Văn học trong nước

Lạc Chốn Thị Thành

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phong Điệp

Download sách Lạc Chốn Thị Thành ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trời đã tối hẳn. Mưa bắt đầu rơi. Gió phần phật chạy trên những tán cây loáng nước ven đường. Đèn cao áp nhễ nhại sáng. Lúc chiều chúng tôi dung dăng diễu trên phố, trời vẫn còn nóng hầp hập, vậy mà giờ đây cả thành phố đã nhễ nhại nước. Cũng may bộ tứ chúng tôi đã kịp yên vị trong hàng quẩy nóng trên phố Thái Thịnh. Bếp than quây trong tấm cót ép vẫn rừng rực cháy. Con bé Nấm hối hả căng tấm bạt để che mưa. Mẹ Năm thoăn thoắt thả từng miếng bột vào cái chảo mỡ tí tách sôi trong con mắt thèm thuồng, háu ăn của bốn đứa tôi. Con Oanh lăm lăm cầm đũa, ngó thấy cái quẩy nào vừa kịp vặn mình vàng ươm trong chảo mỡ là gắp luôn, không “thương tiếc”. Mẹ Năm bật cười:

– Tổ cha chúng bay. Lớn nghều lớn ngào thế này mà có khác chi con nít hả.
Chẳng biết từ khi nào chúng tôi đều nhất loại gọi người phụ nữ phúc hậu, có cái giọng Miền Trung nằng nặng ấy là “Mẹ Năm”. Mẹ Năm cũng rành tính của tụi tôi ghê lắm. Con Oanh thì hay chành choẹ này. Con Phương hoa khôi thì điệu đàng này. Con Nhung thì hay kẻ cả đàn chị nhưng luôn biết nhường nhịn. Còn tôi lại hay cả nể.

Đây là quán ruột của chúng tôi trong suốt mấy năm học đại học. Quán quà nghèo cho những đứa sinh viên quanh năm viêm màng túi âu cũng là thú vui không dễ mấy ai có được. Nhất là vào những buổi tối mùa đông căm căm rét, mấy đứa chúng tôi được xì xụp ngồi quanh chảo quẩy nóng, chờ cho những cục bột bé tí xíu trong chớp mắt biến thành những thanh quẩy vàng bóng, giòn tan, làm thoả những cái miệng háu ăn. Thêm một chút nước chấm có vị thơm của tỏi đập dập, vị tê tê cay của tương ớt, và hơi bếp ấm cúng lan toả quanh mình thì thật chẳng có thú vui nào bằng. Chẳng thế mà “lễ kỷ niệm ngày ra trường” đã được cả bốn đứa quyết tâm cao: đến quán quẩy nóng mẹ Năm!

Chúng tôi quý mẹ Năm bởi hoàn cảnh của mẹ. Một nách hai con lưu lạc ra chốn này, mở gánh hàng quẩy để duy trì cuộc sống cho ba mẹ con. Người con trai của mẹ nay đã học nghề sửa xe máy rồi xin vào làm thuê cho một xưởng sửa chữa trên dốc Ngọc Hà, còn cái Nấm – cái con bé gầy nhẳng, ít nói – thì phụ giúp mẹ Năm bán hàng.

Quẩy nóng bỏng làm cả bốn đứa thay nhau xuýt xoa. Bất chợt cái Nhung chị cả tần ngần:

– Chẳng biết mấy nữa tụi mình có còn được ngồi với nhau vui vẻ như thế này nữa không nhỉ?

Tôi dừng ăn, tự nhiên thấy có một cảm xúc rất lạ dâng lên. Mai, sau lễ tốt nghiệp, tôi sẽ về quê thăm cậu mợ. Sau đó cuộc sống sẽ thế nào tôi cũng chưa hình dung ra được.

Con Oanh – đứa duy nhất trong bộ tứ chúng tôi không theo con đường đại học- chép miệng:

– Gớm, lo gì chứ. Thế nào mà chẳng sống được. Như tớ đây này.

Phương bật cười:

– Thôi đi mẹ! Ai mà theo mẹ được. Nay bán giầy ở cổng trường. Mai đã ra ngã tư rao bán quần áo. Thà phụ mẹ Năm bán quẩy còn sướng hơn. Được ăn quẩy thoả thích mẹ nhỉ?

Nhung phụ hoạ:

– Nghe cũng được đấy chứ. Bớt cho xã hội mấy người thất nghiệp.

Mẹ Năm cười xoà:

– Cứ về hết đây! Mà mấy đứa mi học hành sáng láng, đời nào theo bà già này.

– Già nhưng mà duyên mẹ ơi!

– Gừng càng già càng cay mẹ ơi!

– Mấy mẹ con mình hợp tác làm Công ty sản xuất quẩy phân phối toàn miền Bắc. Giám đốc là Nguyễn Thị Năm, mở ngoặc: tức mẹ Năm!.

– Mấy đứa bay… thật là hết biết mà. Còn trêu bà già này nữa. – Mẹ Năm ngửa mặt than trời.

Con bé Nấm đang ngồi rửa chén bát gần đấy, bật cười khúc khích.

– Mai Kiều về quê hả? – Nhung sực nhớ ra, quay sang hỏi tôi.

Tôi se sẽ gật đầu.

– Con về cho mẹ gửi lời hỏi thăm cậu mợ nhé – Mẹ Năm quay sang nhìn tôi âu lo – Tầu xe bây giờ phức tạp lắm, con phải cẩn thận. Tiền nong chớ có để vào túi xách, dễ bị kẻ gian nó móc.

– Vâng ạ – Tôi đáp, tự nhiên thấy lòng mình ấm áp lạ.

Đĩa quẩy nóng được chúng tôi “đánh bay” một cách ngon lành. Không còn thấy bụi mưa tạt vào quán nữa. Trời đêm đã đen thẫm từ lúc nào. Con Nấm bắt đầu dọn hàng.

– Thôi tụi bay về đi, mưa tạnh rồi đó. Ngồi rảnh rồi lại chọ bà già này. Sáng mai còn dự lễ bế giảng khoá học hả. Chắc là tha hồ mà vui đây. Con Nấm nhà này bao giờ được như các chị nhỉ.

Chúng tôi bịn rịn chia tay với quán hàng quẩy nóng của mẹ Năm. Con bé Nấm đứng cửa ngó theo chúng tôi . Mắt nó sáng lên mãnh liệt trong đêm.

*

Buổi lễ bế giảng khóa học kết thúc với những cảm xúc vui buồn đan xen. Tôi hối hả qua ký túc xá lấy túi hành lý. Từ tết đến giờ, mải bận rộng với những chuyện học hành, thi cử tôi vẫn chưa về thăm nhà. Thể nào mợ cũng có cớ để nói tôi . Chẳng hiểu sao lúc nào tôi cũng có mối lo nơm nớp bị mợ mắng mỏ bằng cái giọng ngọt nhạt rất đáng sợ. Nỗi sợ này ám ánh tôi ngay từ thuở nhỏ. Khi cha mẹ chia tay và mẹ tôi mất năm tôi mới 10 tuổi, cậu đã nhận tôi về nuôi trong sự phản đối quyết liệt của mợ. Nhưng ngoài cậu ra, tôi còn biết nương tựa vào ai…

Nhung chị cả chở tôi ra bến xe phía Nam. Lần nào tôi về quê, Nhung cũng giành phần làm xe ôm. Nhìn cái dáng cao lòng khòng, hùng hục đạp xe của nó mà tôi bật cười:

– Thôi để tớ đèo cho. Nhìn mụ trông chẳng khác nào chở gà ra chợ bán cho kịp phiên.

– Định bôi bác nhau đấy hả? – Nhung quờ tay ra phía sau, nắn nắn tay tôi, trả đũa – Gớm, con gà này phải nhồi chán mới bán được.

Xe ngày thường không đông lắm lại sẵn chuyến nên tôi không phải đợi lâu. Nhung cẩn thận đợi tôi ngồi yên vị trên xe rồi mới chịu về. Hôm nay nó còn buổi liên hoan cuối năm của lớp, chắc cũng đã tới giờ. Lớp tôi thì đã liên hoan chia chân chia tay, ghi sổ lưu niệm từ hôm chủ nhật cho thong thả. Vì vậy hôm nay vừa tan lễ trên hội trường lớn cả lớp đã tan tác mỗi người một ngả.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button