Văn học nước ngoài

Thế Chiến Z

The chien Z - Max Brooks1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Max Brooks

Download sách Thế Chiến Z ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2.DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thời kì ấy có nhiều tên gọi: “Cuộc Khủng Hoảng,” “Những Năm Tăm Tối,” “Đại Dịch Biết Đi,” và cả một số tựa mới, “hợp thời” hơn chẳng hạn như “Thế Chiến Z” hay “Đại Chiến Z Thứ I.” Cá nhân tôi thấy không thể chấp nhận được cái biệt danh cuối cùng bởi nó ám chỉ rằng một cuộc “Đại Chiến Z Thứ II” sẽ là điều tất yếu. Trong mắt tôi nó sẽ luôn là “Đại Chiến Zombie.” Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về độ chính xác khoa học của từ zombie, sẽ khó có thể tìm ra một thuật ngữ nào phổ thông hơn dành cho đám sinh vật suýt chút nữa đã tận diệt tất cả chúng ta. Zombie hiện vẫn là một thuật ngữ vô cùng đáng sợ. Cho tới nay, không có lấy một từ nào khác đủ khả năng khơi gợi lên biết bao cảm xúc và kí ức kinh hoàng đến vậy. Chính những kí ức đó, những xúc cảm đó đã trở thành đề tài cho cuốn sách này.

 

Bản ghi chép cuộc tranh đấu lớn nhất trong lịch sử nhân loại này ra đời nhờ một cuộc chiến vụn vặt và cá nhân hơn giữa tôi và chủ tịch Ủy ban Báo cáo Hậu chiến trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Công việc mới đầu tôi làm cho Ủy ban này rất được đầu tư chăm chút. Từ chi phí đi lại, quyền truy cập thông tin mật, đội quân phiên dịch riêng (cả người lẫn máy) cho đến “anh bạn chí cốt” bé nhỏ nhưng gần như vô giá: chiếc máy ghi âm kích hoạt bằng giọng nói (món quà không gì có thể quí hơn đối với một đánh máy viên chậm nhất quả đất), tất cả đều cho thấy tầm quan trọng của công việc tôi đảm nhiệm đối với dự án này. Vậy nên khỏi nói cũng biết tôi gần như ngã ngửa khi phát hiện ra phân nửa thành quả của mình đã bị lược bỏ trong bản báo cáo cuối cùng.

 

“Nó cá nhân quá,” bà chủ tịch nói trong một buổi tranh luận vô cùng “sinh động” giữa chúng tôi. “Quá nhiều ý kiến, quá nhiều cảm xúc. Đây không phải mục đích của bản báo cáo này. Chúng ta cần số liệu rõ ràng, rành mạch, không bị nhân tố con người tác động vào.” Tất nhiên bà ấy nói đúng. Báo cáo chính thức là một bản tổng hợp những dữ liệu chính xác, một bản “báo cáo hậu chiến đấu” với cái nhìn khách quan, cho phép các thế hệ sau nghiên cứu các sự kiện đã diễn ra trong cái thập niên chết chóc ấy mà không bị ảnh hưởng bởi “nhân tố con người.” Nhưng chẳng phải trong quá khứ, chính nhân tố con người ấy đã giúp chúng ta đoàn kết lại thành một khối vững chắc? Liệu các thế hệ tương lai có quan tâm đến các mốc niên đại và số liệu thương vong không, hay cái họ quan tâm hơn lại là từng câu chuyện của những con người không khác họ là bao? Khi loại đi cái nhân tố con người, phải chăng chúng ta đang liều lĩnh vứt bỏ sợi dây tình cảm giữa chúng ta và quá khứ, trở nên lãnh đạm với lịch sử để, lạy Chúa nhân từ, một ngày kia chính chúng ta sẽ đi vào vết xe đổ? Và cuối cùng, chẳng phải đó điều khác biệt duy nhất giữa chúng ta và những kẻ tử thù ta vẫn quen gọi là “thây ma”? Tôi trình bày luận điểm của mình theo một cách có lẽ là hơi thiếu chuyên nghiệp với “sếp” tôi. Ngay sau tôi vừa buông một câu chốt hạ “chúng ta không thể để những câu chuyện này trôi vào quên lãng như thế được,” bà ta đáp lời ngay, “Thế thì đừng. Viết sách đi. Cậu vẫn còn có các ghi chép của mình và quyền lợi được tự do sử dụng chúng. Có ai ngăn cấm cậu lưu lại những câu chuyện đó trong mấy trang sách <ngôn từ thô tục đã được lược bỏ> của riêng mình đâu?”

 

Chắc chắn rằng vài nhà phê bình sẽ không ưa mấy việc cho xuất bản một cuốn sách lịch sử cá nhân ngay khi thế giới chỉ vừa mới ổn định trở lại. Dẫu gì thì cũng mới chỉ có mười hai năm kể từ khi Mỹ đại lục tuyên bố Ngày Toàn Thắng ở Mỹ (VA Day), và cũng mới chỉ chưa được một thập kỉ kể từ khi cường quốc cuối cùng được giải phóng nhân Ngày Toàn Thắng ở Trung Quốc (VC Day). Do hầu hết mọi người đều coi VC Day là ngày chiến tranh chính thức kết thúc, vậy nên làm sao mà ta có thể có được một cái nhìn chân thực khi, theo như lời của một đồng nghiệp tôi ở UN: “Thời gian chúng ta sống trong hoà bình ngang bằng thời gian chúng ta lâm chiến.” Đây là một lập luận cũng có lí, và nó đòi hỏi phải có câu trả lời. Đối với thế hệ này, những người đã chiến đấu và trải qua đau thương để đem lại cho ta một thập kỉ bình yên, thời gian vừa là đồng minh vừa là kẻ thù. Vâng, cần phải công nhận rằng những năm sắp tới sẽ giúp họ thêm hiểu rõ các sự kiện đã qua, đem lại cách nhận định mới cho những kí ức thông qua cái nhìn trưởng thành hơn của thế giới thời hậu chiến. Nhưng trong số các kí ức đó, khá nhiều sẽ bị lãng quên, bị mắc kẹt trong những thân xác và linh hồn quá tàn tạ hoặc ốm yếu, không thể chứng kiến thành quả chiến thắng của mình được gặt hái. Chẳng ai lạ gì chuyện tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới giờ chỉ còn bằng một mẩu so với thời tiền chiến. Đói kém, ô nhiễm môi trường, sự bùng phát trở lại của những căn bệnh đã bị diệt từ lâu là một thực tại không chối cãi được, ngay cả nước Mỹ với nền kinh tế đang hồi sinh và dịch vụ y tế phổ thông cũng không phải ngoại lệ; đơn giản là không có đủ tài nguyên để giải quyết tất cả thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần. Chính bởi kẻ thù thời gian này, tôi buộc phải bỏ qua việc có được cái nhìn nhận sâu sắc hơn và xuất bản câu chuyện của những người sống sót. Có lẽ vài chục năm sau, ai đó sẽ đảm nhiệm sư mệnh ghi chép lại kí ức của những người sống sót già hơn, khôn ngoan hơn. Thậm chí có thể tôi sẽ là một trong số họ

 

Dù rằng cuốn sách này chủ yếu ghi chép lại kí ức người trong cuộc, nó vẫn bao gồm nhiều thông tin về khoa học công nghệ, xã hội, kinh tế,… có trong bản Báo cáo Ủy ban bởi chúng có dính dáng đến câu chuyện của các nhân vật góp mặt trong những trang giấy này. Cuốn sách này là của họ chứ không phải tôi, và tôi đã hết sức cố gắng xóa bỏ sự hiện diện của mình. Những câu hỏi được đưa vào trong sách chỉ nhằm mục đích thay thế cho những câu độc giả có thể sẽ hỏi. Tôi đã gắng hết sức lược đi tất cả các phán xét hay bình phẩm của bản thân, và nếu có bất kì một nhân tố con người nào cần phải loại bỏ, hãy để nhân tố ấy là của tôi.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button