Văn học nước ngoài

Chỉ Tại Con Chim Bồ Câu

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Patrick Suskind

Download sách Chỉ Tại Con Chim Bồ Câu ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Văn học Đức thường bị coi là nặng nề, khô khan, kém hấp dẫn với đại chúng và ít ưu thế trên thị trường văn học quốc tế. Nhưng Patrick Süskind đã bất ngờ cho một ví dụ khác. Rất ít xuất hiện trước công chúng, hầu như không bao giờ trả lời phỏng vấn và cho chụp ảnh, từ chối nhiều giải thưởng văn học, ông là một trong những tác giả Đức đương đại thành công nhất. Sau vở kịch độc thoại Kontrabass (1981) với 500 lượt công diễn riêng trong mùa sân khấu 1984/1985, ông ra mắt cuốn tiếu thuyết đầu tay Das Parfüm (1985), với lần xuất bản đầu tiên trên 100.000 cuốn, bán sạch trong vòng vài tuần. Từ đó đến nay, đã dịch ra 33 thứ tiếng với trên 8 triệu bản (bản tiếng Việt của Lê Chu Cầu nhan đề Mùi hương, nhà xuất bản Đà Nẵng 1999, nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hoá-Ngôn ngữ Đông Tây 2005) và vừa được đạo diễn Tom Tykwer (phim Lola chạy) dựng phim, Das Parfüm và Patrick Süskind trở thành biểu tượng cho khả năng chinh phục cả giới phê bình khó tính lẫn độc giả rộng rãi của văn học Đức. Ông hiện sống ở Starnberger See, bang Bayern, Nam Đức.
Đúng ngày sinh của ông, 26 tháng Ba, talawas chủ nhật xin giới thiệu truyện vừa Chỉ tại con chim bồ câu qua bản dịch của Lê Chu Cầu.
talawas chủ nhật.Vào thời điểm xảy ra chuyện con chim bồ câu khiến cuộc đời của ông thoắt chốc bị xáo trộn dữ dội thì ông Jonathan Noel đã ngoài năm mươi tuổi rồi; ôn lại quãng thời gian hai mươi năm tuyệt nhiên chẳng có biến cố nào đáng ghi nhớ, ông thật không bao giờ ngờ được rằng mình sẽ còn gặp phải sự kiện gì đáng kể hơn là một mai nhắm mắt xuôi tay. Mà như thế thì quá hợp ý ông. Vì ông không ưa những sự kiện đáng ghi nhớ, có thể nói là ông thù ghét những chuyện làm rúng động sự quân bình nội tâm và xáo trộn trật tự cuộc sống ổn định thường nhật.
May thay những sự kiện đại loại như thế đã xảy ra vào cái thời thơ dại và thanh niên xa lắc xa lơ mà ông không hề muốn nhớ tới nữa, còn nếu có phải nghĩ tới thì ông rất khổ sở, tưởng như không chịu nổi: chẳng hạn vào một buổi chiều hè, tháng Bảy năm 1942, khi cậu Jonathan đi câu về – hôm ấy trời nổi sấm chớp rồi mưa ầm ầm sau nhiều ngày rất oi bức; trên đường về nhà cậu cởi giày, đi chân trần trên mặt đường nhựa ấm và ướt, bước bì bõm qua các vũng nước, lòng thích thú khôn tả… cậu đi câu về, chạy ù vào bếp, tưởng được thấy mẹ đang nấu nướng, nhưng mẹ không còn ở đó nữa, chỉ có tấm tạp dề bà vắt trên thành ghế. Mẹ đi rồi, bố cậu nói, bà phải đi xa một thời gian dài. Người ta [1] đã bắt bà đi rồi, hàng xóm bảo thế, trước hết đem bà đến Vélodrome d´Hiver [2] rồi chuyển tới trại tập trung ở Drancy, sau đó chở sang miền Đông [3] , nơi không ai sống sót trở về. Jonathan không hiểu thế là thế nào, sự kiện này làm cậu quá sức hoang mang; vài ngày sau bố cậu cũng biến mất luôn, rồi bỗng nhiên cậu với cô em nhỏ thấy mình ngồi xe lửa đi về phía Nam, rồi được những người đàn ông lạ hoắc dẫn băng qua đồng cỏ và một cánh rừng, rồi lại được đưa lên xe lửa chạy tiếp về phía Nam, xa, xa tít mù tắp; rồi một ông bác – mà hai anh em cậu chưa từng gặp – đón ở Cavaillon, đưa cậu và em gái tới sống ẩn nấp ở một nông trang gần Puget trong thung lũng Durance cho tới khi chiến tranh kết thúc. Rồi ông cho hai anh em ra làm việc trên các cánh đồng trồng rau.
Đầu những năm năm mươi – Jonathan bắt đầu thấy thích cuộc đời của người làm việc đồng áng – ông bác bắt cậu phải đăng lính, Jonathan vâng lời đăng lính ba năm. Năm đầu tiên cậu cố hết sức để quen với cuộc sống tập thể chung đụng xô bồ đáng kinh sợ của trại lính. Năm thứ nhì cậu bị đưa xuống tàu sang Đông Dương. Năm thứ ba cậu phải nằm phần lớn thời gian trong bệnh viện dã chiến vì bị trúng đạn ở bàn chân, ở đùi và do bệnh lỵ a-mip. Khi cậu trở về Puget vào mùa xuân 1954 thì cô em đã biệt vô tăm tích, nghe đâu di dân sang Canada rồi. Lúc ấy ông bác đòi cậu phải cưới vợ ngay, lấy một cô tên Marie Baccouche ở thị trấn Lauris bên cạnh; Jonathan chưa hề biết cô song vẫn ngoan ngoãn vâng lời, thậm chí hoan hỉ, vì tuy chỉ có một khái niệm mơ hồ về đời sống vợ chồng, cậu vẫn hy vọng cuối cùng sẽ tìm được trong cuộc sống lứa đôi điều duy nhất cậu hằng mong muốn, đó là trạng thái yên bình lặng lờ đơn điệu và không biến động. Thế nhưng chỉ bốn tháng sau Marie đã cho ra đời một thằng bé và rồi ngay mùa thu năm ấy cô bỏ nhà, theo một gã người Tunisie bán trái cây, cư ngụ tại Marseille.
Từ những sự cố này Jonathan Noel rút ra kết luận rằng không thể tin cậy được bất cứ ai và nếu muốn yên thân thì đừng để ai thân cận. Rồi bởi vì trở thành đối tượng chế nhạo của cả làng – cậu không thấy phiền vì bị chế nhạo mà bực mình vì thành mục tiêu để mọi người công khai nhòm ngó – lần đầu tiên trong đời cậu tự lấy quyết định: tới Crédit Agricole [4] rút hết tiền tiết kiệm rồi gói ghém hành lý đáp xe lửa đi Paris.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button