Tiểu thuyết - ngôn tình

Con Đầm Pích

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Aleksandr S.Pushkin

Download sách Con Đầm Pích ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Con đầm pích(tiếng Nga: Пиковая дама) là một truyện vừa với các yếu tố thần bí của đại thi hào Aleksandr S.Pushkin, ra đời năm 1834.

A.S.Pushkin viết tác phẩm ở làng Boldino vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 năm 1833. Có chứng cớ cho biết thoạt đầu Pushkin dự định đặt tên cho truyện là Phát đạn giả. P.V.Nasakin, người mà Pushkin đọc cho nghe Con đầm pích đã kể lại rằng “cốt truyện không phải bịa ra”. Bà Bá tước – đó chính là Natalia Golitsyna (1741 – 1837), mẹ của viên Thống đốc Moskva Dmitry Golitsyn; và quả thật cuộc sống ở Paris hệt như Pushkin mô tả.

Ngày 7 tháng 4 năm 1834, A.S.Pushkin ghi trong nhật ký: “Con đầm pích” của tôi được hâm mộ. Bọn con bạc đua nhau đặt con ba, con bảy với con xì. Ở trong triều người ta nhận ra sự giống nhau giữa nữ Bá tước già và nữ Công tước N.P.Golitsyna, hình như họ không bực tức…

Trích dẫn:

Hôm ấy có đám bạc ở nhà Narumốp, trung uý trong đội kỵ mã cận vệ. Một đêm đông dài đã trôi qua mà không một người nào để ý đến, và khi dọn bữa ăn khuya ra, thì đã năm giờ sáng rồi. Kẻ được bạc thì vào bàn ăn rất ngon miệng, những người khác thì thẫn thờ ngồi nhìn bát đĩa đã cạn thức ăn. Nhưng rồi rượu sâm-banh dọn ra, chuyện lại nổ ran, ai cũng lên tiếng góp vào. Chủ nhân hỏi một người bạn:
– Xunrin, hôm nay anh có đánh chác gì không?
– Cũng như mọi khi thôi, tôi lại thua. Thực, tôi đen quá. Tôi chơi “mia-răng-đôn”(2), không bao giờ tôi nóng mặt, không bao giờ tôi rối trí, ấy thế mà tôi cứ thua hoài!
– Thế nào, suốt cả đêm, anh không thử đặt tiền vào bên đó một lần nào à?… Thực tôi cũng phục cái gan lì của anh đấy.
Một tân khách chỉ một sĩ quan công binh trẻ tuổi nói:
– Các anh thấy Gherman thế nào? Suốt đời, cậu ta chưa hề cầm một quân bài, chưa hề chơi một ván bài, thế mà chịu khó ngồi xem bọn mình đánh đến năm giờ sáng.
Gherman nói:
– Tôi cũng thích đánh bạc, nhưng tôi không phải là người máu mê đến nỗi mang những đồng tiền cần dùng ra để liều lĩnh mong vơ được những đồng tiền thừa vô ích…
Tômxki nhận xét:
– Gherman là người Đức, anh ta tính chi li, thế thôi. Nhưng bà tôi mới thật là một con người khó hiểu: tôi muốn nói bá tước phu nhân Anna Phêđôtốpna ấy mà.
Tân khách đều thốt lên hỏi:
– Làm sao? Thế nào?
Tômxki tiếp:
– Tôi không thể hiểu tại sao bà tôi lại không bao giờ đánh bài.
Narumốp nói:
– Một bà cụ tám mươi tuổi mà không đánh bài, thì có gì là lạ!
– Thế các anh không biết gì về chuyện bà tôi cả hay sao?
– Không! Quả là chả biết gì cả.
– Ồ, thế thì để tôi kể cho mà nghe. Cách đây khoảng sáu muơi năm, bà tôi có đi Pari, và hồi đó tiếng tăm bà tôi đã vang dậy cả một thời ở đấy. Người ta chạy theo bà tôi để xem mặt la Vénus moscovite *. Risơliơ phải lòng bà tôi, và bà tôi quả quyết rằng chỉ một chút xíu nữa thì hắn phải nổ súng vào óc mà tự tử vì bị bà tôi nghiệt ngã quá.
Thời ấy, phụ nữ thường hay đánh bài pha-ra-ông. Có lần, trong một canh bạc ở Hoàng cung, bà tôi thua công tước Oóclêăng và nợ miệng mất một số tiền rất lớn. Về đến nhà, bà tôi vừa tháo bỏ các nốt ruồi giả, cởi các váy xoè, vừa nói với ông tôi rằng mình vừa bị thua bạc và xin tiền trả nợ.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button