Quà tặng cuộc sống

Dấu Vết Của Mẹ

dau-vet-cua-me-marta-dzido1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Marta Dzido

Download sách Dấu Vết Của Mẹ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

Kịch bản không có gì đặc biệt. Hai cô cậu học trò cuối cấp và cái thai không mong muốn, cuộc trốn chạy của chàng trai vô trách nhiệm. Cô gái cố gắng sống bình thường, quên đi cậu bạn và chạy trốn sự cô đơn…

Nhưng cuốn sách này là một cuốn tiểu thuyết đặc biệt, với một sự già dặn đặc biệt, nhất là khi tác giả viết nó lúc chưa tròn hai mươi.

Với tác phẩm này, Marta Dzido đã bước vào hàng ngũ những nhà văn trẻ quan trọng nhất của Ba Lan.

cô gái

 Năm 1956. Một mùa hè ngột ngạt. Hai người phụ nữ ngồi chờ trước phòng khám phụ sản. Một người rất trẻ, gần như một cô bé, vì ai cũng chỉ đoán cô mười tám tuổi là cùng mặc dầu cô đã hai mươi sáu tuổi – có hẹn đến phá thai. Cô có hai con nhỏ, một ông chồng lao phổi, không việc làm, không kế sinh nhai.

Người phụ nữ thứ hai – già hơn, ăn mặc chỉn chu và lịch sự – bị vô sinh, tuy nhiên bà ta vẫn đến bác sĩ với hy vọng được giúp đỡ.

Họ bắt đầu nói chuyện.

Cô gái chờ làm thủ thuật nói rằng cô ta không thể có đứa con thứ ba, cô không biết phải xoay sở thế nào, rằng chồng cô sắp chết, rằng cô đã kiệt sức và rằng…

Người không thể có con nói:

– Em cứ để đẻ đi, chị sẽ nhận cháu bé, chị sẽ nuôi dạy nó, yêu thương nó…

– Không, không thể như thế được – cô gái muốn bỏ cái thai nói.

– Chị sẽ trả tiền cho em – người thứ hai nài nỉ.

– Không mà, chị…

– Nhưng chị sẽ trả thật mà. Nhiều… – và chị ta rút từ ví ra một tệp tiền.

– Đây, em cầm đi, em cứ cầm rồi suy nghĩ, được không?

– Xin chị để cho tôi yên – cô gái chờ làm thủ thuật nói. Cô ta đứng dậy rồi chạy khỏi bệnh viện.

Sáu tháng sau cô ta sinh một bé gái.

Hai mươi bốn năm sau bé gái ấy sinh một bé gái khác.

 

Năm 2000. Cô gái út trong số ba chị em gái đã lớn. Mặc dù đã hai mươi tuổi nhưng trông cô như một đứa trẻ con và không một ai có thể nghĩ rằng cô lại là mẹ của một bé gái mấy tháng tuổi.

Lại một mùa hè ngột ngạt, và cô gái ngồi trong bệnh viện, chờ vào khoa phụ sản. Bây giờ để phá thai phải trả hai ngàn zloty. Ngồi cạnh cô là một phụ nữ ăn mặc chỉn chu và lịch sự, nhưng họ không chuyện trò gì.

Cô gái đã hẹn với bác sĩ, người sẽ làm cái việc phá thai. Từ hai ngàn, anh ta giảm xuống tám trăm, có lẽ anh ta thấy thương cho cô. Cô ta đến chỗ bác sĩ với cái thai năm tuần tuổi và một đứa bé ba tháng tuổi trên tay, cô nói là bác sĩ của bệnh viện bảo cho con bú sữa mẹ đều đặn là biện pháp tránh thai tốt nhất. Rằng hoóc môn của thuốc tránh thai sẽ vào sữa và có hại cho đứa trẻ, còn đặt vòng thì lại quá sớm. Cô ta tin, vì bác sĩ cơ mà, nhất định phải biết thế nào là tốt nhất chứ.

Và giờ đây cô đang mang thai, cái thai mà chỉ một tiếng nữa thôi sẽ không còn nữa.

Khi mọi việc đã xong xuôi, cô gái như trút được gánh nặng, nhưng lại thấy xấu hổ vì không biết sẽ phải kể về chuyện này như thế nào và với ai. Cô không biết cái việc cô vừa làm xong được gọi là gì. Cô im lặng rất lâu, cho tới khi không giữ nổi nữa cô bèn viết sách.

Về phá, nạo, vét, về phương pháp hút chân không, về sẩy thai, về tiết dịch và máu. Cô viết cuốn sách mà chỗ này chỗ kia còn khập khiễng, non nớt, lộn xộn, ngây thơ, một số câu bộc lộ vẻ ngoài kiêu căng của một nữ sinh trung học.

Cô viết xong và lại thấy nhẹ nhõm. Cô mang cuốn sách đến nhà xuất bản, nhưng giám đốc nhà xuất bản, chị Beata S. nói với cô rằng không thể để thế được, rằng nếu đã viết cuốn sách về nạo phá thai thì cần phải có quan điểm rõ ràng, ủng hộ hay phản đối, và phải nói được điều đó một cách sáng sủa, dễ hiểu. Làm sao để độc giả không phải băn khoăn. Và nói chung là cần phải đầu tư thêm thời gian công sức.

Nhưng cô gái đã không còn muốn nữa, cô cứ để cuốn sách nguyên xi như vậy, và mấy năm sau cô viết một cuốn sách khác.

Lần này thì cuốn truyện thành công. Viết về thất nghiệp, về dân thủ đô hợm hĩnh ngạo mạn và về những cuộc hôn nhân thất bại. Cô gái xuất hiện trên báo chí và truyền hình, ở đấy cô không biết phải nói gì, mà họ thì hỏi đủ thứ – về nữ quyền, về giáo hoàng và về thế hệ gì gì đấy. Cô cười tươi, rụt rè nói: “vâng, vâng” hoặc là “không, không”. Không được một câu dài hơn. Cuối cùng người xuất bản, ông Piotr M. thuộc công ty đưa ra dự kiến:

– Hay là chúng ta in cái cuốn về phá thai ấy?

Nhưng cô gái do dự. Vì đã sáu năm rồi và có lẽ bây giờ tốt hơn nên viết cuốn mới chứ đừng có lôi mấy cái chuyện cũ rích ấy ra, không được đâu, mà cô cũng không muốn mất công vào đó nữa…

Cuối cùng cô trả lời:

– Nhưng đấy đâu có phải là văn chương hay ho gì…

– Không sao – tiếng của người xuất bản trong ống nghe – nó chân thực và nói về một vấn đề quan trọng…

– Nhưng em sợ – cô gái nói vào ống nghe – là mọi người sẽ hỏi đây có phải là viết về em không và có đúng là em phá thai không?

– Đừng sợ, em có con cơ mà, đó là minh chứng tốt nhất cho việc em không phá thai… – Piotr M. nói.

Cô gái trả lời:

– Em cũng không biết nữa – và cúp máy.

Cô hình dung ra những cuộc giao lưu với độc giả, công chúng sẽ hỏi ở đây có bao nhiêu phần sự thật và có phải chị viết cuốn sách này dựa trên những trải nghiệm cá nhân không. Các phóng viên sẽ hỏi cô ủng hộ hay phản đối, rồi những cuộc tranh luận sôi nổi, tại đó người thì trong mọi trường hợp đều gọi là “cuộc sống chưa ra đời”, người khác lại luôn mồm nói “tự do lựa chọn”.

Cô gái biết rằng trong cuộc tranh luận đó sẽ không có ai nói “tôi” hay “tôi đã phá thai”.

Rằng thay vì kể về mình thì người ta chỉ đưa ra những con số thống kê.

Còn những người đã phá thai thì lại im lặng. Có thể họ không muốn bị ai đó nói thẳng vào mặt mình: “Đồ giết người”. Cả cô gái cũng sợ.

Do đó mà cô do dự, còn trong các cuộc thảo luận, vẫn chẳng có ai dùng từ “tôi”.

Nhưng cô gái không thích nói về mình ở ngôi thứ ba.

Trí tưởng tượng của cô nhìn thấy cuốn sách trên giá ở nhà sách, thấy mình tham gia vào cuộc giao lưu với độc giả về cuốn sách ấy. Cô ngồi bên bàn, trước mặt là cốc nước, cô nhìn xuống giầy của mình hoặc là đâu đó trên trần nhà, ngón tay xoắn xoắn tóc và nói: “Vâng, đó là về tôi, tôi đã phá thai và tôi không xấu hổ vì điều đó”…

Và cô thầm tính rằng những cô gái khác sẽ đi theo vết chân cô. Rằng hình mẫu của những kẻ vẫn tự xưng là gej-les giờ đây sẽ vỗ ngực tự xưng là đã phá thai. Rằng mấy mụ trên bìa tạp chí không chỉ trình diễn với băng dính ở phần cơ thể được phô ra, mà còn nói to và rất thành thật rằng: “Tôi đã phá thai và tôi không xấu hổ vì điều đó”…

Cô gái hình dung ra mình trong vai của một ngôi sao trên các giá sách. Cô nhìn thấy Kazia Szczuka, Kinga Dunin và Maria Janion, Doda Elektroda, Kasia Nosovska và Kora, Katarzyna Kozyra và Katarzyna Figura, Joanna Rajkowska, Eva Drzyzga và Dorota Maslowska, Anna Mucha, Mandaryna, Maryla Rodowicz, Maja Ostaszewska, Krystyna Janda, Katarzyna Grochola, Kasia Szustow và vân vân…

Và mỗi người trong số họ sẽ nói:
“Tôi cũng đã phá thai và tôi không xấu hổ vì điều đó”…

Do dự, nhưng cuối cùng cô gái quyết định cho xuất bản cuốn sách.

Cô gái đó là tôi.

Và đây là lời xưng phá thai của riêng tôi.

Xin mời những cô gái tiếp theo…

Vacsava 2006

ĐỌC THỬ

có thai

– Mẹ ơi, người ta sinh ra tốt hay là xấu?
– Tốt.
– Thế thì cái xấu từ đâu ra?
– … Cái xấu… Cái xấu giống như là lớp mỡ cứ dầy lên theo tuổi tác.

Tôi quyết định sẽ qua mùa hè ở ban công. Với phong cảnh là những khu chung cư của Vacsava.
Tôi uống vang lạnh, nghe loại nhạc nhẹ vô thưởng vô phạt, ngó những thứ diễn ra dưới sân. Chán chường, lười biếng, trống rỗng…
Một bé gái ở ban công hàng xóm gọi tôi.
– Chào chị… – nó vừa nhè hạt anh đào vừa nhìn tôi.
Nó sáu tuổi, tên là Veronika. Ít ra thì hôm qua nó đã kể thế.
– Chào em – tôi trả lời.
– Hôm nay chị cũng buồn à?
– …
– Em rụng hai cái răng rồi đấy… – nó tự hào nói.
– Rồi sao?… Có đau không?
– Không, chỉ hơi hơi thôi… Bao giờ thì em sang nhà chị được?
– Lúc nào em thích…
– Thế để em hỏi mẹ nhé – và nó vào trong nhà. Tuy nhiên một lúc sau nó lại thò đầu ra cửa ban công và hỏi:
– Mà chị tên là gì nhỉ?
– Anna.

Đúng thế… Họ gọi tôi như vậy. Đơn giản thế thôi. Nhưng tôi không biết có đúng không. Anna – một nữ sinh chưa kịp tốt nghiệp phổ thông trung học và một bà mẹ không thành. Như thế nào đấy mà hôm nay lại đúng ngày 14 tháng Bảy. Kỷ niệm lần thứ bao nhiêu đấy ngày phá ngục Bastille. Tôi không nhớ lần thứ bao nhiêu. Tôi bị trượt thi vấn đáp môn lịch sử. 27 tháng Tám tôi phải thi lại.
Vacsava chảy ra vì nóng. Chuông điện thoại reo một cách ngoan cố. Tôi không nhấc máy. Bằng trực giác tôi cảm thấy đó là Grzesiek. Chắc mới đi Ý hay Tây Ban Nha về. Hoặc là muốn khoe đã thi đỗ bách khoa.
Tôi không muốn nói chuyện với hắn. Có lẽ tôi không thể gặp hắn được nữa. Yêu lại càng không. Sau việc hắn nhanh chóng lẩn tránh trách nhiệm làm bố, đưa cho tôi hai ngàn zloty và số điện thoại của bác sĩ để giải quyết “hậu quả”, thì tôi không thể nào bình tĩnh được nữa.

Chính vì cái “hậu quả” ấy mà tôi thi trượt môn lịch sử.
Hai ngày sau khi nạo thai thì khó lòng mà tập trung ý nghĩ để kể về cuộc mở rộng lãnh thổ của những tên độc tài Thổ Nhĩ Kỳ.

– Chị xuống sân được không?… Em cho xem con chó của em… – Veronika gọi, kéo tôi ra khỏi luồng suy nghĩ miên man.
– Bây giờ à?
– Vâng… Thế em xuống nhé.
* * *
Tôi với Veronika ngồi dưới sân. Nó có một con dachshund bé. Một chú cún con. Đúng là tôi không biết con bé này muốn gì ở tôi. Nó nói liên tục. Lúc nào cũng hỏi một cái gì đấy.
– Chị có chó không?
Tôi lắc đầu.
– Thế một con vật nào đấy?
– Không…
– Hay là chị có em bé?
– Chẳng có em bé nào hết…
– Thế thì chị có gì?

Lại mùa hè. Mùa hè đốn mạt. Tôi căm thù cái mùa này. Một cái lò ấp sâu bọ và những đứa con hoang. Cơ man nào là bia, muỗi và bao cao su vung vinh khắp các bụi cây. Song con người thật kinh tởm. Đến chủ nghĩa tự nhiên cũng phải nhỏ nước mắt vì họ. Những gã thèm thuồng đến nhỏ dãi và những mụ đàn bà béo tốt đẫy đà của họ. Chân dạng ra và sẵn sàng thụ thai.
Tôi căm thù sex. Sex và những thân thể lõa lồ giật giật như trong cơn động kinh.

Đi liền với chuyện này bao giờ cũng có bao nhiêu là mùi khó chịu và dịch. Những cái thai không mong muốn, sẩy thai ngẫu nhiên và những vụ nạo thai tốn ngang một tháng lương trung bình. Và còn “anh yêu em/em yêu anh” nữa chứ. Bao giờ cũng được nói ra một cách khập khiễng thế nào ấy. Bao giờ cũng sai lỗi chính tả. Câu này nói chung là không cần phải nói. Từ-lấp chỗ trống. Anh yêu em/em yêu anh, cái câu có thể giải quyết được tất cả. Tất cả những bữa chả bữa nem, có vẻ như chỉ vô tình, tất cả những cuộc cãi nhau vì bất kể chuyện gì, vì tóc, vì thuốc lá, vì xoong nồi chưa rửa, vì việc ai phải dắt chó đi chơi, và tại sao anh không bao giờ, vì bao giờ cô cũng đi rồi, anh chẳng hiểu cái quái gì hết, thế còn cô thì hiểu được cái gì, nào, nói đi, sao không nói gì hả, nhưng tôi biết nói gì một khi cô nói liên tục như thế, nói tóm lại là anh muốn gì ở tôi, cô thôi đi, anh thôi đi thì có, này đừng có mà la lên, tôi đâu có la, tôi nói đấy chứ, có bé miệng đi không nào… Nước mắt – kap, kap… Những giọt nước mắt trình diễn. Thở một lát. Được rồi, tốt rồi, thôi đừng khóc nữa. Anh xin lỗi. Không, em phải xin lỗi mới đúng. Thì em vẫn biết là anh yêu em mà…
Cầu xin. Kiệt sức. Tàn úa. Nhợt nhạt. Như thể họ không biết rằng không được phép lạm dụng sự cầu xin.
Có thể chính vì thế mà gần đây tôi hầu như không tiếp xúc với ai.
Mà có thể là không. Đúng ra là tôi chẳng biết gì hết. Tuyệt nhiên không. Cả về bản thân mình.
Cả về tất cả những chuyện này.

Gần đây Veronika là người duy nhất cùng tôi giết thời gian.
Tôi thích con bé. Thật khó tin, vì tụi trẻ con bé bằng ngần ấy đều nhìn thế giới hoàn toàn khác. Con bé rất trong sáng. Thật thà đến đau đớn. Hôm qua nó bảo:
– Chị biết không, trông chị như một con chuột…
– Tại sao thế? – tôi hỏi.
– Vì chị có bọng mắt thâm…

Kết quả dương tính. Một đứa bé tí hon mũm mĩm từ cái gói xét nghiệm cười với tôi. “Ô, đồ chết tiệt” – đó là ý nghĩ đầu tiên của tôi.
Tôi cảm thấy trong bụng mình bắt đầu một câu chuyện mới không mong muốn. Một sự khởi đầu nào đó mà tôi tuyệt nhiên không muốn. Một con người bé tí gặm nhấm tôi từ bên trong, còn tôi thì căm thù nó. Như một vật ký sinh.
Tôi ngồi xổm khóc trong góc nhà tắm. Tôi có thai.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button