Văn học nước ngoài

Học Viện Công Chúa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Shannon Hale

Download sách Học Viện Công Chúa ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Học viện công chúa là câu chuyện làm xiêu lòng bạn đọc ở nhiều lứa tuổi. Bạn sẽ nhận thấy ở đó một thông điệp nhẹ nhàng nhưng cũng thật sâu sắc về những ước mơ, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Bạn cũng sẽ nhận thấy sự cố gắng không ngừng để nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách mà họ gặp phải khi bắt tay vào khám phá ý nghĩa cuộc sống.

Cheo leo trên những triền dốc của vùng núi Eskei, gia đình Miri mưu sinh bằng công việc khai thác đá từ chính ngọn núi quê nhàđể đem đổi lấy hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng thế giới của Miri thay đổi vĩnh viễn từ khi có lờ tiên tri rằng ngôi làng bé nhỏ của cô sẽ là quê hương của công chúa trong tương lai. Tất cả những cô gái đúng tuổi phải tham dự một học viện mới lập ra nhằm chuẩn bị cho các cô thích nghi với cuộc sống hoàng cung sau này nếu được chọn. Tại ngôi trường ấy Miri không chỉ rơi vào vòng ganh đua, tị hiềm đầy ngậm ngùi giữa các cô gái, mà còn bị giằng xé bởi nhng mâu thuẫn trong lòng mình. Tuy nhiên, khi nguy hiểm ập đến học viện, Miri, đặt theo tên một loài hoa núi nhỏ xinh, bắt buộc mình bằng mọi giá tìm cách cứu các bạn cùng lớp, những người chủ tương lai của ngôi làng yêu dấu của mình.

Đằng sau mỗi trang sách là những bài học làm người vô cùng quý giá, đề cao tình yêu quê hương dạt dào, tình cảm gia đình sâu đậm, mối quan hệ cao đẹp giữa con người với con người.

Miri tỉnh giấc khi nghe thấy tiếng dê kêu be be. Vạn vật tối như mắt nhắm lại, nhưng có lẽ bầy dê ngửi thấy bình minh thấm qua những kẻ nứt trên tường nhà. Dẫu đang ngái ngủ, cô vẫn nhận rõ cái buốt giá cuối thu chờn vờn bên ngoài chăn, và chỉ muốn cuộn mình mà ngủ vùi như một chú gấu cho tới hết mùa băng giá, hết cả đêm lẫn ngày.

 

Sực nhớ ra đoàn lái buôn, cô tung chăn ngồi dậy. Cha tin chắc thể nào hôm nay đoàn xe ngựa của họ cũng rầm rộ lách qua đèo tiến vào làng. Cứ thời điểm này trong năm là cả làng lại hối hả chuẩn bị cho đợt trao đổi hàng cuối cùng, kết thúc một mùa làm việc – mọi người khẩn trương đẽo gọt thêm vài phiến đá linder nữa, khẩn trương trao đổi để có thêm cái ăn trong những tháng tuyết chặn bít đường làng. Miri ao ước được giúp họ một tay.

 

Nhăn mặt vì tấm nệm nhồi vỏ đậu của mình kêu sột soạt, Miri đứng dậy, rón rén bước qua cha và chị Marda đang ngủ trên nệm của họ. Suốt tuần cô giấu kỹ mối hy vọng phập phồng là hôm nay mình sẽ chạy ra mỏ đá sớm, để khi cha tới thì mình đã bắt tay vào làm việc rồi. Có thế may ra cha mới không đuổi mình về.

 

Cô quấn xà cạp len và choàng áo sơmi ra ngoài áo ngủ, nhưng chưa kịp cột xong chiếc giày thứ nhất thì tiếng vỏ đậu kêu loạt soạt báo cho cô biết một người nữa đã tỉnh giấc.

 

Cha cời than trong lò sưởi và cho thêm phân dê vào. Ánh sáng màu cam bừng lên, hắt bóng cha khổng lồ lên tường.

 

“Sáng rồi ạ?” chị Marda nhổm người, tì một cánh tay lên, nheo mắt nhìn lò lửa.

 

“Chỉ với cha thôi”, cha bảo.

 

Cha nhìn ra nơi Miri đang đứng đực ra, một chân xỏ trong giày, hai tay vừa mới chạm sợi dây.

 

“Không”, cha nói gọn lỏn.

 

“Cha”. Miri xỏ nốt chân kia vào giày rồi đi lại chỗ cha, mấy sợi dây giày kéo lê dưới đất. Cô cố ra vẻ thản nhiên, làm như ý đồ ấy chỉ bất chợt nảy ra thôi. “Con tưởng dạo này nhiều người gặp tai nạn và thời tiết xấu cha sẽ chịu cho con phụ giúp chứ, chỉ đến lúc đoàn lái buôn đến thôi mà”.

 

Cha không buông thêm tiếng “Không” nào nữa, nhưng cô hiểu, theo cái cách cha tập trung mang giày vào chân thế kia thì cha đã kiên quyết rồi. Từ bên ngoài lõm bõm vọng vào tiếng hát của thợ đá trên đường ra mỏ. Tai tôi nghe bài ca lao động. Hát mùa đông dài. Tiếng hát mỗi lúc một gần, giục giã gọi đến giờ đi làm, nhanh lên, nhanh lên, trước khi đoàn thợ mỏ đi ngang, trước khi tuyết đóng chặt núi vào mùa đông. Tiếng hát dồn tim Miri vào giữa hai tảng đá. Đó là bài đồng ca mà cô không được mời tham dự.

 

Ngượng nghịu vì sợ để lộ ý muốn đi làm, Miri nhún vai, “Ôi dà” rồi tóm lấy củ hành cuối cùng trong thùng, cắt một khoanh phó mát dê màu nâu. Cô trao món ăn cho cha khi cha mở cửa.

 

“Cảm ơn con, bông hoa của cha. Nếu hôm nay lái buôn tới, con hãy làm cho cha tự hào nhé”. Ông hôn lên đỉnh đầu con gái và hòa tiếng hát với các bạn thợ trước khi nhập đoàn cùng họ.

 

Cổ họng cô cháy ran. Nhất định mình phải làm cho cha tự hào.

 

Chị Marda giúp Miri dọn dẹp nhà – quét lò sưởi, hốt than, đem phân dê tươi ra phơi, đổ thêm nước vào thịt lợn muối cho nó nở ra để nấu bữa tối. Trong khi chị Marda hát, Miri ríu rít chuyện trò, tuyệt nhiên không hó hé tới việc bị cha cấm đi làm. Mặc dù nỗi buồn cứ đeo bám mình, trĩu nặng như mặc quần áo ướt, nhưng cô muốn cười phá lên để rũ bỏ nó đi.

 

“Buổi tối tuần trước em đi ngang nhà Bena, gặp ông nội già thật già của chị ấy ngồi ngoài cửa, em nhìn kỹ ông, kinh ngạc quá chừng. Hình như ông chả hề hay biết có một con ruồi bay vo ve quanh mặt mình, bỗng, phụp. Ông đập ụp nó vào miệng ông luôn”.

 

Chị Marda rúm người lại.

 

“Nhưng, chị Marda này, ông cứ để nguyên nó ở đó. Con ruồi chết dính ngay dưới mũi ông. Lúc trông thấy em, ông nói “Chào cô gái”, thế là con ruồi…” bụng Miri thóp lại vì cô vừa nói vừa cười giòn giã. “Con ruồi lúc lắc theo cái miệng ông chuyển động… rồi… rồi đôi cánh nhỏ xíu bẹp dí của nó chĩa thẳng lên, y như nó cũng vẫy chào em vậy!”

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button