Văn học trong nước

Một Mình Tôi Bước Đi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Từ Kế Tường

Download sách Một Mình Tôi Bước Đi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thục dắt xe đạp còn tôi đi bộ. Hai đứa đi vào cửa chính của công viên rồi mới quẹo tay phải vòng lên phía trên. Lối đi đầy sỏi và cát vụn, bước chân của hai đứa làm vang nhẹ một thứ âm thanh rì rào giống như những cơn gió dưới sông thổi đùa qua các khóm lá.
Thục nói :
– Tự nhiên cái đi. Đừng có đùa dai, đau tim ta lắm đó. Mi biết không?
Giọng con nhỏ bạn thân từ năm tiểu học đầy hờn trách làm tôi thấy lòng mình chùng lại như sợi dây đàn. Tôi cố nói một cách vui đùa, chứ không biết làm sao khác :
– Tự nhiên sao được. Hai đứa ở gần nhau lâu quá. Chơi với nhau đến phát ngấy thì phải có lúc chia tay.
– Coi vậy chứ xa nhau nhớ lắm mi ơi.
– Nhớ ráng chịu.
– Nhớ mi mỗi chiều tao ra ngồi ở bờ sông tao khóc.
– Khóc nước mắt của con cá sấu hả?
– Tao khóc ngập sông, ngập Cồn Phụng, tràn lên bờ, ngập lụt luôn cả cái đất Mỹ Tho nhỏ bé này.
– Như thế trôi mất anh chàng lính biển của mi rồi sao?
Thục cười mấy tiếng giòn như kẹo gương. Con nhỏ chắc là đang đỏ mặt. Mấy hôm không biết từ đâu đưa tới một anh chàng lính biển cứ lóng ngóng trước cổng trường chờ giờ tan học. Rồi một buổi chiều anh chàng nhè ngay nhỏ Thục hỏi thăm. Chả biết hỏi thăm gì mà chàng lẽo đẽo theo Thục một khúc đường làm ai cũng đồn um lên là nhỏ Thục có bồ là lính biển. Thục chối phăng, cải chính loạn cào cào nhưng chả nhỏ nào chịu tin. Tôi biết Thục bị nỗi oan… ông Địa. Nhưng anh chàng lính biển kể cũng bô trai. Bộ đồ xanh hơi bạc một chút, cặp kính cận gọng đen trên gương mặt sáng sủa thông minh. Con nhỏ chắc ngượng lắm khi tôi nhắc chuyện này.
Thục cười :
– Là lính biển phải trôi theo biển chứ.
– Tình nhỉ?
Thục bỗng chỉ tay xuống những chiếc tàu xám đen đang đậu trong căn cứ Hải Quân, nói :
– Một hôm, tao gặp chàng ở trong đó đi ra. Chắc anh chàng đóng ở đây.
– Rồi sao?
– Sao gì? Tao ở bên này đường. Chàng ở bên kia đường. Và đường ai nấy đi chứ sao.
– Ít ra cũng nhận người quen chứ. Đã từng… quen nhau trước cổng trường mà.
– Thôi, cụt cái lưỡi chua lè nhọn hoắt của mi đi. Hãy nói tới chuyện chia tay ngày mai. Bộ mi không biết buồn hả con nhỏ ma trơi?
Tôi khịt mũi :
– Buồn chứ.
– Sao cái mặt mi tỉnh bơ ra vậy?
– Chứ không lẽ khóc ở trong công viên? Người ta tưởng hai con nhỏ khùng nào vừa trốn ra khỏi nhà thương điên.
Thục lườm tôi :
– Ai biểu mi khóc, nhưng ít ra cũng nói với người ta câu nào đậm đà tình thân ái trước khi chia tay chứ. Mi không sợ ta giận mi à?
– Cho giận tới Tết. Ngày mai ta đi rồi. Người đi thảnh thơi. Kẻ ở lại mới đầy một bụng tơ lòng.
– Tại sao hôm nay mi biến thành một cục nước đá vậy nhỉ?
Tôi cười cười. Quả thật tôi không biết trả lời con nhỏ bạn ra sao. Giữa niên học bất ngờ mẹ tôi cho hay là tôi có thể lên Sàigòn học ở ngôi trường lớn nhất, nổi tiếng nhất của thành phố. Dì Phương, em ruột mẹ tôi có chồng làm lớn, uy tín. Có thể gởi tôi vào đó giữa niên học. Tôi sẽ ở trong một ngôi nhà sang trọng. Một biệt thự nằm trên đường Tú Xương. Ngôi nhà ngày xưa, tôi có lên chơi một hai lần. Bây giờ không nhớ rõ lắm nhưng hình như ở đó có vườn cây, có đất rộng thênh thang với bãi cỏ xanh xén tỉa đẹp. Mẹ tôi bảo tôi phải chọn lựa giữa hai trường hợp, hai hoàn cảnh. Hoặc là ở đây cho tới khi không còn đủ phương tiện đi học nữa rồi sẽ ở nhà lấy chồng. Hoặc sẽ được ở trong một hoàn cảnh khác mà tương lai sẽ được đảm bảo hơn. Dĩ nhiên, với lòng thương con của một người mẹ, dù người mẹ ấy bây giờ đã có một ông chồng khác, đã có những đứa con khác, tôi cũng biết mẹ tôi muốn cho tôi lên ở với dì Phương.
Thật ra, ở đây cũng không có gì quyến luyến đến độ không bỏ đi được. Ngoại trừ không khí êm đềm của tỉnh lỵ, ngôi trường, những đứa bạn dễ thương và nhiều kỷ niệm vụn vặt của thời thơ ấu. Ngôi nhà này không phải của mẹ tôi mà là của dượng Tư, ba ghẻ cûa tôi. Ngôi nhà gạch, lợp ngói, ở trong một xóm công chức, ngõ vào hai bên trồng những cây dừa trái đỏ, những con mương đầy nước, cây cầu gỗ bắc qua một cái ao lớn nuôi cá, trồng rất nhiều sen mà ngày xưa tôi đã té xuống dưới đó một lần. Dượng Tư không khó khăn lắm, nhưng cũng không phải là một người dễ dãi. Và tôi, tôi cũng phải biết rằng đến một lúc nào đó, tôi không còn sống nhờ vào tiền cûa ông nữa. Sau nhiều đêm dài ngẫm nghĩ, suy tính, chọn lựa, tự quyết định lấy con đường mình đi, nghĩa là tự định đoạt lấy tương lai cuộc đời mình, tôi đã chọn con đường sống xa mẹ tôi, rời bỏ ngôi nhà này để lên Sàigòn ở với dì Phương là em ruột của mẹ. Một người dì ruột chắc hẳn phải hơn một ông bố dượng… Hơn nữa, dì Phương đã đề nghị với mẹ tôi như vậy. Khi tôi nói ra điều chọn lựa của mình, tôi thấy mẹ tôi khóc. Những giọt nước mắt của bà làm tôi mủi lòng. Lúc đó, tôi cũng muốn ôm chầm lấy mẹ tôi để hai mẹ con cùng khóc cho thỏa lòng, nhưng tôi đã gượng được. Nếu không thể vượt qua những điều nhỏ bé đó làm sao tôi chịu đựng nổi bao nhiêu chông gai trên con đường đi sau này? Vì thế tôi đã khuyên mẹ tôi đừng khóc. Đôi mắt tôi ráo hoảnh, gương mặt tôi bình thản dửng dưng đến độ làm cho mẹ tôi phải ngạc nhiên.
Buổi tối, công viên đông nghẹt người ra hóng gió. Những cặp tình nhân âu yếm ôm nhau trên băng đá khuất trong bóng tối. Những đám thanh niên nói cười tự nhiên, họ làm ồn ào một góc công viên và có lẽ làm cho tôi và nhỏ Thục ngượng nhất khi có ý định vào đây. Công viên có một cây đa già cằn cỗi. Người ta nói nó đã sống đến hơn một trăm năm. Nhớ một vài lần hồi năm tiểu học, tôi, nhỏ Thục và vài đứa bạn nữa vào đây, ném cặp trên bãi cỏ, rồi mỗi đứa nắm một chiếc rễ dài lòng thòng từ trên ngọn xuống… đu dây. Tôi nhớ những tổ chim trên cành lá rậm rạp vào mùa hè, những chiếc lá chết bay vờn trên mặt sông mùa thu. Cái vòm cây xanh biếc đó đã thay lá trong một buổi sáng mùa xuân, hay chỉ còn trơ lại những cành khô mốc vào mùa đông, khi những cơn gió tháng chạp lành lạnh gợn trên mặt sông thành những con sóng và thoát bay len lỏi vào những đường phố ban mai thưa vắng bóng người.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button