Văn học nước ngoài

Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Park Lee Jeong

Download sách Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 kể về Yong Gu, một người cha bị thiểu năng trí tuệ, hầu như không có gì trong tay ngoài tình yêu vô bờ bến dành cho cô con gái Je Sung. Chỉ vì muốn mua cho con gái chiếc cặp Thủy thủ Mặt Trăng mà Yong Gu bị đổ oan tội giết người, cưỡng dâm trẻ em và bị vào tù cùng án tử hình.

Và tại không gian chật hẹp của phòng giam số 7 ở nhà tù mà Yong Gu bị tống giam, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Ban đầu là nhờ sự trợ giúp của các bạn tù, con gái Je Sung của Yong Gu đã được bí mật đưa vào thăm bố. Nhưng sự việc nhanh chóng bị phát giác bởi sở trưởng trại giam nọ – người ngay từ đầu đã có ác cảm với Yong Gu sau khi biết anh phạm tội giết người, cưỡng dâm trẻ em.

Tuy nhiên, vị trại trưởng, trong quá trình điều tra phát hiện ra Yong Gu bị oan, đã bất chấp mọi quy định của trại giam để đưa cô con gái Je Sung của Yong Gu hàng ngày vào thăm và thậm chí sống với bố trong trại giam, đồng thời nhận Je Sung làm con nuôi. Vậy là từ ngày có Je Sung, phòng giam số 7, từ một nơi chỉ có sự tuyệt vọng và nỗi giày vò, trở nên đầy ắp tiếng cười, khi người với người xích lại gần nhau hơn.

Chỉ tiếc là câu chuyện cổ tích ở trại giam lại không kéo dài khi ngày xét xử Yong Gu cuối cùng cũng đến. Mặc dù được sự hậu thuẫn và yêu thương của tất cả những người ở trại giam nhưng cuối cùng, tình yêu thương vẫn không đủ để thắng được sự bất công và lộng quyền của những người nắm cán cân luật pháp…

Cha không hoàn hảo,nhưng cha luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất. Đây chính là linh hồn của câu chuyện cổ tích: Điều kì diệu ở phòng giam số 7. Một câu chuyện thấm đẫm tình người, tràn ngập tiếng cười và cả những giọt nước mắt.

Truyện Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã được chuyển thể thành phim cùng tên và trong lễ trao giải Baeksang vừa qua, nam diễn viên Ryu Seung Ryong (vai Yong Goo) được vinh danh với tượng vàng Daesang (giải quan trọng nhất).

ĐỌC THỬ

Chương 1: Người bố trẻ con

Ngày hôm ấy, tuyết rơi.

Tháng 2, năm 1997, bầu trời cuối đông nhuốm một màu lạnh lẽo. Tôi đã nghe tivi báo đây là đợt rét đậm nhất trong vòng 18 năm qua, và người dân sẽ có một kỳ nghỉ khá dài. Nhưng có lạnh đến cắt da cắt thịt đi chăng nữa cũng không thể nào ngăn được tôi và bố.

“Ye Seung à! Nhanh lên con!”

“Chờ con một chút. Không thể để bị cảm cúm được, bố cũng nhanh mặc mặc thêm áo vào đi!”

Tôi nhắc bố và sau đó chúng tôi mặc áo trong thật dày và ấm, đi hai đôi tất để chuẩn bị ra ngoài. Đôi găng tay tôi đeo cả mùa đông giờ đã xuất hiện những chỗ rách khiến gió lạnh lùa vào da thịt, nhưng vẫn còn dùng tốt. Cuối cùng tôi đội mũ len cẩn thận rồi bước ra ngoài. Bố đang đứng đợi tôi trước cửa, với dáng vẻ ngập ngừng, bố chìa tay về phía tôi.

“Chúng ta đi thôi con!”

Bàn tay của bố lớn đến mức có thể ôm trọn đôi tay nhỏ xíu đang đeo găng của tôi. Chúng tôi cứ thế chạy mãi dưới trời đầy tuyết. Tuyết trắng phủ kín những con đường, trên cành cây, ngọn cỏ và rơi cả trên đầu chúng tôi.

Thật khó giải thích tại sao tôi lại có thể nhớ tất cả những thứ xảy ra ngày hôm ấy một cách rõ ràng đến vậy. Trên đường duy nhất chỉ có tôi và bố vừa chạy vừa thở hổn hển. Qua những con ngõ nhỏ, dưới bầu trời phủ sương mờ, những ngọn cây cao về phía cánh rừng trông y như những tòa nhà chọc trời trắng xóa. Hơi thở của chúng tôi phả ra bị gió thổi ngược… Khung cảnh tươi đẹp ấy hiện lên rõ ràng trong tâm trí tôi, như đang tận mắt nhìn thấy vậy.

Từng lớp tuyết nhẹ nhàng phủ lên những con đường mà chúng tôi đã đi qua. Chúng tôi bước vào một khu chung cư mới xây, tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo trên những viên đá lát vỉa hè đầy màu sắc. Và bố là người đã phát hiện ra ở đó có một sân chơi.

“Ồ, Ye Seung ơi, con nhìn này!”

Bàn tay to lớn của bố chỉ về chiếc xích đu. Tôi sung sướng chạy đến. Vì hôm ấy trời rất lạnh nên ở đó chẳng có ai ngoài chúng tôi. Chiếc xích đu mà tôi yêu thích đã xuất hiện thật đúng lúc.

“Bố ơi, nhanh lên nhanh lên!”

Thế là chúng tôi cùng nhau chơi đùa. Mỗi khi bố đẩy xích đu, tôi thấy mình như được bay lên bầu trời cùng với bố, cảm giác ấy thật tuyệt diệu. Cho dù gió và tuyết có tạt vào mặt lạnh buốt, tôi vẫn thấy rất vui sướng và chơi không biết mệt.

Tôi vẫn nhớ hôm đó là hai ngày trước khi vào lớp Một. Đúng, chỉ còn hai ngày nữa thôi. Và có vẻ như việc tôi đi học còn khiến bố vui sướng hơn cả tôi thì phải.

Mặc dù chẳng có lời chúc nào từ mẹ nhưng tôi cũng không để tâm cho lắm. Vì dù sao đi nữa, trong tiềm thức của tôi chẳng có chút ký ức nào về mẹ cả. Nếu đột nhiên một ngày nào đó mẹ xuất hiện, có lẽ cả hai chúng tôi sẽ ngượng ngùng và khó xử chết mất.

Gia đình tôi chỉ có hai người thôi, bố và tôi. Nhưng có lẽ thế cũng đủ rồi! Trong căn phòng đơn chật hẹp chỉ đủ để duỗi chân, chúng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc theo cách của riêng mình.

Thế nhưng có một điều mà tôi cứ lo lắng mãi, nếu tôi đến trường thì ai sẽ chơi với bố đây?

Khi tôi lên bảy, bố đã bắt đầu có những biểu hiện lạ lùng. Và những cư xử, hành động khác thường ấy chỉ tôi mới có thể hiểu được. Nếu đi học rồi, tôi sẽ không thể chơi với bố nữa nên tự hứa với mình trước hôm đó chúng tôi nhất định phải chơi một bữa thật đã đời.

Tôi vừa nghĩ về trách nhiệm to lớn ấy của mình vừa chơi một cách đầy hào hứng bên chiếc xích đu. Bỗng một người phụ nữ xuất hiện, tiến đến chỗ chúng tôi và thốt lên.

“Ồ, quả là một ông bố tuyệt vời đấy nhỉ!”

Tôi đang ngồi đung đưa thì nhận ra có một thằng nhóc đang níu tay người phụ nữ, trong ánh mắt của nó ánh lên sự hiếu kỳ và ghen tỵ.

“Hơ hơ!” Bố tôi ngây ngô cười.

“Anh mới chuyển đến đây à? Chúng tôi ở phòng 104.”

Người phụ nữ tiếp tục hỏi, tôi cũng muốn trả lời nhưng không biết phải nói thế nào, bố thì cứ liên tục đẩy xích đu cho tôi nên cũng không đáp lại.

“Nếu không phải mới chuyển đến thì chắc là đến chơi rồi. Anh thấy chung cư này đẹp không? Nó được thiết kế theo kiểu thân thiện với môi trường đấy.”

“Thân thiện với môi trường?”

Đối với bố, đây quả là một cụm từ quá phức tạp. Thấy bà ta nhíu mày, tôi ngồi trên xích đu nói to. “Nghĩa là tốt cho sức khỏe đấy ạ!”

“À à…!” Bộp bộp bộp… Bố vỗ tay thích thú, rồi vừa cười vừa đẩy mạch chiếc xích đu lên cao hơn nữa. Tôi ngoái đầu lại nhìn và bắt gặp khuôn mặt bố rạng rỡ hơn bao giờ hết. Miệng bố há to và mười đầu ngón tay xòe ra, vỗ vào nhau thích thú.

“Sân chơi tốt cho sức khỏe. Hơ hơ! Thân thiện với môi trường! Thân thiện với môi trường!”

Thật ra mấy từ “thân thiện với môi trường” là gì, có thật sự mang ý nghĩa “tốt cho sức khỏe” hay không, khi ấy tôi cũng chưa hiểu lắm. Bố nghe cụm từ ấy thì chỉ cần biết rằng nó tốt là cứ cười và nói mấy câu ngây ngô như thế. Hẳn bố đang rất hạnh phúc, và tôi cũng bắt chước cười theo…

“Ôi… gì thế này…”

Tôi không để ý thấy người phụ nữ bắt đầu cau có quan sát bố con tôi. Ánh mắt với những thiện cảm ban đầu giờ đã chuyển sang coi thường và khó chịu…

Nụ cười của tôi cũng dần dần đông cứng lại.

 

Lại nữa rồi… Tôi chợt nghĩ trong đầu và thấy xung quanh bỗng dưng lạnh buốt. Giờ tôi mới cảm nhận được gió đang lùa vào những chỗ hở trên đôi găng tay đã rách của mình. Bố từ từ buông tay, chiếc xích đu chậm dần, chậm dần.

Tôi ngơ ngác khi thấy người phụ nữ ấy mỉm cười nói với con trai. “Kìa con, đến đó mau lên!”

Đứa bé nhanh chân chạy lại chiếc xích đu mà tôi đang ngồi, nắm lấy dây xích và lôi chẳng khác gì thằng ăn cướp buộc tôi phải bước xuống. Đến khi chiếc xích đu đã ngừng lại hẳn, thằng nhóc ấy vẫn không rời tay và quay sang nhìn tôi đắc thắng.

Vậy là trò chơi xích đu của tôi chấm dứt. Chiếc xích đu xinh đẹp tôi vẫn còn chơi khi nãy, tiếng vỗ tay và khuôn mặt ngây ngô của bố…

“Ye Seung à!”

Tôi quay lại thì thấy bố đang dang rộng cánh tay chào đón tôi. Tôi chạy đến ôm chầm lấy bố, đặt tay lên gò má lạnh buốt của ông và được nhấc bổng lên. Tôi lại thấy mình trở thành đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian. Tôi quay sang thè lưỡi nhìn thằng nhóc.

 

Này, bố mày chắc không bao giờ ôm mày như thế này đúng không? Mày thua tao rồi nhé… Tôi ám chỉ với nó bằng ánh mắt rồi thì thầm vào tai bố.

“Bố ơi, về nhà thôi!”

“Về nhà bây giờ á? Sao về sớm thế?” Bố ngạc nhiên hỏi tôi.

“Con muốn về nhà cơ!”

“Ơ, nhưng mà Ye Seung! Con thích chơi xích đu mà?”

“Nhưng chúng ta không thể chơi cả ngày được! Con muốn chơi trò khác nữa cơ!”

“Thế à? Ye Seung muốn chơi trò khác hả?”

“Vâng ạ!”

Tôi vốn định nói rằng hôm nay tôi chỉ thích chơi xích đu một tẹo thôi, giờ tôi không thích chơi xích đu ấy nữa, thì nước mắt bỗng ứa ra. Tôi cố nén lại vì không muốn bố thấy tôi mít ướt.

Mọi chuyện khi ấy diễn ra như vậy. Chúng tôi đi qua người phụ nữ lạ mặt chưa được bao xa thì không biết từ đâu, một người bảo vệ chạy vội vàng về phía chúng tôi, chỉ tay và nói.

“Sao lại đi vào tự tiện? Khai báo chưa mà được vào, hai người kia?”

Bố vẫn ôm tôi trong lòng, chúng tôi đứng như trời trồng, không nói được lời nào. Chúng tôi chẳng vào đây để ăn trộm, cũng chẳng làm hại ai, chúng tôi không hề vứt rác bừa bãi và cũng không làm hỏng thứ gì. Nhưng tôi biết tại sao người ta lại nhìn bố với ánh mắt như thế. Dù chẳng có lý do gì để người ta coi thường bố cả.

Tôi nhìn người bảo vệ, khuôn mặt đang lộ rõ vẻ khó chịu muốn đuổi cổ chúng tôi ra khỏi đây. Nhưng bố đã hỏi lại.

“Vé vào cửa giá bao nhiêu vậy?”

Đã có lần tôi và bố được vào công viên chơi cùng một đoàn tình nguyện. Có lẽ vì thế nên bố nghĩ nơi này cũng giống như vậy. Gã bảo vệ lẩm bẩm trong miệng.

“Vé vào cửa á? Điên thật rồi mà!”

Tôi ngoảnh lại nhìn khu chung cư và trề môi. Rõ ràng chẳng có tấm biển nào cấm người lạ ra vào cả. Tôi hét lên giận dữ với gã bảo vệ. “Chẳng lẽ chỉ có người ở đây mới được vào chơi thôi sao?”

Ánh mắt của người bảo vệ chuyển từ bố sang tôi. Lần này tôi thấy đằng sau những nếp nhăn nơi khóe mắt, ánh lên sự hiếu kỳ và thương hại.

“Này nhóc, vừa nói gì thế? Ranh con, mấy tuổi rồi?”

“8 tuổi ạ. Nếu không được phép vào đây chơi, xin hãy làm biển báo gần ở cửa đi ạ!” Tôi trả lời rồi tự tuột khỏi tay bố xuống đất, sau đó cúi đầu chào. “Xin lỗi chú! Bố ơi, chúng ta đi thôi!”

Bố vừa nắm đôi tay bé xíu của tôi, vừa ngoảnh đầu nhìn lại sân chơi tiếc nuối. Chợt bố cúi xuống thì thầm vào tai tôi hỏi.

“Ye Seung à, vé vào cửa khoảng bao nhiêu nhỉ? Người được vào phải là người thế nào?” Hẳn gã bảo vệ nghe được, tôi thấy gã chép miệng phía sau mình.

“Chậc chậc! Đần độn mà còn biết thắc mắc cơ đấy…”

Khi ấy tôi ức phát khóc nhưng ngoài chịu đựng ra thì lại chẳng thể làm gì. Vì tôi chỉ là một đứa trẻ, và bố còn trẻ con hơn tôi nhiều.

* * *

Bố tôi mắc bệnh thiểu năng trí tuệ độ hai. Dưới dáng vẻ của một người đàn ông 36 tuổi bình thường là suy nghĩ của một đứa trẻ mới chỉ lên 6 tuổi. Mặc dù biết bố bị bệnh nhưng tôi chẳng thấy bất tiện chút nào. Cũng chẳng chút xấu hổ hay tủi thân gì hết. Hai bố con tôi, tuy vóc dáng khác nhau, nhưng lại như những người bạn cùng trang lứa vậy.

Đối với tôi, bố là cả thế gian này. Mẹ đã qua đời khi tôi mới 3 tuổi. Sau đó nhà chúng tôi còn bị cháy nữa, chẳng biết phải làm thế nào khi thấy bà chủ nhà khóc lóc thảm thiết, tôi chỉ nín lặng và nhìn chăm chăm vào gương mặt bố.

Tưởng chừng những điều ngọt ngào và khờ khạo nhất đều tồn tại trên gương mặt ấy. Mỗi khi kể về mẹ, nước mắt bố đều ứa ra giàn giụa và nụ cười ngờ nghệch lại xuất hiện. Dù trí tuệ không được bình thường nhưng những người thiểu năng như bố cũng chẳng thể che giấu được nỗi buồn đã cố chôn chặt khi nghĩ đến những người thân yêu.

Bố đón nhận cái chết của mẹ với suy nghĩ của một đứa trẻ 6 tuổi. Và việc bị bỏ rơi đã ảnh hưởng rất nhiều đến bố, nó làm ông càng trở nên ngờ nghệch đến lạ lùng.

Hồi đấy gia đình tôi rất nghèo, dù bây giờ cũng chẳng khá hơn… Khi cùng bố đến chỗ làm, ông luôn nắm chặt tay tôi và hét to. “Cẩn thận ô tô, cẩn thận chó cắn nha con.” Mỗi khi như vậy bà chủ nhà đều châm chọc. Bà ấy cũng tốt tính, dù đôi khi có hơi thẳng thắn khiến người khác bực mình.

Trong suy nghĩ của một đứa trẻ 8 tuổi, Ye Seung tôi không hề thấy mình nghèo khó hay bần hàn. Bởi tôi còn có một người bạn, một người bố dịu dàng và yêu thương tôi nhất trên đời này.

Khi làm việc trong siêu thị, bố là một nhân viên vô cùng thật thà. Dù đến bất cứ nơi đâu, gặp bất cứ ai, bố đều cười rạng rỡ. Tính cách lạc quan yêu đời, cùng sự tốt bụng đến ngạc nhiên của bố khiến mọi đồng nghiệp vô cùng yêu quý, cả những lúc tham gia tình nguyện cũng vậy. Ngôi nhà của chúng tôi luôn tràn ngập tiếng cười, và mỗi ngày trôi qua với tôi đều đầy ắp những phút giây vui vẻ.

Nhưng chỉ cần bước ra khỏi nhà, những người lạ mặt sẽ lại tránh né và giữ khoảng cách với ông bố đáng thương của tôi.

“Cái chung cư ấy chẳng đắt tí nào đâu, sau này chúng ta cũng có thể sống ở đó được.”

Tôi thốt lên sau khi bị đuổi ra khỏi sân chơi và đang trên đường trở về nhà. Được bố nắm tay suốt, tâm trạng tôi dần tốt hơn rất nhiều. Bố gật đầu tán thành và cười hớn hở, bố con tôi cứ thế dung dăng dung dẻ suốt cả đoạn đường.

“Nhà chúng ta còn tốt hơn, cái chung cư ấy như chuồng gà ý bố nhỉ?” Nghe tôi hỏi, bố gật đầu lia lịa. Mỗi khi hưởng ứng ai đó bố đều làm thế. “Nhưng… cũng chẳng đúng lắm…”

Dù sao cái chuồng gà cũng không thể sánh với nó. Căn phòng đơn chật hẹp chúng tôi đang sống sao có thể so bì với khu chung cư xa xỉ ấy cơ chứ. Nhưng có vẻ bố vẫn rất thích thú với câu nói ban nãy. Tôi mỉm cười và nắm tay bố chặt hơn, đung đưa dung dẻ.

“Hơ hơ!” Bố cười lớn.

Tôi nhảy chân sáo vui vẻ trên những viên đá lát vỉa hè. Bố thả tay tôi ra và bước theo sau. Dần quên đi việc bị đuổi ra khỏi sân chơi, trước mắt chúng tôi giờ chỉ có con đường phủ đầy tuyết trắng. Hai bố con cùng nhau bước đi, in hằn dấu ấn lên những con đường – bàn chân nhỏ bé của tôi và bàn chân to hơn của bố.

Bất chợt, một bài hát quen thuộc ở đâu đó vang lên… Xin lỗi, tôi không thể nói thật. Giá như khoảnh khắc này chỉ là một giấc mơ…

Hai bố con tôi đột nhiên cùng một lúc quay đầu nhìn lại. A, nhạc quảng cáo bộ phim hoạt hình Thủy thủ mặt trăng yêu thích của tôi mà. Tiếng nhạc phát ra từ bên trong ô cửa kính bày hàng mẫu của một cửa hàng. Tôi nắm tay bố, chạy vội về phía đó, rồi dán mắt dán mũi vào ô kính lạnh buốt ấy để có thể nhìn rõ hơn.

“Oaaaaaaa…”

Đập liên hồi đôi bàn tay đang đeo găng vào cửa kính, tôi thốt lên đầy kinh ngạc. Ngay trước màn hình tivi đang chiếu bộ phim Thủy thủ mặt trăng là chiếc cặp sách đẹp tuyệt vời, như đang tỏa ánh sáng lấp lánh chờ đợi tôi. Mũi đỏ ửng vì áp vào cửa kính, tôi phải gắng sức để hít thở bình thường. Và bố cũng đang làm y như tôi vậy.

“Oaaaaa, Ye Seung ơi, cặp sách này!” Bố thốt lên.

Tôi gật đầu lia lịa với gương mặt hân hoan vui sướng. Cửa hàng này sẽ bán cặp sách Thủy thủ mặt trăng trong 10 ngày rồi sẽ đổi sang mặt hàng khác. Tôi rất muốn biết chiếc cặp giá bao nhiêu, nhưng chỉ biết gắn chặt mắt vào nó mà chẳng thể thốt nên lời.

Thế nhưng dù chỉ với suy nghĩ của một đứa trẻ, tôi cũng biết với hoàn cảnh gia đình mình, chiếc cặp này quá xa xỉ. Vậy là tôi phải dằn lòng kìm nén và không dám mè nheo bố một lời. Nhưng bằng cách nào đó bố vẫn biết được, bố nói giọng vô cùng tự hào rằng hôm nào được lĩnh lương, sẽ đến đây mua cho tôi ngay.

“Nhận được lương tháng này, bố sẽ mua cặp cho Ye Seung nha.”

Kể từ hôm đó, đều đặn mỗi ngày, cứ tan làm về, bố đều đi qua con đường ấy, nhìn chăm chăm vào chiếc cặp trong cửa hàng rồi mới trở về nhà. Dù tôi và bà chủ nhà trọ có nói thế nào, bố vẫn cứ đến cửa hàng như một nhiệm vụ, để có thể đứng trước tấm cửa kính và chìm đắm vào nhạc quảng cáo phim hoạt hình Thuye thủ mặt trăng. Ngắm nghía kỹ càng chiếc cặp, bố mới an tâm về nhà với nung nấu trong lòng sẽ sớm mua được cho con gái yêu.

Hôm nay là ngày bố được nhận lương. Lòng tôi xáo trộn đủ mọi cảm xúc. Bố tuyệt đối không bao giờ nói dối đâu. Chiếc cặp sắp thuộc về tôi rồi.

Tôi và bố đứng trước ô cửa kính của cửa hàng, vừa vỗ tay thích thú hát theo lời bài hát đang được phát, vừa nhìn không biết chán chiếc cặp sách Thủy thủ mặt trăng cuối cùng còn sót lại. Bất chợt bài hát kết thúc và chuyển sang đoạn quảng cáo về cặp sách Thủy thủ mặt trăng. Tôi với bố không ai trước ai, cùng đứng dậy và làm theo những động tác vui nhộn của Thủy thủ mặt trăng.

“Nhân danh chính nghĩa ta nhất định sẽ không tha thứ cho ngươi!” Sau đó nhìn nhau cười phá lên.

Bỗng một người đàn ông mặc áo vest bước vào từ phía cửa chính và cầm chiếc cặp sách của tôi lên. Tôi vẫn giữ nguyên tư thế Thủy thủ mặt trăng nhìn theo, ông ấy cầm chiếc cặp tiến vào bên trong cửa hàng và đưa cho một đứa bé trạc tuổi tôi.

Ôi! Không…!

Tôi không thể cứ đứng chết trân như vậy, vội chỉ cho bố chiếc cặp sách đã bị người khác mua, nước mắt lưng tròng.

“Ơ… bố ơi! Cặp sách của con…”

Cô bé trong cửa hàng nhẹ nhàng khoác cặp sách Thủy thủ mặt trăng lên vai và cười vui sướng. Bố tôi đứng nhìn ngây ra một lúc rồi bất ngờ thốt lên.

“Cặp sách của Ye Seung…”

Bố vội vã bước vào cửa hàng. Những bước chân liều lĩnh giậm lên sàn nhà lộ rõ vẻ hoảng hốt, bố tôi tiến lại gần gia đình đứa bé gái đang đứng gần quầy tính tiền. Nhưng họ đã trả tiền xong.

“Cặp sách này Ye Seung sẽ mua mà!” Bố nói bằng giọng ngập ngừng. Cả gia đình đứa bé đang sắp rời khỏi cửa hàng quay lại nhìn bố.

“Sao vậy?” Mẹ đứa bé hỏi.

Tôi thấy khuôn mặt như sắp khóc của bố qua cửa kính. Bố quay lại nhìn tôi một lần nữa rồi nói.

“Tôi đã đợi rất lâu để mua chiếc cặp sách này mà!” Giọng bố nghẹn ngào khiến cả người đàn ông và chủ cửa hàng đều quay lại nhìn.

Tôi bắt đầu mếu máo, răng cắn chặt bước vào cửa hàng. Lúc ấy có lẽ tôi không còn nghĩ đến lòng tự trọng nữa.

“Ngày nào tôi và Ye Seung cũng đến đây xem cặp sách Thủy thủ mặt trăng đấy. Phải không Ye Seung?”

“Có ngày còn đến hai lần nữa ạ!”

“Ừ, hai lần một ngày cũng có nữa!”

Bố nói to hơn và tiến đến giật lấy chiếc cặp sách khiến người đàn ông cau mày giận dữ. Chủ cửa hàng nhìn tôi thương hại, nhưng chính khuôn mặt ấy lại khiến cho sự tức giận trong lòng tôi nghẹn ngào. Tôi đã chờ đợi chiếc cặp sách ấy bấy lâu nay, bố đã phải làm việc vất vả dưới tiết trời giá buốt, đôi tay đông cứng chỉ để kiếm tiền mua chiếc cặp ấy cho tôi!”

Nhưng người đàn ông kia vẫn lạnh lùng cương quyết. “Rõ ràng con gái tôi đã chọn cặp sách này trước.”

Tôi không nói nổi điều gì, nước mắt cứ thế lăn dài. Từ khi nhìn thấy chiếc cặp sách ấy tôi đã mê mẩn vô cùng và luôn muốn có được nó. Đứa bé kia sao có thể chọn trước tôi được chứ.

Nhìn những giọt nước mắt ấm ức của tôi, bố luống cuống không biết phải làm gì. Nhưng không định sẽ mua cho tôi thứ gì khác hay một món đồ tương tự, bố dứt khoát phải mua chiếc cặp sách kia cho bằng được.

Bố với tay về phía cô bé – đôi bàn tay ẩm ướt vì phải đổ đất khi làm việc, đôi bàn tay to khỏe đẩy xích đu cho tôi chơi trong công viên, đôi tay đã cùng tôi chơi trò nặn người tuyết mỗi khi mùa đông đến… Bố đã đưa tay về phía đứa bé và nói.

“Hôm nay là ngày nhận được tiền lương nên tôi đã hứa sẽ mua cặp sách này cho Ye Seung mà… A, cặp sách đẹp…”

Dù bố đã cố tỏ ra bình thường nhưng những hành động ấy vẫn khiến đứa bé sợ hãi, đôi mắt mở to nhìn bố.

Khi ấy tôi thấy căng thẳng vô cùng, tuy không thể lý giải nhưng tôi không muốn bố làm vậy. Nếu không có lẽ mọi việc đã khác. Bà mẹ cô bé hết sức bất ngờ, vội vàng đến gạt phắt tay bố ra.

“Anh động tay vào đâu thế hả?”

 

Bốp. Một âm thanh đột ngột vang lên khiến tôi giật nảy mình và đôi vai trở nên run rẩy. Người đàn ông đó chẳng nói chẳng rằng lao vào đánh bố tôi. Cả bố, cả tôi đều ngây người vì ngỡ ngàng không hiểu.

“Mày vừa làm gì con gái tao đấy?” Ông ta thốt lên đầy phẫn nộ. Bố sững sờ choáng váng, còn tôi không nói được lời nào khi thấy dáng điệu ngập ngừng của bố. Nhưng dường như chưa hết tức giận, ông ta tiếp tục giơ tay lên đánh liên tiếp vào mặt bố tôi.

 

Bốp, bốp, những âm thanh chát chúa vang lên bên trong gian hàng chật hẹp. Tâm trạng rối bời như chính mình bị đánh, tôi giận đến mức nước mắt cứ trào ra nhưng mắt vẫn trợn trừng nhìn thẳng vào người đàn ông và nói.

“Tại sao lại đánh bố cháu? Chú sẽ bị bắt vào sở cảnh sát đấy!”

Nhưng sao giọng tôi lại không có chút sức lực nào thế này. Người đàn ông đó vẫn không ngừng có những hành động bạo lực, rồi thình lình túm lấy cổ áo bố.

“Quý khách, xin dừng lại đi…”

Ông chủ cửa hàng vội vã chạy lại. Tôi chen vào giữa bố tôi và người đó, lấy hết sức đẩy chân ông ta ra, nhưng bằng ấy vẫn chưa đủ, tôi hét to.

“Chú nói xem, chúng cháu đã làm gì mà chú lại đánh bố cháu như thế! Bố con cháu đã làm sai chuyện gì? Tại sao chú lại như thế? Tại sao?”

Tôi vừa khóc vừa gào lên như vậy. Đứa con gái của ông ta thấy thế cũng òa khóc theo. Cửa hàng vốn đã nhỏ bé giờ trở nên ồn ào bởi tiếng khóc của hai đứa tôi. Thấy tôi khóc ghê quá, bố vội ôm tôi vào lòng. Gương mặt bố cũng giàn giụa nước mắt. Vừa khóc tôi vừa lấy tay quệt nước mắt trên má bố tôi.

Được tôi vỗ về, bố bất giác bật cười. Ôm tôi vào lòng rồi đưa một tay véo má, thì thầm cự nự. “Ye Seung nhà mình chưa ngoan rồi… Cháu bé, cháu thật dễ thương…”

Tôi cũng ôm chặt lấy bố và khóc nức nở. Người đàn ông ấy vừa lầm bầm chửi rủa, vừa đưa vợ con ra khỏi cửa hàng rồi biến mất.

Chiếc cặp Thủy thủ mặt trăng màu vàng của tôi đã bị cướp đi như thế đấy.

* * *

“Nếu lần sau gặp lại ông ta, nhất định con sẽ không để yên đâu.”

Từ khi sinh ra đến giờ, hôm nay là ngày tôi thấy tức giận nhất. Dù bọn trẻ con hàng xóm trêu đùa ác ý, gọi bố là tên ngốc, còn tôi là con gái của một tên ngốc nhưng cũng chẳng thể khiến tôi phẫn nộ đến mức này.

 

Tao sẽ không bỏ qua chuyện này đâu!

Tôi nhớ người đàn ông ấy đã lẩm bẩm như vậy. Rồi cướp đi chiếc cặp và nổi giận với tôi nữa.

Bố còn đang phân vân làm sao để tôi hết bực mình, bèn nghĩ ra việc mua mì đen cho tôi vì trong túi bố cũng không còn nhiều tiền lắm. Nhà tôi ở đầu dốc, luôn bị giao hàng đến muộn, nên phải đợi bao nhiêu lâu mới được ăn mì. Vì thế cơn tức giận của tôi cũng chẳng thể nào nguôi ngoai. Tôi vừa đặt bát mì lên bàn vừa không ngớt càu nhàu.

“Phải giao ông ta cho cảnh sát để họ tống vao ngục mới được! Dù có xin lỗi thế nào thì chúng ta cũng nhất định không tha thứ! Phải để ông ta bị tù chung thân!”

“Kẻ xấu xa! Dám cướp cặp sách của Ye Seung…”

Bố vừa xé lớp giấy bọc bát mì vừa gật gù. Điệu bộ này của bố xem ra so với việc bị đánh thì bị cướp mất chiếc cặp còn đáng buồn và thất vọng hơn vậy. Đến giờ tôi vẫn nhìn thấy những dấu tay của ông ta hằn trên gương mặt bố, tôi đau lòng đến mức há hốc miệng.

“Không phải vì chiếc cặp đâu, vì việc bố bị đánh cơ mà.”

“Hơ hơ, không sao đâu, không đau tí nào.”

Bố lại cười. Chắc là nói dối đấy. Bố cứ một mực bảo không đau, nhưng tôi thấy lúc bị đánh âm thanh phát ra to lắm, lại còn đánh mấy lần liền, làm sao mà không đau được chứ. Chắc sợ tôi lo nên bố cứ lắc đầu quầy quậy và khăng khăng là không đau một chút nào. Tôi chỉ biết thở dài và gật đầu đồng ý.

“Sau này lớn lên con nhất định sẽ bảo vệ bố. Thế nên bố phải cười, bố biết chưa?”

“Ờ! Hứa nha!”

Bố thích thú giơ ngón út ra, chúng tôi ngoắc ngón tay của mình vào nhau thật chặt. Có vẻ việc này khiến bố vui lắm, ngoác miệng cười toe toét đến tận mang tai.

“A ha! Ye Seung cũng cười rồi này. Móc ngoéo rồi đó nha!”

“Vâng, móc ngoéo!”

Chúng tôi vừa nhìn nhau vừa cười hớn hở và bắt đầu ăn mì đen một cách ngon lành. Bố tách đôi đũa tre ra và đặt vào tay tôi. Bố cũng làm vậy với đôi đũa của mình, rồi đang trộn mì, bỗng bố thốt lên.

“Tại sao trong ngõ nhà mình chỉ có mỗi chỗ đấy bán loại cặp ấy nhỉ?”

Đến giờ hình như đầu óc bố vẫn vương vấn chiếc cặp Thủy thủ mặt trăng. Chiếc cặp quả thật cần thiết với tôi nhưng bố có vẻ còn tiếc nuối hơn nhiều.”

“Thì tại nhiều người thích cặp đấy mà bố.”

Tôi vừa gắp đậu trong bát mình ra vừa nhanh nhảu đáp lời. Gì chứ tôi cực ghét ăn đậu, tôi đang rất tập trung nhặt hết đậu để chuyển sang bát của bố. Bố cũng bắt đầu gắp dưa chuột sang bát tôi. Tôi ghét đậu nên mới bỏ ra còn bố dù thích ăn dưa chuột nhưng cũng cho tôi hết. Chúng tôi cứ chuyển qua chuyển lại cho nhau như vậy.

Sau khi việc chuyển đậu và dưa chuột xong xuôi, bố gắp một gắp to mì đen và nói. “Trước khi Ye Seung nhập học, bố nhất định sẽ mua cho con chiếc cặp Thủy thủ mặt trăng.”

Dù có chuyện gì bố cũng nhất định muốn mua chiếc cặp đó cho tôi. Thế nhưng tôi không muốn bố phải vất vả vì mình nữa, cũng chẳng thích phải quay lại cửa hàng đó thêm một lần nào. Nhỡ đâu lại gặp phải một người đàn ông nào khác, và lại xảy ra xích mích thì sao, tôi thực sự không thích.

Cái cặp đó có là gì đâu cơ chứ.

“Không sao đâu. Bố không cần mua cho con cũng được mà.” Tôi trả lời một cách rõ ràng.

Nếu không vì chiếc cặp đó thì hôm nay cũng chẳng gặp phải chuyện như thế. Lòng tôi không thể thoải mái được, vì tôi mà bố bị đánh, không phải vì cái cặp, mà là vì tôi. Thế nhưng bố vẫn hiểu được lòng tôi, và lại lắc đầu quầy quậy. Dù người ta nghĩ bố là một kẻ ngốc thì dưới con mắt của tôi, bố không hề ngốc chút nào.

Giác quan của bố rất nhanh nhạy, chỉ cần là việc liên quan đến tôi thì từ một đến mười không điều gì bố không hay biết. Lần này cũng như thế, bố đoán được hết tâm trạng của tôi y như quỷ thần vậy, bố vỗ vào đầu gối tôi và nói.

“Ầy, nhất định bố sẽ mua. Thử cười xem nào!”

“Có thể cười trong hoàn cảnh này sao ạ?”

Tôi gắng hết sức nặn ra một nụ cười mếu máo. Bố nhìn tôi băn khoăn không biết làm thế nào mới khiến tôi cười thật sự, làm thế nào để gương mặt có thể giãn ra và cười thật thoải mái. Không bằng lòng với nụ cười gượng gạo đó, bố bắt đầu cù liên tiếp vào hông tôi.

“Cười đi nào, Ye Seung… Cười đi, hơ hơ…”

“Được rồi, được rồi bố ơi!”

Cuối cùng thì tôi cũng phải buông đũa và cười ngặt nghẽo. Thấy tôi cười, nụ cười của bố cũng rạng rỡ hơn bội phần. Chúng tôi vừa ăn mì đen vừa trêu đùa lẫn nhau mãi cho đến tối. Căn phòng chật hẹp khắp nơi đều nhoe nhoét vết mì đen và miệng chúng tôi cũng dính đầy nước sốt. Nhưng điều đó chẳng khiến bố con tôi bận tâm.

Hôm sau là ngày đầu tiên tôi tới trường nhận lớp.

Vì phải dậy sớm nên tôi cứ phàn nàn ỉ ôi thắc mắc. Nhà trường đã thông báo những vật dụng cần thiết phải chuẩn bị, hình như chỉ cần bút và bảng là được thì phải.

Hôm nay là ngày bố phải làm việc cả buổi sáng. Thế nên tôi sẽ đến trường một mình. Bố rất lo lắng, bất an và cảm thấy có lỗi khi để tôi đi một mình như thế, đêm trước hôm ấy, trước khi chìm vào giấc ngủ, bố đã nhắc đi nhắc lại suốt rằng đến lễ nhập học nhất định bố sẽ đi cùng tôi.

Nhưng điều nên lo lắng không phải tôi mà chính là bố. Mặc bộ đồng phục của siêu thị gọn gàng, bố ra khỏi nhà trước tôi, tôi nhanh chóng đưa cho ông bình nước.

“Bố tuyệt đối không được uống nước máy đâu nhé.”

Trước đây đã có lần bố khát nước quá rồi uống tùy tiện nên bị đau bụng dữ dội. Tôi không thể quên được ngày hôm đấy nên từ đó luôn phải chuẩn bị nước từ trước cho bố. Bố nhận bình nước từ tay tôi và gật đầu lia lịa.

“Ừ, không uống nước máy, Ye Seung cũng chỉ được uống nước đã đun sôi thôi đấy!”

Gương mặt bố quá nghiêm túc khiến tôi bật cười. “Bố đi rồi về sớm nhé.”

“Ye Seung cũng đến trường rồi về sớm nhé!”

“Bố nhất định phải ăn trưa đấy.”

“Ye Seung cũng phải ăn trưa đấy!”

Bố vừa chào vừa cười hoan hỉ với tôi rồi bắt đầu quay lưng chạy đi. Tôi thích thú nhìn theo dáng chạy của bố và nhẩm đếm thời gian giống như một thói quen.

 

Một, hai, ba!

Cứ như đã từng giao hẹn với nhau, bố lập tức quay lại đằng sau. Và vẫy tay về phía tôi. Vừa vẫy tay vừa nhảy lên nhảy xuống để ra hiệu rằng bố nhìn thấy tôi rất rõ. Một ngày như bao ngày khác. Nhưng với bố luôn là một ngày mới đầy hạnh phúc. Và bố con tôi sẽ mãi mãi phải sống thật hạnh phúc.

Nhưng cái hạnh phúc mãi mãi ấy của bố con tôi đã vỡ tan tành thành trăm mảnh.

Dù thời gian đã trôi qua bao lâu rồi nhưng tâm trí tôi vẫn luôn hiện hữu một dòng suy nghĩ. Nếu khi đó tôi biết được sự thật xảy ra ngày hôm ấy… mọi thứ liệu có gì thay đổi không? Nhưng dù tôi có thể hiểu hết đi chăng nữa, suy nghĩ của tôi lúc ấy cũng vẫn chỉ là suy nghĩ của một đứa trẻ thôi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button