Văn học trong nước

Những Bông Hồng Muộn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đào Hiếu

Download sách Những Bông Hồng Muộn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cha và Mẹ, đó là tiếng chúng ta nói hàng ngày nhưng ít ai để ý đến sự thiêng liêng, sự đằm thắm và tình cảm sâu nặng ẩn chứa trong hai tiếng ấy…
Một người bạn kể: “Hồi còn chiến tranh, trong một trận truy quét tôi nhìn thấy kẻ địch tháo chạy phía trước, trên một lối mòn. Tôi bắn đuổi theo, hắn bỏ lối mòn chạy băng vào một vùng gò đống. Nhưng đó là một bãi mìn. Tiếng nổ bùng lên. Và tôi nghe tiếng la của hắn: “Chết con rồi, cha mẹ ơi!”. Rồi im lặng. Tôi hiểu đó là tiếng gọi cuối cùng của một con người. Tiếng gọi ấy suốt đời làm tôi ray rứt”
Một người bạn khác của tôi ngụ trên lầu bảy một cao ốc. Vợ anh vừa sinh đứa con đầu lòng và anh phải nhờ mẹ từ dưới quê lên giữ con giúp. Mỗi chiều đi làm về, ngang qua đó, ngước lên lầu bảy tôi đều nhìn thấy người mẹ già còm cõi kia bồng đứa cháu nội đi qua đi lại nơi hành lang trên tầng cao chót vót. Hành lang đó hẹp như cái lồng chim. Và người mẹ suốt ngày cứ luẩn quẩn trong cái không gian buồn thảm ấy.
Ðó là hình ảnh xót xa nhất về người mẹ.
Và những người già bán vé số, bán kẹo cao su trong các quán ăn?
Và những bà lão ăn xin trên hè phố?
Ðó cũng là những người mẹ. Nhưng con của mẹ đâu?
Có bông hồng nào dành cho những người mẹ ấy không?

*

Tôi cũng đã không có bông hồng nào dành cho mẹ tôi.
Lúc ấy chiến tranh đã đưa tôi đi rất xa. Khi tôi trở về bước vào căn nhà của mẹ, thấy hoàn toàn im lặng. Tôi đi từ nhà trước ra nhà sau, không một bóng người. Ðến khi tôi đẩy cửa bước vô căn buồng nhỏ nơi mẹ tôi thường nằm thì nghe có mùi gì rất lạ. Căn buồng tối quá, tôi phải mở cánh cửa nhỏ mới nhìn rõ được mọi thứ trong đó. Chiếc giường nhỏ kê sát vách không có ai nằm. Một chiếc gối nhỏ và chiếc mền cũ màu xám tro. Tôi đến bên giường, vừa đặt tay lên gối thì một đám bụi bốc lên. Trên chiếu lờ mờ hiện lên những vật gì màu nâu. Tôi cúi xuống. Các bạn có biết đó là cái gì không? Ðó là phân người. Trong những ngày cuối đời mẹ tôi đã già yếu đến độ không còn kiểm soát được việc đi tiêu đi tiểu của mình. Vậy mà bà vẫn sống thui thủi như thế với ngọn đèn dầu hiu hắt từng đêm, với những con thằn lằn hiền lành thường mon men đến gần xin vài hột cơm đổ.
Những người hàng xóm kể lại rằng khi bà đi xuống bếp lục cơm nguội ra ăn, với tay lấy chai nước mắm chan vô chén cơm, hóa ra đó là chai dầu lửa. Bà nhai miếng cơm trộn trạo trong miệng một lúc mới nghe được mùi hôi và ói ra đầy giường.
Xế chiều buồn quá bà ngồi dậy quơ lấy cây gậy tre, từng bước chống đi, dò dẫm đến những nhà quen ở đầu chợ. Có lần tôi đi tìm bà nhưng bà cũng không nhận ra tôi nữa. Lúc tôi chạy đến ôm bà, bà mới nhận ra hơi hướng của tôi. Bà sờ lên đầu lên mặt tôi và hỏi:
– Nguyễn đấy hả?
– Con đây mẹ ơi, sao mẹ đến nỗi này?
Thế là bà khóc. Tôi cũng khóc. Buổi chiều đó tôi cõng mẹ tôi từ ngoài chợ về nhà. Những người trong làng đổ xô ra xem, xem đứa con lưu lạc cắp cây gậy tre trong nách cõng mẹ đi qua thị trấn. Hàng xóm chạy đến giúp tôi dọn dẹp nhà cửa.
Ðó là lần cuối cùng tôi gặp mẹ tôi.
Hết chiến tranh, tôi trở về một lần nữa, và mẹ tôi đã không còn.
Mẹ tôi đã chết mà không có tôi bên cạnh. Mẹ tôi đã nuôi dạy tôi trong suốt bao nhiêu năm dài nhưng cả đời tôi chưa có gì cho mẹ cả dù chỉ là một bông hồng nhỏ bé.
Cha tôi mất năm năm sau đó. Buổi sáng cuối cũng tôi từ Sài Gòn về quê thăm ông, hai cha con ngồi bên bếp lửa nhỏ. Sáng mùa đông ở miền Trung trời rất lạnh, ông trùm đầu bằng một chiếc khăn lông màu trắng đã cũ, ông nhắc lại những kỷ niệm về mẹ tôi, về ông nội tôi, về những trận lũ lụt tràn qua làng. Tôi ngồi nghe, thương ông già yếu nhưng trong đầu tôi không hề có ý nghĩ rằng đó là buổi gặp gỡ cuối cùng. Hôm trở về tôi mang tặng cha một chai rượu. Một người bạn nói đó là rượu nho do người nhà cô cất. Hồi đó nhu yếu phẩm rất hiếm nên có được chai rượu làm quà, tôi rất mừng. Cha tôi nói để khui ra uống thử. Chỉ là một chai nước lã có màu.
Ðó là món quà đầu tiên trong đời làm con của tôi tặng cho cha ruột của mình. Ngoài ra không hề có gì cả dù chỉ là một đồng bạc, đừng nói tới một bông hồng.
Tôi mang nỗi ân hận về chai rượu ra đi. Hai cha con chở nhau trên chiếc xe đạp từ trong làng đi ra quốc lộ 19. Gần đó có một cái đồi trọc, hai cha con dẫn xe lên đó ngồi chờ xe đò. Những chiếc xe cũ kỹ chạy bằng than đá lạch bạch đi qua đó. Chúng tôi chia tay nhau. Không khóc, không ôm nhau, nhưng lòng tôi tràn ngập nỗi buồn. Hồi ấy tôi nghèo quá, cha tôi còn khốn cùng hơn. Ông gầy yếu đen đúa và run rẩy. Ông đứng trên đồi nhìn theo tôi, không vẫy tay, không một tiếng nói, ông đứng như pho tượng đá ngóng nhìn vào hư vô. Một chút sương sớm phảng phất trên mái tóc bạc. Nắng chưa lên và một chút gió vẫn còn hiu hắt.
Chiếc xe đò mang tôi đi.
Tại sao tôi lại phải đi?
Cũng như những đứa con khác trong cuộc mưu sinh khốn nạn của kiếp người, tôi đã phải ra đi.
Giờ đây tôi có thể ra ngoài chợ mua một trăm cái bông hồng nhưng đâu còn cha mẹ. Mà nếu có còn thì có lẽ song thân tôi cũng không cần những bông hồng ấy. Người chỉ cần sự có mặt của tôi bên cạnh người, ít ra thì cũng trong giờ phút lâm chung.
Nhưng điều đó vĩnh viễn đã không bao giờ có được.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button