Kinh doanh - đầu tư

Sách Đen Về Tinh Thần Doanh Nhân

Sach den ve tinh than doanh nhan - Fernando Trias de Bes1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Fernando Tría de Bes

Download sách Sách Đen Về Tinh Thần Doanh Nhân ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn sách này dành cho bất kỳ ai – bất kỳ bằng cấp hay kinh nghiệm – quan tâm đến việc khởi nghiệp kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Từ một nhà quản trị muốn mở công ty kinh doanh lớn hay đến bà nội trợ với tiệm quần áo nhỏ – bất kỳ ai với tinh thần doanh nhân đều cũng sẽ nhận thấy quyển sách bổ ích.

Nhưng những độc giả đa nghi có thể sẽ hỏi làm sao một quyển sách có thể có ích đa dạng với độc giả như thế? Câu trả lời là: khi đề cập đến khả năng làm chủ doanh nghiệp những trải nghiệm kinh doanh tự thân nó không bảo đảm thành công. Mà thật ra những sai lầm của doanh nhân thường đưa đến sự gia tăng một nội lực giúp họ trở thành doanh nhân ngay từ bước đầu: Lòng nhiệt huyết.

Nhiệt huyết là động cơ thúc đẩy doanh nhân tiến tới, nhưng hãy cẩn thận, nó có thể trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của bạn. Nhiệt huyết có thể đánh lừa cả vị giám đốc điều hành thành thạo nhất. Tôi không lên án bản thân nhiệt huyết là nguồn gốc của sai lầm mà đúng hơn nó là tấm màn thường ngăn ta nhìn thấy thực tế cuộc sống. Và không nghi ngờ gì, lý do dẫn đến thất bại của những doanh nghiệp mới chính là sự thiếu khách quan của người chủ doanh nghiệp – sự bất lực trong việc nhìn nhận vấn đề đúng như bản chất của nó.

Bạn không cần phải có MBA mới hiểu được quyển sách này. Những khái niệm được thảo luận trong đây bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Vì vậy nếu cân nhắc việc khởi nghiệp kinh doanh, hãy cùng tìm hiểu.

TẠI SAO CHỌN QUYỂN SÁCH NÀY

Đã có rất nhiều quyển sách viết dành cho doanh nhân. Trên cùng một kệ sách bạn tìm thấy quyển này, chắc chắn sẽ có vài tiêu đề vẫy gọi sự chú ý của bạn. Có gì khác biệt với quyển sách này? Tại sao lại them một sách nữa về đề tài này trong khi mọi thứ đã được đề cập hết rồi.

– Quyển sách này không hoa mỹ, nó nêu lên vấn đề đúng bản chất, nó bao gồm những gì bạn muốn biết nhưng có thể ngại hỏi về việc trở thành doanh nhân.

– Quyển sách nhắm vào khái niệm thất bại. 90% doanh nhân thất bại trong vòng 4 năm đầu, một số nguồn khác thậm chí còn dẫn chứng ra con số đáng lo hơn: 95% doanh nhân thất bại trong vòng 5 năm đầu. Chúng ta không thể thật sự lờ đi sự thật kinh doanh là một cuộc phiêu lưu vĩ đại.

Trước giờ chúng ta đều được nhồi nhét rằng học cách người khác thành công sẽ giúp ta tránh thất bại.

Không đúng.

Để giúp một doanh nhân tránh thất bại, anh ta cần biết lý do người khác thất bại.

Mục đích quyển sách này không phải làm nhụt chí bạn, mà ngược lại – nó giúp doanh nhân thực thụ tìm ra bản thân mình và dấn thân vào con đường kinh doanh phía trước.

Quyển sách này như một trận đấu quyền Anh. Bạn hãy coi mình là võ sĩ quyền Anh chiến đấu để đạt danh hiệu doanh nhân. Quyển sách này là một nhà vô địch thế giới hạng nặng chiến đấu để bảo vệ danh hiệu của anh ta. Chúng ta có 14 vòng, đối thủ của bạn sẽ tung ra nhiều cú đấm móc phải và chúng tôi sẽ quan sát bạn.

Nhưng tôi không chỉ “tung ra những cú đấm”. Nêu lên những khó khăn mà không đưa ra giải pháp là một cách tiếp cận tiêu cực. Tôi cố gắng đưa ra giải pháp và ý tưởng dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm của mình để giúp bạn hạn chế Những Nhân Tố Thất Bại Chính đến mức tối thiểu và giữ cho doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng.

Nếu đến vòng (chương) 14, bạn vẫn còn trụ được ở trận đấu và tuyên bố vẫn tiếp tục tiến lên phía trước với ý tưởng kinh doanh của mình, bạn là một doanh nhân thực thụ. Bạn sẽ có cơ hội giữ vững danh hiệu trong nhiều năm.

Động cơ khởi nghiệp kinh doanh cũng chỉ là những cố gắng giải thoát khỏi những vấn đề cá nhân hay có liên quan đến công việc.

Hãy bắt đầu bằng việc xem xét lý do tại sao bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh. Trả lời câu hỏi này không dễ như chúng ta tưởng vì nó đòi hỏi sự trung thực từ phía bạn. Hầu hết doanh nhân thường viện câu trả lời “cứu hộ” muôn thủa: Ý tưởng kinh doanh. Ví dụ như: “ tôi muốn kinh doanh vì tôi có ý tưởng”. Hay thậm chí: “sản phẩm này hoặc ý tưởng này là điều khiến tôi muốn trở thành doanh nhân”.

Ý TƯỞNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐỘNG CƠ

Tiếc thay sản phẩm ý tưởng không phải là lý do vững chắc và hợp lý cho việc khởi nghiệp kinh doanh, Ý tưởng là mục đích của kinh doanh và nó không nên là động cơ. Tưởng tượng ai đó muốn trở thành nhà văn, chúng ta hỏi động cơ của cô là gì và nhà văn tương lai này trả lời “Tôi có ý tưởng tuyệt vời cho một quyển truyện”. Bạn nghĩ sao? Rằng bạn không đang nói chuyện với một nhà văn thực thụ. Bạn cũng có thể nghĩ rằng “Nhà văn này sẽ ra sao khi cô ta kết thúc câu chuyện này?”

Tin rằng một ý tưởng hay và một vài cơ hội tìm được là động cơ đủ để khởi nghiệp kinh doanh là sự tự dối mình trắng trợn và quá xa thực tế.

Ý tưởng là phương tiện cho các hoạt động kinh doanh, không phải là động lực chắc chắn và lâu dài.

ĐỌC THỬ

VÒNG 1: “ĐỘNG CƠ KHÔNG THÍCH ĐÁNG CỦA DOANH NHÂN”

Động cơ khởi nghiệp kinh doanh cũng chỉ là những cố gắng giải thoát khỏi những vấn đề cá nhân hay có liên quan đến công việc.

Hãy bắt đầu bằng việc xem xét lý do tại sao bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh. Trả lời câu hỏi này không dễ như chúng ta tưởng vì nó đòi hỏi sự trung thực từ phía bạn. Hầu hết doanh nhân thường viện câu trả lời “cứu hộ” muôn thủa: Ý tưởng kinh doanh. Ví dụ như: “ tôi muốn kinh doanh vì tôi có ý tưởng”. Hay thậm chí: “sản phẩm này hoặc ý tưởng này là điều khiến tôi muốn trở thành doanh nhân”.

Ý TƯỞNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐỘNG CƠ

Tiếc thay sản phẩm ý tưởng không phải là lý do vững chắc và hợp lý cho việc khởi nghiệp kinh doanh, Ý tưởng là mục đích của kinh doanh và nó không nên là động cơ. Tưởng tượng ai đó muốn trở thành nhà văn, chúng ta hỏi động cơ của cô là gì và nhà văn tương lai này trả lời “Tôi có ý tưởng tuyệt vời cho một quyển truyện”. Bạn nghĩ sao? Rằng bạn không đang nói chuyện với một nhà văn thực thụ. Bạn cũng có thể nghĩ rằng “Nhà văn này sẽ ra sao khi cô ta kết thúc câu chuyện này?”

Tin rằng một ý tưởng hay và một vài cơ hội tìm được là động cơ đủ để khởi nghiệp kinh doanh là sự tự dối mình trắng trợn và quá xa thực tế.

Ý tưởng là phương tiện cho các hoạt động kinh doanh, không phải là động lực chắc chắn và lâu dài.

ĐỘNG CƠ KHÔNG THÍCH ĐÁNG

Ý tưởng kinh doanh không là động cơ quy nhất mà những doanh nhân, rồi sẽ thất bại, dùng để biện hộ cho cuộc phiêu lưu kinh doanh của mình. Dưới đây là danh sách những động cơ phổ biến khác.

  1. Thất nghiệp và cảm giác cần phải tiến tới.
  2. Ghét sếp hay công ty bạn đang làm.
  3. Không muốn lệ thuộc vào bất kỳ người sếp nào (ghét bị sai bảo làm gì).
  4. Mong muốn sự cân bằng giữa cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
  5. Tự do trong công việc lựa chọn giờ giấc làm việc và ngày nghỉ.
  6. Kiếm được nhiều tiền hơn làm công.
  7. Mong muốn lấy lại những tài sản gia đình đã mất.
  8. Chứng minh với người khác (đặc biệt với ba mẹ) hoặc tự chứng minh mình.
  9. Làm giàu và kiếm tiền nhanh.
  10. Cống hiến hết mình cho những điều bạn thích – điều mà trở nên vô vọng nếu bạn không phải là kinh doanh.

Có thể bạn sẽ nhận thấy lý do của mình (một phần hay hoàn toàn ) nằm trong vài lý do trên, cái mà tôi gọi “ những động cơ không thích đáng của doanh nhân”.

Động cơ từ một đến năm trong danh sách trên thực ra là những mong muốn thoát khỏi tình huống cá nhân và nghề nghiệp căng thẳng và không hài lòng. Những người này mong mỏi một sự thay đổi trong cuộc sống mà họ không điều khiển được. Đó là lý do tôi gọi chúng là “những động cơ không thích đáng” – thật tiếc nếu bạn thấy mình trong tình trạng này. Tôi rất tiếc đây là tình huống của bạn. Nhưng trở thành doanh nhân không phải là giải pháp thực sự cho những vấn đề này.

Động cơ từ sáu đến 10 cũng không thích đáng, nhưng có lẽ ít hơn so với 7 cái đầu, song vẫn không vững chắc và hợp lý cho những ai muốn trở thành doanh nhân thực thụ. Tại sao? Động cơ thúc đẩy một doanh nhân phải liên quan trực tiếp đến khả năng thành công của anh ta. Nói cách khác, một động cơ không thích đáng, như một trong những lý do trong danh sách trên, thường là những nhân tố thất bại chính.

Một người bạn doanh nhân chia sẻ với tôi, “không có lý do gì khởi nghiệp kinh doanh dựa vào hội chứng chiều Chủ nhật”. Một người khác lại nói “Nếu anh bị thôi thúc bởi những tình huống, anh chỉ là doanh nhân chơi trò may rủi. Anh sẽ thấy nhiều câu chuyện kinh khủng về thất bại và những giấc mơ tan vỡ. Nhưng dù sao anh cũng phải học hỏi”.

Một doanh nhân thành công chia sẻ với tôi về việc nhờ có động cơ đúng ông đã đạt được thành công ngay từ khi mới bắt tay vào kinh doanh. “Đừng cố gắng thoát ra khỏi vấn đề của mình, trong nhiều trường hợp, thường báo trước thất bại. Tôi đã kinh doanh nhiều ngành dựa trên những động cơ khác nhau. Lúc kinh doanh nhà xuất bản, tôi chỉ muốn bỏ việc đang làm trước đó. Nhưng ngược lại, với công ty hiện giờ tôi không muốn trốn chạy điều gì nữa, tôi chỉ có một ước mơ và một tầm nhìn quan trọng hơn rất nhiều so với tình trạng và công việc cá nhân”.

Bạn có là doanh nhân “chơi trò may rủi” không? Nói cách khác bạn có đang là doanh nhân thực thụ hay bạn chỉ đang thử vận may của mình?

Đừng nói với tôi về ý tưởng của bạn; đừng bám víu vào cái phao cứu hộ đó. Hãy tạm quên ý tưởng đó trong một phút và suy nghĩ, như một cá nhân tự do, về một bức tranh lớn. Điều gì khiến bạn muốn trở thành doanh nhân? Một nhà văn không thể là nhà văn chỉ vì cô ta có một câu chuyện hay; cô ta trở thành nhà văn vì cô ấy muốn được sáng tác. Điều tương tự cũng xảy ra với doanh nhân.

Bây giờ. Với những điều đã nêu trên, tôi đang sắp nói điều đi ngược lại quan điểm của mình. Tôi biết người do tình huống thúc đẩy, đã thành lập công ty riêng và cuối cùng thành công lừng lẫy. Cụ thể giám đốc điều hành ngân hàng nọ xin nghĩ hưu khi mới năm mươi tuổi. Tiền hưu trí của ông không đủ để trang trải đến cuối đời nên ông quyết định tìm một công việc mới. Nhưng không ai muốn thuê một ông già 50 tuổi. Vì thế ông thành lập công ty bất động sản và bây giờ doanh thu hàng năm của công ty hơn 15 triệu đô.

Trường hợp này không hiếm. Một trong những người tham gia phỏng vấn có một động cơ rất cảm động và cao quý.

Hia đình anh ta từng điều hành một công ty quan trọng và do khủng hoảng trong ngành, đã mất tất cả vào những năm 60. Để có tiền trả lương cho 150 nhân viên nhà máy người cha đã phải bán tất cả tài sản có được. Người con tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phải đem lại cho cha niềm hạnh phúc, thấy những tài sản đó quay về. Điều này đã trở thành động cơ cho anh ta cho đến khi anh ta đạt được mục tiêu của mình. Người doanh nhân này dành trọn những năm cuối đời của cha để lấy lại đúng đất đai và tài sản cha đã từng bán đi để trước khi nhắm mắt ông có thể thấy được chúng.

Thậm chí trong trường hợp của mình, tôi có động cơ không thích đáng nhất. Tôi trở thành doanh nhân vì không thích thế giới của những tập đoàn đa quốc gia. Khi 27 tuổi tôi nhìn chung quanh công ty mình mà nhận ra rằng nhân viên cấp cao duy nhất trên tôi đã hơn 40 tuổi chính là ông tổng giám đốc. Tôi nhận thấy nấc thàng  nghề nghiệp ở những tập đoàn kinh doanh đa quốc gia là bấp bênh và vì thế tôi khởi nghiệp kinh doanh.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button