Quà tặng cuộc sống

Quyển Sách Của Cuộc Đời

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jiddu Krishnamurti

Download sách Quyển Sách Của Cuộc Đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày 1 tháng giêng:

Lắng nghe thanh thản

Bạn có lần nào ngồi rất yên lặng, không có sự chú ý của bạn cố định vào bất kỳ thứ gì, không gây ra một nỗ lực tập trung, nhưng với một cái trí rất yên lặng, rất tĩnh? Lúc đó bạn nghe mọi thứ, phải vậy không? Bạn nghe những tiếng ồn rất xa cùng với những tiếng ồn gần hơn và những tiếng ồn rất gần bên, những âm thanh ngay tức khắc – có nghĩa là thật sự bạn đang lắng nghe mọi thứ. Cái trí của bạn không bị hạn chế vào một nguồn nhỏ bé chật hẹp. Nếu bạn có thể lắng nghe trong cách này, nghe thanh thản, không có gượng ép, bạn sẽ nhận thấy một thay đổi kỳ lạ đang xảy ra bên trong bạn, một thay đổi xảy ra không có ý nguyện của bạn, không có đòi hỏi của bạn; và trong thay đổi đó có vẻ đẹp kỳ diệu và chiều sâu của thấu triệt.

Ngày 2 tháng giêng:

Quên đi những màn che?

Bạn lắng nghe như thế nào? Có phải bạn lắng nghe dựa trên những sự kiện đã biết của bạn, qua ước lượng của bạn, qua những tham vọng, những thèm khát, những sợ hãi, những ưu tư của bạn, qua đang nghe chỉ điều gì bạn muốn nghe, chỉ điều gì sẽ cho thoả mãn, điều gì sẽ làm vui thích, điều gì sẽ tạo an ủi, điều gì sẽ trong chốc lát giảm thiểu đau khổ của bạn hay không? Nếu bạn lắng nghe qua cái màn của những thèm khát của bạn; vậy thì rõ ràng bạn chỉ lắng nghe sự diễn đạt riêng của bạn; bạn đang lắng nghe những thèm khát riêng tư của bạn. Và liệu rằng còn hình thái nào khác của lắng nghe không? Liệu rằng không quan trọng để khám phá cách lắng nghe không những đến điều gì đang được nói mà còn đến mọi thứ – đến sự ồn ào ngoài đường phố, đến tiếng líu lo của chim chóc, đến tiếng ồn của chiếc xe điện, đến biển cả khuấy động, đến tiếng nói của chồng bạn, đến tiếng nói của vợ bạn, đến tiếng nói của bạn bè bạn, đến tiếng khóc của một em nhỏ. Lắng nghe chỉ có ý nghĩa và quan trọng chỉ khi nào người ta không đang vận hành những thèm khát riêng tư của người ta trong khi người ta lắng nghe. Liệu rằng người ta có thể quên đi tất cả những màn che này trong khi chúng ta lắng nghe, và thật sự lắng nghe?

Ngày 3 tháng giêng:

Vượt khỏi sự huyên náo của ngôn từ .

Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu biết tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta, nhưng lắng nghe của chúng ta luôn luôn cùng với một nhận thức trước hay từ một quan điểm riêng biệt. Chúng ta không lắng nghe một cách mộc mạc hồn nhiên; luôn luôn có một cái bức màn chen vào của những suy nghĩ, những kết luận, và những thành kiến riêng tư của chúng ta…. Để lắng nghe cần phải có một sự yên lặng phía bên trong, một tự do khỏi cái áp lực căng thẳng của điều thâu nhận được, một chú ý thư giãn. Cái trạng thái thụ động nhưng tỉnh thức này có khả năng nghe cái gì vượt khỏi kết luận thuộc ngôn từ. Từ ngữ gây nhầm lẫn; chúng chỉ là phương tiện truyền đạt bên ngoài; nhưng để cảm thông vượt khỏi sự huyên náo của ngôn từ, khi lắng nghe phải có trạng thái thụ động tỉnh thức. Những con người mà thương yêu có lẽ lắng nghe; nhưng để tìm ra một người lắng nghe như thế rất là hiếm hoi. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều theo đuổi những kết quả, thành tựu những mục tiêu; chúng ta luôn luôn chiến thắng và đang chinh phục, và vì vậy không có đang lắng nghe. Chỉ trong đang lắng nghe người ta mới nghe được bài hát của ngôn từ.

Ngày 4 tháng giêng:

Lắng nghe không có tư tưởng

Tôi không hiểu có lần nào bạn đã lắng nghe một con chim. Để lắng nghe một điều gì đó đòi hỏi cái trí của bạn phải yên lặng – không phải một yên lặng huyền bí nhưng chỉ yên lặng. Tôi đang kể cho bạn một điều gì đó và để lắng nghe tôi bạn phải yên lặng, không có tất cả những loại tư tưởng đang lăng xăng trong cái trí của bạn. Khi bạn ngắm một đoá hoa, bạn ngắm nó, không gọi tên nó, không phân loại nó, không nói rằng nó thuộc về một loại nào đó – khi bạn làm những việc này, bạn ngừng ngắm nó. Vì vậy tôi đang nói rằng để lắng nghe là một trong những sự việc khó khăn nhất – để lắng nghe một người cộng sản, một người xã hội, một dân biểu, một người tư bản, bất kỳ ai, vợ của bạn, con cái của bạn, người hàng xóm của bạn, người bán vé xe buýt, con chim – chỉ lắng nghe. Chỉ khi bạn lắng nghe không có ý định, không có tư tưởng, lúc đó bạn tiếp xúc trực tiếp; và vì tiếp xúc trực tiếp bạn sẽ hiểu rõ liệu rằng điều gì ông ta đang nói là thật sự hay giả dối; bạn không phải tranh cãi.

Ngày 5 tháng giêng:

Lắng nghe mang lại tự do

Khi bạn có một gắng sức để lắng nghe, bạn có đang lắng nghe không? Không phải chính cái gắng sức đó là một xao lãng mà ngăn cản đang lắng nghe à? Bạn có một gắng sức khi bạn lắng nghe một điều gì mà cho bạn sự hài lòng phải không?….Bạn không ý thức được sự thật, bạn cũng không nhìn thấy điều giả dối như điều giả dối, chừng nào cái trí của bạn còn luôn luôn bị bận rộn bởi sự gắng sức, bởi sự so sánh, bởi sự bào chữa hay chỉ trích….
Chính lắng nghe là một động thái trọn vẹn; chính động thái lắng nghe mang lại tự do riêng của nó. Nhưng liệu bạn có thật sự quan tâm đến lắng nghe, hay là lại quan tâm đến thay đổi cái hỗn độn ồn ào bên trong? Nếu bạn muốn lắng nghe, thưa bạn, bằng cách ý thức được những mâu thuẫn và những xung đột của bạn mà không cưỡng bách chúng vào bất kỳ khuôn mẫu đặc biệt nào của tư tưởng, có lẽ tất cả chúng sẽ chấm dứt. Bạn thấy không, chúng ta đang cố gắng liên tục để là cái này hay là cái kia, để thành tựu một trạng thái đặc biệt, để nắm bắt một loại trải nghiệm và lẩn tránh một loại khác, thế là cái trí luôn luôn bận rộn với một điều gì đó; nó không bao giờ yên lặng để lắng nghe sự huyên náo của những đấu tranh và những đau khổ riêng tư của nó. Hãy hồn nhiên…và đừng cố gắng để trở thành một điều gì đó hay để nắm bắt một trải nghiệm nào đó.

ĐỌC THỬ

Ngày 6 tháng giêng:

Lắng nghe không có nỗ lực

Bây giờ bạn đang lắng nghe tôi; bạn đang không có một gắng sức để chú ý, bạn chỉ đang lắng nghe; và nếu có sự thật trong điều gì bạn nghe, bạn sẽ phát hiện một thay đổi phi thường đang xảy ra trong bạn – một thay đổi mà không chủ tâm hay ước muốn từ trước, một chuyển đổi, một cách mạng hoàn toàn mà trong đó chỉ độc nhất sự thật là chủ nhân và không còn những tạo tác của cái trí. Và nếu tôi được phép đề nghị, bạn nên lắng nghe mọi thứ bằng cách đó – không chỉ lắng nghe điều gì tôi đang nói, mà còn lắng nghe điều gì những người khác đang nói, lắng nghe những con chim, lắng nghe đến tiếng còi của một đầu máy xe lửa, lắng nghe tiếng ồn của chiếc xe buýt đang chạy qua. Bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn càng lắng nghe mọi thứ nhiều bao nhiêu, sự tĩnh lặng càng sâu thẳm bấy nhiêu, và sự tĩnh lặng đó ngay lúc ấy không bị phá vỡ bởi ồn ào. Chỉ khi nào bạn đang kháng cự điều gì đó, chỉ khi nào bạn đang dựng lên một hàng rào giữa chính mình và điều gì mà bạn không muốn lắng nghe – chỉ khi đó mới có một đấu tranh.

Ngày 7 tháng giêng:

Lắng nghe chính mình

Người hỏi: Trong khi tôi đang lắng nghe ông ở đây, dường như tôi hiểu rõ, nhưng khi rời khỏi đây, tôi không hiểu được, mặc dù tôi cố gắng áp dụng điều gì ông đã nói.

Krishnamurti: Bạn đang lắng nghe chính mình, và không phải đang lắng nghe người nói. Nếu bạn đang lắng nghe người nói, ông ấy trở thành người dẫn dắt của bạn, một phương hướng dẫn đến hiểu biết của bạn và điều đó là một kinh hoàng, một ghê tởm, bởi vì bạn đã thiết lập một hệ thống của quyền lực. Vì vậy điều gì bạn đang làm ở đây là đang lắng nghe chính mình. Bạn đang nhìn bức tranh người nói đang vẽ, nó là bức tranh riêng tư của bạn, không phải bức tranh của người nói. Nếu điều đó quá rõ ràng, rằng là bạn đang quan sát chính mình, lúc đó bạn có thể nói, “Được rồi, tôi thấy chính tôi như tôi là, và tôi không muốn làm bất kỳ điều gì về nó” – và đó là sự kết thúc của nó. Nhưng nếu bạn nói, “Tôi thấy chính tôi như tôi là, và phải có một thay đổi”, vậy thì bạn bắt đầu làm việc từ sự hiểu biết riêng tư của bạn – mà hoàn toàn khác biệt với việc áp dụng điều gì người nói đang nói….Nhưng nếu, như người nói đang nói, bạn đang lắng nghe chính mình, vậy thì từ đang lắng nghe đó có sự rõ ràng, có tánh nhạy cảm; từ đang lắng nghe đó cái trí trở nên lành mạnh, mãnh liệt. Không tuân phục và cũng không kháng cự, cái trí trở nên sinh động, mạnh mẽ – và chỉ một con người như thế mới có thể tạo ra một thế hệ mới, một thế giới mới.

Ngày 8 tháng giêng:

Quan sát bằng cảm xúc mãnh liệt

Đối với tôi có vẻ rằng là học hỏi khó khăn kinh ngạc, cũng như lắng nghe vậy. Chúng ta không bao giờ thật sự lắng nghe bất kỳ điều gì vì cái trí của chúng ta không tự do; đôi tai của chúng ta nhồi nhét đầy ứ những sự việc mà chúng ta biết rồi, vì thế lắng nghe trở nên khó khăn cực kỳ. Tôi nghĩ – hay đúng hơn nó là một sự thật – rằng là nếu người ta có thể lắng nghe điều gì đó bằng tất cả thân tâm của người ta, bằng khí lực, bằng sức sống, lúc đó chính cái động thái đang lắng nghe là một yếu tố tự do, nhưng rủi thay bạn lại không bao giờ lắng nghe, vì bạn đã không bao giờ học hỏi về nó. Xét cho cùng, bạn chỉ học hỏi khi bạn dành toàn thân tâm của bạn đến một điều gì đó. Khi bạn dành toàn thân tâm bạn đến toán học, bạn học hỏi; nhưng khi bạn ở trong một trạng thái mâu thuẫn, khi bạn không muốn học hỏi nhưng bị cưỡng bách để học hỏi, lúc đó nó chỉ trở thành một quy trình tích luỹ. Để học hỏi giống như đang đọc một quyển sách có vô số nhân vật; nó bắt buộc sự chú ý hoàn toàn của bạn, không là sự chú ý mâu thuẫn. Nếu bạn muốn học hỏi về một chiếc lá – một chiếc lá của mùa xuân hay một chiếc lá của mùa hè – bạn phải thật sự ngắm nghía nó, nhìn sự đối xứng hài hoà của nó, kết cấu của nó, chất lượng của chiếc lá đang sống. Có vẻ đẹp, có khí lực, có sức sống trong một chiếc lá đơn chiếc. Vì thế để học hỏi về chiếc lá, đoá hoa, đám mây, mặt trời lặn, hay một con người, bạn phải quan sát bằng tất cả cảm xúc mãnh liệt.

Ngày 9 tháng giêng:

Để học hỏi, cái trí phải yên lặng

Để khám phá bất kỳ điều gì mới mẻ bạn phải bắt đầu riêng mình bạn; bạn phải bắt đầu một chuyến đi được tước bỏ trần trụi, đặc biệt về hiểu biết, bởi vì rất dễ dàng, qua hiểu biết và niềm tin, để có những trải nghiệm; nhưng những trải nghiệm kia rõ ràng chỉ là những sản phẩm của tự chiếu rọi và vì vậy hoàn toàn không thật sự, hoàn toàn giả dối. Nếu bạn dự tính khám phá cho chính mình điều gì là cái mới mẻ, sẽ không tốt lành gì cả khi vác theo gánh nặng của cái cũ kỹ, đặc biệt là hiểu biết – cái hiểu biết của người khác, dù tầm cỡ bao nhiêu. Bạn sử dụng hiểu biết như một phương tiện của tự chiếu rọi, an toàn, và bạn muốn được hoàn toàn chắc chắn rằng bạn có cùng những trải nghiệm như đức Phật hay chúa Giê-su hay vị X. Nhưng một người mà đang tự bảo vệ chính mình liên tục nhờ vào hiểu biết hiển nhiên không phải là một người tìm kiếm sự thật….

Để khám phá sự thật không có con đường….Khi bạn muốn tìm được một điều gì đó mới mẻ, khi bạn đang thử nghiệm một điều gì đó, cái trí của bạn phải rất yên lặng, phải vậy không? Nếu cái trí của bạn chật ních, nhồi nhét đầy những sự kiện, hiểu biết, chúng hành động như một vật ngăn cản đến cái mới mẻ; việc khó khăn cho hầu hết mọi người trong chúng ta là rằng cái trí đã trở nên quá quan trọng, quá ảnh hưởng đến độ nó ngăn cản liên tục đến bất kỳ điều gì mà có lẽ là mới mẻ, đến bất kỳ điều gì mà tồn tại đồng thời với cái đã được biết. Suy cho cùng hiểu biết và kiến thức thu được do học tập là những ngáng trở cho những người muốn tìm kiếm, cho những người muốn cố gắng để hiểu rõ cái đó mà không thời gian.

Ngày 10 tháng giêng

Học hỏi không là trải nghiệm

Từ ngữ học hỏi có tầm quan trọng lớn lao. Có hai loại học hỏi. Đối với hầu hết mọi người trong chúng ta học hỏi có nghĩa là sự tích luỹ của kiến thức, của trải nghiệm, của kỹ thuật công nghệ học, của một kỹ năng, của một ngôn ngữ. Cũng có học hỏi thuộc tâm lý, học hỏi qua trải nghiệm, hoặc là những trải nghiệm tức khắc của cuộc sống, mà để lại một dư âm nào đó, hoặc là những trải nghiệm của truyền thống, của chủng tộc, của xã hội. Có hai loại học hỏi phương cách để tiếp cận cuộc sống này: thuộc về tâm lý và thuộc về vật chất; kỹ năng bên trong và kỹ năng bên ngoài. Thật sự ra không có vạch mức giới hạn giữa hai loại học hỏi; chúng chồng phủ lên nhau. Lúc này chúng ta không đang lưu ý đến cái kỹ năng mà chúng ta học hỏi qua luyện tập, cái kiến thức kỹ thuật mà chúng ta có được qua học tập. Điều gì mà chúng ta lưu tâm là sự học hỏi thuộc về tâm lý mà chúng ta đã có được qua những thế kỷ hay đã thừa hưởng như truyền thống, như hiểu biết, như kinh nghiệm. Việc này chúng ta gọi là học hỏi, nhưng tôi ngờ vực không hiểu nó có là học hỏi không. Tôi không đang nói về học hỏi một kỹ năng, một ngôn ngữ, một phương pháp kỹ thuật, nhưng tôi đang thắc mắc về một cái trí luôn luôn học hỏi thuộc tâm lý. Nó đã học hỏi và với điều gì nó đã học hỏi nó đem ra để đương đầu với thách thức của cuộc sống. Nó luôn luôn đang diễn dịch cuộc sống hay thách thức mới theo điều gì mà nó đã học hỏi được. Đó là việc gì mà chúng ta đang làm. Đó là học hỏi à? Bộ học hỏi không ngụ ý một sự việc nào đó mới mẻ, một sự việc nào đó mà tôi không biết và tôi đang học hỏi hay sao? Nếu tôi đang thêm vào cái gì tôi đã biết rồi, nó không còn là học hỏi nữa.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button