ListTheo chủ đề

5 sách hay về chủ nghĩa thực dụng, hiện hữu trong cuộc sống và công việc

Chủ nghĩa thực dụng đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách con người tiếp cận công việc và cuộc sống hàng ngày. Để nắm bắt và áp dụng tối đa triết lý này, chúng tôi giới thiệu 5 cuốn sách hay về chủ nghĩa thực dụng. Những tác phẩm này mang lại cho bạn một cái nhìn rõ ràng và cung cấp những phương pháp hữu ích để làm việc hiệu quả, nâng cao khả năng quản lý thời gian và đạt được mục tiêu thành công.

Cuộc Đời Vốn Dĩ Rất Khó Nghĩ

Cuộc Đời Vốn Dĩ Rất Khó Nghĩ

Cuộc sống vốn khó khăn, ta lại lăn tăn mỗi lần phải nghĩ.

Niềm vui rốt cuộc là gì? Niềm vui là được ăn no lúc đói, được nói khi lòng muốn giãi bày? Niềm vui là được hát giữa núi rừng bát ngát, được tắm mát nơi dòng suối hiền hòa?

Bỗng một ngày trái tim ta vỡ òa. Chẳng phải!

Có lúc ta rụt rè, e ngại

Có lúc ta hồ hởi, đắm say

Hóa ra, nỗi đau vẫn còn đó, thêm vài chuyện đắn đo.

Hóa ra, chẳng có ai sẵn lòng thấu hiểu chúng ta nếu chúng ta chẳng sẵn lòng thấu hiểu chính mình.

Hóa ra, hạnh phúc chẳng ở đâu xa, ngay trong ta đấy thôi, ngay từ những điều giản dị.

Thế thì, có gì phải khó nghĩ.

Thế thì, có gì phải sầu bi.

Đứng lên đi, những trái tim nóng hổi. Bước qua nông nổi, để thấy mình vươn lên. Có gì gần mình hơn thế, nhưng hiếm có ai hiểu hết được chính mình. Cuốn sách tuyệt vời này sẽ:

Giúp bạn hiểu những mảnh ghép vô hình sống động bên trong mỗi người

Trao cho bạn những bí quyết kiến tạo hạnh phúc từ những điều giản đơn

Chỉ dẫn cho bạn vươn tới một cuộc đời đáng sống

Ừ thì, CUỘC ĐỜI VỐN DĨ VẪN KHÓ NGHĨ

Nhưng ở bất cứ đâu trên hành trình của cuộc sống, sự kiên trì luôn thổi một niềm say mê cho những người sống với nó. Một sự sống đích thực là khi chúng ta nguyện ý sống và cống hiến hết mình cho sự sống ấy. Và hạnh phúc đẹp nhất của đời người là tìm ra ý nghĩa của sự sống. Ý nghĩa ấy tồn tại khắp thế gian.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

WILLIAM JAMES – NGƯỜI ĐẶT NỀN TẢNG CHO TÂM LÍ HỌC HÀNH VI HIỆN ĐẠI & MỘT TRONG BA ÔNG TỔ CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI

WILLIAM JAMES (1842-1910)

Ông được coi là một trong ba ông tổ sáng lập tâm lí học hiện đại, cùng với Wilhelm Wundt và Pierre Marie Félix Janet.

Với lí thuyết Với lí thuyết Chủ nghĩa thực dụng, James cũng đặt nền tảng cho toàn bộ Tâm lí học Hành vi hiện đại. Sẽ không hiểu được tâm lí học mà không đọc các tác phẩm của James. Phương Tây cho rằng, một người học tâm lí mà không đọc James, sẽ không thể hiểu được bất kì quá trình diễn biến tâm sinh lí nào của một con người.

Những tác phẩm của ông vẫn là kinh điển trong thế giới tâm lí và được vận dụng trong bối cảnh tâm lí học và đời sống hiện đại.

Tác phẩm chính:

The Principles of Psychology (Những nguyên tắc tâm lí học), 1890

The Briefer Course (Tâm lí học), 1892

The Will to Believe (Ý chí niềm tin) 1897

Thuyết Công Lợi

Thuyết Công Lợi

Nguyên tắc dân chủ đối xử bình đẳng với mọi người, bất kể tầng lớp, giới tính hay trình độ học vấn, được Thuyết Công lợi nhấn mạnh. Lý thuyết này cũng nhấn mạnh đến sự bình đẳng trong sự hài lòng và vui vẻ của mỗi người. Vì vậy, khi xây dựng chính sách hoặc đề xuất pháp luật phải tính đến hậu quả của từng vấn đề. Và nguyên tắc cơ bản là tối đa hóa sự hài lòng cho số lượng người lớn nhất.

Chính Thể Đại Diện

Chính Thể Đại Diện

Chính Thể Đại Diện (Representative government), Bàn Về Tự Do (On Liberty) và Chủ Nghĩa Công Lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John Stuart Mill trong bộ sách Great Books Of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994).

Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay?

“Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis Tocqueville tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình.” – Lời của người dịch

Trí Tuệ Dân Tộc Mỹ

Trí Tuệ Dân Tộc Mỹ

Nước Mỹ được cả thế giới biết đến về cung cách thực dụng trong tư duy và trong đời sống. Nhờ cung cách này, người Mỹ đã gặt hái nhiều thành công to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, phát minh, chế tạo, trở thành siêu cường đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Sách giới thiệu những tinh hoa của đất nước, cuộc sống, và con người Mỹ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần thực dụng và những đặc trưng riêng của họ. Triết gia Mỹ Emer-son đã đúc kết qua câu nói “Nếu có một cách kiểm tra khả năng sáng tạo được dông đảo mọi người đón nhận, đó chính là sự thành công”.

Bàn Về Tự Do

Bàn Về Tự Do

John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là “Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19”, Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.

-Wikipedia-

Trung tâm điểm của Bàn về Tự do là mối quan hệ của cá nhân đối với xã hội. Luận điểm xuất phát: tự do chính trị lẫn xã hội của cá nhân đang bị đe dọa vì ngày càng bị xã hội giới hạn. Theo Mill, sở dĩ tự do này cần phải được bảo vệ trước sự can thiệp của xã hội vì nó là điều kiện cơ bản cho sự tiến bộ xã hội và, do đó, cho hạnh phúc của cộng đồng chứ không vì một mục đích nào khác. Vì thế, Mill đề ra một nguyên tắc – tạm gọi là “nguyên tắc tự do” – để xác định ranh giới của quyền lực hợp pháp và hợp lý của xã hội, theo đó, tự do cá nhân chỉ được phép bị giới hạn với điều kiện giúp cho xã hội tự bảo vệ và bảo vệ những người khác.

Bùi Văn Nam Sơn

Mọi người đều biết người chiến sĩ vĩ đại nhất cho các quyền tự do dân sự và tự do trí tuệ, người đã phát biểu những nguyên lý rõ ràng nhất và bằng cách đó, lập ra nền tảng của chủ nghĩa tự do hiện đại là John Stuart Mill, tác giả Tiểu luận Bàn về Tự do (On Liberty). Cuốn sách này – tác phẩm ngắn vĩ đại này – như Sir Richard Livingstone đã gọi một cách chính xác – được xuất bản cách đây 133 năm.

Isaiah Berlin

Thậm chí đến ngày nay, tác phẩm Bàn về Tự do vẫn giữ nguyên giá trị như là biểu hiện tốt nhất và hoàn chỉnh nhất về niềm tin vào sự tiến bộ của nhân loại bằng sự tự do tư tưởng. Trong mọi nước và mọi thời, chưa có quyển sách nào trình bày rõ ràng và bảo vệ kiên quyết cho học thuyết về tự do cá nhân đến như thế.

J. S. Shapiro

Lời kết

Với 5 cuốn sách hay về chủ nghĩa thực dụng, bạn sẽ có những kiến thức và nguyên tắc căn bản để áp dụng vào các khía cạnh của cuộc sống đầy áp lực ngày nay. Từ kỹ thuật quản lý thời gian đến kỹ năng giao tiếp hiệu quả, những tác phẩm này sẽ giúp bạn phát triển sự tự tin và đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button