cho công ty cả, nếu là vì thảo luận việc này, cuộc họp hôm nay coi như phí công.” Thế là xảy ra sự việc như trên.

Có rất nhiều những việc như vậy đang xảy ra trong các doanh nghiệp, hoặc đã từng xảy ra. Tiêu Cường, Tinh Tinh, Chu Hiển chính là những người “vô lễ” như Khổng Tử đã nói. Bọn họ có thể cung kính, có thể cẩn trọng, có thể dũng mãnh, hoặc có thể thẳng thắn, nhưng do “vô lễ” nên họ đã biến thành những người mệt mỏi, nhát gan, sợ sệt, gây rối, gây tổn thương cho người khác.

Do đó có thể thấy, là một nhân viên mà không hiểu “lễ” thì không những bản thân mình không đứng vững được mà còn gây ra hậu quả không tốt cho đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí là cho cả công ty.

Bài học:

Nếu một người không hiểu “lễ” thì ưu điểm vốn có cũng sẽ biến thành khuyết điểm.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button