ListTheo chủ đề

5 sách hay về triết học Phật giáo giải đáp những câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống

Bạn đang tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc và sự tỉnh thức tâm linh? Hãy dừng lại và cùng khám phá triết lý Phật giáo. Với nguyên tắc và những ý niệm triết học sâu sắc, Phật giáo mang đến một con đường dẫn đưa chúng ta tiến gần hơn đến sự tỉnh thức và bình an nội tâm. 5 cuốn sách về triết học Phật giáo để bạn có thể hiểu rõ hơn về những giảng dạy phi thường của Đức Phật.

Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông

Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông

Triết học Trung quán tông tạo ra cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo, và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền triết học Ấn Độ. Toàn bộ tư tưởng Phật giáo đều hướng về học thuyết Không Tính của Trung quán tông (mādhyamaka).

Tác phẩm này là một nỗ lực của nhà tư tưởng lỗi lạc T. R. V. Murti giúp lấp đầy khoảng trống kiến thức của chúng ta. Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ về Trung quán tông trong mọi khía cạnh quan trọng của nó, là tác phẩm khảo cứu nghiêm túc được đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới về Trung quán tông.

Cuốn sách được chia thành ba phần rõ rệt, dài ngắn khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Phần đầu chủ yếu nói về lịch sử Trung quán tông, vạch lại nguồn gốc ban đầu và quá trình phát triển của Trung quán tông, biện chứng pháp của nó, cùng với nỗ lực giải quyết xung đột phát sinh từ hai truyền thống chính trong triết học Ấn Độ: một bên là hữu ngã luận hay Thực thể thực tại luận, một bên là vô ngã luận hay Dạng thức thực tại luận. Những dự kiến mang tính tiên lượng của biện chứng pháp được tìm thấy trong sự “Im Lặng” nổi tiếng của đức Phật, trong việc Ngài từ chối biện luận về Thực Tại siêu việt cũng không tìm cách xác định nó bằng những phạm trù thường nghiệm. Quá trình phát triển của Trung quán tông và các trường phái tư tưởng, cùng những luận điển chú sớ đều được trình bày cặn kẻ. Tác phẩm cũng đề cập đến ảnh hưởng về sau của Trung quán tông đối với Vijñānavāda (Duy thức tông) và triết học Vedānta.

Phần hai là phần chính của tác phẩm, dùng để trình bày đầy đủ sự phê phán của triết học Trung quán tông, cấu trúc của biện chứng pháp, việc vận dụng biện chứng pháp vào các phạm trù tư tưởng, quan niệm của biện chứng pháp về Cảnh Giới Tuyệt Đối, về đức lý và tôn giáo.

Phần cuối của tác phẩm đối chiếu triết học Trung quán tông với những hệ thống triết học biện chứng pháp lừng danh ở phương Tây (Kant, Hegel và Bradley), và nghiên cứu ngắn gọn các nền triết học khác nhau theo Tuyệt đối luận, mà lập trường tư tưởng dị biệt của chúng, nhìn chung, vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Người ta có thể đặt câu hỏi liệu Phật giáo có đức tin hay không. Nói cách khác, đức tin có cần thiết cho Phật giáo không? Do đó, đức tin Phật giáo khác với đức tin trong các tôn giáo khác như thế nào? Phật giáo là một tôn giáo hay một triết học cũng tương đương với việc đặt câu hỏi về niềm tin của Phật giáo, bởi vì tôn giáo dựa trên niềm tin trong khi triết học dựa trên lý trí.

Trong tác phẩm giản dị nhưng quan trọng này, Stephen Batchelor lưu ý chúng ta rằng, những điều Đức Phật đã dạy không phải là để tin mà là để hành động – và như ông giải thích rõ ràng, đó là con đường mà chúng ta có thể dấn thân, bất kể hoàn cảnh xuất thân, bởi chúng ta đã và đang sống hàng ngày trên con đường ấy.

Rõ ràng và dễ hiểu, tác phẩm “Phật giáo là Phật học đại chúng” giải thoát chúng ta khỏi khái niệm Phật giáo là một tôn giáo, cho chúng ta thấy lời pháp của Đức Phật cần thiết ra sao trong thế giới ngày nay.

Triết Lý Nhà Phật

Triết Lý Nhà Phật

Sách được Cố học giả Đoàn Trung Còn biên soạn từ cách đây hơn nửa thế kỷ, sưu tập nhiều đoạn văn thơ, nhiều bài viết và trích đoạn kinh luận thể hiện khá đầy đủ và đa dạng về những tư tưởng triết lý trong đạo Phật.

Tuy đã ra đời khá lâu nhưng nội dung sách này đến nay vẫn hữu ích đối với những người học Phật cũng như những ai muốn thưởng lãm văn chương Phật giáo. Đặc biệt trong lần tái bản này, sách đã được hiệu đính, nhuận sắc văn chương và thêm vào nhiều chú giải, giúp người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những tư tưởng uyên thâm trong tác phẩm.

Triết lý nhà Phật được thể hiện trong sách này qua những áng văn thơ hay lạ và những mẩu chuyện kể thâm thúy, sâu sắc. Đây là một hình thức chuyển tải đặc biệt giúp người đọc có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và thích thú.

Đại Cương Triết Học Phật Giáo

Đại Cương Triết Học Phật Giáo

Trong các tôn giáo chưa có tôn giáo nào lý luận cao siêu và kinh điển phong phú bằng Phật giáo. Cũng không gì khó khăn bằng khi chúng ta bắt tay nghiên cứu kinh điển của Phật giáo. Hơn ba mươi năm về trước, chính tôi đã từng theo dõi công việc ấy. Hồi đó bất cứ gặp một thứ kinh, luận nào tôi cũng đọc kỹ từ đầu đến cuối, nhưng tìm hiểu được nó là một điều rất khó khăn. Nếu đọc lại mà không hiểu, thì tôi cứ đọc nó đến ba bốn lần vẫn chưa chịu thôi. Chính tôi đã bị bâng khuâng ngơ ngác như thế hơn mấy mươi năm!…

Chúng ta nghiên cứu Phật giáo sở dĩ khó khăn, cố nhiên là vì giáo lý cao sâu và kinh sách quá nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là vì từ trước chưa có loại sách khát quát toàn diện Phật giáo và ghi chép có hệ thống, khiến học giả phải bị ngơ ngác trước biển giáo lý mênh mông. Nếu muốn tìm hiểu phát nguyên của nó, thì họ không khỏi thở than khi trông thấy biển. Những bạn đồng cảm thấy khó khăn như tôi chắc không phải là số ít. Tôi nghĩ thế, nên không quản sự hèn kém của mình, cố gắng biên soạn loại sách nhập môn để cống hiến các bạn. Chẳng hạn như ngày trước tôi đã soạn và xuất bản những cuốn Phật học đại yếu và Phật giáo thiển đàm….Nhưng rất tiếc mấy cuốn ấy còn đơn giản quá, chưa đủ làm cho độc giả thỏa mãn. Cho nên tôi lại dự trù trước tác một loại sách vừa tầm, không rộng quá, cũng không hẹp quá.

Nhưng hoài vọng đã nhiều năm vẫn chưa biên soạn được, vì tôi không dám cẩu thả trong việc làm. Cũng bởi lẽ ấy, tôi suy nghĩ mãi và kéo dài lâu ngày, rốt cuộc không viết được cuốn sách nào. Như thế chi bằng cứ việc ra sách, về sau thấy có chỗ nào bất mãn sẽ sửa sang lại. Sau khi đã quyết định, tôi mới thừa những lúc dạy học được rảnh rang ở học hiệu mà xúc tiến thành cuốn sách này.

Lời giới thiệu

Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ

Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ

Phật giáo là một tôn giáo được sáng lập tại Ấn Độ cách đây trên 2500 năm. Đức Thích Ca Mâu Ni được người đời tôn xưng là “Phật”, nghĩa là người giác ngộ sau khi trải qua quá trình tu tập, nhận chân bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết.

Đạo phật lấy con người làm gốc, được sáng lập bởi con người và phục vụ con người. Phật giáo không chỉ thỏa mãn những nguyện vọng cao quý và sâu sa của con người, giúp họ tiếp xúc với đông loại, đồng thời hướng họ đến mục đích sống chân chính.

Từ những giá trị và ý nghĩa thâm sâu, mầu nhiệm, đồng thời để xiên dương nhưng giáo lý chân chính của đạo Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Phật Học Tinh Hoa – Khởi Nguồn, Tu Trì, Cứu Độ.

Cuốn sách trình bày những tri thức về lịch sử sáng lập Phật giáo, cùng những giáo lý căn bản. Quá trình phát triển của Phật giáo và sự phân chia bộ phái; các tông phái và kinh điển chủ yếu của Phật giáo về các loài động vật, ý nghĩa của những loại pháp khí; giới thiệu những vị Phật, Bồ Tát, Minh Vương, Kim Cương…nổi tiếng. Cuối cùng là những tri thức về giới luật, thế giới quan, sinh mệnh quan và phương pháp tu hành để thoát khỏi luân hồi, hướng tới mục đích giải thoát chân chính.

Mục Lục:

  • Lời Nói Đầu
  • Chương 1: Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo
  • Chương 2: Động, Thực Vật Trong Phật Giáo
  • Chương 3: Phật Khí Trong Phật Giáo
  • Chương 4: Phật, Bồ Tát
  • Chương 5: Những Tri Thức Khác

Lời kết

5 cuốn sách này mang đến cho bạn một kho tàng kiến thức về triết học Phật giáo, cung cấp cho bạn các hiểu biết quý báu về những nguyên lý cốt lõi và những phương pháp thành lập nền móng của Phật giáo. Dù bạn là một người mới bắt đầu tìm hiểu hay đã từng có kiến thức căn bản, loạt sách này sẽ đem đến cho bạn những bước tiến quan trọng trong việc khám phá và hiểu rõ hơn về triết lý Phật giáo.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button