Quà tặng cuộc sống

Làm chồng dễ hay khó

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hạnh Nguyên

Download sách Làm chồng dễ hay khó ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

ĐÀN ÔNG – NGƯỜI TRỤ CỘT GIA ĐÌNH

1. ĐÀN ÔNG NÊN CÓ GIA ĐÌNH

* Sự bình yên

Hôn nhân và tình yêu giúp cho người đàn ông có được cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần và sự đầm ấm của gia đình. Bất kỳ người đàn ông nào cũng đều hiểu được rằng, người vợ đảm đang, chu đáo là người vợ hiền.

* Sẽ không còn cô đơn nữa

Khi tìm được cho mình một người vợ như ý thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn, bạn luôn có người ở bên cạnh, đặc biệt là khi đứa trẻ chào đời, bạn sẽ thấy được rằng sản phẩm của tình yêu sẽ chi phối gia đình bạn ra sao. Bạn luôn có ý nghĩ khi mới cưới rằng vợ bạn sẽ luôn ở bên cạnh bạn cả ngày lẫn đêm và bạn sẽ khó tránh khỏi sự tẻ nhạt. Nhưng khi thấy người vợ luôn ở bên cạnh mình và luôn chia sẻ tình cảm với mình thì bạn sẽ hiểu được tình cảm sâu sắc đậm đà của người vợ, từ đó bạn sẽ tỏ ra là người có trách nhiệm và nương tựa vào cô ấy.

* Hạnh phúc khi làm cha

Con cái là niềm vui và niềm tự hào lớn nhất đối với mình và đó là tình cảm không thể nào chia được. Đặc biệt là khi bạn và con mình chơi đùa vui vẻ bạn sẽ thấy được tình cảm sâu sắc của mình. Bạn có thể rất yêu thương con cái, nhìn chúng xinh đẹp sạch sẽ, nhận biết nhiều điều bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ. Mua cho chúng một vài thứ đôi khi có thể là nuông chiều chúng nhưng chính vì thế mà bạn luôn được chúng tôn trọng và yêu quý. Chỉ cần bạn tận tâm đối với chúng thì điều đó sẽ tốt cho bạn.

* Tự tạo nên cái riêng cho mình

Cũng như mọi người khác, trong thâm tâm mình bạn luôn nghĩ rằng mình là độc nhất vô nhị, thậm chí bạn nghĩ tại sao ông trời không sinh ra nhiều người giống như mình. Thực ra ông trời chính là bạn. Bên cạnh bạn có hình bóng của bạn, nó là bạn từ thời thơ ấu. Khi tình cảm của bạn và con cái sâu đậm, lúc quan sát từng cử chỉ của con bạn sẽ thấy nó có nhiều nét giống mình. Nó là cái bóng nho nhỏ của bạn, và bạn bất chợt hình dung ra chính mình.

Gia đình đem lại cho người đàn ông một tình cảm mà người không có gia đình sẽ không hiểu được. Tuy nhiên khi có gia đình bạn có thể sẽ gặp phải ít nhiều điều phiền não, nhưng dù thế nào đi nữa thì người đàn ông có gia đình hoặc đã từng có gia đình đều khẳng định : Đàn ông nên có gia đình.

2. ĐÀN ÔNG NGÀY NAY CÓ CÒN LÀ “CÁI NÓC” CỦA NGÔI NHÀ?

Trong mỗi gia đình truyền thống Việt Nam nếu thiếu vắng người đàn ông thì khác nào “Nhà không nóc”. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của họ trong cuộc sống gia đình. Bởi “Đàn ông nông nổi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, nên mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do người đàn ông quyết định. Đàn ông là ông chủ của mỗi nhà.

Thế nhưng, xã hội đã đổi thay, người phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động. Địa vị của họ trong gia đình cũng khác trước. Họ trở thành người chủ thứ hai trong nhà. Họ bàn bạc việc dạy dỗ con cái, việc thi cử học nghề của con, việc mua sắm đồ dùng trong nhà…

Đôi khi vai trò của người đàn ông bị lu mờ vì vợ lấn lướt ấy là khi họ bất tài, chẳng kiếm được tiền nuôi con. Số đó có lẽ cũng không nhiều. Trong cơ chế thị trường, người đàn ông có thể làm ra nhiều tiền nhưng không còn giữ vị trí độc tôn trong mọi quyết định ở gia đình mình. Đặc biệt ở những gia đình trẻ vợ chồng cùng đi làm thì nhiều khi người vợ còn quyết đoán hơn chồng trong mọi việc nhà. Những gia đình mà người đàn ông quá bận bịu với công việc ở cơ quan, công ty hoặc bộ đội đóng quân xa nhà, thì việc nhà đều dồn lên vai người phụ nữ. Nhiều khi họ phải tự quyết định mọi việc, ý kiến của người đàn ông chỉ là để tham khảo.

Tuy nhiên, dù ở thời đại nào đi chăng nữa, thì vai trò của người đàn ông trong mỗi gia đình vẫn được coi trọng. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều, họ không phải là người duy nhất có quyền quyết định mọi việc. Bởi bên cạnh người đàn ông còn có người phụ nữ mà ý kiến của họ không thể là thứ yếu.

3. NHỮNG NGÔI NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN ÔNG

Chị Nguyễn Thị P. ở ấp 2, Tân Mỹ, Tân Uyên (Bình Dương) tâm sự : “Phải chi “ổng” còn sống cuộc đời tôi đâu có khổ như thế này”. Hơn 16 năm trước, chồng chị P. đã vĩnh viễn nằm xuống chưa kịp biết mặt con bởi lúc ông mất chị P. mang bầu gần sinh. Người con sinh ra lại mang tật nguyền, chị, phận đàn bà phải làm những công việc thay thế đàn ông : chạy gạo nuôi con. Và người mẹ, người vợ bất hạnh ấy đã phải ngụp lặn với cuộc đời để nuôi con.

Chồng mất lúc hai con còn nhỏ, tất cả mọi gánh nặng của ngôi nhà gãy cột ấy chồng chất lên vai bà. Vượt lên trên nỗi đau, bà nuôi dạy hai con thành người, dựng vợ gả chồng cho con. Tuổi về chiều, bà sống với người con gái nhưng số phận con gái của bà cũng mang nỗi buồn đau khác. Chị có chồng, 4 con rồi mâu thuẫn về chỗ ở, chồng chị bảo chị về miền Tây sống, chị không thể bỏ mẹ già cô đơn một mình. Thế là vợ chồng chia tay. Ngôi nhà ấy lại vắng bóng đàn ông. Cả mẹ, con gái đều… phải thay vị trí đàn ông trong gia đình. Rồi sự khắc nghiệt của cuộc sống không buông tha gia đình này, làm ăn thất bại, người con gái phải bỏ xứ đi làm ăn xa. Gánh nặng lại dồn lên đôi vai… người đàn bà trên 70 tuổi ấy. Ngày nay, bà buôn gánh bán bưng để nuôi cháu. Cái bàn, chiếc ghế long chân một mình bà đã đảm đương. Ngày bà từ giã cuộc đời cũng đã thanh thản phần nào. Người con gái đi làm ăn có vốn gây dựng lại gia đình ổn định, dù ngôi nhà ấy vắng bóng đàn ông.

Tàn cuộc chiến, chị Nguyễn Thị H. ở ấp xóm Gò, xã hòa Lợi, Bến Cát (Bình Dương) phục viên. Như bao phụ nữ khác, chị có chồng. Nhưng nỗi bất hạnh lại đến, chị bị chồng bỏ lúc mang thai 6 tháng. Rồi ngôi nhà ấy, vắng bóng đàn ông hơn 12 năm nay. Chị tâm sự : “Nỗi bất hạnh lớn nhất của phụ nữ là có chồng cũng như không”. Chị mang nỗi buồn, hận vì tình phụ chị phải làm thân gà… tìm thóc nuôi con một cách vất vả.

Đó là những hoàn cảnh cụ thể trong nhiều hoàn cảnh gia đình không có đàn ông. Liệu có đề cao đàn ông quá đáng khi những ngôi nhà ấy nếu “vắng bóng”, người phụ nữ thường phải vượt lên trên “nỗi đau”. Họ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Bởi họ mất đi “chỗ dựa”. Trong gia đình, người đàn ông thường là phái mạnh để gánh vác những công việc nặng nhọc khó khăn, vắng họ người phụ nữ buộc phải “từ giã” phái yếu của mình để đảm đương công việc lẽ ra dành cho đàn ông. Chúng tôi có dịp nhìn bà P. trèo lên nóc nhà sửa lại mái tranh… dột nát. Lẽ ra, chuyện ấy… của đàn ông. Hổng lẽ, chuyện bàn ghế, hoặc cái ghế hư… lại chạy qua mượn chồng người ta, bà tâm sự như vậy. Trong gia đình, người đàn ông còn có cái “uy” trong giáo dục con cái. Những gia đình không có đàn ông, không ít bà mẹ phải nuốt lệ, tức tối vì “nói con không nghe, hồi ba nó còn sống nó nào dám vậy!”.

Cuộc sống vốn muôn mặt. Vì thế, cũng có những người phụ nữ dù gia đình vắng bóng đàn ông họ vẫn vượt lên trên nỗi bất hạnh, đảm đương, thay thế vị trí đàn ông trong gia đình những vị trí “trụ cột”, những cái “nóc” để đưa những ngôi nhà ấy đứng vững thậm chí vượt qua giông bão cuộc đời, xây dựng gia đình ổn định, khá giả.

Chúng tôi xin mượn mẩu chuyện đối thoại giữa hai bà hàng xóm để kết thúc bài này. Một bà thường sang nhà hàng xóm tâm sự : “Chán nhà tôi quá đêm nào cũng về trễ, buộc tôi phải chờ, phải đợi để mở cửa…”. Nghe kể hoài một điệp khúc, một lần bà hàng xóm bật lên nỗi lòng thầm kín nhưng rất bình thường của mình : “Chị dù sao cũng có may mắn! Chị chờ chị đợi rồi, chồng chị cũng sẽ về. Còn tôi tựa cửa mấy chục năm rồi có thấy ổng về đâu”. Vâng, đó là lời tâm sự của một người vợ liệt sĩ.

ĐỌC THỬ

4. TẠI SAO ĐÀN ÔNG THÍCH YÊN THÂN?

Một trong những nét phổ biến nhất ở bất kỳ người đàn ông nào đã có vợ là nhu cầu muốn được “yên thân” lúc ở nhà. Tại sao những người đàn ông từ xưa vẫn hoạt động, đấu tranh không nghỉ ngơi mà lúc ở nhà của chính mình lại sợ nhất các cuộc “đụng độ”, dù là đụng độ không hề đổ máu.

Người đàn ông hoàn toàn bất lực trước các xung đột gia đình, trong tâm trạng không vui vẻ của vợ, trước tiếng khóc và tiếng sập cửa thình lình. Thậm chí ta có thể nói rằng, không phải lòng chung thủy và tình yêu, cũng không phải là ý thức nghĩa vụ đối với gia đình, mà là nỗi lo sợ bị mất sự thanh thản. Do đó, nhu cầu muốn được “yên thân” lúc ở nhà là một trong những điều kiện chủ yếu rất cần thiết đối với đàn ông. Tại sao vậy? Có lẽ đơn giản là vì đàn ông không thích nghi đối với việc khắc phục một số khó khăn, ví dụ chuyện ốm đau chẳng hạn. Chỉ bị sổ mũi, nhức đầu thông thường chứ chưa nói tới bị cúm hay đau dạ dày, người đàn ông cũng sa ngay vào trạng thái mất thăng bằng. Người chồng ốm đau, đó là tai họa của gia đình! Nhưng tại sao vốn dĩ “yếu” như vậy, trong bao nhiêu thế kỷ nay, đàn ông lại điều khiển thế giới và thống trị phụ nữ – những người “khỏe” về mặt thần kinh hơn?

Chắc hẳn ngày xưa, đàn ông có được vai trò xã hội là nhờ có sức mạnh thể chất, và sau đó “vai trò chủ yếu” ấy trở thành trở thành truyền thống mà không gặp một sự kháng cự nào. Ngày nay, khi sức mạnh thể chất đã không còn quyết định địa vị hơn hẳn trong xã hội, người đàn ông vẫn phải như trước, tức là vẫn phải mạnh mẽ cứng rắn và nhất quán, phải đạt bằng được thành công trong mọi việc. Người đàn ông tuân theo hệ thống những khuôn mẫu và quy tắc xử sự bắt buộc trong một số tình huống nhất định.

Ít có người đàn ông nào lại khóc lóc sau một vụ lỗi lầm với sếp, bởi từ nhỏ anh ta đã được nghe nhắc đi nhắc lại câu: “Đừng có như đàn bà ấy!”.

Do đó, anh ta đã phải giả vờ mạnh mẽ, bởi đơn giản là không có sự lựa chọn nào khác! Việc anh ta sinh ra là đàn ông, khiến anh ta bị buộc chặt vào một số quy tắc xử sự “truyền thống”. Ví dụ phụ nữ sẵn sàng cởi mở tấm lòng và giàu cảm xúc thường được cảm tình của cả hai giới. Còn đàn ông mà lại hay thổ lộ tâm can sẽ có vẻ lố bịch trong con mắt của những người xung quanh. Nói chung, đàn ông không đáp ứng được cái lý tưởng mà anh ta phải phù hợp. Bởi vậy, họ đành im lặng và luôn căng thẳng, lo sợ bị vạch trần. Hay là vì thế cho nên phụ nữ đến là khổ với anh ta? ít khi anh ta biết được anh ta muốn gì và không hài lòng về điều gì.

Nhà tâm lý S. Jordan người Mỹ tổng kết các công trình nghiên cứu của mình về đề tài này đã kết luận rằng: Vai trò người đàn ông không cho phép anh ta bộc lộ hết toàn bộ kinh nghiệm tinh thần cả đối với bản thân anh ta và đối với những người khác. Cho nên có người đàn ông thực sự chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của ta, còn xung quanh ta toàn là “đàn ông dỏm”. Hay đó là cội nguồn những thất vọng, những xung đột và những bi kịch gia đình? Hoặc đó là cái gia đình đang phải trả khi xảy ra cái va chạm giữa trí tưởng tượng của anh ta và thực tế? Nhưng làm sao có thể buộc tội ai đó khi anh ta không thể đáp ứng tất cả mọi mong đợi của ta, dù ta có dọa sẽ “bỏ” anh ta?

Phụ nữ thì ở trong tình huống tốt đẹp hơn vì có thể được phép làm tất cả mọi điều, phụ nữ có thể sợ hãi, khóc lóc, có thể là một người vợ một người mẹ truyền thống, coi ý nghĩa cuộc đời là ở gia đình. Mà cũng có thể tự cho phép mình là một “người đàn bà thép” được mọi người cảm phục, nhưng vẫn là phụ nữ. Trong khi khái niệm “nam tính” vẫn cứng nhắc không thay đổi, thì khái niệm “nữ tính” khá mềm dẻo.

Những phân tích trên đây cốt để ta hiểu đàn ông mà thôi, để ta có thể giúp đỡ họ ở chừng mực có thể và thông cảm với họ. Còn tốt nhất, là ta hãy để cho họ được “yên thân”.

1. ĐÊM TÂN HÔN

Sau những ngày tháng yêu nhau đắm say, cuồng nhiệt, chàng và nàng cũng khó tránh khỏi những giây phút muốn gần gũi nhau về thể xác. Nhưng tình yêu có giới hạn của nó, những lúc như vậy người con gái phải bình tĩnh chủ động từ chối để gìn giữ cho mình. Nàng sẽ nhẹ nhàng khuyên chàng “hãy để đến ngày cưới, chờ đêm tân hôn anh nhé!”. Chàng sẽ rất sốt ruột và muốn đòi hỏi của mình được đáp ứng, nhưng nếu nàng kiên quyết không đồng ý thì chàng cũng đành phải chịu. Và cả hai đều mong mỏi từng giờ từng phút đến ngày cưới, đến lúc được gần nhau và hòa tan làm một.

Trong cuộc sống xô bồ ngày nay, nhiều bạn trẻ theo đuổi cuộc sống hiện đại, yêu là cho tất cả nên không còn giữ trọn được tiết trinh cho đến ngày cưới. Ở các nước phương Tây, đa số các đôi yêu nhau đều có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Còn ở Việt Nam, đạo đức và dư luận xã hội vẫn lên án, chỉ trích những người con gái không giữ được trinh tiết khi về nhà chồng. Các bà mẹ vẫn thường răn con gái đến tuổi cập kê là phải biết giữ thân để tránh điều tiếng xấu hoặc vác bụng về nhà làm mất mặt cha mẹ.

Nhưng nói gì thì nói, điều quan trọng là người con gái phải ý thức được giá trị của bản thân, phải biết tự giữ gìn và kiềm chế cảm xúc bản thân để đêm tân hôn thực sự là đêm đầu tiên hai vợ chồng gần gũi. Để làm được điều đó, đối với những cặp yêu nhau tuy không phải là dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó. Nếu hai người yêu nhau thực sự, muốn gắn kết với nhau trọn đời, biết tôn trọng và gìn giữ cho nhau thì không có điều gì là không làm được. Vì tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân mình. Nếu gìn giữ được cho nhau thì đêm tân hôn sẽ thực sự là hạnh phúc vô biên và tràn đầy ý nghĩa đối với đôi vợ chồng trẻ.

Mong chờ mãi rồi điều gì đến cũng đã đến. Sau một ngày mệt mỏi rã rời khách khứa bạn bè đến chúc mừng đôi vợ chồng trẻ trong ngày cưới, bây giờ cô dâu chú rể đã có thể thở phào nhẹ nhõm trút đi được gánh nặng vì đã hoàn thành xong một việc lớn trong đời là tổ chức đám cưới. Khách khứa ra về hết chỉ còn lại những người thân trong nhà ở lại dọn dẹp nốt bàn ghế bát đĩa ấm chén. Cô dâu và chú rể được ưu tiên về phòng nghỉ sớm để giữ gìn sức khỏe.

Về đến phòng mình, cả hai đều bã người ra vì mệt nhưng trong lòng tràn ngập niềm vui khôn xiết. Họ đã được về với thế giới riêng của mình, trong căn phòng cưới của mình, và ngả lưng trên chiếc giường cưới của mình, đã là thế giới của hai người yêu nhau giờ đã thành chồng vợ. Nàng vừa thay áo cưới vừa bảo chàng: “Anh vào tắm trước đi, em còn phải xếp lại áo để mai trả người ta”. Chàng lấy quần áo vào phòng tắm, tự nhiên chàng bật huýt sáo, có cái gì đó vui lâng lâng lạ thường. Nàng sắp xếp lại một số thứ cho gọn, đống phong bì quà tặng để đó mai soạn. Thấy chàng huýt sáo, nàng cũng tủm tỉm cười. Chàng nghĩ gì và nàng nghĩ gì, cả hai đều biết. Tắm xong, chàng và nàng còn “nhường” nhau mắc màn. Chàng hỏi nàng:

– Em có mệt lắm không?

– Em có, mệt muốn đứt hơi, nhưng tắm xong cũng thấy nhẹ người hơn. Còn anh?

– Cũng sơ sơ thôi, thấy em căng thẳng lúc ở trên xe đón dâu, anh lo quá! – Vậy là bây giờ đã qua rồi.

Hiện nay có không ít bạn trẻ, đã đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, nhưng những kiến thức về tâm sinh lý giới tính, về đời sống tình dục vợ chồng còn rất sơ khởi.

Nếu như người con gái “chưa biết gì” về đàn ông thì đêm tân hôn đối với nàng thực sự hồi hộp và lo lắng. Vẫn biết là mọi việc để chú rể đạo diễn, vẫn biết là chuyện ấy sẽ diễn ra như thế nào, vì nàng cũng đã từng đọc những cuốn sách tình cảm ướt át, và cũng đã từng xem trên phim những cảnh tượng nam nữ gần nhau. Vẫn biết là lần đầu tiên thì sẽ cảm thấy đau và máu chảy vài giọt. Nhưng dù sao nàng vẫn chưa trải qua thực tế lần nào, nàng vẫn cảm thấy hơi “run”, trống ngực đập liên hồi. Nhìn chàng, nàng vừa muốn xích lại, lại vừa muốn cách xa chàng một chút.

Còn chú rể thì háo hức, hôm nay chàng đã là một người đàn ông trưởng thành thực sự. Chàng là người đóng vai trò quyết định đến sự thành công của đêm nay và sẽ đem lại khoái cảm cho nàng. Dù rất nôn nóng nhưng chú rể vẫn phải cố giữ bình tĩnh, vừa trò chuyện với nàng vừa dần dần “lấn sân”:

– Hôm nay ai cũng khen cô dâu của anh đẹp!

– Ai cũng khen mà chả thấy chú rể khen – cô dâu trách yêu chồng.

– Với anh ngày nào em cũng đẹp, còn hôm nay là đẹp nhất.

– Chỉ được cái mồm – nàng gí gí ngón tay lên miệng chàng.

Chàng giữ lấy tay nàng, hôn lên từng ngón nhẹ nhàng. Nàng lặng đi, nhìn chàng một hồi lâu rồi ngượng ngùng tránh ánh mắt của chàng. Chàng quàng tay ôm nàng và xiết chặt vào lòng vừa thầm thì “thế là giờ đã có bà xã rồi….”. Nàng hơi đẩy chàng ra, nhưng cánh tay chàng mạnh mẽ và dứt khoát, nàng nằm yên nghe tim đập dồn. Chàng cảm nhận mùi hương tỏa ra từ tóc nàng, từ cơ thể nàng thơm ngát và nồng nàn chàng đắm chìm trong giây phút hạnh phúc đã cưới được người mình yêu làm vợ. Không nén được cảm xúc chàng dụi đầu mình vào ngực nàng và ôm xiết thật chặt. Nàng quàng tay ôm ngang lưng chồng và hôn lên tóc chàng, hít vào lồng ngực mùi hơi thở quen thuộc của người yêu. Chàng rướn người lên ôm cổ nàng, hôn lên trán, lên má, và hôn cả tai nàng thì thầm “Anh yêu em…”.

Nàng cảm thấy trong người nóng ran lên, toàn thân rạo rực, các mạch máu chảy ran khắp cơ thể. Chàng đặt nụ hôn lên môi nàng say đắm. Nàng mở miệng ra đón cặp môi của chàng, vẫn những nụ hôn như hồi họ yêu nhau. Chỉ có điều là giờ họ hôn nhau trên chiếc giường cưới của mình, trong căn phòng hạnh phúc của mình.

Bàn tay chàng lần lần trên làn áo mỏng và nhẹ nhàng cởi từng khuy áo nàng. Nàng khép hờ đôi mắt, hai tay ôm cổ chàng và để yên cho chàng chủ động. Bởi bây giờ nàng đã là vợ chàng. Chàng âu yếm vuốt ve khắp thân thể nàng, rồi chàng hôn lên cổ, lên vai và lên ngực nàng. Nàng cảm thấy mình bị khám phá, một cảm giác đê mê dễ chịu bắt đầu xâm chiếm nàng. Nàng cảm thấy phía dưới ươn ướt, cảm giác ngại ngùng chợt đến rồi chợt qua. Hai bàn tay nàng hết xoa lưng rồi lại xoa ngực chàng, nàng cảm thấy lúng túng. Còn bàn tay và nụ hôn của chàng vẫn chậm rãi êm ái dịu dàng tiến dần xuống phía dưới. Vật của chàng bắt đầu cương lên, áp sát vào đùi nàng. Chàng đã thấy rạo rực và rất muốn…. Nhưng chàng vẫn bình tĩnh tự kiềm chế, chàng đã từng đọc nhiều sách, chàng biết khúc dạo đầu là rất quan trọng, chàng tự nhủ mình phải hết sức nhẹ nhàng, các động tác phải thận trọng đối với người vợ trong lần đầu tiên giao hợp. Chàng muốn nàng tin tưởng ở mình và cố gắng không để nàng sợ hãi rụt rè. Chàng muốn đem lại cho nàng niềm khoái cảm vô biên tột đỉnh. Các động tác của chàng nhẹ nhàng âu yếm khiến nàng cảm thấy hạnh phúc khi được nâng niu trân trọng. Nàng dãn người ra và thả lỏng cơ thể, và bây giờ chính nàng cũng cảm thấy muốn gần chồng.

Chàng đã nằm hẳn lên người nàng, môi ngậm cặp vú của nàng day mút. Những cử chỉ mơn trớn của chàng khiến nàng như bước vào thế giới khác. Niềm khoái cảm trong người nàng dâng cao, hai chân chàng gạt đùi nàng mở rộng ra. Nàng muốn khép đùi lại nhưng không được. Nàng cảm thấy bị khám phá, trìu mến, một vùng cơ thể nàng run rẩy, nở ra và cứng lại. Tay nàng bám chặt vai chàng. Nàng đã bị xâm chiếm, một cảm giác đau nhói khiến nàng nhăn mặt. Nàng như muốn đẩy chàng ra nhưng rồi cũng qua đi, nàng cảm thấy dễ chịu hơn và khoái cảm lên dần, trào dâng, lan tỏa. Nàng âu yếm nhìn chồng, chàng bạo dạn và chủ động hơn, nàng nhìn gương mặt chàng tươi tắn, xuất thần. Chàng mỉm cười và nói “Yêu em lắm!”. Chàng thực sự hạnh phúc bởi nàng đã thuộc về nàng, của chàng trọn vẹn.

Chàng nằm xuống bên cạnh nàng hỏi: “Em có đau lắm không?”. Nàng xoay người ôm chàng: “Lúc đầu có đau, sau đỡ hơn và không thấy gì”. “Em có vui không?”. “Em cảm thấy thoải mái và dễ chịu”. “Anh cũng vậy”. Nàng nằm trong tay chàng thiếp đi và lịm dần vào giấc ngủ. Chàng ôm người vợ bé nhỏ trong lòng mà hạnh phúc trào dâng. Sự khoan khoái đưa chàng vào giấc ngủ nồng nàn ấm áp.

Sự sung sướng khoái lạc ngay đêm tân hôn mở đầu bao nhiêu nhiệt cuồng gối chăn tiếp theo khiến đôi vợ chồng cảm thấy hạnh phúc ngất ngây. Dù có vất vả trong cuộc sống hàng ngày, bận rộn công việc ở cơ quan hay ở nhà bằng cả lao động chân tay, lao động trí óc, nhưng khi trở về căn phòng ấm cúng, thế giới riêng của hai vợ chồng là mọi mệt nhọc tan biến. Căn phòng là chốn thần tiên an ủi động viên và gắn bó tình cảm vợ chồng thêm khăng khít. Còn gì hạnh phúc khi được ôm trong vòng tay người bạn đời mà mình hằng yêu dấu và biết rằng người đó sẽ luôn đem lại cho mình niềm khoái cảm tột cùng, luôn là biểu hiện trác tuyệt của tình yêu bền vững.

Nhưng trên thực tế không phải cặp vợ chồng trẻ nào cũng có được đêm tân hôn tuyệt vời và lý tưởng. Thực tế cuộc sống luôn có những trắc trở rắc rối rất riêng của nó mà trên phim ảnh hay sách vở ít thấy nói đến. Nếu đám cưới diễn ra không được suôn sẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý vợ chồng trong đêm tân hôn. Để tổ chức một đám cưới không phải đơn giản, cả cô dâu và chú rể sẽ là nhân vật chính, họ phải cười nói, tiếp khách và lo đủ mọi chuyện.

Đến tối, cả hai đều cảm thấy mệt nhoài và kiệt sức. Bởi vậy không nhất thiết là họ phải gần gũi nhau ngay đêm đầu tiên. Hai vợ chồng có thể nói chuyện, vuốt ve âu yếm nhau một lúc rồi chìm vào giấc ngủ, để giữ gìn sức khỏe. Đến khi sức khỏe phục hồi họ có thể tiến hành giao hợp lần đầu tiên vào hôm sau vẫn chưa muộn. Bởi nếu đã quá mệt mà vẫn cố sinh hoạt thì chẳng những sẽ thất vọng mà còn rất hại cho sức khỏe. Vợ chồng gần nhau là để đem lại cho nhau sự sảng khoái, hoan lạc, nếu gần nhau mà lại mệt mỏi hơn thì hoàn toàn không nên. Hoặc nếu khi người chồng bắt đầu tiến hành giao hợp lại gây cho người vợ sự đau đớn khó chịu thì người chồng có thể dừng lại, chờ đến khi vợ hết e sợ và sự đau đớn giảm đi thì có thể làm lại từ đầu. Điều quan trọng ở đây là người chồng phải biết vợ và vợ phải biết chồng và có những hiểu biết nhất định về sinh hoạt tình dục. Có thể rắc rối xảy ra ở người vợ do không chịu được đau đớn đã từ chối sự gần gũi của chồng, hoặc có thể rắc rối xảy ra ở người chồng do quá mệt mỏi và uồng nhiều bia rượu, thêm sự lo lắng hồi hộp không biết mình có làm tốt không nên nhất thời không cương cứng cũng được. Tất cả những điều đó đều là bình thường và sẽ qua đi trong những lần gần gũi tiếp theo, khi hai vợ chồng đã bớt căng thẳng hơn và phục hồi lại sức khỏe. Không nên vì những rắc rối này mà buồn chán hay thất vọng về nhau.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button