Văn học nước ngoài

Con Voi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Slawomir Mrozek

Download sách Con Voi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giám đốc gọi tôi vào phòng, khóa trái cửa, kéo màn che cửa sổ, bảo tôi lại gần rồi thì thầm:
– Thiên hạ đồn bậy là tôi chưa tốt nghiệp cấp Một phổ thông. Phải chấm dứt chuyện này. Anh sẽ lên thủ đô, đi công vụ, nhưng tuyệt mật. Không được hé cho ai một lời nào. Anh sẽ nán lại thủ đô vài ngày. Mỗi ngày anh mua một bưu ảnh, viết vào đó và gửi về theo địa chỉ cơ quan cho tôi. Vấn đề là làm sao cho mọi người đều đọc.
Đương nhiên là tôi đồng ý rồi, nhưng tôi hỏi, tôi phải viết gì trên các tấm bưu ảnh đó.
– Anh khỏi phải bận tâm chuyện đó đi. Đây, tôi trao cho anh các nội dung cần thiết đã soạn sẵn. Chỉ cần lần lượt chép sang bưu ảnh. Đó là những lời chúc mừng của các nhà bác học gửi tới tôi. Thủ đô là trung tâm khoa học, phải cho thiên hạ biết bạn hữu của tôi là những ai, và ngay lập tức người ta sẽ chấm dứt việc nói xấu tôi.
Tôi đi. Tôi rất thích thủ đô. Từ nhà ga tôi đi thẳng tới nhà bưu điện. Tôi mua một tấm bưu ảnh có in phong cảnh trung tâm thủ đô và chép vào đó nội dung thứ nhất:
“Bạn quý mến, bọn mình ở trên này luôn nhớ đến bạn và lúc nào cũng cảm thấy thiếu vắng bạn. Bạn hãy viết cho bọn mình đi, hiện nay bạn đang nghiên cứu đề tài gì. Ký tên: Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học”.
Tôi gửi tấm bưu ảnh đi và với cảm giác đã hoàn thành nhiệm vụ, tôi đến nghỉ tại nhà tạm giữ những người say để khỏi phải chi tiền Nhà nước thuê khách sạn. Hôm sau tôi phát hoảng khi không thấy chiếc phong bì có đựng các câu viết sẵn Giám đốc giao cho tôi. Không còn cách nào khác tôi đành tự bịa nội dung để viết cho ông. Bất chấp sự cảnh giác của nhân viên, tôi đã mang ra khỏi thư viện Đại học Tổng hợp cuốn Từ điển bách khoa toàn thư. Kiếm một chiếc bàn trong góc khuất gần quầy bán hàng, trên lối vào nhà vệ sinh, tôi ngồi nghiên cứu. Sáng sớm tấm bưu ảnh với nội dung sau đây đã chuẩn bị xong:
“Ông bạn Giám đốc của tôi ơi! Mình đang gặp khó khăn với một học thuyết. Cậu có thể bớt chút thời gian ghé lên chỗ mình được không? Gửi tới vợ cậu những cái bắt tay. Einstein”.
Tấm bưu ảnh ngày thứ tư có nội dung:
“Hoặc ông, hoặc tôi, một trong hai người chúng ta bị thừa ra. Công nhận tính trội của ông, tôi xin về hưu. Ông có thể tiếp tục nghiên cứu các giống dâu tây của tôi. Mitsurin”.
Tấm bưu ảnh hơi bẩn một chút, vì có người chạm vào tay tôi, cho nên tôi làm vấy mực.
Ngày thứ năm tôi nghĩ bụng, sẽ là hay nếu mình viết gì đó nhẹ nhàng hơn. Tôi viết bằng bút chì, vì bút máy tôi đem thế chấp cho người bồi bàn rồi:
“Anh yêu quý, khi nào hai chúng mình lại cùng nhau làm phát minh hả anh? Con tôm nhỏ nhung nhớ của anh – Marie Curie-Sklodowska”.
Ngày thứ sáu tôi đã mệt lử, nên tôi chỉ viết ngắn gọn:
“Cậu có khỏe không, hỡi con bò đực già? Kopernik”.
Liên lạc thư từ đứt đoạn từ đó. Bây giờ thì tôi đang từ thủ đô về nhà. Đi bộ, vì không còn tiền mua vé xe lửa, cho dù tôi đã đem bán cuốn bách khoa toàn thư ở ngoài chợ. Càng gần đến lúc gặp Giám đốc tôi càng thấy lo.
Tuy nhiên tôi cũng chẳng đến nỗi phải quá ưu phiền. Tôi sẽ chuyển cho ông Giám đốc lời hỏi thăm miệng của giáo sư Pasteur, nhà phát minh vắc-xin chống dại. Và như vậy khi gặp tôi ông Giám đốc sẽ không điên đâu.
Nhà tôi bị mất con cún, con tôi buồn như chấu cắn, vì cháu rất yêu chó. Tôi bèn cho con đi thăm bảo tàng một nhà thơ nổi tiếng để cháu nó khuây khỏa và nhân tiện bồi bổ kiến thức.
Tôi mua vé vào cửa, hai cha con đợi cho đến khi đủ một nhóm người xem, sau đó người hướng dẫn của nhà bảo tàng mới dẫn chúng tôi vào thăm các căn phòng của nhà thơ. Nhà thơ mất cách đây đã trăm năm, bảo tàng này chính là nhà ở của ông trước đây. Bên cạnh quầy bán vé có một quầy sách gồm các tác phẩm do nhà thơ viết. Sách thì vẫn là sách, chẳng có gì hay ho.
Nhóm người đã đủ con số, người hướng dẫn đưa chúng tôi vào tiền sảnh.
– Bên trái các vị là nhà tắm của thi hào, – người hướng dẫn thuyết minh. Chúng tôi thò đầu vào xem, vì cửa mở, có điều bước vào trong thì không được, một sợi dây gấm màu đỏ thắm chăng ngang chắn lối vào. Trên chậu rửa có một hộp đựng xà phòng. Trên miếng xà phòng có biển đề: “Bánh xà phòng nhà thơ ưa chuộng”.
– Có được ngửi không ạ? – một chị hỏi.
– Cấm ngửi, – người hướng dẫn nói – Nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định, hàng ngày nhà thơ vẫn rửa bằng bánh xà phòng này.
– Rửa cả tai nữa hả chú? – con tôi ái ngại hỏi.
– Im mồm! – tôi chặn họng thằng bé – Đừng có mà quấy rầy người lớn khi họ đang thưởng lãm! Đương nhiên là cả tai nữa. Con mà chịu khó rửa tai thì mai kia con cũng sẽ trở thành nhà thơ nổi tiếng.
Tiếp nữa là phòng khách và phòng ngủ của nhà thơ. Bàn ghế làm bằng gỗ bồ đào, khá đẹp nhưng chẳng có gì hấp dẫn. Một chị toan sờ tay vào đệm, song cũng bị cấm, kể cả trả thêm tiền.
– Thưa các quý vị, đây là phòng làm việc của nhà thơ, – người hướng dẫn thuyết minh, đoạn mời chúng tôi bước vào.
Một bức tượng nhà thơ to bằng kích thước thực ngồi bên bàn làm việc. Tái dựng y như còn sống, có lẽ bằng sáp. Ông vận áo choàng. Tay cầm bút máy, trên bàn thấy có một tờ giấy có chữ viết.
– Đây là bản thảo, vì chép tay, – người hướng dẫn giải thích – các nhà nghiên cứu quả quyết như vậy. Chỗ này chúng tôi muốn giới thiệu, nhà thơ đã viết bài thơ nổi tiếng của mình như thế nào. Các vị còn nhớ bài thơ này không? Bài thơ có đoạn:
Tổ quốc ơi,
con trong cánh tay Người,
như đứa trẻ Người ru,
cho bú sữa hồn Người…
– Bố ơi, nhìn kìa! – con tôi thét lớn – Nom y hệt như ở nhà ta!
Tôi nhìn. Quả nhiên tôi thấy dưới gầm bàn làm việc của nhà thơ có một cái vỏ chai nằm lăn quay đã hết nhẵn rượu.
– Mấy ông họa sĩ vứt lại hôm đến đây tu sửa, – người hướng dẫn giải thích – Cái chai này không phải là hiện vật của nhà bảo tàng.
Lúc này, tôi phát hiện thấy trên cái đầu hói của nhà thơ có dòng chữ: “Tôi đã tới đây. Kazik”.
Chắc là nhà thơ ghi chép ngay cả khi không có mảnh giấy nào trong tay, – tôi nghĩ bụng – Đúng là một thi hào! Nhưng cái gì ở bên dưới thế này?
Ngay dưới dòng chữ nói trên, một dòng chữ thứ hai:
“Mày giở trò gì vậy, đồ đểu?”. Và chữ kí: “Người bạn của Văn học”.
Đây có lẽ không phải chữ của nhà thơ, – tôi nghĩ bụng – nét chữ hoàn toàn khác.
Tôi quan sát chung quanh. Con tôi định lôi ngăn kéo ra, song người hướng dẫn không cho. Trong khi đó, một chị chụp ảnh và những người khác đang tranh cãi với nhau: đây là nhà sở hữu hay nhà thuê. Người hướng dẫn không thể giải thích được điều gì vì bận đuổi theo đứa bé đang trượt trên nền nhà được đánh xi bóng nhoáng như ở mọi nhà bảo tàng khác.
Tôi rút bút bi và viết dưới dòng chữ “Người bạn của Văn học”: “Nhà tôi bị mất con cún. Ai dắt đến giùm xin hậu tạ…”.
Hàng ngày có khá đông khách đến thăm nhà bảo tàng và rồi ai cũng sẽ đọc dòng chữ này. Biết đâu tôi lại tìm được con cún.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button