Kỹ năng mềm

Những Giá Trị Sống Trong Giáo Dục Con Trẻ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Diane Tillman

Download sách Những Giá Trị Sống Trong Giáo Dục Con Trẻ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Đưa trẻ vào đời bằng giá trị sống

Ngày nay, trẻ tập trung quá nhiều vào việc học cách để làm (doing), chuẩn bị cho mưu sinh trong tương lai. Nhưng bên cạnh những kỹ năng sống vốn rất quan trọng ấy, trẻ cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Có nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước nhiều tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.

Nếu trẻ không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc thì dù được học nhiều kỹ năng, trẻ cũng không biết cách sử dụng hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Từ đó, trẻ sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác.

Có nền tảng giá trị sống, trẻ sẽ không bị lôi cuốn bởi những giá trị vật chất trong việc định hình mục đích sống. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất.

Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tranh ảnh treo trong phòng… tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.

Nhiều phụ huynh cũng tỏ vẻ ngần ngại rằng con họ còn quá nhỏ thì làm sao biết về giá trị sống. Tuy trẻ chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ những gì mình cảm nhận được, nhưng chắc chắn người lớn sẽ ngạc nhiên trước hiểu biết và cảm nghiệm của chúng về giá trị. Điều chúng ta nên làm là giúp trẻ gọi tên giá trị ra để các giá trị trở nên rõ ràng hơn. Chẳng hạn như bằng cách hướng dẫn trẻ trao cây bút cho bạn, chúng ta đang dạy cho trẻ biết cách sẻ chia hoặc hợp tác.

Việc truyền đạt những kỹ năng, kiến thức về cuộc sống, cha mẹ có thể tin cậy vào giáo viên ở trường. Còn với giá trị sống lại khác, cha mẹ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến con cái vì khi nhìn thấy sự trung thực qua hành vi cư xử của cha mẹ, trẻ sẽ trải nghiệm được thế nào là lòng trung thực. Do đó, cha mẹ là nguồn hỗ trợ tuyệt vời để xây dựng giá trị nơi con trẻ. Ví dụ như việc bố mẹ bảo con cái nói với khách là mình không có ở nhà, trẻ sẽ ngạc nhiên, hoang mang khi bị buộc phải nói sai sự thật. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như thế lại có sức tác động lớn, dẫn đến thói quen thiếu trung thực về sau.

Từ giáo dục (education), gốc Latin (e-ducere) có nghĩa là khơi dậy những gì đã có sẵn ở mỗi người. Theo đó, chúng ta cần hiểu mình đang hướng dẫn về giá trị, giúp khơi dậy những giá trị cốt lõi đã có ở trẻ chứ không phải là chỉ dạy, bảo ban. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi vị thành niên đôi khi tỏ ra chống đối lại những điều giáo viên nói với chúng. Không phải chúng bất kính với thầy cô, nhưng ở độ tuổi này điều đó thật khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng có thể tự tìm tòi khám phá các giá trị dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của người điều phối, hướng dẫn các hoạt động giá trị.

Ngoài ra, một phần không thể thiếu của chương trình giáo dục giá trị sống là việc tạo lập bầu không khí dựa trên các giá trị để học sinh cảm thấy an toàn, có giá trị, được yêu thương, thấu hiểu và được tôn trọng. Nhiều nghiên cứu giáo dục cho thấy nếu trẻ mang nỗi sợ hãi hay căng thẳng, não bộ sẽ rất khó tiếp nhận thông tin. Còn khi trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái, chúng có thể tiếp thu được nhiều hơn.

Mô hình giáo dục giá trị sống không khuyến khích việc đánh mắng hay ngược đãi về thân thể mà hướng đến hình thức kỷ luật tích cực, nghĩa là khi trẻ phạm lỗi hãy khuyến khích chúng nhận sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm.

Nếu cha mẹ chú ý vào hành vi tiêu cực của trẻ – dưới hình thức đánh đập hoặc la mắng – chỉ trong 20 giây thôi, sự chú ý ấy càng củng cố thêm cho kiểu hành vi bạo hành. Nếu trẻ đang bị rối loạn về hành vi cư xử, giá trị sống có một hoạt động được gọi là Thời gian Tạm lắng, giúp trẻ tạm thời rút khỏi môi trường lớp học hay môi trường gia đình để đi đến một nơi trẻ có thể ngồi tĩnh lặng, ngẫm lại những điều mình đã làm mà có những điều chỉnh thích hợp.

Cô Trish Summerfield

Cố vấn chương trình LVE (Trích từ báo Tuổi Trẻ, ngày 19/07/2009)

ĐỌC THỬ

TIẾN TRÌNH SINH HOẠT NHÓM

PHẦN ĐỊNH HƯỚNG

Trước mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn viên nên lập ra một danh sách hoặc những tấm áp phích về các giá trị sẽ khám phá và chuẩn bị nhạc nhẹ, một tờ giấy khổ lớn hoặc bảng.

Giới thiệu

Tập huấn viên giới thiệu về bản thân mình.

Yêu cầu các cha mẹ hay người chăm sóc trẻ tự giới thiệu về mình. Tập huấn viên có thể yêu cầu hai người tham dự phỏng vấn lẫn nhau, sau đó giới thiệu lại về nhau cho một cặp khác. Những câu hỏi mà bạn có thể đề nghị họ chia sẻ chẳng hạn như họ có mấy con, tuổi của chúng và một từ tích cực nào họ dùng để mô tả về con mình.

Hoạt động làm quen

Bạn có thể thực hiện một hoạt động giới thiệu trong cuốn Hướng dẫn Tập huấn dành cho Giáo dục viên LVE như “Nếu tôi là một con vật, tôi sẽ là con…”. Mỗi người cần nghĩ đến một con vật ưa thích của họ và một giá trị hay phẩm chất mà họ coi trọng nhất ở con vật đó. Phát cho mỗi người một tờ giấy trắng và một cái kẹp giấy (có thể dùng băng dính). Yêu cầu họ viết tên con vật ấy (chữ hoa) vào nửa phần đầu trang giấy và một giá trị hay phẩm chất của nó vào nửa những giá trị sống trong giáo dục con trẻ phần dưới. Giải thích rằng mỗi người sẽ phải cài (dán) tờ giấy của mình lên lưng của một người khác mà không để họ biết nội dung.

Mỗi người tham gia phải khám phá tên và giá trị của con vật trên tờ giấy được dán sau lưng mình. Nhưng trước tiên, họ cần tự giới thiệu về mình cho một người khác. Sau đó dùng câu hỏi Có hoặc Không, chẳng hạn như “Con vật này có bốn chân không?”, “Nó có phải là loài có vú không?”… Sau khi đoán được con vật ấy là gì, họ cần tìm ra phẩm chất hay giá trị của nó.

Khi người tham gia hiểu những chỉ dẫn của trò chơi, yêu cầu họ cài (dán) tờ giấy của họ vào lưng một người khác mà không cho người ấy biết nội dung. Mở nhạc nhẹ khi trò chơi bắt đầu và tiếp tục bật nhạc 10 đến 15 phút hoặc cho đến khi tiếng ồn lắng xuống vì mọi người đã đoán ra những gì được viết trên lưng họ.

Lựa chọn khác

Yêu cầu người tham gia viết tên một sứ giả hòa bình hay một vị anh hùng nào đó của họ và giá trị họ ngưỡng mộ ở người ấy. Hoặc yêu cầu họ viết ra giá trị họ ưa thích lên phần trên tờ giấy và một biểu tượng cho giá trị ấy ở phần dưới của tờ giấy. Sau đó, cho chơi giống cách thức trên.

BỐI CẢNH

Nếu đây là buổi họp nhóm đầu tiên, tập huấn viên cần giới thiệu một vài thông tin về chương trình LVE.

LVE là một chương trình giáo dục các giá trị, cung cấp nhiều loại hình hoạt động mang tính trải nghiệm về giá trị và những phương pháp thiết thực để các giáo viên và tập huấn viên có thể giúp trẻ, thanh thiếu niên khám phá và phát huy 12 giá trị xã hội và cá nhân cốt lõi: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Hợp tác, Tự do và Đoàn kết. LVE còn có những tài liệu chuyên biệt cho các cha mẹ, người chăm sóc, cũng như người tị nạn và trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Tính đến tháng 3 năm 2000, LVE đã được ứng dụng tại hơn 1.800 địa điểm ở 64 quốc gia.

Hiện nay, LVE có sáu quyển sách đã được dịch ra tiếng Việt:

Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi Những Giá trị Sống dành cho Tuổi trẻ

Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ – Tài liệu hướng dẫn dành cho tập huấn viên

Hướng dẫn tập huấn Giáo dục viên LVE

Những Hoạt động Giá trị Sống dành cho Người tị nạn và Trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh

LVE là một sự hợp tác giữa các nhà giáo dục toàn cầu và là một tổ chức tự nguyện, với sự tham vấn của Ban Giáo dục UNICEF.

Mục đích của LVE là cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và những công cụ cho sự phát triển của một con người toàn diện, biết rằng mỗi cá nhân đều có nhiều mặt: thể chất, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần.

Mục tiêu của LVE là:

• Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ, cảm nhận và ứng dụng thực tế các giá trị vào các mối quan hệ với bản thân, người khác, cộng đồng và rộng hơn là thế giới.

• Đào sâu những hiểu biết, động cơ thúc đẩy và trách nhiệm để xã

hội và cá nhân đưa ra những lựa chọn tích cực.

những giá trị sống trong giáo dục con trẻ

• Truyền cảm hứng cho các cá nhân chọn lựa những giá trị tinh thần, đạo đức, xã hội và của riêng bản thân, đồng thời nhận thức những phương pháp thực tế để phát triển và đào sâu chúng.

• Khuyến khích các giáo dục viên, cha mẹ và người chăm sóc xem việc giáo dục như là một cách để cung cấp cho sinh viên, học sinh triết lý sống, qua đó tạo điều kiện cho sự trưởng thành, phát triển toàn diện và chọn lựa mang tính tổng thể để các em có thể hòa nhập cộng đồng với sự tôn trọng, tự tin, và có mục đích.

Nhóm các cha mẹ tìm hiểu về giá trị sống được xem là một phần quan trọng của dự án này bởi họ chính là những người thầy quan trọng nhất và đầu tiên của con về các giá trị sống.

Suy ngẫm

Khuyến khích cha mẹ suy ngẫm về những giá trị quan trọng đối với họ, mở nhạc nhẹ và đọc chậm lời suy ngẫm như bên dưới.

Giới thiệu: “Giá trị có ảnh hưởng đến cuộc sống ta trong mọi giây phút. Chúng là nguồn lực hướng dẫn ta trong mọi việc ta làm hoặc theo đuổi. Khi những giá trị bên trong tương thích với những hành động của ta, thì ta đang sống trong sự hài hòa. Nhưng giá trị là gì? Và chúng ta đã phát triển chúng như thế nào? Tôi muốn các anh chị suy ngẫm về những giá trị của mình khi được yêu cầu nghĩ về một số điều. Vui lòng viết ra câu trả lời của anh chị.”

• Nghĩ đến một người có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời anh chị.

(Dừng lại trong chốc lát)

• Người ấy có những giá trị hay phẩm chất nào mà nhờ đó đã tạo nên sự khác biệt cho anh chị? Vui lòng viết ra những giá trị hay phẩm chất làm người ấy trở nên quan trọng đối với anh chị. (Dừng lại một phút)

• Nếu mọi người trên thế giới đều có những giá trị ấy, hoặc thường xuyên thể hiện chúng, thế giới này có khác đi không? (Dừng lại)

Living vaLues Parent grouPs: a FaciLitator guide

• Nghĩ đến những bài hát anh chị yêu thích. Lời của bài hát và điệu nhạc phản ảnh những giá trị nào? Viết những giá trị ấy xuống. (Dành ra 2 – 3 phút)

• Nghĩ về những bài thơ, câu trích dẫn, quyển sách quan trọng đối với anh chị. Các tác phẩm ấy chuyển tải những giá trị nào? (Dừng ba phút, hoặc nhiều hơn)

• Những hình ảnh nào là quan trọng đối với anh chị? Nghĩ đến những quang cảnh hoặc những bức tượng yêu thích của các anh chị. Chúng gợi lên những giá trị hoặc những cảm giác nào? (Cho ba phút, hoặc nhiều hơn)

• Nhớ lại những khoảnh khắc đặc biệt tích cực trong cuộc đời anh chị. Lúc đó anh chị cảm thấy thế nào và đã thể hiện giá trị gì? (Cho bốn phút, hoặc nhiều hơn)

• Nghĩ đến điều anh chị thích nhất khi làm bố mẹ. Khi nhớ đến những giây phút ấy, anh chị đánh giá cao điều gì?

Yêu cầu người tham dự tạo thành các nhóm nhỏ, từ 3 – 4 người, để chia sẻ những cảm nhận và những giá trị từ bài tập này trong vòng 10 đến 15 phút.

• Bây giờ, anh chị hãy dành ra năm phút để nghĩ về sáu giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời mình và viết ra. (Mở nhạc nhẹ cho suy ngẫm)

Yêu cầu các cha mẹ chia sẻ. Cho họ đọc to sáu giá trị ấy và viết chúng lên một tờ giấy khổ lớn. Tóm tắt: “Dường như chúng ta có nhiều giá trị chung”.

Nói: “Cách đây vài năm, có một dự án rất thú vị, với tên gọi là Hợp tác Toàn cầu vì một Thế giới Tốt đẹp hơn. Hàng ngàn nhóm người từ những nền văn hóa, tôn giáo, tuổi tác và địa vị xã hội khác nhau ở 129 quốc gia cùng được yêu cầu hình dung về một thế giới tốt đẹp hơn. Họ

những giá trị sống trong giáo dục con trẻ

sẽ cảm thấy thế nào khi ở trong thế giới đó, các mối quan hệ và môi trường ở thế giới đó ra sao… Ta thử đoán xem câu trả lời sẽ là gì?”. Hỏi:

• Anh chị thích cảm thấy thế nào?

• Anh chị thích mối quan hệ của mình trở nên như thế nào?

• Anh chị muốn môi trường sống của mình trở nên như thế nào?

“Có vẻ như ta không chỉ muốn cùng chung những giá trị trong mối quan hệ, mà con người ở tất cả các nền văn hóa đều có cùng chung những giá trị phổ quát. Tuy nhiên, ta lại không sống cùng với những giá trị phổ quát ấy. Tiền đề của chương trình LVE là nếu ta sống cùng với những giá trị của mình, ta sẽ tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”.

• Trong vài phút sắp tới, ta hãy cùng khám phá xem trẻ em phát triển các giá trị bằng cách nào. Giờ, các anh chị hãy nhớ đến một lần nào đó khi còn nhỏ. Hãy nhớ lại những trải nghiệm khi anh chị nhận biết được điều được xem là quan trọng đối với mình. (Mở nhạc và cho họ suy ngẫm trong vài phút)

• Bây giờ, hãy nghĩ về giá trị đầu tiên trong đời mình. Lúc đó anh chị khoảng bao nhiêu tuổi?

• Có anh chị nào muốn chia sẻ không? (Viết ra câu trả lời của họ) Những câu trả lời của họ có thể rơi vào nhiều loại khác nhau, có thể hồi đáp: “Vậy là, một số anh chị đã học cách đánh giá cao giá trị ấy khi…”.

Lưu ý cho tập huấn viên: Có thể hầu hết mọi người sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực, nhưng cũng có vài người nhắc đến những trải nghiệm tiêu cực mà từ đó họ nhận ra vì sao một giá trị lại quan trọng, chẳng hạn như ai đó đã nói dối về họ và từ đó họ học được giá trị Trung thực. Hãy ghi chú trải nghiệm này của họ lên giấy khổ lớn. Nếu muốn, bạn có thể thêm vài câu khơi gợi để thảo luận sâu hơn về trung thực, hoặc để mọi người lắng nghe họ…

Living vaLues Parent grouPs: a FaciLitator guide

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button