Văn học nước ngoài

Cô Nàng Hổ Báo

Co nang ho bao - Rapat1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Rapat

Download sách Cô Nàng Hổ Báo ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Đứa trẻ sinh ra vào ngày hôm nay sẽ rất có duyên, ai nhìn cũng thấy yêu mến, là đứa bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, có sao may mắn chiếu mệnh. Đời nó sẽ gặp những may mắn lạ lùng, có phúc phận tốt đẹp như được thần hộ mệnh che chở. Ngay cả khi có kẻ thù, kẻ thù cũng không thể thắng được nó. Bạn đời của nó là người vốn đã có duyên với nó từ nhiều kiếp trước. Có thể nói, họ sinh ra để dành cho nhau…”. Tiếng phát thanh viên trên một kênh radio nổi tiếng đang nói về số phận của những đứa trẻ sinh vào ngày hôm nay.

“Anh, nếu con mình sinh vào ngày hôm nay thật, có vẻ như sẽ là đứa bé không tầm thường đâu”. Jenjira đang ngồi trên xe vô tình bật radio nghe thấy những lời tiên đoán này liền quay sang nói với chồng, anh đang lái xe chở cô đến bệnh viện khám thai theo như đã hẹn với bác sĩ từ trước.

“May mà bác sĩ nói con gái mình hai tuần nữa mới ra đời”. Tiến sĩ Athikhôngrn mỉm cười với vợ.

“Kìa anh, cũng đâu đến mức tệ hại lắm. Con gái mình duyên ngất trời như thế, có gì mà không tốt?”.

Người chồng thoáng cười: “Anh chỉ muốn con gái mình hiền lành, đáng yêu như em thôi”.

Người sắp sửa làm mẹ thẹn thùng, lườm yêu chồng: “Có con đến đứa thứ ba rồi mà vẫn còn nói ngọt được”.

Tiếng cười sang sảng vang lên trong xe: “Thì cũng phải thi thoảng chứ. Không em lại nói anh trước khi cưới rõ là ngọt ngào, giờ lại nhạt nhẽo”.

“Em thấy chẳng có gì lạ nếu đứa bé này rất duyên, ai thấy cũng phải yêu”.

“Chỉ cần duyên vừa vừa thôi là được rồi. Đừng bắt anh năm mươi, sáu mươi tuổi rồi vẫn phải ngồi cầm gậy tày [1] canh cửa. Phải thương anh chứ”.

[1] Gậy lớn, hai đầu bằng nhau, dùng làm khí giới.

Hai vợ chồng vừa ngồi trên xe vừa trò chuyện. Nhưng khi xe vừa rẽ vào bệnh viện, người vợ bắt đầu nhăn nhó khiến anh chồng vội quay sang hỏi: “Jen, em sao thế, sao mặt mũi lại thế kia?”.

“Hình như con mình không đợi được đến hai tuần nữa đâu”. Jenjira hít hơi: “Em… đau bụng”.

“Bình tĩnh nào Jen, đến bệnh viện rồi. Để anh đỗ xe trước cửa. Em có cố được không?”.

“Được anh ạ!”. Jenjira cười với chồng.

Không chần chừ, Athikhôngrn cho xe dừng trước cửa tòa nhà của bệnh viện. Ngay lập tức, Jenjira được đưa vào khoa sản. Không đầy ba tiếng sau, con gái của tiến sĩ Athikhôngrn Hatxabancha đã ra đời. Đứa bé đỏ hỏn đáng yêu, cất tiếng khóc vang vọng cả khoa giữa niềm hân hoan, vui sướng của hai vợ chồng và hai người con trai trước đó đã vội vã đến xem mặt em gái – thành viên mới của gia đình Hatxabancha.

Bốn năm trôi qua…

“Không đi học!!! Không đi đâu!!!”. Tiếng la hét của cậu bé bốn tuổi vang lên trước cổng nhà. Mặt cậu nhòe nhoẹt nước mắt.

“Thằng Wat nó lại không chịu đi học hả em?”. Ông bố chạy ra xem đứa con trai lúc này đang nước mắt ngắn dài trông đến tội nghiệp.

“Vâng, tuần trước đâu có đến mức này. Chẳng hiểu sao, khóc đến xé cả lòng”. Bà Pijitra trả lời một cách mệt mỏi.

Cậu bé dáng cao ráo đi đến sau cùng, cuối xuống nhìn mặt em trai, hỏi đầy nghiêm khắc: “Wat, đi học làm sao mà phải khóc?”.

Đứa bé ngẩng mặt nhìn anh, trả lời ngắt quãng: “Wa… Wat không muốn đi học, Wat… đau đầu”.

“Hôm kia đã đau đầu rồi còn gì nữa, đau kiểu gì mà ngày cách ngày vậy?”. Người anh trai nghiêm giọng như đã bắt bài được em.

“Đau thật mà, hôm trước đau bên trái, hôm nay đau bên phải”. Vừa nói, đứa bé đưa tay lên chỉ đầu mình, mặt mếu máo thể hiện rằng mình rất đau, không thể đến trường.

Anh trai lắc đầu: “Đừng có giả vờ. Ban nãy anh còn thấy Wat đuổi nhau với con chó mà”.

Kẻ bị đọc vị mím môi, mặt xị xuống. Khi biết lí do của mình không thể lay chuyển được anh trai liền quay ra dùng tiếng gào thét hòa với nước mắt để kêu gọi sự thông cảm từ bố mẹ.

“Wat không muốn đi học… Wat đau đầu, đau chân, không đi nổi nữa rồi”.

“Bố, mình nên đưa Wat đi bệnh viện, nhiều bệnh thế này cơ mà”. Anh trai giả vờ nói với bố vẻ nghiêm trọng.

“Wat không đi đâu hết… Wat muốn yên tĩnh nghỉ ngơi ở nhà”. Cậu bé sắp bị đưa đi bệnh viện gào lên với bố mẹ.

Ông Jetsatha và bà Pijitra có lẽ đã chiều theo ý cậu con út nếu không bắt gặp ánh mắt ngắn cấm của con trai cả.

“Để con giải quyết cho bố ạ. Bố và mẹ cứ ra xe chờ đi”, Raman, con cả của nhà Woradechawat, tình nguyện nhận nhiệm vụ dỗ dành em trai.

Hai vợ chồng nhà doanh nghiệp nổi tiếng liền gật đầu đồng ý rồi thong thả đi ra chiếc xe đang chờ sẵn.

“Thôi nào, Wat, nói anh nghe tại sao không muốn đến trường, ở trường có chuyện gì à?”. Raman hỏi em trai ngay khi chỉ còn lại hai người.

Cậu bé lẩn tránh ánh mắt nghiêm khắc của anh trai: “Wat không khỏe, không đi học được”.

“Em bị ai bắt nạt à?”. Raman hỏi.

“Không ạ!”. Cậu em lí nhí chối, cụp mắt xuống.

“Thôi hôm nay Wat cứ đi học đã, sau đó anh sẽ cho nghỉ hai ngày liền, thoải mái chọn xem hôm nào đau đầu, hôm nào đau chân”.

Mắt cậu bé sáng hẳn lên, vẫn không quên hỏi lại cho chắc: “Hai ngày thật không ạ?”.

“Thật. Nhưng hôm nay phải đi học. OK không?”.

“Được. Nhưng cho Wat ba ngày nhé. Wat còn đau mắt nữa cơ”. Cậu bé bốn tuổi vui sướng xin thêm.

Người anh trai lộ vẻ chán chường nhưng cuối cùng cũng chịu gật đầu chấp thuận đề nghị của cậu em tinh quái. Rawat “lỡ kế hoạch” được sinh ra khi bố mẹ đã nhiều tuổi khiến Raman và em trai cách nhau tận chín tuổi. Và vì Wat là con út nên cả nhà ai cũng chiều chuộng. Nếu có ai đó chỉnh đốn được Wat có lẽ chỉ còn mình Raman. Nếu không, mỗi lần Wat không vừa ý điều gì, mọi người cứ gọi là được phen đau đầu.

Ngôi nhà một lần nữa trở lại trạng thái yên ắng sau khi cậu chủ nhỏ chịu đi học. Sau đó nửa tiếng, Rawat đã được đưa đến trước cửa phòng học, Raman phải một mình dẫn em đến vì bố mẹ bận việc đột xuất.

“Tan học chờ anh ở chỗ cũ, biết chưa?”. Raman dặn em.

Cậu bé gật đầu: “Anh Raman đến nhanh vào nhé, Wat không muốn chờ lâu đâu”.

“Được. Giờ thì vào phòng đi”. Raman đẩy em trai vào lớp học. Cậu bé bỗng dưng chần chừ khiến Raman nhận ra chắc chắn có vấn đề gì đó bất thường.

“Có chuyện gì vậy Wat?”.

“Không có gì ạ. Anh Raman đi đi”. Cậu bé lí nhí.

Raman gật đầu: “Vậy anh đi đây”. Dứt lời, cậu bước ra khỏi lớp, nhưng vừa đi chưa xa, Raman liền quay lại, ẩn mình phía trước phòng học để theo dõi em trai.

“Sao bảo hôm nay không đi học cơ mà?”. Tiếng nói vang lên phía sau lưng cậu bé vừa bước vào trong lớp.

Cậu bé mím chặt môi tỏ ý khó chịu rồi khoe khoang trả lời: “Tớ sẽ được nghỉ ba ngày liền cơ. Còn cậu không được nghỉ đâu”.

“Cậu nói thế nhiều lần rồi. Đã bao giờ thấy nghỉ đâu?”.

“Nhưng ngày mai tớ nghỉ thật. Ba ngày liên tiếp cơ đấy”. Rawat trả lời với vẻ không mấy hài lòng khi thấy bạn không tin mình.

“Nhảm nhí”. Cô bé lắc đầu không tin.

“Tớ không nhảm nhí. Anh trai tớ cho phép rồi”. Cậu bé lên giọng.

“Úi xời… là người ở trước cửa lớp ban nãy hả? Trẻ con sao mà cho phép gì được?” Cô bé nghi ngờ.

“Anh tớ không phải là trẻ con đâu nhé. Anh tớ to hơn người khác, lại còn rất nghiêm nữa… Người như cậu, anh tớ đẩy cho một cái là bay tít. Ai cũng biết là anh tớ giỏi”. Cậu bé lấy anh ra dọa.

“Muỗi”. Giọng cô bé tỏ vẻ coi thường.

“Anh tớ không muỗi. Anh tớ là lớp trưởng. Thi lần nào cũng đứng nhất, lại còn là vận động viên của trường nữa. Anh tớ giỏi nhất, lớn lên rồi sẽ cai quản công ty của bố, rồi sẽ có cả trăm nghìn tay chân ấy”. Rawat cãi đến mức mặt đỏ gay.

“Lại luyên thuyên rồi”. Cô bé lắc đầu.

“Tớ không luyên thuyên”. Người bị buộc tội tức tối gào lên.

“Các cậu có tin lời Rawat nói không?”. Cô bé quay ra hỏi những đứa trẻ khác trong lớp lúc này đang xúm vào xem.

“Không tin”. Đứa nhỏ người nhất nói.

“Nếu không tin… biến đi… này thì… không tin đúng không?”. Rawat đẩy đứa bạn vừa nói khiến nó loạng choạng ngã về đằng sau.

Kẻ gây chuyện thấy bạn mình bị đẩy vội chạy lại xô ngã Rawat: “Dám đẩy bạn ta à?”.

Rawat loạng choạng, đang định chạy lại trả thù thì bị Raman và đám bạn cùng lớp túm lấy ngăn lại.

[divider style=”solid” top=”20″ bottom=”20

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button