Văn học nước ngoài

Người Thứ Mười

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Graham Greene

Download sách Người Thứ Mười ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thời khắc của một ngày trong trại được xác định chủ yếu dựa vào thời gian người ta mang đồ ăn đến, mặc dù thực ra tù nhân được ăn vào những giờ không cố định, mỗi ngày một khác, họ giết thì giờ bằng những trò chơi nhảm nhí và khi hoàng hôn buông xuống thì tuân theo một qui định ngầm là cùng đi nằm, họ ngủ không thèm quan tâm xem lúc ấy là đúng mấy giờ vì đằng nào cũng chẳng có ai biết được chính xác, thực ra mỗi người có cách tính giờ riêng của mình. Ban đầu, lúc họ mới bị bắt trong ba mươi hai người có ba cái đồng hồ chạy tốt và một cái báo thức cũ, đã được sửa chữa nhiều lần và theo ý kiến của những người có đồng hồ khác thì đã hỏng, hoàn toàn chẳng được tích sự gì. Hai đồng hồ đeo tay biến mất trước tiên : một hôm vào lúc bảy giờ, đồng hồ báo thức chỉ bảy giờ mười, chủ nhân của chúng bị đưa ra khỏi trại. Mấy ngày sao người ta lại thấy những cái đồng hồ ấy lủng lẳng trên thắt lưng hai tên lính gác.

 

Như vậy trong trại chỉ còn lại một cái đồng hồ báo thức và một cái đồng hồ quả quít khá to, mạ bạc với sợi dây chuyền lúc nào cũng nằm trong túi áo gilê của ông thị trưởng thành phố Buốcgia. Chủ nhân của cái đồng hồ báo thức là tay thợ máy tàu hỏa tên là Pie. Hai người này suốt ngày cãi nhau xem đồng hồ của ai đúng. Cả hai đều coi thời gian là thuộc về họ, còn hai mươi tám tù nhân khác thì chẳng có thời gian gì ráo. Nhưng thời gian thì lại có những hai và mỗi người đều nhất quyết cho rằng thời gian của mình là đúng. Sự kiên quyết đã tách họ khỏi những người khác, cho nên lúc nào người ta cũng thấy hai người đó ngồi sát nhau trong góc trại, nghĩa là trong một cái sân tráng xi măng rộng, ngay cả lúc ăn họ cũng ngồi cạnh nhau.

 

Nhưng có một hôm ông thị trưởng quên lên giây cái đồng hồ quả quít : hôm ấy là ngày chỉ được nói thầm, đêm trước có tiếng súng nổ ở hướng thành phố, hệt như hôm hai người có đồng hồ đeo tay bị đưa đi, từ “con tin” lập tức đặc lại trong óc mỗi người, như đám mây đen do sự bỡn cợt của luồng gió mà hình thành bằng chữ vậy. Trong tù người ta có thể tưởng tượng ra được đủ thứ và ý nghĩ cho rằng bọn Đức, có lẽ, đã cố tình đưa những người có đồng hồ đi hành quyết trước để tước của mọi người khái niệm về thời gian càng làm cho ông thị trưởng và tay thợ máy xích lại gần nhau hơn. Ông thị trưởng còn đề nghị các bạn tù giấu hai cái đồng hồ cuối cùng đi, dành chúng lại cho những người còn sống, nhưng khi phát thành lời ý nghĩ ấy lại giống như sự hèn nhát nên ông đành chấm dứt giữa chừng không dám nói hết.

 

Dù sao mặc lòng, hôm ấy ông thị trưởng cũng đã quên lên giây. Theo thói quen, vừa ngủ dậy, lúc ánh mặt trời đầu tiên hắt xuống khu trại là ông vội nhìn vào mặt đồng hồ.

 

– Sao, theo cái đồng hồ cổ lỗ sĩ của ông thì mấy giờ rồi? – Pie hỏi.

 

Những những cái kim đen nhẻm lại đứng bất động ở 12 giờ 45. Ông thị trưởng bỗng cảm thấy rằng đây là giờ phút khủng khiếp nhất trong đời ông, còn khủng khiếp hơn cả lúc ông bị bắt giam. Trong tù mọi thứ đều bị tiếp nhận một cách sai lệch, mà cảm giác về tỷ lệ là bị biến mất trước tiên. Ông nhìn khắp các bạn tù một lượt, thâm tâm cảm thấy như kể phản bội đã nhường cho quân địch cái thời gian chính xác duy nhất. May mà không có người Buốcgia nào ở đây cả. Có một người thợ cắt tóc ở Eten, ba tay viên chức, một lái xe, một người bán thuốc lá, tất cả bọn họ, trừ một người về địa vị xã hội đều thấp hơn ông và mặc dù ông cảm thấy phải có trách nhiệm đối với họ, nhưng lại cho rằng sẽ dễ xỏ mũi họ hơn, cũng tốt, ông tự nhủ, hãy để cho họ tin rằng vẫn còn một cái đồng hồ chỉ giờ đáng tin cậy chứ đừng dựa vào sự đoán mò vô tổ chức cũng như dựa vào cái đồng hồ báo thức cũ kĩ.

 

Ngước nhìn đồng hồ xám ngoét ngoài song sắt, ông thị trưởng dõng dạc đáp:

 

– Năm giờ hai mươi.

 

Đúng lúc ấy ông bắt gặp cái nhìn soi mói của tay luật sư người Pari tên là Savel, người duy nhất có thể lật tẩy trò bịp đó của ông. Lão luật sự này ít nói, khó gần, chỉ thỉnh thoảng mới vụng về chứng tỏ với mọi người rằng lão cũng là người giống như tất cả. Đối với họ lão có vẻ là một nhân vật khôi hài : trong đời thường luật sự là những con búp bê lớn chỉ được đưa ra khỏi rương vào những trường hợp đặc biệt, thế mà ở đây lão lại không có áo dài đen và cũng phải ngồi tù như ai.

 

– Nhảm nhí – Pie bảo – Hiện vật bảo tàng của ông làm sao thế ? đã sáu giờ kém mười lăm rồi.

 

– Những cái đồng hồ báo thức cũ bao giờ cũng nhanh.

 

Ngay lập tức luật sự, theo thói quen vội phản đối :

 

– Hôm qua ông bảo nó chạy chậm cơ mà.

 

Từ lúc đó ông thị trưởng bắt đầu thù Savel.

 

Trong trại chỉ có hai người là có địa vị xã hội khá, mà ông thì không bao giờ phản bội lại Savel theo kiểu đó. Chắc phải có lí do gì đấy, chắc hắn đang mưu mô chuyện gì bí hiểm, mà cũng có thể đang mưu mô chuyện xấu xa gì đó cũng nên. Và mặc dù lão luật sự suốt ngày ngậm miệng, không tỏ ra thân mật với ai, ông thị trưởng vẫn tự nhủ: “Tạo thanh thế đấy. Hắn cho rằng mọi người sẽ thuần phục hắn. Muốn thành bạo chúa đấy”.

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button